Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong trong dạy học Địa lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.87 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHĨM TRONG DẠY </b>
<b>HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 ( BAN CƠ BẢN) -THPT </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lam - K57A </b></i>


<i><b>Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng văn Đức </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Xã hội ngày càng phát triển, từ đó địi hỏi phải đào tạo ra những con người sáng
tạo, tự chủ, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội. Do vậy ngay từ khi còn ngồi trong
ghế nhà trường, mỗi cá nhân phải được rèn luyện theo những phương pháp nhất định và
đủ khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học
ở trường phổ thông đang là một phong trào sâu rộng, áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực vào trong giảng dạy và học tập mơn Địa lí cũng là một yêu cầu cấp thiết.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích
cực giúp cho giáo viên và học sinh đều chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo trong các
hoạt động dạy và học. Từ đó làm cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn. Qua q trình
nghiên cứu, đề tài này giúp tơi rất nhiều sau khi ra trường, việc nắm vững cơ sở lí luận
và thực tiễn sẽ giúp tơi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học
bộ mơn Địa lí được thành thạo hơn.


<b>NỘI DUNG </b>


<i><b>1. Cơ </b><b>sơ lý luận và thực tiễn của việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo </b></i>
<i><b>nhóm trong dạy học Địa lí lớp 10( Ban cơ bản) - THPT </b></i>


<i>1.1. Cơ sở lý luận</i>


Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: Theo PGS.TS Đặng Văn Đức


( Lí luận dạy học đại cương) dạy học hợp tác theo nhóm là phương pháp đặt học sinh
vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Tất cả các
học sinh trong lớp đều được làm việc, thảo luận, tự do trao đổi ý kiến của bản thân góp
phần hồn thiện nhiệm vụ của nhóm mình.


Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm có một số tác động tích cực như: Cho
phép cá nhân đưa ra ý kiến riêng của mình, có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của
từng cá nhân đối với tập thể, phát triển quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, giúp sử
dụng hợp lý các kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực “lãnh đạo”…Tuy nhiên, phương
pháp cũng có một số hạn chế như mất nhiều thời gian, không phù hợp với lớp đông, một
số thành viên trong nhóm ỷ lại.


Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm cũng có nhiều ý nghĩa trong dạy học
địa lý vì khi học sinh tham gia vào nhóm học tập sẽ có điều kiện để so sánh, đối chiếu
với người khác, từ đó có thể tự đánh giá và điều chỉnh mình cho phù hợp với địi hỏi của
nhà trường và xã hội; làm việc theo nhóm giúp phát triển trí thơng minh, sáng tạo cho
các em, tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


học hơn và có những kĩ năng như phân tích, tổng hợp, đánh giá.
<i>1.2. Cơ sở thực tiễn </i>


Sách giáo khoa Địa lý lớp 10( Ban cơ bản) - THPT được thiết kế theo “hướng
mở”, kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ,
nhiều biểu đồ, sơ đồ và lược đồ. Tuy nhiên, giáo viên cần phải nắm vững chương trình,
nội dung sách giáo khoa để có phương pháp dạy học thích hợp.


Tình hình dạy học Địa lý ở trường phổ thơng: Hiện nay nhiều giáo viên địa lý là
những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, song ở khơng ít trường


vẫn sử dụng chủ yếu là thuyết giảng. Với việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh
đã hứng thú nhiều hơn với môn Địa lý, qua đó các em có thể tiếp thu bài nhanh hơn,
khơng khí lớp học sơi nổi hơn.


<i><b>2. Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học </b><b>Địa lý lớp 10 </b></i>
<i><b>(Ban cơ bản) – THPT </b></i>


<i>2.1. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm </i>
<i>2.1.1 Hoạt động của giáo viên và học sinh </i>


+ Giáo viên: có kế hoạch tổ chức, định hướng cho học sinh, tổ chức hoạt động
nhóm, điều khiển, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm.


+ Học sinh: lập kế hoạch, chuẩn bị, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận,
báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.


<i>2.1.2.Cách chia nhóm </i>


Chia nhóm có thể được tiến hành theo nhiều cách. Tuỳ thuộc vào nội dung học
tập, tính chất của nội dung học tập, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ
của học sinh mà có thể chia thành các nhóm khác nhau: nhóm ngẫu nhiên, nhóm có cùng
trình độ, nhóm gồm đủ trình độ, nhóm đồng việc, nhóm chun sâu, nhóm ghép hình…
<i>2.1.3. Cách tiến hành thảo luận nhóm </i>


Thảo luận nhóm có thể chia thành các bước sau:
+ Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Bước 2: Làm việc trong nhóm


+ Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
+ Bước 4: Giáo viên tổng kết, đánh giá



<i>2.1.4. Một số cách tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận</i>


Có thể tổ chức theo một số phương pháp như: phương pháp thị trường, phương
pháp hội thảo, phương pháp hội chợ, phương pháp triển lãm.


<i>2.2. Một số yêu cầu và lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm </i>


Đối với giáo viên cần phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của phương
pháp, có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, chia nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm một cách khoa học, hướng dẫn học sinh, tổng kết, đánh giá để
chuẩn kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


Ngoài ra còn một số yêu cầu khác như tăng cường các phương tiện dạy học: bản
đồ, tranh ảnh, biểu đồ…, thiết kế các phiếu học tập một cách chính xác, khoa học.
Phịng học, bàn ghế được đảm bảo, có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại: máy tính
điện tử, máy chiếu…


Bên cạnh một số u cầu trên thì cũng có những lưu ý khi áp dụng phương pháp
dạy học hợp tác theo nhóm đó là phải thực sự đặt học sinh vào môi trường làm việc
nhóm, giáo viên và học sinh đều phải hoạt động một cách tích cực và tự giác, không ỷ
lại. Trong khi làm việc nhóm cũng cần tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, trước đó
thì cần rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
phân tích, tổng hợp, đánh giá.


<i><b>3. Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài học Địa </b></i>
<i><b>lý lớp 10 ( Ban cơ bản) - THPT </b></i>



Trong chương trình Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) có rất nhiều bài học có khả năng
áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Một số ví dụ cụ thể như:


+ Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, ta chia
lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một phương pháp.


+ Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý
trên bản đồ, ta chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với 6 loại biểu đồ trong sách giáo khoa.


+ Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Trong phần
cấu trúc của Trái Đất có thể chia lớp thành 6 nhóm và cứ 2 nhóm tìm hiểu một thành
phần của Trái Đất.


+ Bài 9: Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái đất. Trong phần tác động của
ngoại lực chia lớp thành 6 nhóm, cứ mỗi nhóm tìm hiểu về một q trình phong hố.


+ Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất. Trong phần I.1: Cấu
trúc của khí quyển, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một tầng của khí quyển.


+ Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi
nhóm thảo luận về một loại gió.


Và cịn rất nhiều bài trong chương trình lớp 10 có thể áp dụng phương pháp này.
<i><b>4. Thiết kế một số giáo án </b><b>Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) – THPT có áp dụng phương </b></i>
<i><b>pháp dạy học hợp tác theo nhóm </b></i>


Giáo án được thiết kế trong phần IV của chương II, bao gồm bài 31 (chương
VIII): Địa lý công nghiệp và bài 40 (chương IX): Địa lý dịch vụ.


<b>KẾT LUẬN </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


chức dạy mẫu cho giáo viên, trang bị hệ thống cơ sở vật chất và rèn luyện cho học sinh
cách học, phương pháp học để học tập hợp tác theo nhóm có hiệu quả tích cực nhất.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. <i>Phương pháp dạy học Địa lí theo </i>
<i>hướng tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội. </i>


</div>

<!--links-->

×