Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bac Ho voi cac dan toc thieu so cac dan toc thieuso doi voi Bac Ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.12 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

“Bác Hồ với dân tộc thiểu số, các dân tộc


thiểu số đối với Bác Hồ kính yêu”



Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, suốt đời phấn đấu vì nền độc lập, tự do
của đất nước, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Hồ Chí Minh ln quan tâm
đến đời sống của mọi người dân.


Nói đến Bác Hồ - Nhớ về Bác Hồ là chúng ta liên tưởng ngay đến hình ảnh: “Nhớ
<b>Ơng Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ Người những</b>
<b>sáng tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người</b>
<b>bước lên đèo/ Người đi rừng núi trơng theo bóng Người/”. Vâng! Trong suốt</b>
quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
coi trọng vấn đề dân tộc và chính Người cũng đã nêu một tấm gương sáng về đoàn
kết, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó Người đã được đồng bào coi như
chính người của bản, làng mình.


Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú và sự hiểu biết sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln sử dụng những ngôn từ mộc mạc, đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để
tuyên truyền. Trên số 123 báo Việt Nam Độc lập ra ngày 21 tháng 4 năm 1942,
Bác có vẽ ba bức tranh miêu tả một người nhắc khơng nỗi một hịn đá to, nhưng
nhiều người cùng chung tay đồn kết thì nhắc bổng lên được. Bác cịn viết kèm
theo mấy câu chú thích: “Hịn đá to/ Hịn đá nặng/ Chỉ một người, nhắc khơng
đặng/ Hịn đá nặng/ Hịn đá bền/ Chỉ ít người, nhắc khơng lên/ Hòn đá to/ Hòn đá
nặng/ Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng.”Trong suy nghĩ và tình cảm của mình,
Người ln coi 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một
nhà, là thành viên không thể chia cắt của đại gia đình dân tộc Việt Nam.


Với tư tưởng nhất quán: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì xây dựng khối đại đồn kết dân tộc trên cơ sở
bình đẳng, xóa bỏ thành kiến dân tộc, chăm lo mọi mặt để miền núi tiến kịp miền
xuôi. Bất kỳ ở đâu và trong thời điểm nào, Người cũng quan tâm, kêu gọi sự đoàn


kết giữa các dân tộc, giữa dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc
thiểu số với nhau để thực hiện khát vọng giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh
phúc cho nhân dân. Tháng 7 năm 1943, Bác đã chỉ thị cho Liên Tỉnh ủy Cao Bằng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bắc: Kinh, Thổ, Mán, Nùng, Mèo, v.v. ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm
nô lệ, ai cũng đoàn kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

này có nhiều tiếng thưa: Dạ có đấy ạ!). Hồi trước như thế là vì sao? Vì Tây và vua
quan muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi. Bây giờ, chúng ta, tất
cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mèo, Mán, Xá, Puộc...đều là anh em ruột thịt
một nhà...”. Rồi Bác cầm bó que giơ cao cho mọi người cùng thấy, vừa nói vừa lấy
ra từng que một: “Đây là đồng bào Kinh, đây là Thái, đây là Mèo, là Xá, là Puộc,
là Mán, Mường...bẻ từng cái có gẫy được khơng?” (có tiếng trả lời: Dạ được!). Bác
liền nắm que lại, hỏi: “Bây giờ đồn kết lại thế này có ai bẻ gẫy được không?”
(tiếng trả lời vang lên: Không, không ạ). Bác vui vẻ, gật đầu: “Chẳng những không
ai bẻ gẫy được mà ai bẻ, chúng ta đánh vào cái đầu nó. Đồng bào phải đồn kết
chặt chẽ như nắm tay này”. Bác giơ nắm tay lên và thế là đồng bào các dân tộc
hoan hô mãi không ngớt....


Những năm tháng sống và hoạt động ở vùng đầu nguồn Pác Bó, Người đã có rất
nhiều kỷ niệm với đồng bào các dân tộc nơi đây. Với tình cảm của mình, Người rất
chú ý đến những nếp sinh hoạt, những phong tục tập quán và đời sống của đồng
bào các dân tộc thiểu số. Trong hồi ký "Bác Hồ đến bản tôi", ông Dương Ðại Lâm
đã kể lại một câu chuyện đầy xúc động thể hiện tấm lòng và sự hiểu biết của Người
với phong tục, lối sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Chuyện rằng, có một
nữ hội viên trong tổ chức Hội cứu quốc cơ sở khơng may bị bệnh qua đời, gia đình
tổ chức làm ma rất chu đáo. Ðược tin, Người cho gọi đồng chí Dương Ðại Lâm lên
hỏi về vấn đề thăm viếng, khi đến thăm viếng thì mang gì đến giúp và các đồn thể
đến thì làm những việc gì, kể cả việc có phải đọc văn tế khơng ? Ơng Dương Ðại
Lâm trả lời rằng có, nhưng văn tế thì phải nhờ các ơng tào hay chữ, mà các ơng tào


thì... Thấy Dương Ðại Lâm ngập ngừng, Người bảo: "Thôi thế thì Ðại Lâm cứ về,
chiều lên lấy". Y hẹn, Người trao cho Ðại Lâm bài văn tế mà bố cục, lời lẽ, quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cách giống như của mọi ông tào cao tay, nhưng nội dung thì rất mới, bao hàm một
ý nghĩa chính trị sâu sắc, những câu văn thống thiết làm xúc động lòng người.
Nghe xong bài văn tế, nhiều già bản thốt lên: "Ðúng quá, đúng quá ! Văn tế của
thầy tào nào làm hay đến thế?". Có thể thấy rằng, Người đã cho chúng ta một bài
học có tính thời sự sâu sắc: Với đồng bào các dân tộc thiểu số thì cần lắm những
tấm lòng để đi đến tấm lòng, biết tranh thủ để tuyên truyền, vận động và giác ngộ
mọi người. Ðặc biệt, Người đã chỉ cho chúng ta rằng: Ðã là người cách mạng thì
khơng được lợi dụng mê tín của quần chúng để kiếm chác. Nhưng đừng nên cứng
nhắc. Phải biết tranh thủ để tuyên truyền, giúp người ta giác ngộ cách mạng.
Có thể nói, đó chính là tấm lịng, là tình cảm trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình mà Bác đã dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.




</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bác Hồ kính yêu với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam


<b>Đồng bào Tây Nguyên khắc ghi lời Bác dạy:</b>



Bác Hồ chưa một lần vào Tây Nguyên, nhiều người dân Tây Nguyên chưa một lần
được gặp Bác, nhưng tình cảm của Người đối với đồng bào và tấm lịng của đồng
bào đối với Bác lớn khơng gì so sánh được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Với già A Hưu (trú tại Lei Rơ 1, phường Lê Lợi, TP. Kon Tum), ra Bắc công tác,
được gặp Bác Hồ năm 1946 là kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời già. Năm nay
đã 87 tuổi, nhưng già vẫn nhớ như in những lời của Bác, được Bác gọi bằng cái tên
trìu mến “những người Việt Nam mới”. Theo lời già, sở dĩ Bác Hồ gọi già và
những người con Tây Nguyên khác bằng cái tên ấy là vì già và những người cùng


đi lúc ấy đại diện cho những người Tây Nguyên biết đi theo cách mạng, biết làm
cách mạng để đánh đuổi Tây. Già còn nhớ, Bác dạy bà con nhân dân mình phải
biết thương yêu nhau, phải biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào; việc gì tốt thì nên làm,
việc gì xấu thì nên tránh, khơng được làm điều xấu có hại cho tổ quốc...”.


Trong chiến tranh chống Mỹ, một số người dân tộc thiểu số được tổ chức phân
công ra Bắc học tập, rèn luyện. Sau này nhiều người đã trở thành “hạt giống đỏ”
trên mảnh đất Tây Nguyên. Ông Ka Ba Tơ - nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh
ủy Kon Tum là một trong những “hạt giống đỏ”. Ông là một trong những người
hiện đang sinh sống ở tỉnh Kon Tum vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ. Bác Hồ đã đi
xa song trong ký ức của ơng, hình ảnh của Người vẫn mãi lắng đọng trong tâm
khảm. Ông Ka Ba Tơ - cho biết: “Lúc nào tôi cũng nhớ lời Bác dạy. Suốt q trình
cơng tác, hoạt động, chiến đấu, tơi ln tự nhắc nhở mình hồn thành tốt nhiệm vụ
mà không được tự kiêu, tự mãn”.


Ở Tây Nguyên bây giờ nhiều gia đình bên cạnh bàn thờ Chúa, hình ảnh Bác Hồ
ln đặt ở vị trí trang trọng. Khơng hoa mỹ, khơng ồn ào, tình cảm người dân Tây
Ngun đối với Người được cất giữ trong trái tim mỗi người và trong nếp sống của
mỗi nhà. Ngày hôm nay, đến các nhà rơng, nhà văn hố trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
đâu đâu cũng treo thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam năm
1946 và ảnh của Bác ở vị trí trang trọng nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bác Hồ kính yêu là người rất quan tâm đến vấn đề về các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam và vì vậy tấm lịng, tình cảm của Người đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
cũng nhiều hơn nước bể, cây rừng.


Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Bác đã căn dặn: “Đoàn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta...” . Tin tưởng rằng, đồng bào
các dân tộc thiểu số huyện nhà sẽ phát huy truyền thống cách mạng của quê hương,
đất nước tiếp tục khẳng định niềm tin son sắt và mãi mãi đi theo con đường mà


Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ và dân tộc ta đã lựa chọn. Quyết tâm ghi tạc và
nguyện thực hiện tốt nhất lời dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng''; cùng nhau bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc góp phần xứng đáng vào q trình xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; không ngừng nâng cao cảnh giác,
kiên quyết phòng và chống mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết các
dân tộc; chung sức, chung lịng xây dựng q hương phát triển tồn diện và bền
vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×