Chuyên đề tốt nghiệp 1
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI
BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Sự nghiệp BHXH là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm,
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động. Theo tổ chức
lao động quốc tế (ILO) đã đề ra. Do vậy ngay từ khi giành được chính quyền,
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới việc xây dựng và ban hành chế độ chính
sách BHXH đối với người lao động, thông qua Pháp lệnh quy định về các chế
độ BHXH. Tuy nhiên trong từng thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước,
đòi hỏi các chế độ chính sách phải thường xuyên sửa đổi và bổ sung cho phù
hợp tình hình mới. Trước những đòi hỏi này, bước tiếptheo của các Pháp lệnh
của Chính phủ, Nhà nước đã ban hành (Điều lệ BHXH tạm thời) kèm theo
Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 và Nghị định 236/HĐBT ngày
19 tháng 8 năm 1985, Nghị định 43/CP ngày 29 tháng 6 năm 1993 và Điều lệ
BHXH kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1991. Đây là những
văn bản pháp quy đánh dấu từng mốc thời gian về việc sửa đổi và bổ sung các
chế độ chính sách BHXH.
Qua gần 7 năm thực hiện chế độ chính sách BHXH theo Nghị định
12/CP cho đến nay, ở trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói
riêng, Nghị định này đã bộc lộ những tồn tại cần được xem xét lại nhằm sửa
đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Trước những tồn tại đó, chế
độ chính sách BHXH, bảo hiểm hưu trí đặt ra trước chúng ta nhiều yêu cầu,
cần phải được thay đổi cho phù hợp khắc phục những tồn tại để hoàn thiện
hơn chế độ chính sách BHXH trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Chuyên đề tốt nghiệp 2
1. Những quan điểm đổi mới chế độ hưu trí.
1.1. Đổi mới về nhận thức, đối tượng tham gia BHXH và hình thức tham gia
BHXH.
- Đổi mới về nhận thức:
Ngày nay chế độ bảo hiểm hưu trí có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với người lao động, nó đảm bảo điều kiện vật chất cũng như điều kiện tinh
thần của nhà nước đối với người lao động, thông qua sự tích tụ dần dần khoản
đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và nguồn hỗ trợ của ngân
sách Nhà nước. Qua việc đóng góp này, góp phần tạo lập nên nguồn quỹ
BHXH để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH nói chung và chế độ bảo hiểm
hưu trí nói riêng.
Như vậy, việc trợ cấp cho chế độ bảo hiểm hưu trí là việc chi trả cho
người lao động khi họ hết tuổi lao động, hoặc đủ điều kiện để nghỉ hưu nhằm
đảm bảo cho sự thay đổi đột ngột nguồn thu nhập của người lao động khi họ
về hưu. Do vậy Nhà nước cần đẩy mạnh và quan tâm nhiều đến công tác
tuyên truyền về BHXH để nâng cao nhận thức của người lao động, giúp họ có
nhận thức đúng đắn hơn về BHXH, tự nguyện tham gia đóng BHXH.
Như vậy đổi mới nhận thức của người lao động nói chung và của người
sử dụng lao động là việc làm rất cần thiết vì qua việc người lao động tham gia
BHXH là việc người lao động tự bảo vệ cho chính bản thân họ và những
người thân của họ ngay cả khi họ còn tham gia lao động và đặc biệt là khi họ
không tham gia lao động, thì chế độ trợ cấp hưu trí là chỗ dựa vững chắc cho
họ. Mức trợ cấp này có thể là hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần.
- Đổi mới về đối tượng tham gia BHXH và hình thức tham gia.
Hiện nay trong xã hội có rất nhiều loại hình lao động như lao động trong
các doanh nghiệp, xí nghiệp nhà nước, lao động trong nông thôn, lao động
tiểu thủ công nghiệp, nhưng việc quy định như hiện nay chỉ áp dụng đối với
Chuyên đề tốt nghiệp 3
những doanh nghiệp, xí nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và lao động
trong các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy đối với chế độ bảo hiểm hưu trí
thì việc quy định đối với lao động thuộc diện bắt buộc, khi người lao động về
hưu họ có quyền hưởng chế độ hưu trí suốt đời. Trong khi đó người lao động
không thuộc diện bắt buộc ở trên thì họ không được một khoản trợ cấp nào
mặc dù họ cũng tham gia lao động sản xuất, khi còn trẻ, khoẻ, cũng cống hiến
cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Khi họ đã có tuổi và không tham gia
lao động sản xuất được nữa thì nguồn thu nhập của họ là sự tích luỹ một
khoản tiền nhất định khi họ còn tham gia lao động sản xuất cộng với sự trợ
giúp của con cháu. Nhưng phải chăng ai cũng có một khoản tiền tích luỹ này?
Trên thực tế có rất nhiều người lao động như lao động vùng Hưng Hà, Quỳnh
Phụ, Vũ Thư,... có nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ, thời
tiết làm chỉ đủ ăn và không có tích luỹ. Như vậy áp dụng loại hình bắt buộc
này mới chỉ chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng số lao động của tỉnh trong khi đó cả
nước là 14%. Do vậy những đòi hỏi đặt ra đối với các nhà hoạch định chính
sách là cần mở rộng đối tượng tham gia, hình thức tham gia có thể là (Bắt
buộc, hoặc tự nguyện) lao động trong nông nghiệp, tiến tới BHXH toàn dân.
1.2. Đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí.
Cùng với việc đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí
này cần phải xác định rõ ràng mức đóng, mức hưởng một cách cụ thể: Đối với
mức đóng như hiện nay là 20% trong đó:
Người sử dụng lao động đóng 15% quỹ lương, người lao động đóng 5%
tiền lương cấp bậc, chức vụ. Với mức này là thấp không đảm bảo nguồn chi vì
mức hưởng lương hưu tối đa là 75% như tỉnh Thái Bình. Thu BHXH một năm
chỉ đạt 66 tỷ trong khi đó số tiền chi cho các đối tượng trong 1 năm lớn hơn
320 tỷ đồng. Do vậy mục tiêu của BHXH đặt ra là dần dần chủ động hoàn
toàn trong việc chi trả cho đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Ngoài
ngân sách Nhà nước sẽ không phải chi trả một phần nào cho các đối tượng
Chuyên đề tốt nghiệp 4
này nữa. Trong tình hình hiện nay, trước mắt chưa có vấn đề gì xảy ra nhưng
về lâu dài mức chi này cũng không ngừng tăng lên, cùng với nó là việc đầu tư
để tăng nguồn quỹ lại bị hạn chế, do nguồn quỹ này bị thâm hụt. Như vậy để
cho việc chi trả ngày một tốt hơn cho các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp
BHXH nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng ở đây cần nâng mức
đóng lên cho phù hợp.
- Đối với điều kiện hưởng và mức hưởng.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện Nghị định 12/CP và thực hiện Nghị
định 93/CP về sửa đổi bổ sung về chế độ bảo hiểm hưu trí nhưng quá trình
thực hiện lại nảy sinh những tồn tại:
Việc quy định tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ như hiện nay là không công
bằng, vấn đề tỷ lệ hưởng tối đa ở đây là phù hợp, việc lấy mức lương bình
quân của 5 năm cuối để tính lương là chưa hợp lý. Mức trợ cấp 1 lần như hiện
nay liệu có cần thiết không? đối với người tham gia đóng BHXH trên 30 năm
trở đi cứ mỗi năm tham gia được hưởng nửa tháng lương, nhưng tối đa không
quá 5 tháng là điều bất hợp lý. Thông thường những trường hợp này lại là
những người có công lớn cho xã hội, cho cách mạng.
Như vậy, từ nhận định trên đây chúng ta thấy việc đổi mới và hoàn thiện
chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí là hoàn toàn hợp lý với yêu cầu của người
lao động cũng như của toàn xã hội.
1.3. Đổi mới chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí hiện hành sang chế độ
chính sách bảo hiểm hưu trí mới.
Phải thực hiện dần dần và có những bước đi biện pháp phù hợp. Trước
hết cần tách phần trợ cấp ưu đãi ra khỏi chế độ trợ cấp bảo hỉêm hưu trí. Ở
đây phần trợ cấp ưu đãi sẽ do ngân sách Nhà nước chi trả, còn phần trợ cấp
bảo hiểm hưu trí sẽ do nguồn quỹ BHXH chi trả cần được thực hiện tốt mục
tiêu này.
Chuyên đề tốt nghiệp 5
Đổi mới cơ chế quản lý BHXH.
Với định hướng xã hội hoá và đa dạng hoá, cơ chế quản lý BHXH nói
chung và quản lý bảo hiểm hưu trí nói riêng cũng phải hoàn thiện, cần nâng
cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước về BHXH của ngành Lao động
thương binh - xã hội từ trung ương xuống địa phương với các công cụ quản
lý, công tác thanh tra và các chế tài hữu hiệu.
Đối với hệ thống hoạt động sự nghiệp BHXH, để phù hợp với tình hình
mới, cần nghiên cứu theo hướng hình thành nhiều hệ thống hoạt động sự
nghiệp BHXH, đồng thời nâng cao mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước về BHXH với các hoạt động sự nghiệp BHXH trên cơ sở quy định của
pháp luật, các vấn đề này được điều chỉnh bởi nội dung của Luật BHXH.
Việc mở rộng đối tượng tham gia, hoàn thiện chính sách BHXH, xây
dựng pháp luật BHXH có ý nghĩa hết sức quan trọng cho mục tiêu chiến lược
về con người của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Nhưng BHXH cũng là việc hết sức phức tạp và khó khăn vì
trong việc mở rộng đối tượng BHXH và mở rộng chế độ BHXH còn nhiều
vấn đề chúng ta chưa có kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao.
Tóm lại, trong điều kiện như hiện nay việc đổi mới này cần được gắn
liền với thực tiễn, việc quy định thay đổi các văn bản cần rõ ràng việc xây
dựng tiêu chí quản lý đối tượng BHXH không nên chỉ dựa vào quan điểm của
ngành mà cần xét tới dư luận chung và sự phát triển của toàn xã hội.
2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí
2.1. Giải pháp về chế độ chính sách
- Về tuổi đời.
+ Đối với lao động nữ việc xác định tuổi nghỉ hưu nhằm rút bớt khoảng
cách về hưu đối với nam giới. Nhà nước ta cần nâng tuổi lao động nữ lên, có
thể lên bằng nam giới để khi nghỉ hưu họ có cơ hội hưởng bậc lương gần cuối
Chuyên đề tốt nghiệp 6
cùng trong quy định bậc lương (Hiện nay nếu lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi
55 thì họ mới chỉ đạt đến bậc lương thứ 16/18 bậc theo quy định).
+ Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, y tế, giáo
dục,... khi đến độ tuổi nghỉ hưu cơ quan đơn vị có nhu cầu thì nên sử dụng
tiếp, nhưng tố đa là 65 tuổi, ngược lại có những người có thời gian công tác
đủ 15 năm ở vùng cao, biên giới hải đảo, ở những nơi có phụ cấp khu vực từ
0,5 trở lên thì giảm 5 tuổi đời (Hiện nay giảm 5 tuổi đời nơi có phụ cấp khu
vực 0,7 trở lên). Người lao động thiếu một vài tháng mới đủ điều kiện giảm 5
tuổi đời thì nên tính lại. Nếu thiếu từ 6 tháng trở xuống thì xem như đủ điều
kiện giảm 5 năm tuổi đời. Người lao động có thời gian tham gia ở chiến
trường B, C, K vừa có thời gian công tác nặng nhọc, độc hại nhưng mỗi thời
gian tương ứng không đủ 15 năm thì nên cộng dồn cho đủ 15 năm để được
hưởng 5 năm tuổi đời theo quy định.
Mặt khác, BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nên khi có
sự thay đổi về chính sách BHXH thì chính sách này phải áp dụng chung cho
mọi người lao động tham gia BHXH chứ không áp dụng cho một ngành hay
một đoàn thể nào đó. Trong năm 2001 Chính phủ có ban hành Nghị định
29/CP ngày 8 tháng 5 năm 1992 về việc giảm 5 tuổi đời cho cán bộ dân cử
không trúng tuyển trong năm 2001 về nghỉ hưu khi đủ điều kiện về hưu, đây
là vấn đề gây ra nhiều bất hợp lý trong đội ngũ công chức viên chức và người
lao động làm công ăn lương, mặc dù nó chỉ có hiệu lực trong năm 2001.
- Vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Tiền lương danh nghĩa (cấp bậc, chức vụ) để làm cơ sở đóng BHXH là
không hợp lý vì lương cấp bậc luôn thấp hơn nhiều so với lương thực tế. Thực
tế hiện nay ở nhiều ngành sản xuất, kinh doanh có mức lương cao hơn nhiều
tiền lương cấp bậc, có ngành cao gấp 2 - 3 lần. Do vậy mức lương nghỉ hưu
hiện nay trên nền lương cấp bậc là quá thấp, khoảng cách chênh lệch giữa
mức trợ cấp khi nghỉ hưu với mức lương khi còn làm việc là quá xa. Điều này
Chuyên đề tốt nghiệp 7
làm cho người lao động không muốn về hưu vì mức hưởng lương hưu là quá
thấp không đảm bảo được cuộc sống.
+ Tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài cũng đang có những khúc mắc. Theo quy định tiền lương làm
cơ sở đóng BHXH trong liên doanh là tiền lương theo hợp đồng bằng ngoại
tệ. Do chưa có quy định về (mức trần đóng) cho nên tiền đóng BHXH ở khu
vực này cao hơn rất nhiều so với khu vực khác, điều này dẫn đến khi về hưu
trong khu vực này có mức trợ cấp hưu trí rất cao so với khu vực khác, điều
này dẫn đến quan hệ trợ cấp BHXH giữa những người nghỉ hưu trong cộng
đồng rất cách biệt, mặt khác trong xí nghiệp liên doanh vẫn còn tồn tại vấn đề
đóng BHXH khi chưa tính thuế thu nhập, hay sau khi đã tính thuế thu nhập
cũng chưa được quy định cụ thể.
Để giải quyết hai vấn đề trên, ta có thể áp dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất:
Chuyên đề tốt nghiệp 8
Với tỷ lệ đóng góp như hiện nay là 20% (người sử dụng lao động
đóng 15% quỹ lương, người lao động đóng 5% tiền lương) với mức
hưởng tối đa là 75%, e rằng trong 8 - 10 năm nữa mà không có sự
thay đổi về mức đóng góp, thì nguồn quỹ BHXH sẽ bị thâm hụt, và
ngân sách Nhà nước sẽ là nguồn hỗ trợ chủ yếu. Do vậy, để khắc
phục vấn đề này cần nâng tỷ lệ đóng góp này lên cho phù hợp hơn.
Thứ hai:
Đối với lao động trong xí nghiệp liên doanh cần phải tính thuế thu
nhập trước khi tính tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo tỷ lệ quy
định. Thực hiện tốt hai nội dung này mới đảm bảo được sự công bằng
xã hội và khuyến khích người lao động đóng BHXH và về hưu khi họ
có đủ điều kiện để nghỉ hưu.
- Về cách tính hưởng lương hưu.
Trong thực tế phát sinh nhiều vấn đề và cách tính theo quy định,
về việc lấy lương bình quân 5 năm cuối cùng để tính mức hưởng
lương hưu là chưa hợp lý, cách tính này chưa đảm bảo nguyên tắc
giữa đóng và hưởng, đồng thời cách tính này có lợi cho những người
có mức lương cao về cuối càng ngày càng tăng, nhưng lại thiệt thòi
cho những người càng về cuối có mức lương thấp đi, đây là điều bất
hợp lý trong cach tính này. Đặc biệt trong cách tính này là nảy sinh bất
hợp lý về cách tính lương hưởng bình quân như sau:
a. Sự thay đổi đột ngột trong khu vực Nhà nước.
Chuyên đề tốt nghiệp 9
- Ngay trong cùng một doanh nghiệp, vẫn có thể bị sụt giảm nhiều
bậc lương khi đổi từ công việc này sang công việc khác.
- Đang hưởng lương cấp bậc thì được đề bạt lên lãnh đạo, do đó
được tăng lương lên một cách đột ngột, ngược lại thì lại giảm mức
lương.
- Sỹ quan quân đội chuyển ngành sang khu vực doanh nghiệp, ở
trong quân đội họi đang được hưởng lương cao nhưng khi chuyển
sang khu vực này thì mức lương của họ lại bị giảm đi.
Để làm rõ vấn đề này ta xem ví dụ sau:
Một công nhân đã làm việc được 15 năm trong doanh nghiệp Nhà
nước đang hưởng bậc lương 3,37 được 3 năm. Trước đó hưởng bậc
lương 3,05, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao
động với một DNNN khác với mức lương bậc 3 là 1,83 trong 3 năm thì
nghỉ việc và xin trợ cấp BHXH thì mức lương bình quân được hưởng
sẽ là:
Lbp = (((3,72 x 2 x 12) + (1,83 x 3 x 12)) / 5 x 12) / x 180.000 =
466.200 đồng
Tương tự như vậy, thay vì ký hợp đồng với doanh nghiệp Nhà
nước thì người này lại hợp đồng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
với mức lương 330.00 đồng (tương ứng với mức lương hệ số 1,83)
Khi đó lương bình quân sẽ là:
Lbq = (((3,05 x 2 x 12) + (3,73 x 3 x 12))/5 x 12)/ x 180.000 =
622.440 đồng.
Như vậy lương bình quân của cả hai giai đoạn là:
Lbq = (622.440 x 15 ngày x 12 tháng ) + (466.200 x 3 ngày x 12
tháng)/ (18 ngày x 12 tháng) = 596.400 đồng.