Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.85 KB, 38 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
I. KHÁI NIỆM - SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH.
1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng
Bảo lãnh là một khái niệm tồn tại rất xa xưa của xã hội loài người. Cho
đến nay bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển rất phong phú bao trùm
lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, chính trị của từng quốc gia và phạm vi
toàn thế giới, từ một lĩnh vực nhỏ của đời sống, như bảo lãnh nhân sự, cư trú
đến những phạm vi lớn mang tính quốc tế như bảo lãnh cho một quốc gia về
kinh tế hoặc chính trị. Vì vậy bảo lãnh có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế -
chính trị - xã hội nói chung.
Riêng bảo lãnh Ngân hàng (Bank Guarantee) đã bắt đầu được sử dụng
rộng rãi từ đầu thập niên 70 và xuất phát đầu tiên là ở các nước sản xuất dầu
hoả Trung Đông. Trong thời kỳ này sản xuất phát triển đã cho phép họ ký kết
nhiều hợp đồng lớn với các Công ty phương Tây cho những dự án lớn như: Cải
thiện cơ sở hạ tầng, dự án công - nông nghiệp và quốc phòng... đã làm phát
sinh nhu cầu bảo lãnh Ngân hàng. Vậy bảo lãnh Ngân hàng là gì ?
Có thể hiểu đơn giản bảo lãnh Ngân hàng là một hợp đồng giữa một bên
là Ngân hàng bảo lãnh (Guarantor) và một bên là người thụ hưởng
(Beneficiary) trong đó bên bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền nhất
định cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm
những nghĩa vụ đối với người thụ hưởng và được quy định trong cam kết bảo
lãnh.
Theo khoản 12, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng, Điều 1 trong quy
chế nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng, ban hành Quyết định số 196/QĐ-
NH14 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số
263/QĐ- NH14 ngày 19/9/1995 và Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14
ngày 25/8/2000 bảo lãnh Ngân hàng được khái niệm như sau :
“Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.


Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả
thay”.
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết của
mình với bên yêu cầu bảo lãnh và Ngân hàng bảo lãnh.
2. Cơ sở hình thành nghiệp vụ bảo lãnh NH
Có thể chắc chắn rằng những thương vụ lớn với nước ngoài hiện nay phải
có một dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm. Hơn nữa, bảo lãnh Ngân hàng còn
được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng thương mại, xây dựng cơ bản trong
nước. Sự tăng trưởng này một phần là vì bảo lãnh Ngân hàng có thể được sử
dụng để hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm: dịch vụ không mang tính tài
chính như hợp đồng tham gia liên doanh, hợp đồng tái bảo hiểm và những cam
kết tài chính khác. Có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh là một trong những thành tựu
của Ngân hàng, nó trợ giúp cho sự phát triển kinh tế, sản xuất và đem lại lợi
nhuận cho các hoạt động Ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng hình thành
và phát triển như hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
2.1. Sự phát sinh nhu cầu bảo lãnh :
Chính sự phát triển của nền kinh tế, mà ở đây là sự phát triển của thương
mại và tín dụng đã nảy sinh, xuất hiện nhu cầu mới.
- Về thương mại :
Xã hội loài người đã trải qua các hình thức sản xuất tự cung tự cấp, sản
xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống
kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thương mại. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá đang phổ biến ở khắp các
quốc gia, tạo cho thương mại trở thành thước đo, xác định khả năng của từng
quốc gia nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Khi thương mại phát triển cả
chiều rộng lẫn chiều sâu đã góp phần tham gia vào xu hướng hòa nhập phân
công lao động của khu vực và thế giới. Sự phát triển của thương mại làm tăng
giao dịch cả về số lượng và giá trị của các doanh nghiệp có quan hệ thương mại
không chỉ trong nước mà còn vượt ra phạm vi quốc tế. Và từ đó ngoại thương
đã trở thành một mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế các nước, là tiêu chuẩn

đánh giá sự tăng trưởng phát triển hay suy thoái của quốc gia đó.
- Về tín dụng :
Thương mại phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
doanh nghiệp. Muốn giành được khách hàng, thu được lợi nhuận, đạt mục tiêu
kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải phát triển sản xuất nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm... thì vốn đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với mỗi
doanh nghiệp. Tín dụng ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn thiếu vốn tạm
thời của cá nhân, tổ chức sản xuất, thậm chí giữa các nước với nhau. Tín dụng
bao gồm mọi quan hệ cung ứng về vốn qua các tổ chức trong một nước mà còn
giữa các nước, các khu vực mà còn trên nhiều lĩnh vực trên nguyên tắc hoàn trả
vốn gốc và một phần lãi nhất định, nhằm giải quyết sự thiếu vốn của các doanh
nghiệp và chủ yếu trong quan hệ thương mại.
Bên cạnh đó, khi thương mại và tín dụng ngày càng phát triển có xu
hướng vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia với số lượng doanh nghiệp
tham gia ngày càng đông hơn, thì một vấn đề đặt ra đó là sự rủi ro trong tín
dụng mà người cấp tín dụng phải đối mặt nếu người vay không hoàn trả đúng
yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thương mại và tín dụng là:
+ Sự thiếu hụt thông tin do đó thiếu tín nhiệm đối với bạn hàng. Giao
dịch diễn ra ngày càng tăng về số lượng, thời gian và phạm vi diễn ra rộng. Quá
trình kinh doanh diễn ra với tốc độ chóng mặt, do vậy trong cùng một lúc doanh
nghiệp phải giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau, họ thực sự thiếu thông tin
từ bạn hàng cũng như từ đối thủ cạnh tranh. Do thiếu hụt thống tin sẽ có nguy
cơ dẫn đến rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp ứng được những thoả
thuận trong hợp đồng đã ký. Mâu thuẫn nảy sinh do sự thiếu hiểu biết lẫn nhau
làm các đối tác không đủ độ tín nhiệm cần thiết để ký được hợp đồng.
+ Tăng các rủi ro trong kinh doanh: Trong cuộc sống chúng ta nói chung
và trong hoạt động kinh doanh nói riêng, chúng ta luôn phải đối mặt với những
biến động về kinh tế - xã hội - chính trị, thiên tai gây ra những mất mát gọi là
rủi ro. Trong lĩnh vực thương mại - tín dụng luôn gặp phải những trở ngại đó là
luôn phải có những biện pháp để chống lại chúng.

Một doanh nghiệp trong kinh doanh phải gánh chịu những rủi ro như: Rủi
ro về mặt lãi suất, tỷ giá, sự cạnh tranh, rủi ro bất khả kháng... Rủi ro gây ra
những hậu quả không thể lường trước được cho các doanh nghiệp. Theo cơ chế
lan truyền, các rủi ro này có thể ảnh hưởng đến bạn hàng, các doanh nghiệp
khác và cả nền kinh tế. Lúc này, ngoài mối quan tâm của các doanh nghiệp, là
đạt được lợi nhuận cao nhất khi thực hiện các giao dịch, họ phải quan tâm đến
uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng, độ an toàn của hợp đồng và những khả
năng tiềm ẩn của đối tác. Do vậy xuất hiện yêu cầu phải có Ngân hàng với tư
cách là người thứ 3 đứng giữa giàn xếp, nhận bảo đảm cho hợp đồng giao dịch
cũng như đảm bảo tư cách cho các bên. Khi đó độ an toàn của các bên đã được
trao vào tay Ngân hàng - một trung gian có uy tín đối với cả hai bên, nên các
đối tác đều vui vẻ yên tâm khi thực hiện hợp đồng vì Ngân hàng sẽ là người
đứng ra làm trung gian khi có tranh chấp xảy ra đối với các bên.
2.2. Khả năng cung ứng của Ngân hàng.
Nhu cầu bảo lãnh nảy sinh đòi hỏi phải có một người thứ 3 đứng ra làm
trung gian đảm bảo cho các bên yên tâm thực hiện hợp đồng. Ngân hàng thương
mại là một trung gian tài chính với những điều kiện sau :
- Có khả năng đảm bảo về mặt tài chính, có uy tín trong kinh doanh tiền
tệ.
- Chuyên cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính cho nền kinh tế.
- Có khả năng nắm bắt thu thập thông tin, do có mạng lưới khách hàng và
cán bộ chuyên môn.
Ngân hàng thương mại hoàn toàn có khả năng cung ứng dịch vụ này
nhằm thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác nếu tiếp cận theo các hình
thức tín dụng Ngân hàng thì có thể coi bảo lãnh là một loại hình tín dụng đặc
biệt, tín dụng bằng chữ ký. Sự phát triển các hình thức tín dụng có thể kể tối đa
là :
+ Tín dụng thông thường: Đó là việc Ngân hàng trực tiếp phát tiền cho
vay theo nguyên tắc hoàn trả vốn và một khoản lãi nhất định. Đây là hình thức
tín dụng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn

cuả hầu hết các Ngân hàng.
+ Tín dụng bằng chữ ký: là việc khách hàng phát hành một hối phiếu,
trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người thụ lệnh. Khách hàng dùng hối phiếu
này để chiết khấu ở một Ngân hàng khác để nhận tiền. Trước khi hối phiếu này
được thanh toán, khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng chi
trả cho Ngân hàng chiết khấu hối phiếu. Trong quan hệ này, Ngân hàng cho
mượn uy tín của mình để khách hàng được vay vốn.
+ Tín dụng chứng từ: Ngân hàng cấp tín dụng chứng từ cho khách hàng là
người nhập khẩu, người thụ hưởng là người xuất khẩu ở nước ngoài. với hình
thức này Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền khi người xuất khẩu giao hàng và xuất
trình những giấy tờ cần thiết như thư tín dụng. Có thể nói bảo lãnh Ngân hàng
cũng có thể coi là một hình thức tín dụng bằng chữ ký. Ngân hàng không phải
xuất vốn ngay mà chỉ phát hành thư bảo lãnh, đảm bảo chi trả cho người thụ
hưởng nếu được Ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng ký kết với người thụ
hưởng.
2.3. Về luật pháp :
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng có vai trò hết sức quan
trọng góp phần làm phong phú hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động này luôn có những quy định về luật pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ. Công ước quốc tế quy định về nghiệp
vụ bảo lãnh ra đời nhằm đảm bảo tính độc lập và lô gíc cho các bên tham gia
bảo lãnh. Văn bản các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (Uniform
Roles for Demand Guarantee) - URDGICC 458 của phòng Thương mại quốc tế
ban hành tháng 4/1992. Những nguyên tắc cơ bản chỉ ra: Sự độc lập của bảo
lãnh đối với hợp đồng, tính chứng từ của bảo lãnh, yêu cầu chứng từ phải phù
hợp với điều khoản bảo lãnh... Bên cạnh đó do sự phát triển nhanh chóng của
các giao dịch kinh tế, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước
ngoài, mà đặc biệt là quan hệ vay vốn nước ngoài, ngày 30/8/1993, chính phủ
đã ban hành Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài để hướng
dẫn Nghị định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế bảo

lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, ban hành kèm quyết định số 23/QĐ-
NH14 ngày 21/12/1994. Nghị định 58/CP là văn bản pháp lý cao nhất từ trước
đến nay đề cập đến vấn đề bảo lãnh, Nghị định này đã phân định rõ bảo lãnh
Chính phủ và bảo lãnh thông thường của các ngân hàng thương mại để làm cơ
sở vững chắc khi thực hiện nghiệp vụ này.
Ở các nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Hà Lan v.v... đều quy định những
văn bản luật cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh như : Luật bảo lãnh của Anh, Luật
thống nhất thương mại của Mỹ, luật về hợp đồng thương mại quốc tế của Đức...
Có thể nói với những khung pháp luật và những quy định cụ thể đó đều cho
phép các Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và đã có những thành công
tốt đẹp. Như vậy sự ra đời và tồn tại của bảo lãnh Ngân hàng là khách quan và
cần thiết.
3. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng:
Như đã đề cập ở trên, bảo lãnh Ngân hàng ngày càng có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, nó vừa là công cụ đảm bảo cho các giao dịch
kinh tế, thương mại, đồng thời lại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế thế giới. Tuy nhiên cũng như bất kỳ một hình thức giao dịch nào khác
bảo lãnh luôn chứa đựng và tiềm tàng các nhân tố rủi ro trong hoạt động của nó.
Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh xuất phát từ rất nhiều phía: Đối với người được
bảo lãnh, người thụ hưởng và Ngân hàng bảo lãnh, rủi ro bất khả kháng, rủi ro
về quy chế luật pháp của quốc gia người phát hành, rủi ro về chứng từ... và rủi
ro trong bảo lãnh được thể hiện trên các khía cạnh sau đây :
• Đối với bên được bảo lãnh:
Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong giao
dịch bảo lãnh Ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được
bảo lãnh là rủi ro kinh doanh, thương mại đơn thuần. Vì vậy trước khi đề nghị
Ngân hàng bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải tính toán cẩn thận hiệu quả của
giao dịch kinh tế, thương vụ mà mình sắp thực hiện. Tránh trường hợp bên được
bảo lãnh đề nghị Ngân hàng bảo lãnh để đi vay vốn nước ngoài hoặc thực hiện
các dự án bằng mọi giá mà không quan tâm đến hiệu quả kinh tế.

• Đối với bên bảo lãnh:
Rủi ro của bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của
khách hàng mình. Vì vậy ở một chừng mực nào đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng
giống như nghiệp vụ tín dụng trực tiếp của các Ngân hàng. Cũng như trước khi
quyết định cho vay, hay quyết định bảo lãnh, Ngân hàng phải xem xét thẩm định
kỹ lưỡng, hiệu quả của dự án, món vay của khách hàng mà Ngân hàng sẽ nhận
bảo lãnh. Ngân hàng cũng phải yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp
đảm bảo cho bảo lãnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân
hàng phát hành bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp
vụ bảo lãnh nếu trình độ cán bộ nghiệp vụ non kém dẫn đến khách hàng lợi
dụng trong việc thoả thuận Thư bảo lãnh, Thư tín dụng hay thậm chí bên thụ
hưởng cố tình lừa đảo.
• Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh:
Bảo lãnh Ngân hàng thực sự là một hình thức bảo đảm cho người thụ
hưởng trong các giao dịch kinh tế, thương mại. Tuy nhiên không phải người thụ
hưởng sẽ không gặp phải những rủi ro trong quá trình thực hiện, thoả thuận với
người bảo lãnh. Thông thường trong một giao dịch kinh tế thương mại đòi hỏi
nhiều loại bảo lãnh Ngân hàng cùng một lúc cho cả hai bên đối tác thực hiện
hợp đồng. Ví dụ trong một giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá thì Ngân hàng
phục vụ người mua phải phát hành một bảo lãnh thanh toán cho người thụ
hưởng, trong khi đó Ngân hàng phục vụ người bán phải phát hành bảo lãnh thực
hiện hợp đồng hoặc bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người mua thụ
hưởng và các bảo lãnh này phải có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong giao
dịch thương mại này, doanh nghiệp có lúc xuất hiện như là người được bảo
lãnh, lúc khác lại xuất hiện như một người thụ hưởng bảo lãnh. Do đó để hạn
chế rủi ro cho thực hiện hợp đồng, thì người thụ hưởng bảo lãnh cũng phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với người được bảo lãnh. Ngoài ra rủi ro
cũng có thể xảy ra đối với người thụ hưởng trong trường hợp có sự ảnh hưởng
của các nhân tố chính trị, xã hội của nước phát hành bảo lãnh, rủi ro hối đoái,
rủi ro tín dụng, trình độ giao dịch của doanh nghiệp và thậm chí cả sự rủi ro của

người được bảo lãnh và Ngân hàng phát hành bảo lãnh.
Tóm lại:
Sự phát triển của thương maị - tín dụng cùng với những rủi ro có thể xảy
ra đã đòi hỏi phải có một tổ chức chịu trách nhiệm đến cùng với những cam kết
đã thoả thuận, mà ngân hàng là một tổ chức tài chính có uy tín và thích hợp hơn
cả đối với nghiệp vụ này. Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được mở
rộng trên các lĩnh vực, hoàn thành xuất sắc chức năng và nhiệm vụ của mình
nhằm phòng chống và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu, góp phần không nhỏ
vào phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Và
có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trở thành nghiệp vụ quan trọng của
ngân hàng hiện đại.
II. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1. Các yếu tố cấu thành nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng
Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến ba bên: Bên bảo lãnh,
bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên được quy định bởi
ba hợp đồng độc lập, trong đó trong đó thư bảo lãnh ngân hàng chỉ là hợp đồng
giữa ngân hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh.
 Bên bảo lãnh :
Dùng uy tín của mình đứng ra cam kết chịu trách nhiệm thay trong trường
hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng. Trong bảo lãnh ngân
hàng bên bảo lãnh là các ngân hàng phát hành như: NHNN, NHTM cổ phần,
NHĐT, NHPT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng (QĐ số 283/QĐ- NH14
ngày 25/8/2000).
 Bên được bảo lãnh :
Là bên được ngân hàng cam kết trả nợ thay nếu vi phạm hợp đồng. Đối
tượng khách hàng được ngân hàng nhận bảo lãnh là: Các doanh nghiệp đang
hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam:
+ Doanh nghiệp NN
+ Công ty cổ phần

+ Công ty TNHH
+ Công ty hợp doanh
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức CTXH
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam
+ Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể
- Các tổ chức TD được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức TD.
- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 - Bộ luật
dân sự
- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh
và tham gia đấu thầu dự án tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư tại Việt nam.
 Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh) :
Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam
kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Có nghĩa là được ngân hàng thanh toán khi có
yêu cầu do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
 Cam kết bảo lãnh :
Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức TD hoặc văn bản thoả
thuận giữa tổ chức TD, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về
việc tổ chức TD sẽ thực hiện nghĩa vụ TC thay cho KH khi KH không thực hiện
đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.
 Các hợp đồng liên quan đến bảo lãnh :
Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong bảo lãnh và hoàn trả.
Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường gồm 3 hợp đồng riêng biệt
và độc lập với nhau:
+ Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh
(Underlying Contract). Đây là hợp đồng chính của giao dịch kinh tế, như hợp
đồng về vốn, hợp đồng thương mại, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng thiết
kế v.v... Từ hợp đồng chính được thoả thuận giữa các bên mới phát sinh nhu cầu

bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
+ Hợp đồng giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh: Là thoả thuận
giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh về việc được bảo lãnh chấp thuận bảo
lãnh và các quy định liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của bên được bảo lãnh,
đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay, cũng như các
hình thức đảm bảo của bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh.
+ Thư bảo lãnh (Letter of guarantee) hay hợp đồng bảo lãnh giữa Ngân
hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng về việc người bảo lãnh cam kết
thực hiện thay các nghĩa vụ cho người được bảo lãnh, khi người được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đối với người thụ
hưởng. Đây là văn bản chính của nghiệp vụ bảo lãnh.
2. Nội dung thư bảo lãnh.
Phát hành thư bảo lãnh chỉ là một trong các hình thức bảo lãnh của
Ngân hàng mà ta sẽ xem xét ở phần dưới. Tuy nhiên đây là hình thức thông
dụng nhất, thông qua thư bảo lãnh chúng ta có thể hiểu rõ hơn một số khái niệm
cũng như nghiệp vụ bảo lãnh.
Theo điều 3UCP 485 các bảo lãnh đều được quy định
+ Bên chỉ thị
+ Bên thụ hưởng
+ Bên bảo lãnh
+ Hợp đồng cơ sở yêu cầu phát hành bảo lãnh
+ Số tiền lớn nhất được thanh toán và loại tiền thanh toán
+ Ngày hoặc sự kiện đáo hạn của bảo lãnh
+ Các điều kiện đòi thanh toán
+ Các điều khoản khấu trừ bảo lãnh (nếu có)
 Một số nội dung thư bảo lãnh:
− Tên, địa chỉ người nhận.
− Phần mở đầu:
+ Các thành viên tham gia HĐ
+ Tên hàng (công trình), giá trị lô hàng (công trình)

+ Đối tượng giao hàng, điều kiện thanh toán
+ Mục đích BL: Khẳng định việc thiết lập bảo lãnh ngân hàng
như đã thoả thuận trong HĐ.
Phần mở đầu bao gồm một đoạn giới thiệu qua về nghiệp vụ chính, từ đó
dẫn dắt việc thiết lập thư bảo lãnh. Phần đầu không mang tính bắt buộc và
không phải là phần nội chủ yếu của thư bảo lãnh nhưng nó rất cần thiết vì qua
đó nghiệp vụ bảo lãnh được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
- Phần nội dung: Tuyên bố trách nhiệm của ngân hàng.
+ Tên ngân hàng đứng ra bảo lãnh, địa chỉ.
+ Người đề nghị bảo lãnh, tên, địa chỉ.
+ Người thụ hưởng bảo lãnh, tên, địa chỉ.
+ Nội dung bảo lãnh: Bao gồm lời cam kết không huỷ ngang của bảo lãnh
và nhấn mạnh tính độc lập của bảo lãnh so với nghiệp vụ chính, thông qua điều
khoản thanh toán ngay lần đầu tiên. Trong trường hợp bảo lãnh có điều kiện thì
phải nói rõ những văn bản, chứng từ chứng minh đã xảy ra vi phạm mà người
thụ hưởng phải nộp cho ngân hàng kèm theo yêu cầu đòi tiền.
+ Số tiền bảo lãnh :
Bằng số, bằng chữ. Nếu tính cả lãi thì xác định tỷ lệ lãi, thời gian tính lãi.
+ Loại tiền được thanh toán:
+ Điều khoản giảm thiểu:
Đặc biệt được sử dụng trong bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao hàng có
giá trị lớn, cần phải ấn định trước hoặc có sự đồng ý của người thụ hưởng vào
mỗi lần giảm thiểu. Trong trường hợp tự động giảm thiểu thì không cần có sự
đồng ý của người thụ hưởng mà chỉ cần nhà xuất khẩu sau mỗi lần giao hàng,
xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ nhất định vào đúng thời gian quy định
thì trị giá của bảo lãnh sẽ tự động giảm xuống theo tỷ lệ tương đương của đợt
giao hàng đó.
- Việc lựa chọn luật
Trong việc bảo lãnh ngân hàng quốc tế, người ta thường phải định trước
một cách rõ ràng là pháp luật nước nào được sử dụng và như vậy cũng theo

mong muốn có thể của các bên. Trong trường hợp có nghi ngờ, thì luật tại nước
mà ngân hàng bảo lãnh đóng trụ sở sẽ được quyết định là luật được sử dụng, vì
ngân hàng bảo lãnh thực hiện chức năng nghề nghiệp và theo hợp đồng, còn bảo
lãnh trong nước thì áp dụng pháp luật nhà nước.
- Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh hoặc thu hồi bảo lãnh:
Trong điều khoản của bảo lãnh, điều kiện quy định thời hạn phải được
lưu ý trước hết. Tất nhiên, mỗi thư bảo lãnh có thời hạn riêng của nó và do ngân
hàng bảo lãnh, người bảo lãnh thoả thuận.
+ Quy định cụ thể ngày theo lịch.
+ Dựa trên sự kiện xảy ra của HĐ cơ sở.
+ Phối hợp cả hai cách trên.
- Chữ ký của người có thẩm quyền:
Thư bảo lãnh có thể được lập bằng văn bản riêng có chữ ký của người có
thẩm quyền hoặc bằng Telex có mã khoá.
3. Phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng,
do được hưởng dịch vụ này.
Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù bắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng, có
tính đến các yếu tố rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét bảo lãnh
dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá của dịch vụ đó.
Phí bảo lãnh có thể được tính bằng con số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ
phí theo qui định.
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * tỷ lệ phí *Thời gian bảo lãnh
Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo
lãnh không thực hiện đúng hợp đồng đã được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
Tỷ lệ phí bảo lãnh (%): Được qui định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng
ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
Mức phí bảo lãnh theo qui định của quyết định 283 về việc ban hành qui
chế bảo lãnhtrong ngân hàng qui định “Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận,

không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền đang được bảo lãnh”. (QĐ 283/QĐ-
NH 14 ngày 25/8/2000)
Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng
góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.
4. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Về thực chất,bảo lãnh là lời hứa thanh toán của ngân hàng với người
được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Bảo lãnh là công cụ đảm bảo chứ không phải là công cụ thanh toán.
Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh cho chúng ta cơ sở phân biệt giữa bảo lãnh
công cụ thanh toán và bảo lãnh khác như bảo lãnh thư tín dụng, bảo hiểm...
Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm sau:
 Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau .
Khi đồng ý bảo lãnh, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.Thư bảo lãnh là
một hợp đồng giữa hai bên thường là giữa ngân hàng và người thụ hưởng.Hợp
đồng này độc lập trong mối quan hệ với hợp đồng cơ sở.Tuy nhiên để hiểu cơ
chế của công cụ này cần thiết phải hiểu rằng bảo lãnh không chỉ là mối quan hệ
giữa hai bên mà là một quan hệ tạo thành trong mối quan hệ nhiêù bên bao
gồm:
+ Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngân hàng.
+ Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnhvà người thụ hưởng.
Hợp đồng bảo lãnh sẽ không tồn tại nếu không có mối quan hệ trên. Dù
có sự chia ba mối quan hệ này xong chúng có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh
hưởng lẫn nhau.
 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập:
Một đặc tính hết sức quan trọng của các bảo lãnh ngân hàng là tính độc
lập với hợp đồng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho
người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người
được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng, nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ
hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện như đã được qui định trong
bảo lãnh, ngân hàng không thể dựa vào những quyền kháng nghị có được từ

quan hệ hợp đồng.
Như vậy, một khi các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng
về mặt pháp lý, Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán tiền mà không
cần thiết phải chứng minh việc vi phạm của người được bảo lãnh, mà chỉ cần
lập chứng từ như yêu cầu của bảo lãnh. Tuy nhiên, tính độc lập của bảo lãnh là
phụ thuộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh. Nếu bảo lãnh qui định việc
thanh toán theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụ hưởng có
quyền yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào, ngân hàng phát
hành phải thanh toán và người được bảo lãnh sẽ bồi hoàn lại cho ngân hàng
phát hành.
Mặt khác, bảo lãnh yêu cầu một chứng từ như: phán quyết của toà án,
một quyết định của trọng tài, văn bản của bên thứ ba nhận sự vi phạm của
Người được bảo lãnh thừa nhận sự vi phạm của mình, thì tính độc lập của bảo
lãnh ít nhiều bị giảm đi.
Tính độc lập còn thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng
phát hành.Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng
và người đựơc bảo lãnh. Ngân hàng không được viện các lí do như: Người
được bảo lãnh bị phá sản, người được bảo lãnh còn nợ ngân hàng...từ đó để từ
chối thanh toán.
Về tính độc lập này còn thể hiện trong điều 2 của qui tắc thống nhất về
bảo lãnh yêu cầu UCP 845 của ICC có giải thích “Về bản chất bảo lãnh là giao
dịch tách rời khỏi hợp đồng cơ sở hay các điều kiện dự thầu mà bảo lãnh lấy
làm căn cứ và bên bảo lãnh không hề quan tâm hay bị ràng buộc bởi hợp đồng
và các điều kiện dự thầu đó, dù có trích tham chiếu đến chúng trong bảo
lãnh.Trách nhiệm của bên bảo lãnh theo như bên bảo lãnh là được trả lại số tiền
được qui định đó khi xuất trình yêu cầu thanh toán bằng các văn bản và các
chứng từ khác qui định trong bảo lãnh mà hình thức phù hợp với các qui định
của bảo lãnh”.
Với ngân hàng qui tắc độc lập này cũng có thuận lợi. Khi người thụ
hưởng có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng chỉ có trách nhiệm nhận

xét xem, kiểm tra xem những điều khoản điều kiện của thư bảo lãnh có được
thoả mãn hay không. Nhiệm vụ này được thực hiện khá dễ dàng. Do vậy ngân
hàng không liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cơ sở và
không liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa hai bên.
Tuy nhiên tính độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro do phải thanh
toán hộ khi có sự không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh. Nhưng có một
điều cần nói rằng tính độc lập của bảo lãnh cũng phụ thuộc vào các điều kiện
của bảo lãnh, nó là loại bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có điều kiện (Xem

×