Trở thành nhà lãnh đạo sáng suốt
Trở thành một nhà lãnh đạo là điều không phải dễ dàng, càng khó hơn để trở
thành một nhà lãnh đạo luôn ra quyết định sáng suốt. Rất hiếm những nhà lãnh
đạo bẩm sinh, mà phần nhiều phải do rèn luyện mà thành. Những phương pháp
sau đây sẽ góp phần giúp người lãnh đạo quyết định vấn đề chiến lược một
cách hiệu quả.
1. Mở rộng đầu óc
Trước khi thực hiện một quyết định quan trọng, hãy giữ
cho đầu óc thanh thản và trống rỗng. Ngồi xuống và
nhắm mắt, chú ý đến từng cảm giác, từng hơi thở của
cơ thể, những hình ảnh và suy nghĩ thoáng qua trong
tâm trí, lắng nghe từng âm thanh vọng lại cho đến khi mọi căng thẳng tan biế
cảm giác bình yên tràn ngập. Khi ấy, mọi việc từ từ trở lại hiện hữu và rõ ràng
hơn trong bạn và bạn
n,
đã biết mình nên làm gì.
2. Chú ý sự cân bằng
Nhà lãnh đạo phải ý thức được nhịp điệu thay đổi của tự nhiên, sự lên hoặc
xuống của thị trường và học cách đồng hành với sự nhịp nhàng ấy. Mọi sự việc
đều tuân theo một quy luật tự nhiên và bản thân mỗi chúng ta, nhiều hay ít cũng
chịu sự tác động. Nhiều người bị căng thẳng vì quá tập trung đeo đuổi mục tiêu,
nên không chú ý đến tác động bên ngoài, không kết nối được với cảm nhận bên
trong, với hiện tại. Hãy bắt đầu chú ý đến mọi cảm giác tự nhiên và bỏ qua
những phán xét, những định kiến đối với một vấn đề, một người nào đó. Điều
này sẽ giúp ta luôn ở thế linh hoạt, nhận biết lúc nào nên mềm mỏng, lúc nào
nên cứng rắn; khi nào tiến, khi nào lùi và lúc nào nên nói, lúc nào nên lắng nghe.
3. Đối mặt với sợ hãi
Việc giữ lại những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ hay lo lắng về những điều
chưa xảy ra sẽ gây ra tác động xấu lên cơ thể và trí óc, ảnh hưởng đến những
phán quyết. Cố gắng giữ cho đầu óc tập trung ở hiện tại sẽ giúp nhà lãnh đạo
tiếp cận vấn đề một cách sáng rõ. Khi gạt bỏ ra khỏi trí óc những kế hoạch, chỉ
tiêu, phương án… ta có cơ hội thấy rõ thực tế hơn bởi năng lượng sáng tạo
không còn bị những hoạch định ràng buộc.
Tập trung và nhìn thẳng vào khó khăn, thừa nhận với bản thân về nỗi sợ thất
bại. Sau đó hãy để tâm trí bạn vẽ nên bức tranh khi những điều tồi tệ xảy ra,
cảm nhận sự thất bại một cách sâu sắc nhất, cho đến khi nó dần qua đi. Sau đó,
ta sẽ nhận ra rằng thất bại chẳng qua chỉ là một món quà của cuộc sống. Giống
như những chiến binh Samurai, đó là cách học chết trước khi chết.
4. Biết trân trọng
Căng thẳng và sợ hãi làm chúng ta có xu hướng trở nên gay gắt, hay chỉ trích
người khác. Nhà lãnh đạo giỏi là người thấu hiểu và giỏi nắm bắt cảm xúc của
chính mình cũng như của nhân viên. Sự quan tâm sâu sắc, lo lắng và cảm thông
của lãnh đạo với cấp dưới chính là sức mạnh, nguồn động viên lớn nhất đối với
họ. Ngoài ra, sự trân trọng của người lãnh đạo càng thể hiện rõ khi họ hiện diện,
chỉ đạo chia sẻ với cấp dưới trong tình huống gian lao, khó khăn. Đức tính rộng
lượng, phán xử công bằng sẽ khiến người lãnh đạo trở thành đầu tàu mà mọi
người đều muốn đi theo.
5. Biết lắng nghe
Có những nhà lãnh đạo chỉ cho phép nhân viên làm
việc trong một khuôn khổ nào đó, việc này vô hình
trung đã giới hạn khả năng của họ và doanh nghiệp
sẽ thiệt hại nhiều những sáng kiến, ý tưởng hay.
Lắng nghe nhân viên và những đề xuất của họ,
người lãnh đạo sẽ thiết lập được sự tin tưởng, nhận
được chia sẻ, đóng góp chân thành của nhân viên.
Đó là con đường ngắn nhất để nhà lãnh đạo có
được một đội ngũ tài năng luôn làm việc vì mục tiêu
phát triển chung của doanh nghiệp.
6. Phát triển tầm nhìn
Chúng ta có xu hướng trở thành những gì chúng ta nghĩ. Khi mang những ý nghĩ
tiêu cực, ta tự tạo ra những hoàn cảnh củng cố nỗi sợ hãi bên trong. Vì vậy, hãy
sử dụng ý nghĩ như là một công cụ sáng tạo, có thể “nhìn thấy” kết quả tốt đẹp.
Khi nắm được quy luật tự nhiên, mở rộng nhận thức, nhà lãnh đạo có khả năng
nhìn được nhiều phía từ một vấn đề, không còn thấy sợ hãi trước biến động mà
xem đó như là một cơ hội tốt để khám phá những khả năng mới. Từ đó có quyết
định đúng đắn để biến mục tiêu và giấc mơ thành hiện thực.
Trang Doanh nhân trẻ, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 239, ra ngày
07/03/2008