Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏtrong dạy học Địa lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.37 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC </b>


<b>THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 - BAN CƠ BẢN THEO </b>
<b>HƯỚNG TÍCH CỰC HỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kiều Oanh, K55TN </b></i>
<i><b>Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS </b><b>Đặng Văn Đức </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn: cách mạng khoa học công nghệ
và Cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đòi hỏi nhà trường đào tạo ra
những con người mới thơng minh, sáng tạo, thích ứng được với yêu cầu mới của thời đại, có tri
thức khoa học – công nghệ tiên tiến, có kĩ năng kĩ xảo vững vàng, có ý thức nghề nghiệp để giải quyết
chính xác, nhanh chóng và sáng tạo các nhiệm vụ của thực tiễn đã đề ra.. Cuộc cách mạng xã hội địi hỏi
con người có đầu óc khoa học, có trình độ học vấn cao, biết vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội
để xây dựng cuộc sống; có các tính và bản sắc riêng, có ý chí, hồi bão, tự chủ, tự giác; có ý thức chấp
hành pháp luật, có tinh thần dân tộc, biết giữ gìn và phát huy truyền thống, tinh hoa của dân tộc.


Mặt khác, nước ta đang bước vào thời kì mới, nên Đảng và Nhà Nước mong muốn chúng ta làm bạn
với tất cả các nước trên thế giới. Công cuộc đổi mới này địi hỏi phải có những con người lao động tự chủ,
năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo liệu được việc làm, lập
nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hôi công bằng,
dân chủ, văn minh.


Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”. Theo xu
hướng đó, người học giữ vai trò chủ động, trong học tập và rèn luyện kĩ năng. Như vậy Nhà trường chủ
yếu là nơi giáo dục cho học trò các phương pháp: suy nghĩ, suy luận, diễn tả, nghiên cứu, học tập, giải
quyết vấn đề.


Trước những yêu cầu đó, phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và



phương pháp dạy môn Địa lí nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS.
Trong đó phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đã được áp dụng rộng rãi trong nhà trường. Tuy
nhiên việc sử dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế.


Với những lí do trên và với sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Văn Đức, tôi đã nghiên cứu đề tài:
<i>“Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học</i> <i>Địa lí 11 - Ban cơ bản theo </i>
<i>hướng tích cực hố hoạt</i> <i>động của học sinh”. </i>Đây là kết quả của sự học hỏi, tìm tịi đồng thời là kinh
nghiệm của bản thân qua hai lần thực tập sư phạm. Đề tài này sẽ giúp tôi rất nhiều sau khi ra trường, tạo
cho tơi cơ sở lí luận vững vàng, để khi áp dụng phương pháp này trong q trình dạy học khơng cịn bỡ
ngỡ và tránh được những sai lầm khơng đáng có.


<b>NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>


<i><b>1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ </b></i>
<i><b>trong dạy học địa lí </b></i>


<i>1.1. Cơ sở lý luận</i>


<i>1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>quan khoa học và phát triển nhận thức.” </i>đã thể hiện được sự đổi mới trong quá trình dạy học , thể
hiện quá trình học của HS là quá trình lĩnh hội tri thức, trong đó có hoạt động thử nghiệm, giao tiếp,
phản ánh và trao đổi.


<i>1.1.2. Khái niệm về PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ</i>


PPDH theo nhóm nhỏ là phương pháp đặt HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo
các nhóm HS. Một trong những lý do chính để sử dụng phương pháp này là nhằm khuyến khích HS trao
đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác.



<i>1.1.3. Phân loại nhóm </i>


Có thể dựa vào số lượng học sinh trong nhóm hay nhiệm vụ của mỗi nhóm mà có cách chia nhóm
khác nhau: phân loại nhóm dựa theo số lượng, phân nhóm theo nhiệm vụ.


<i>1.1.4. Cách chia nhóm </i>


Tuỳ thuộc vào nội dung học tập, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ của HS mà
có những cách chia nhóm nhỏ khác nhau: chia nhóm ngẫu nhiên, chia nhóm có cùng trình độ, chia
nhóm có đủ trình độ, chia nhóm theo sở trường.


<i>1.1.5. Ý nghĩa của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy họcĐịa Lý. </i>


Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ có ý nghĩa to lớn trong dạy học Địa lý bởi khi HS tham gia vào
nhóm học tập sẽ có điều kiện để so sánh, đối chiếu với người khác. Từ đó tự đánh giá, điều chỉnh bản
thân cho phù hợp và thích ứng được với những đòi hỏi của nhà trường và xã hội. Đồng thời qua hoạt
động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính chất chủ quan phiến diện của cá nhân sẽ mất dần và được thay thế
bằng tư duy khách quan, khoa học.


Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm khơng chỉ phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo
trong hoạt động nhận thức, tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, mà qua
cách học này nhiều kỹ năng xã hội được hình thành và phát triển như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng nói và diễn đạt, kỹ năng tập hợp và ghi chép tư liệu, kỹ năng báo cáo. Ngoài ra,
khi tổ chức học tập theo nhóm GV cịn tận ý kiến và kinh nghiệm của người học.


<i>1.2. Cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy họcĐịa lý lớp</i>
<i>11 - THPT </i>


Đó chính là đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HS lớp 11 và đặc điểm nội dung chương trình SGK


Địa lý 11 - Ban cơ bản. Dựa vào những cơ sở thực tiễn này thì việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác
thao nhóm nhỏ vào trong dạy học Địa lí lớp 11 là hoàn toàn phù hợp. Đồng thời thực trạng về việc dạy và
học môn Địa lý ở trường phổ thơng hiện nay cịn nhiều bất cập. GV đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học
tích cực, trong đó có phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, song hiệu quả đạt được chưa cao. Đồng
thời HS cũng chưa có hứng thú học, vẫn có tư tưởng coi mơn địa lí là môn học phụ.


<i><b>2. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học </b><b>địa lí 11- Ban cơ bản </b></i>
<i>2.1. Khảnăng vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy họcĐịa</i>


<i>lý lớp 11 - Ban cơ bản</i>


Với việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của SGK đã tạo điều kiện áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Khả năng vận dụng
phương pháp này trong chương trình lớp 11 - Ban cơ bản là rất lớn.


<i>2.2. Các bước thực hiện phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ</i>
- Bước 1: Chia nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Bước 3: Làm việc trong nhóm
- Bước 4: Báo cáo kết quả


<i>2.3. Các điều kiện để hoạt động nhóm có hiệu quả</i>


Điều kiện đối với GV: Thay đổi căn bản trong nhận thức của GV, GV phải khẳng định vai trò và
chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học, lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần
đạt được khi hoạt động nhóm,quyết định, giám sát, cam thiệp, đánh giá hoạt động của nhóm.


Điều kiện đối với HS: có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hố, khái qt hố.
Ngồi ra, có một số điều kiện khác đó là những yêu cầu cơ bản về phương tiện dạy học như SGK, bản
đồ và lược đồ treo tường… Ngoài ra có thể dùng các phương tiện hiện đại như băng hình, máy chiếu,


máy tính…


<i>2.4. Các hình thức sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học</i>
<i>Địa lý lớp 11 – Ban cơ bản</i>


Có 3 hình thức sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học
Địa lí 11 là:


- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy và học trên lớp.
- Sử dụng trong buổi Xêmina


- Sử dụng trong các buổi học ngoại khoá


Trong mỗi hình thức tơi đều lấy một ví dụ để minh hoạ cho phương pháp này.
<i><b>3. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào một số bài học trong </b></i>
<i><b>SGK Địa lí 11- Ban cơ bản </b></i>


Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ có thể vận dụng trong một mục trong một tiết, cũng có
thể 2 hoặc 3 mục gộp lại để hoạt động theo nhóm. Ngay trong một mục của một bài cũng có thể sử
dụng phối hợp nhiều phương pháp với phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Và như vậy
trong một tiết học sẽ phối hợp phương pháp này với nhiều phương pháp khác như: đàm thoại,
phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê…


Một số ví dụ về việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ cho các mục đích và nhiệm
vụ khác nhau:


+ Bài 3: Một số vấn đề mang tính tồn cầu. Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây
Nam Á và Trung Á (Mục I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á)


+ Bài 7. Liên minh châu Âu (EU). Tiết 4. Cộng hoà liên bang Đức. (Mục I. Vị trí địa lý và điều


kiện tự nhiên và m ục II. Dân cư và xã hội).


+ Bài 12. Ô-xtrây-li-a. Tiết 1: Khái quát về Ô-xtrây-li-a ( M ục II. Kinh tế)
+ Bài 10. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Tiết 2. Kinh tế
+ Bài 11. Khu vực Đông Nam Á. Tiết 2. Kinh tế


<b>KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chương trình địa lí 11 - Ban cơ bản có 12 bài thì bài nào cũng có khả năng áp dụng phương pháp dạy
học hợp tác theo nhóm nhỏ. Như vậy khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở
chương trình Địa lý lớp 11 - Ban Cơ bản là rất lớn. Đồng thời có sự vận dụng khác nhau của phương
pháp này, có mục áp dụng tồn phần nhưng có mục áp dụng kết hợp với các phương pháp khác. Hầu hết
các bài đều sử dụng nhiều phương pháp phối hơp với phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ để
đạt kết quả giáo dục cao nhất. Nhưng cũng có những bài áp dụng phương pháp này cho tất cả các nội
dung trong bài.


Đề tài nghiên cứu của tôi cũng đã đưa ra một vài ví dụ minh chứng cho việc áp dụng phương
pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương trình địa lí lớp 11 -


Ban cơ bản.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen (Chủ biên), 2007. <i>Giới thiệu giáo án địa lí 11. NXB Hà Nội. </i>
[2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2001. <i>Lí luận dạy học</i> <i>địa lí. NXB </i>ĐH Quốc gia Hà Nội.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2004. <i>Phương pháp dạy học</i> <i>địa lí theo hướng tích cực. NXB </i>
ĐHSP.


</div>

<!--links-->

×