Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.71 KB, 16 trang )

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN THANH
HỐ
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN KHI THỰC HIỆN CƠNG TÁC THU
BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:
Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, cách Thành phố
Thanh hoá 16 km về phía đơng nam theo đường quốc lộ 47, tiếp giáp với các đơn vị
hành chính sau đây: phía Nam giáp huyện Quảng xương, phía Bắc giáp huyện
Hoằng Hố, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm
Sơn có đường bờ biển dài gần 9km, trong đó có 5km làm bãi tắm, bãi cát mịn, nước
trong, sóng vừa phải nên rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Thị xã Sầm Sơn gồm
có 5 đơn vị hành chính, gồm: 3 phường (phường Trung Sơn, phường Bắc Sơn,
phường Trường Sơn ) và 2 xã (xã Quảng Tiến, xã Quảng Cư ); tổng diện tích tự
nhiên của Thị xã Sầm Sơn là 1.788,83 ha (khoảng 12 km²); dân số là 61.900 người,
lao động là 43.271 người, trong đó:
- Lao động dịch vụ: 21.910 người
- Lao động cơng nghiệp – xây dựng :3.050 người
- Lao động ngư nghiệp: 6.420 người
- Lao động nông – lâm nghiệp : 10.937 người
- Lao động khu vực Nhà nước : 1.954 nguời
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,85%, tổng sản phẩm xã hội của
toàn Thị xã đạt 1.037 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân thu nhập 16,8 triệu
đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế của Thị xã Sầm Sơn là ngành dịch vụ chiếm 70%,
ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 17,5%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - thủ công chiếm 12,5%; với cơ cấu trên, chủ trương phát triển kinh tế của


Thị xã trong những năm trước và cả trong thời gian tới là lấy ngành dịch vụ làm
trọng tâm đặc biệt là ngành du lịch.

1

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

Đặc điểm về địa lý, dân số… của Thị xã Sầm Sơn như đã nêu ở trên đã tác
động không nhỏ đến hoạt động của BHXH Thị xã nói chung và đến cơng tác thu
BHXH nói riêng.
-Thuận lợi:
+ Với diện tích chỉ khoảng 12 km², Sầm Sơn có địa bàn khá nhỏ, cộng với
việc số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chủ yếu là từ lao động khu
vực Nhà nước) cũng thấp đã làm cho công tác thu BHXH của BHXH thị xã khá
thuận tiện,
+ Thị xã Sầm Sơn với ưu thế của mình là 1 trong những trung tâm kinh tế - xã
hội của Tỉnh Thanh Hoá, nên ngày từ khi mới thành lập (Thị xã Sầm Sơn chính
thức được thành lập từ ngày 18/12/1981 theo Quyết định 157/QĐ/HĐBT) đã được
sự quan tâm về mọi mặt của của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH cũng khơng
nằm ngồi điều đó: BHXH Thị xã Sầm Sơn thường xuyên nhận được sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các phòng ban nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hoá, sự giúp đỡ của

Thị uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân và các đơn vị sự nghiệp khác của Thị xã Sầm
Sơn, chính điều này đã góp phần khích lệ sự hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn.
+ Việc tiếp cận các văn bản pháp quy về BHXH tại BHXH Thị xã khá nhanh
chóng.
+ Các cán bộ công chức luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệp
để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chun mơn, có ý chí tiến thủ, khắc phục khó khăn
để đạt được những thành tích cao nhất.
+ Cơ sở vật chất cho hoạt động của quan khá đầy đủ, như: địa điểm đặt cơ
quan rộng rãi tạo điều kiện cho việc tiếp dân, giải quyết các chế độ cho người dân
được thoải mái, thuận tiện; nằm ở trung tâm Thị xã, gần các cơ quan sự nghiệp khác
(đặt cạnh UBND Thị), các cán bộ được trang bị các máy tính cá nhân đầy đủ,…
+ Luật BHXH ra đời tạo cơ sở cho sự nhận thức về việc tham gia BHXH của
NSDLĐ và NLĐ dần được nâng cao, họ đã thấy rõ được vai trị quan trọng của
chính sách BHXH trong đời sống NLĐ và trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
Thị xã.
2

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


3

Chun đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

-Khó khăn:
+ Lực lượng cán bộ của cơ quan BHXH Sầm Sơn có trình độ chun mơn

chưa cao và cịn khá mỏng, như: cán bộ giám định BHYT, chỉ có 1 cán bộ mà phải
thường trực tại 4 cơ sở KCB,…
+ Việc đầu tư công nghệ thông tin trong hoạt động của BHXH Thị xã chưa
được chú trọng và quan tâm đúng mức, như việc áp dụng một số phần mềm quản lý
một số nghiệp vụ thu BHXH, kế toán… bước đầu chưa được thành thục
+Thu nhập bình quân của NLĐ ở Thị xã Sầm Sơn chỉ là 16,8 triệu đồng/
người/năm, đây là một mức thu nhập thấp. Lao động của thị xã chủ yếu tập trung
trong ngành dịch vụ (du lịch), những cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ,…
đa phần là do gia đình đứng ra làm và lao động là chủ yếu là con em trong gia đình,
mả việc kinh doanh du lịch chỉ kéo dài trong thời gian 3 tháng hè, thời gian còn lại
hầu hết người dân khơng có việc làm, nên khơng có thu nhập… chính điều này đã
làm giảm khả năng tham gia BHXH của NLĐ.
+Việc thông tin tuyền tới những NLĐ thuộc khu vực phu chính thức về tham
gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, và chưa
được cơ quan BHXH chú trọng, quan tâm.
+ Một số chính sách về BHXH, BHYT của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa
đồng bộ, chẳng những ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan BHXH mà còn tới
niềm tin của các bên tham gia.
Để khắc phục những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn, trong thời gian tới BHXH Thị xã Sầm Sơn
còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải
tiếp tục có sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa vì đây chính là cơ quan thực hiện quyền
lợi và lợi ích cho NLĐ.

3

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48



4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH
TẠI BHXH THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:
*Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu:
- Quản lý đối tượng tham gia:
Quản lý đối tượng tham gia là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác thu và quản lý thu BHXH; là công việc có ý nghĩa quyết định tới chất
lượng hoạt động, chất lượng quản lý, đến sự chính xác của thu BHXH. Do đó, cơng
tác thu cần phải được hồn chỉnh từng bước bằng việc theo dõi danh sách đối tượng
tham gia BHXH, biến động của đối tượng và mức đóng góp.
Mặc dù, đối tượng tham gia BHXH của Thị xã Sầm Sơn trong những năm
qua chưa có biến động đáng kể nào nhưng việc quản lý đối tượng tham gia vẫn phải
được chú trọng. Để thực hiện tốt công việc này, cần phải có những biện pháp cụ thể
như:
+ Tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên quản, trực tiếp đối với các
đơn vị sử dụng lao động, nắm chắc tình hình biến động lao động, tình hình biến
động quỹ lương,… có như vậy mới quản lý tốt quỹ tiền lương trích nộp BHXH;
+ Tăng cường cơng tác tun truyền chế độ, chính sách BHXH cho NSDLĐ,
NLĐ; cơng khai hoá mức tham gia BHXH cho NLĐ biết bằng cách hàng năm phải
để NLĐ kiểm tra sổ BHXH của mình một lần;
+ Phối hợp với thanh tra lao động và liên đoàn lao động, thanh tra Nhà nước
để kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản pháp luật tại các đơn vị sử dụng lao
động. Thực hiện xử phạt nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao động cố tình
gian lận trong việc khai báo lao động và quỹ tiền lương trích nộp.

+Có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHXH với các ban
ngành liên quan trên địa bàn Thị xã để nắm bắt các thông tin về tăng giảm các đầu
mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương,…
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của
nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu, trong đó mở rộng, phát
triển đối tượng tham gia được đặc biệt quan tâm. Theo số liệu thống kê, hiện trên
4

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

địa bàn Thị xã Sầm sơn có khoảng 43.271 lao động, nhưng tính đến hết năm 2008
thì số đối tượng tham gia BHXH mới chỉ là 2.935 người, chỉ chiếm khoảng 6,78% một tỷ lệ nhỏ so với lực lượng vốn có. Vì vậy, nếu tiến hành BHXH ở tất cả các đối
tượng thì số lượng lao động tham gia BHXH sẽ rất lớn, tạo nguồn thu không nhỏ
cho quỹ BHXH. Đặc biệt, khi BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành, đây là một
lọai hình bảo hiểm khá ưu việt, do vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải có những
biện pháp để triển khai thực hiện, đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền tới mọi tầng lớp nhân dân lao động.
- Đôn đốc thực hiện việc trích nộp và quản lý tiền thu BHXH:
Cơng tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương
trích nộp BHXH là cơ sở để đẩy mạnh các biện pháp đơn đốc trích nộp BHXH và
quản lý tiền thu BHXH. Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc

tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH cần đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc
thực hiện nộp BHXH.
+ Phân công cán bộ chuyên quản thường xuyên bám các chủ sử dụng lao động
để đơn đốc đóng BHXH. Các cán bộ thực hiện cơng việc này cần phải thực sự chủ
động, tránh tình trạng nể nang để các chủ sử dụng lao động lợi dụng kéo dài thời
gian đóng BHXH;
+ Định kỳ hàng q cần phải tiến hành thơng báo tình trang nợ ở các đơn vị
sử dụng lao động nợ tiền BHXH lớn cho giám đốc, chủ tịch cơng đồn cơ sở,… để
có sự phối hợp kịp thời gải quyết triệt để tình trạng trên, tránh dây dưa kéo dài;
+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt
là ở khối DNNQD; xử lý nghiêm những đơn vị cố tình dây dưa nợ đọng tiền BHXH.
Về quản lý tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản “chuyên thu” cần phải được
quản lý chặt chẽ. Nguồn tiền của các cơ sở thu phải được nộp vào tài khoản “chuyên
thu” trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các cơ sở phải thu và nộp ngay số
tiền thu BHXH cho tài khoản của cơ quan BHXH Việt Nam để hình thành nên quỹ
BHXH tập trung, khơng được sử dụng nguồn thu này cho bất kì một cơng tác chi nào
khác. Do đó, phải có những chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, công
5

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính


chức, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở thực hiện tốt. Ngược lại, cũng phải có
những biện pháp xử phạt, kỷ luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ, công chức
vi phạm những quy định của pháp luật của Nhà nước nói chung và của ngành BHXH
nói riêng.
-Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp:
Theo quy định hiện hành, phí thu BHXH được tính theo phần trăm tổng quỹ
lương tháng của NLĐ cho nên việc quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp sẽ giúp
cho thu nộp BHXH được đầy đủ, tránh các hiện tượng thất thu. Mặt khác, quản lý tốt
quỹ lương của các đơn vị, doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch thu được
chính xác và thuận tiện hơn.
* Đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện những biện pháp trên:
- Nâng cao trình độ cán bộ:
Trình độ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chế độ
BHXH. Để thực tốt các giải pháp tăng cường thực hiện chế độ BHXH cần tập trung
đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý và cán bộ chuyên môn trên
mọi phương diện, cung cấp các trang bị, phương tiện làm việc thích hợp với tính
phức tạp về chun mơn, bao gồm:
+ Nghiệp vụ cơ bản trong công tác BHXH;
+ Những nghiệp cơ bản trong cơng tác quản lý tài chính trong các doanh
nghiệp, các đơn vị HCSN; những nghiệp vụ cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế,
phân tích tình hình tài chính các đơn vị sử dụng lao động;
+ Quản lý Quỹ BHXH;
+ Cơ sở khoa học của việc hoạch định chinh sách BHXH;
+ Công nghệ thông tin: các kỹ năng phần mềm cơ bản, các kỹ năng trong việc
sử dụng các chương trình liên quan đến BHXH.
Sự nghiệp BHXH địi hỏi một đội ngũ nhân viên thơng thạo nghiệp vụ, nắm
vững các quy định pháp luật về BHXH và các pháp luật liên quan, cởi mở tiếp xúc
với người dân, có quan hệ chặt chẽ đối với cơ sở sử dụng lao động, hợp tác tốt với
các bộ phận cùng cơ quan và cơ quan khác.
6


Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

Bên cạnh đó, lãnh đạo của cơ quan BHXH phải có chương trình, kế hoạch cụ
thể trong cơng tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ, nguyên tắc trong
công tác quản lý BHXH. Đồng thời phải tiến hành rà soát và sắp xếp lại đội ngũ cán
bộ, công chức cho phù hợp với năng lực chuyên môn và yêu cầu của cơng việc.
Ngồi ra, cơ quan cũng cần phải:
+Tuyển dụng mới và có những chính sách thích hợp để thu hút và đãi ngộ được
những cán bộ theo hướng giỏi về chun mơn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất
đạo đức tốt;…
+Xây dựng, chuẩn hoá các tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ, công chức,
viên chức sao cho phù hợp với những yêu cầu công tác của ngành.
+Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân, viên chức trong
ngành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng làm cho thu nhập của các cán
bộ công nhân viên trong ngành trở thành động lực và mục tiêu phấn đấu của họ; đầu
tư các phương tiện đi lại; thực hiện thanh tốn cơng tác phí theo chế độ riêng phù hợp
với hồn cảnh cụ thể,…
- Đầu tư cở sở vật chất phục vụ cơng tác quản lý BHXH:
Hiện tại, có thể nói rằng BHXH Thị xã Sầm Sơn căn bản đã có một hệ thống cơ
sở vật chất khá tốt, như: cơ sở làm việc, các trang thiết bị cần thiết,… tuy nhiên,

trong thời gian tới, cơ quan cần tiếp tục đầu tư để nâng cao hơn nữa hệ thống cơ sở
vật chất đó, như xây dựng hạ tầng cơ sở tin học toàn đơn vị, toàn ngành, đầu tư xã
phương tiện đi lại,…
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là đối với BHXH cấp
trên, các cấp uỷ chính quyền địa phương:
Hàng tháng phải kịp thời thơng báo tình hình thực hiện cơng tác BHXH cho cấp
uỷ, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đối với những đơn vị
nợ đọng tiền BHXH cần phải thơng qua cơng đồn cơ sở, các cấp chính quyền để
thực hiện việc đơn đốc, nhắc nhở thường xuyên.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHXH của các cơ quan
BHXH khác trong tỉnh và với các tỉnh khác.
7

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

*Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:
Công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian qua chưa được cơ quan BHXH
chú trọng và quan tâm đúng mức, vì vậy, trong thời gian tới, công tác này phải được
đẩy mạnh hơn nữa.
Để thực hiện tốt công tác này cần phải thực hiện tốt những biện pháp cụ thể sau
đây:

- Đưa ra những hình thức tun truyền hiệu quả, như: thơng qua các tạp chí, ấn
phẩm của BHXH, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, phấn
đấu mỗi cán bộ của cơ quan BHXH là một tuyên truyền viên, vì hơn ai hết họ là
những người hiểu rõ bản chất, mục đích, tác dụng và cách thức thực hiện chính sách
BHXH,…
- Xây dựng một đội ngũ đơng đảo tun truyền viên và cộng tác viên;
- Ngoài việc thực hiện tuyên tuyền về các chính sách, chế độ, pháp luật BHXH,
thực hiện giải đáp các thắc mắc các vấn đề xung quanh BHXH, cần phải tuyên truyền
về mục đích, bản chất nhân đạo và nhân văn của BHXH. Nếu làm được điều đó thì
sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của người dân là bắt buộc đóng BHXH,
từ đó hình thành được thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm
đóng BHXH
Việc Luật BHXH ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 cùng với sự ra đời
của BHXH tự nguyện, BHTN được coi là một bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát
triển của BHXH Việt Nam. BHXH tự nguyện được coi là một loại hình bảo hiểm ưu
việt, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, mục tiêu chính đó là cần phải mở rộng đối
tượng tham gia. Để góp phần vào lộ trình chung của BHXH Việt Nam, BHXH Thị xã
Sầm Sơn cũng có vai trị khơng nhỏ. Đặc biệt hơn nữa, đối tượng mà loại bảo hiểm
này hướng tới, ở Thị xã Sầm sơn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nếu thực hiện tốt công tác
thông tin tuyên truyền, thì sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển loại hình bảo hiểm
này. Đây là một hoạt động lâu dài, cần nhiều thời gian, vì vậy cần phải được cơ quan
quan tâm đầu tư hơn nữa.

8

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48



9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

* Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo của Thị xã Sầm Sơn nói riêng và của Tỉnh
Thanh Hóa nói chung phải có những chính sách việc làm cụ thể để khuyến khích sự
ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh, để tạo nhiều việc làm mới, thu hút lao động, góp phần
tăng thu nhập cho NLĐ trên địa bàn Thị xã, đồng thời để quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh của Thị xã có quy củ và có tổ chức hơn. Đây cũng là một trong những
biện pháp để tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là
BHXH tự nguyện.
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, HĐND, UBND,
Thị uỷ cần phải có trách nhiệm đưa cơng tác BHXH vào cơng tác chung của tồn Thị
xã, có chương trình thi đua khen thưởng hợp lý nhằm động viên, khích lệ kịp thời
những cán bộ, cơng chức có thành tích trong hoạt động chung cua ngành. Mặt khác,
cần tạo điều kiện hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức
của cơ quan BHXH Thị xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trên
địa bàn.

9

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

Kết luận:
BHXH Việt Nam từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống
chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Với bản chất của mình, BHXH có ý
nghĩa quan trọng và liên quan tực tiếp đến việc chăm lo đời sống cho NLĐ và gia
đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già…cũng như sự ổn định trong quá trình phát triển
kinh tế của đất nước, chính vì vậy, từ khi dược thành lập đến nay, sau một con đường
dài phát triển, mặc dù gặp gặp nhiều khó khăn nhưng BHXH Việt Nam đã thực hiên
tốt chính sách BHXH, tạo được niềm tin cho mọi tầng lớp NLĐ trong xã hội.
Trong cơ chế hiện nay, nhiệm vụ trung tâm và quan trọng trong việc tổ chức
hoạt động BHXH là khai thác tốt các đối tượng thuộc diện tham gia các loại hình
BHXH; quản lý tốt nguồn thu BHXH,…BHXH Thị xã Sầm Sơn là BHXH cấp huyện,
chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Tỉnh Thanh Hoá, là đơn vị thực hiện thu trực
tiếp từ NLĐ, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hồn thành kế hoạch được giao,
ln bám sát các văn bản pháp quy, thực hiện đúng các chế độ chính sách và các
nguyên tắc trong quản lý tài chính của Nhà nước.
Trong thời gian tới, ngồi việc phải phát huy được những thành tựu đạt được,
cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục
những khó khăn và tồn tại trên đây. Với kết cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên
những vấn đề cơ bản trong tình hình thực hiện công tác thu của cơ quan BHXH Thị
xã Sầm Sơn và bản thân cơ quan; tiến hành phân tích thực trạng công tác thu BHXH
trên địa bàn Thị xã và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thu BHXH của Thị xã Sầm Sơn. Hi vọng rằng, với những ý kiến đóng góp nhỏ bé của
mình sẽ góp phần trong việc cung cấp những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực
hiện công tác thu BHXH trong thời gian tới.

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Để có được những kết quả
đó, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn
Thị Chính, Giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn và các anh chị, cô chú trong cơ quan
BHXH Thị xã Sầm Sơn đã hướng dẫn và cung cấp số liệu cho em trong quá trình viết
10

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

bài. Do thời gian và trình độ cịn hạn chế vì vậy chun đề sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Hằng

11

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48



12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội.
2. BHXH - Những điều cần biết, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
3. Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn từ năm
2004 đến năm 2008.
3. Quy chế hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn
4. Tạp chí BHXH.
5. Một số website: Http://www.Chinhphu.vn, Http://Tapchibaohiemxahoi.org.vn/,
. Http://google.com.vn/,...
6. Một số văn bản quy phạm pháp luật: Luật BHXH, Quyết định 902/QĐ –
BHXH,…

12

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


THS. Nguyễn Thị Chính

Danh mục những từ viết tắt:
ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

HCSN


Hành chính sự nghiệp

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KCB

Khám chữa bệnh.

KPX

Khối phường, xã

NCL

Ngồi cơng lập

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động


SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Uỷ ban nhân dân

13

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48


14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

THS. Nguyễn Thị Chính

MỤC LỤC

14

Dương Thị Hằng

Lớp: BHXH 48




×