Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức như một côngcụ để đổi mới dạy học Địa lí 11 - THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC </b>


<b>NHƯ MỘT CÔNG CỤ ĐỂ ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 - THPT </b>
<i>Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Tuyết, K59TN </i>
<i>Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Tuấn </i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Phương pháp dạy học bằng bài tập nhận thức nằm trong hệ thống phương
pháp dạy học tích cực. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, áp dụng vào hầu
hết các khối lớp, các khâu của quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả của dạy và học. Việc xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức đang thực sự trở
thành một vấn đề quan trọng trong đổi mới dạy học hiện nay.


<b>NỘI DUNG </b>


<b>1. Cơ sở lí luận và thực tiễn </b>
<i><b>1.1. Cơ sở lí luận </b></i>


Nắm kiến thức bằng giải các bài tập nhận thức của học sinh có ý nghĩa sư
phạm quan trọng: tạo điều kiện cho sự lĩnh hội kiến thức và kỹ năng một cách
sâu sắc và vững chắc hơn, tạo cơ sở cho sự hình thành thế giới quan, cho sự phát
triển tư duy và các năng lực thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho việc học sinh
rèn luyện phẩm chất trí tuệ quan trọng đó là tính tích cực, độc lập nhận thức. Bài
tập nhận thức có một ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn, nó trở thành một công cụ
hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở nước ta hiện nay.


Bài tập nhận thức là đối tượng nhận thức của học sinh. Bất kỳ bài tập nhận
thức nào cũng chứa đựng bên trong nó một tình huống xung đột, một mâu thuẫn
giữa cái đưa ra và cái cần tìm mà việc nhận thức nó là nguồn gốc của tư duy.
Có nhiều cách phân loại bài tập nhận thức như:



Dựa vào cấu trúc bài tập nhận thức người ta phân loại ra các kiểu bài tập nhận
thức như: kiểu bài chấp hành, kiểu bài tái lập, kiểu bài biến đổi, kiểu bài xây dựng.


Về mặt hình thức, bài tập nhận thức có thể có các dạng như: Bài tập nhận
thức dạng truyền thống, bài tập dạng test, bài tập xây dựng.


Theo mục tiêu dạy học, bài tập nhận thức có các dạng: nhóm các bài tập
nhận thức nắm những khái niệm chung, nhóm các bài tập nhận thức nắm các quy
luật chung, nhóm các bài tập nhận thức rèn luyện kỹ năng địa lý.


Theo cách thức tổ chức bên trong của hoạt động nhận thức, có các dạng: bài
tập nhận thức tái hiện, bài tập nhận thức tìm tịi, bài tập nhận thức algorit - orixtic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bản chất của việc dạy học bằng bài tập nhận thức. Thầy có nhiệm vụ soạn thảo
hệ thống bài tập nhận thức và sử dụng các biện pháp dạy học thích hợp tổ chức cho
học sinh giải bài tập nhận thức. Trong giờ học có sử dụng bài tập nhận thức, vai trò
của thầy là người tổ chức, điều khiển hướng dẫn hoạt động nhận thức của trị.


Trong q trình lĩnh hội kiến thức, học sinh phải làm việc tích cực, độc lập
với hệ thống các bài tập nhận thức. Thực chất hoạt động của học sinh trong giờ
học là “quá trình giải bài tập nhận thức một cách tích cực, độc lập dưới sự chỉ
đạo của thầy”. Qua đó, các em rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tích cực
độc lập, ở đây quá trình học chữ, học làm, gắn liền với nhau.


<i><b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b></i>


Gần đây, ngành giáo dục có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học,
cách đánh giá, kiểm tra thi cử theo hướng coi học sinh là chủ thể trung tâm của
quá trình dạy học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Các giáo viên
trực tiếp tham gia công tác giảng dạy ở trường trung học cũng rất ủng hộ phong


trào đổi mới phương pháp dạy học địa lý. Tuy nhiên công tác triển khai đổi mới
phương pháp dạy học địa lý tại trường THPT còn nhiều hạn chế.


Học sinh lớp 11, THPT ở độ tuổi 17, năng lực tư duy phát triển tương đối
cao, khả năng nhận xét, so sánh và liên hệ những thông tin nhận được để hình
thành thái độ và định hướng hành động tương đối rõ nét.


Giáo viên trong nhiều trường THPT đã nhận thức rõ ý nghĩa của việc đổi
mới phương pháp dạy học. Họ rất nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ln cố gắng
tìm tịi, sáng tạo trong cơng việc nhằm mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy
học địa lý. Tuy nhiên ở một số địa phương, số lượng giáo viên có trình độ cịn
chưa đầy đủ. Đây là một trong những khó khăn của việc sử dụng bài tập nhận
thức trong dạy học địa lý.


Điều kiện và phương tiện dạy học trong trường phổ thơng hiện nay đã có
nhiều tiến bộ, được đầu tư hơn trước. Tuy nhiên, vấn đề cơ sở kỹ thuật phục vụ
cho việc dạy học địa lý hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định


<b>2. Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức như một công cụ để đổi mới dạy </b>
<b>học trong địa lí 11 - THPT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

các em lòng say mê, sự hứng thú học tập, nghiên cứu khoa học, ln cảm thấy có
nhu cầu tự học, biến hóa q trình giáo dục thành q trình tự giáo dục.


Chương trình và sách giáo khoa địa lý 11 - THPT thực sự là một hệ thống
thống nhất trong đó các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này đòi hỏi
phải xây dựng một hệ thống các bài tập nhận thức về địa lý sao cho đảm bảo
được mối liên hệ chặt chẽ đó. Bài tập nhận thức cần được xây dựng và sử dụng
một cách hợp lý, gắn liền với nội dung chương trình địa lý 11 - THPT.



Người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học
tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy sẽ khơng cịn là nguồn
phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như
trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh.


Khi xây dựng bài tập nhận thức cho học sinh lớp 11 - THPT chúng ta cần
xác định đúng mức độ khó dễ của bài tập nhận thức. Các bài tập được xây dựng
sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh hiện nay. Tuy nhiên, cần
phải xây dựng và sử dụng các bài tập nhận thức có sự phân hóa và thích hợp với
điều kiện dạy ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện về thơng tin cũng như
trình độ nhận thức của học sinh còn kém hơn ở các vùng đồng bằng, thành phố.
<i><b>2.2. Thiết kế bài tập nhận thức </b></i>


- Yêu cầu: Xuất phát từ mục tiêu bài học, xác định đặc tính của bài tập
theo sơ đồ phân loại bài tập nhận thức, bám sát nội dung SGK, xây dựng những
bài tập nhận thức có tính vừa sức, đa dạng hóa hình thức các bài tập nhận thức
- Nguyên tắc: Nội dung các bài học trong sách giáo khoa là xuất phát
điểm quan trọng nhất để thiết kế các bài tập nhận thức. Bài tập nhận thức khơng
q khó, nhưng khơng đơn giản là chỉ đòi hỏi học sinh lặp lại những kiến thức
trong sách giáo khoa. Bài tập nhận thức được xây dựng không lặp lại những câu
hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, mà có tác dụng bổ sung và nâng cao. Cần thiết
bổ sung thông tin vào “cái cho” và “cái tìm” cho bài tập nhận thức.


- Phương pháp thiết kế bài tập nhận thức: quá trình dạy học sẽ đạt hiệu
quả cao nếu như chúng ta biết dạy học phân hóa bằng các bài tập phân hóa. Bài
tập nhận thức cần có mức độ khó, dễ khác nhau phù hợp với trình độ nhận thức
khác nhau của học sinh trong một lớp học. Từ những bài tập nhận thức cơ bản
chỉ thích hợp với những học sinh trung bình, giáo viên có thể biến hóa thành bài
tập nhận thức có mức độ khó, dễ khác nhau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>2.3. Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy - học Địa lí 11 - THPT </b></i>


Mục tiêu của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học địa lý là sự
phối hợp thống nhất giữa hoạt động chỉ đạo, điều khiển của thầy và hoạt động
tích cực, chủ động, sáng tạo của trị trong q trình giải các bài tập nhận thức
nhằm đạt được các mục đích dạy học đã định. Nói một cách đơn giản, đây là việc
tổ chức dạy học địa lý theo kiểu: thầy thiết kế, trò thi công.


Yêu cầu khi sử dụng bài tập nhận thức: sử dụng đúng đối tượng học sinh,
phù hợp với điều kiện lớp học, tạo điều kiện cho học sinh tích cực, độc lập giải
bài tập nhận thức, giáo viên cần bám sát quá trình học sinh giải bài tập nhận thức.
Cấu trúc nội dung bài học trên lớp: cấu trúc sách giáo khoa có mức độ
tổng quát cao. Nếu sử dụng ngay cấu trúc đó và đưa ra bài tập nhận thức thì học
sinnh sẽ khó hiểu ý đồ giảng bài của thầy cơ, các em sẽ khơng có hứng thú làm
việc. Vì vậy, giáo viên biến đổi và cụ thể hóa hơn cấu trúc sách giáo khoa và đưa
ra các mục sát với bài tập nhận thức để các em định hướng được cách giải bài tập
nhận thức tốt hơn.


Cấu trúc tổ chức tiết học trên lớp: chúng tôi phân bố thời gian tiết học như sau:


Trình tự tiết học thơng thường Tiết học sử dụng bài tập nhận thức


Stt Nội dung Thời gian Stt Nội dung Thời gian


1 Ổn định 3 phút 1 Ổn định lớp và đặt vấn


đề 5 phút


2 Kiểm tra bài cũ 5 - 10 phút



3 Bài học mới 30 - 35 phút 2


Tổ chức cho học sinh
giải bài tập nhận thức


4 Củng cố bài 2 phút


5 Bài tập về nhà 1 - 2 phút 3


Nhận xét, đánh giá kết
quả


40 phút


<i>* Các hình thức dạy học bằng giải bài tập nhận thức ở trên lớp </i>


- Hình thức tổ chức lớp học trong giờ học. Trong giờ học có sử dụng bài
tập nhận thức chúng ta thường tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, hoặc
làm việc cá nhân. Việc tổ chức cho cả lớp cùng giải bài tập nhận thức đòi hỏi
thời gian rất nhiều, vì vậy nên hạn chế sử dụng hình thức toàn lớp.


Với bài tập nhận thức dài, có nhiều phần khó và vấn đề có thể tranh luận
thì giáo viên nên tổ chức lớp theo hình thức nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 7 học sinh.


Với bài tập nhận thức dễ hơn, thời gian dành để giải bài tập nhận thức ít,
cần giải quyết nhanh chóng thì giáo viên cho các em giải theo hình thức cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

học sinh… mà giáo viên định sử dụng bài tập nhận thức trong giờ học vào lúc
nào với số lượng là bao nhiêu cho hợp lý.



<i>* Các phương pháp hỗ trợ cho việc giải bài tập nhận thức. </i>


Giờ học có hiệu quả là giờ học mà ở đó giáo viên biết phát huy tính tích
cực của học sinh, biết huy động học sinh tích cực hoạt động nhận thức. Để làm
được điều đó, người giáo viên phải có trình độ chun mơn vững, nhuần nhuyễn
về phương pháp, biết kết hợp lưạ chọn các phương pháp dạy học khác nhau:
Phương pháp đàm thoại - gợi mở, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương
pháp dạy học hợp tác theo nhóm.


<i>* Các biện pháp tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải bài tập nhận thức </i>
Để quá trình học sinh giải bài tập nhận thức được thuận lợi, dễ dàng, vai
trò của giáo viên là rất quan trọng và giáo viên cần thực hiện một số biện pháp cơ
bản sau đây: giao nhiệm vụ và tạo động cơ học tập cho học sinh, giao bài tập
nhận thức phù hợp với trình độ học sinh, giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình
giải bài tập nhận thức của học sinh, đưa ra đáp án bài tập nhận thức.


<b>KẾT LUẬN </b>


Bài tập nhận thức là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học địa lý 11
THPT. Làm tốt công việc này chúng ta đã góp phần quan trọng đối với việc đổi
mới phương pháp giáo dục hiện nay. Việc thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức
góp phần giúp người học lĩnh hội được kiến thức cơ bản, hiểu được những tri
thức địa lý, từ đó phát huy và phát triển tính tích cực, năng lực làm việc độc lập,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo. Tất nhiên để thiết kế được
bài tập nhận thức đòi hỏi tốn kém về thời gian và công sức của người dạy. Nhưng
chúng ta cũng phải làm tốt việc này mới có thể tạo cho học sinh một thói quen
trong quá trình học tập địa lý.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



[1]. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng,
Trần Đức Tuấn. Phương pháp dạy học địa lý. NXB Giáo dục, 1996.


[2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. <i>Phương pháp dạy học địa lý theo </i>
<i>hướng tích cực. NXB Đại học Quốc gia, 2003. </i>


[3]. Lê Thị Đào. <i>Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận </i>
<i>thức trong các giờ học địa lý lớp 10 ở trường THPT. Luận văn thạc sĩ, 2004. </i>
[4]. Nguyễn Thị Tường Liên. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy
<i>học địa lý KT - XH thế giới lớp 11 THPT. Khóa luận tốt nghiệp, 2006. </i>


</div>

<!--links-->

×