Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.34 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Trường: Tiểu học Ngô Mây ĐỀ THI GIỮA KÌ II
Lớp : 5…….. Môn : Tiếng Viêt
Họ tên : ………..
<b>PHẦN I : Đọc : 10 điểm</b>
<b>I/Đọc thành tiếng :( 5 điểm)</b>
<b>II Đọc thầm và trả lời : (5 điểm) 30 Phút Đọc thầm bài: KHÚC HÁT ĐỒNG QUÊ</b>
Trời thu cao lồng lộng. Heo may về sớm. Con lũ sớm qua nhanh. Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm
ả. Mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập.
Dòng sông thì lạ thật. Lúc sáng sớm, mặt nước loang loáng khói bốc mù mịt. Buổi trưa, khi có ánh
nắng chiếu xuống, mặt nước tím sẫm lại. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như vải lụa xanh.
Nắng hanh vàng, gió hây hẩy. Heo may về hơi lạnh đã thấy săn da. Vắt qua cánh đồng xa tít tắp
trước làng là con đường lớn. Hai bên đường là hàng cây mà các chàng trai làng trồng lưu niệm trước
lúc lên đường, dù là đi học hay đi bộ đội. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ đã vươn cao, cành
lá um tùm, mướt mát xanh, tỏa bóng rợp cả con đường.
Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó. Khi lúa chắc đòng thì cỏ xanh mướt. Sương thu
lãng đãng trôi qua như khoác lên mình nó một tấm áo bàng bạc mờ mờ, ảo ảo.
Mưa thu trải dài trên cánh đồng, rắc lên hoa cỏ may như những giọt sương lấp lánh. Tôi lang thang
trên cánh đồng. Sương mù lãng đãng trôi trên đường. Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến
một miền mơ ước mới. Phía cuối kia nắng vàng yếu dần. Hoàng hôn thu hình như buông chậm. Tiếng
chuông chùa bên sớm đạo thánh thót ngân nga. ( Theo Vũ Minh Nguyệt)
<b>Dựa vào nội dung bài đọc chọn ý trả lời đúng:</b>
1. Bài văn tập trung tả cảnh gì ?
A. Dòng sông, con đường, cánh đồng. B. Bầu trời, cơn lũ, mưa thu.
A. Dòng sông chảy rất hiền hòa, êm ả.
B. Trong một ngày, mặt nước có nhiều biến đổi: sáng sớm, loang loáng khói; trưa, nước tím sẫm, và
về chiều, nước trong veo mềm như vải lụa xanh.
C. Dòng sông luôn có mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập..
D. Con lũ sớm qua nhanh.
3. Câu văn “Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến một niềm mơ ước mới.” Ý nói gì ?
A. Sương mù làm cho tác giả có cảm giác như đi trong mơ.
B. Tác giả mong muốn được dời xa làng để đến những vùng khác tươi đẹp hơn.
C. Được ngắm cảnh đồng quê, tác giả cảm thấy hạnh phúc như đi từ ước mơ này đến ước mơ khác.
D. Mưa thu trải dài trên cánh đồng nên tác giả cảm thấy những bước chân bỗng nhẹ như tênh.
4. Những câu văn nào có hình ảnh so sánh ?
A. Sương thu lãng đãng trôi qua . B. Mưa thu trải dài trên ánh đồng
C. Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. D. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như vải lụa xanh
5. Trời thu cao lồng lộng. Heo may về sớm. Con lũ sớm qua nhanh. Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm
ả. Mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập.
Trong đoạn văn trên tác giả dùng biện pháp ...để tả dòng sông.
6. Từ trái nghĩa với từ vàng chỉ màu sắc trong bài là từ: …...
7. Trong các câu văn sau:” Nắng hanh vàng, gió hây hẩy. Heo may về hơi lạnh đã thấy săn da. Vắt qua
A. Một câu. Đó là câu:...
B. Hai câu. Đó là câu:...
C. Ba câu. Đó là câu:...
8. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu” Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ đã vươn
cao, cành lá um tùm, mướt mát xanh, tỏa bóng rợp cả con đường.” ?
C. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước D. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ.
9. Các vế trong câu ghép” Con lũ sớm qua nhanh nên dòng sông quê tôi lại hiền hòa êm ả.” Nối với
nhau bằng cách nào ?
A. Trực tiếp ( không dùng từ nối ). B. Bằng một quan hệ từ.
C. Một cặp quan hệ từ. D. Một cặp từ hô ứng.
10. Hai câu “ Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó.” Liên kết bằng cách ?
A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ ( dùng đại từ ).
C. Thay thế từ ngữ ( dùng từ ngữ đồng nghĩa ) D. Bằng từ ngữ nối.
<b>PHẦN II : BÀI VIẾT: 40 phút 1. Chính tả: (Nghe – viết) : (15 phút) 5 điểm</b>
<b>Bài viết: Núi non hùng vĩ</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5</b>
<b>A. Đọc thầm 5 điểm. Mỗi câu 0.5 điểm</b>
Câu 1: A. Câu 3: C
Câu 2: B Câu 4: D
Câu 5: Nhân hóa
Câu 6: xanh, tím
Câu 7: A.(một câu). Đó là câu: Nắng hanh vàng, gió hây hẩy.
Câu 8: C
Câu 9: B
Câu 10: B
<b>B. Đọc thành tiếng: 5 điểm</b>
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0.5 điểm, sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0.5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên
(0 điểm)
- Giọng đọc rành mạch, lưu loát (1 điểm)
(Giọng đọc chưa rành mạch lưu loát: 0,5 điểm.
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (1 điểm)
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút 0,5 điểm), đọc quá 2 phút (0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm trả lời sai, hoặc không được: 0 điểm)
<b>1. Chính tả: 5 điểm</b>
<b>Bài viết : ĐÊM TRĂNG HÀNH QUÂN VỀ ĐỒNG BẰNG.</b>
<b> Đêm nay, sư đoàn vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên.</b>
Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một
khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn
gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Các phân đội bắt đầu vượt sông. Bóng các chiến sĩ đổ dài trên bãi cát. Tiếng cười nói ồn ả. Gió thổi
mát lộng.
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữa viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm)
- Mỗi lỗi CT viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ (0.5
điểm)
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1
điểm toàn bài.
<b>2. Tập làm văn: 5 điểm</b>
Hình thức diễn đạt : viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt
trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.