Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.23 KB, 19 trang )

1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy.
I. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu
Giấy.
1. Thuận lợi.
Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, nơi tập trung các khu
công nghiệp lớn, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động cùng với dân
số hơn 5 triệu dân do đó nhu cầu về vận tải nhất là vận tải đường bộ rất lớn.
Theo số liệu thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia, hiện nay, Hà
Nội có khoảng 123.236 ô tô; 1,5 triệu mô tô đang lưu hành. Để đảm bảo sự ổn
định về mặt tài chính trong kinh doanh, trong cuộc sống, họ cần có các sản
phẩm bảo hiểm nói chung cũng như sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới
nói riêng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo đánh giá của Bộ Tài Chính kể từ năm 1994 đến nay, tốc độ tăng
trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm đạt 23%/năm. Số lượng các công ty
bảo hiểm hiện nay ở thị trường nước ta là 24 công ty (kể cả môi giới bảo
hiểm, tái bảo hiểm) với các hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu nhà nước, cổ
phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài. Hiện nay đã có 14 công ty bảo hiểm
phi nhân thọ tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam-một thị trường mà
theo đánh giá của giới kinh doanh là “đầy tiềm năng”. Môi trường này sẽ đem
đến nhiều thuận lợi cho không chỉ riêng Bảo Việt Hà Nội mà còn cho tất cả
các công ty bảo hiểm nói chung.
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời ngày 7/12/2000.
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và
có hiệu lực từ 1/4/2001. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với thị trường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b


1
1
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
bảo hiểm Việt Nam, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Qua đó, chúng ta thấy được Nhà nước đã có những quan
tâm kịp thời đến tình hình phát triển của lĩnh vực này trong việc đưa ra những
văn bản pháp lý, chính sách tạo khuôn khổ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm
xây dựng được mục tiêu hoạt động dễ dàng, đóng góp vào tiến trình phát triển
chung của đất nước.
Bảo Việt Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng công ty bảo việt Việt Nam, là
doanh nghiệp bảo hiểm ra đời đầu tiên ở nước ta có bề dày kinh nghiệm trong
kinh doanh, có tiềm lực tài chính mạnh (hiện nay tổng giá trị tài sản của Bảo
Việt là trên 100.000 tỷ đồng)…Vì vậy, thương hiệu Bảo Việt rất có uy tín đối
với các tổ chức, các doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam. Trên địa
bàn thủ đô Hà Nội, Bảo Việt Hà Nội đều có văn phòng chi nhánh ở tất cả các
quận huyện. Điều này đã tạo ra được một mạng lưới phân phối sản phẩm rộng
lớn trên địa bàn thủ đô đồng thời tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện cho người
được bảo hiểm trong việc giám định tổn thất, xét yêu cầu bồi thường khi xảy
ra rủi ro.
Quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành lớn của thu đô Hà Nội.
Địa bàn chủ yếu là dân cư, mức thu nhập khá ổn định, trình độ của người dân
ngày càng được nâng cao do đó sự hiểu biết của họ về bảo hiểm cũng đã
đưuọc nâng lên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác của phòng nói
riêng và của công ty nói chung. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển mạnh
mẽ cả về kinh tế văn hóa, nhiều dự án xây dựng, nhiều công trình nâng cấp cải
tạo đang từng bước làm thay đổi bộ mặt của quận Cầu Giấy. Với xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện dần các cam
kết để mở cửa thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những
thách thức và cơ hội mới đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
2
2
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Phòng Cầu Giấy có đội ngũ cán bộ, đại lý có kinh nghiệm trong khai thác
và quản lý khách hàng. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
phòng đã được sự chỉ đao của công ty cho phép mở rộng địa bàn khai thác
sang các quận huyện khác chứ không chỉ gói gọn ở địa bàn quận Cầu Giấy.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho công tác khai thác của phòng
vì phần lớn các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước đều nằm rải rác tại các quận
gần trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, phòng cũng nhận được sự quan tâm,
chỉ đạo của ban Giám đốc, các phòng ban chức năng trong công ty; sự giúp đỡ
tận tình của Đảng ủy và chính quyền địa phương cùng các ban ngành Đoàn
thể đóng trên địa bàn.
2. Khó khăn
Khó khăn chung.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam đã hình thành và đi vào
hoạt động từ hơn 30 năm nay nhưng chỉ từ 8 năm trở lại đây thì mới thực sự
trở thành một thị trường theo đúng nghĩa của nó, gồm nhiều nhà cung cấp với
những sản phẩm đa dạng chứ không chỉ có một nhà cung cấp với số lượng sản
phẩm hạn chế, không có cơ hội lựa chọn như trước đây. Việc thị trường này
phát triển sôi động bên cạnh việc tạo ra thuận lợi, cơ hội phát triển cho tất cả
các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và phòng Bảo Việt Cầu Giấy nói riêng
thì còn đưa lại những khó khăn thách thức lớn đó chính là sự cạnh tranh gay
gắt giữa các công ty. Cầu Giấy là địa bàn có nhiều tiềm năng về bảo hiểm
cộng thêm địa hình Cầu Giấy lại là cửa ngõ của thủ đô rất thuận lợi cho sự
xâm nhập của các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Do vậy trong quá
trình cạnh tranh không tránh khỏi một số thị phần đã bị “san sẻ” cho nhiều

công ty khác như Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, Dầu khí…
Nhận thức của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam về bảo
hiểm còn hạn chế.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
3
3
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Đối với việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đòi hỏi các
chi phí rất lớn cho công tác đào tạo cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật giám định
tổn thất, đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất.
Dễ phát sinh hiện tượng trục lợi bảo hiểm (TLBH) từ phía khách hàng. Nói
đến TLBH là người ta lại nghĩ đến bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Đây là nghiệp
vụ dễ xảy ra hiện tượng trục lợi. Còn ở Việt Nam, theo ông Lê Quang Bình, Vụ
trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), tuy chưa có những thống kê cụ thể, nhưng
tình trạng TLBH đã xuất hiện từ lâu và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, hình thức trục lợi phổ biến là việc kê
khống tình trạng thiệt hại, cố ý tạo ra các tổn thất để lấy tiền đền bù, thông đồng
với các cơ quan kiểm định để đưa ra các mức độ tổn thất không đúng... Đặc biệt,
đã xuất hiện những vụ TLBH với quy mô lớn, điển hình gần đây nhất là hành vi
đưa và nhận hối lộ ở Công ty Bảo hiểm Pjico, khi các đương sự câu kết với một
số lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp này để chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ
đồng. Điều đáng nói nhất ở nước ta là chế tài xử lý các hành vi TLBH còn quá
thiếu. Theo nghị định về xử phạt hành chính, hành vi TLBH chỉ bị cảnh cáo hoặc
phạt tối đa 10 triệu đồng. Bộ luật Hình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể
về tội TLBH. Kẻ TLBH chỉ bị xử với các tội danh liên quan như tham ô, hối lộ,
chiếm đoạt tài sản... Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên nhiều vụ TLBH
chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, do vậy không có tính răn đe. Nếu
không có ngay những giải pháp phòng chống hiệu quả, hiện tượng TLBH sẽ gây

ra những thiệt hại to lớn, kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp bảo hiểm
còn rất non trẻ ở nước ta. Nhằm phòng chống TLBH một cách có hiệu quả, các
chuyên gia của Bộ Tài chính cho rằng cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ.
+ Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, phải tăng cường kiểm tra
giám sát nội bộ, quản lý chặt các đại lý, không ngừng trao đổi thông tin giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm với nhau, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng,

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
4
4
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và các tổ chức không tham gia
TLBH.
+ Về phía các cơ quan chức năng, cũng cần phải thường xuyên giám sát
tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử
phạt nghiêm khắc từ cấp vĩ mô cũng như cụ thể... Phải làm sao để các hành vi
TLBH bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt luật pháp.
Thực trạng hạ tầng kỹ thuật giao thông của thủ đô còn lạc hậu, không
tương xứng, chưa có sự quy hoạch hợp lý. Mạng đường thành phố chỉ đáp ứng
được chừng 45% nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đường hẹp, mật độ giao cắt cao,
hệ thống tín hiệu chưa thật hợp lý. Do vậy, khả năng xảy ra tai nạn giao thông
rất cao.
Phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới rất cao, trong khi đó thu nhập
của người dân còn hạn chế (thu nhập bình quân tính theo đầu nguời ở Việt
Nam hiện nay khoảng 6,4 triệu đồng/người/năm). Đối với xe ô tô thì phí bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe vào khoảng 2 triệu đến 6 triệu đồng/xe, tùy thuộc
vào số tiền bảo hiểm. Đối với xe mô tô phí bảo hiểm vật chất xe bình quân là
500.000 đồng/xe. Đây là một khoản tiền khá lớn mà các chủ xe thường không
muốn bỏ ra.

Hệ thống các văn bản luật và dưới luật về bảo hiểm nói riêng cũng các văn
bản pháp luật khác chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, thiếu sót.
Phần lớn các xe đã qua sử dụng, tân trang nên việc xác định giá trị bảo
hiểm của xe là rất khó khăn.
Khó khăn riêng.
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, đại lý còn nhiều bất cập, ý thức làm việc
chưa cao, chưa có kế hoạch sắp xếp công việc sao cho phù hợp dẫn đến kết
quả đạt được còn nhiều hạn chế.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
5
5
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
Các doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Minh, Bảo Long, PJICO đã dùng
nhiều biện pháp để cạnh tranh như giảm phí, tăng hoa hồng và sử dụng nhiều
chính sách đãi ngộ nhằm lôi kéo nguồn lao động gây ảnh hưởng không nhỏ
đến thị phần bảo hiểm của Phòng.
Tiềm năng của thị trường rất lớn nhưng với lượng cán bộ, đại lý còn mỏng
do đó không khai thác và tận dụng hết thị trường.
Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp giữa các phòng chức năng trong công ty
còn nhiều hạn chế như chưa cập nhật và phổ biến kịp thời về ấn chỉ mới, việc
quan tâm và đầu tư cho công tác tuyên truyền trang thiết bị phục vụ cho công
việc còn nhiều bất cập gây khó khăn trong quá trình khai thác.
Phương hướng hoạt động của công ty Bảo Việt Hà Nội và phòng bảo
hiểm Cầu Giấy trong thời gian tới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
bảo Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5%, là tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Tổng GDP đạt 1.144.000 tỷ đồng, GDP

bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng (835 USD/đầu người). Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt con số kỷ lục 20,3 tỷ USD bao gồm
cả cấp mới và tăng vốn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng
20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% kế hoạch năm. Bên cạnh những thuận lợi
đó, nền kinh tế nước ta cũng gặp không ít những khó khăn do tình hình thiên
tai liên tiếp xảy ra đặc biệt là ở miền Trung. Sau cơn đại hạn là hàng trục trận
lũ liên tục tàn phá, mở màn là trận lũ lịch sử, lớn nhất trong vòng 30 năm trở
lại đây gần đầu tháng 8, tiếp theo là hoàn lưu bão số 3, bão số 5, 6 đợt lũ lớn
(từ 03/10 – 14/11/2007). Ở phía Nam, từ tháng 10 đến cuối năm, đồng bằng
sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh chịu những đợt cường triều lịch sử
(có đợt được coi là cao nhất trong vòng 40 năm qua). Các vấn đề hạ tầng yếu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
6
6
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Tô Thiên Hương
kém chưa được cải thiện nhiều, được cảnh báo là lực cản của nền kinh tế tăng
trưởng cao, những khiếm khuyết của cơ sở hạ tầng gây ra nhiều vấn đề cho cả
các công ty trong nước và nước ngoài. Nạn kẹt xe trở nên bức xúc hơn bao giờ
hết, ước tính thiệt hại do kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội khoảng
14.000 tỷ đồng/năm. Năm 2007 tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm
tiếp tục diễn ra gay gắt, xuất hiện thêm sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo
hiểm trong nước mới thành lập như bảo hiểm Quân đội, Bảo Nông…Tính đến
cuối năm 2007 đã có hơn 20 doanh nghiệp bảo hiểm với nhiều thành phần
kinh tế hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Năm 2008, năm thứ hai Việt Nam gia nhập WTO, theo đó một số lĩnh vực
trong nền kinh tế sẽ được điều chỉnh theo những quy định chung dẫn đến thay
đổi chính sách kinh tế trong một số ngành. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhất
định đến thị trường bảo hiểm tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Quán triệt định hướng kinh doanh “ Đổi mới – hiệu quả - tăng trưởng”, công
ty Bảo Việt Hà Nội đã đề ra mục tiêu cơ bản cho năm 2008 như sau:
+ Doanh thu phấn đấu: 265 tỷ đồng.
+ Hiệu quả đạt: 45 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng: 7%
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ mà Bảo Việt Hà Nội đề ra là: áp
dụng các biện pháp một cách đồng bộ trong tất cả các hoạt động từ khâu khai
thác, giám định bồi thường đến công tác tổ chức đào tạo cán bộ. Tiếp tục duy
trì tốt quan hệ với các đầu mối như phòng Cảnh sát giao thông, cục Thuế Hà
Nội, Cục đăng kiểm Việt Nam để khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn.
Đóng góp vào sự thành công của công ty phải kể đến sự cố gắng không nhỏ
của các văn phòng bảo hiểm khu vực mà trong đó có phòng bảo hiểm Cầu
Giấy. Năm 2008, phòng được công ty giao cho nhiệm vụ phải đạt được tổng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp Bảo Hiểm 46b
7
7

×