Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.57 KB, 6 trang )

Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam
2.1. Khái quát quá trình phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt
Nam
Lịch sử phát hành và sự hình thành phát triển thị trường trái phiếu Chính
Phủ ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1990: Giai đoạn chưa hình thành thị trường TPCP
Ở thời kỳ này, nhu cầu chi tiêu cho cuộc kháng chiến là rất lớn, trong khi
nguồn thu của ngân sách Nhà Nước còn hạn hẹp do chính sách giảm thuế của
chính quyền cách mạng, vì vậy việc huy động vốn qua hình thức TPCP đã có ý
nghĩa rất lớn, tuy nhiên, nó còn nhiều hạn chế do nguồn lực tài chính trong dân
còn nhỏ, dựa trên lòng yêu nước là chính, có loại công trái không hoàn cả gốc
lẫn lãi mà người dân vẫn mua, có thể thấy rằng giai đoạn này việc phát hành
công trái không dựa trên quan hệ kinh tế mà là trên quan hệ chính trị, nhằm mục
đích phục vụ cho chiến tranh là chính. Như vậy, ở giai đoạn này chưa tồn tại
khái niệm thị trường trái phiếu Chính Phủ.
2.1.2. Giai đoạn 1990 - nay: Giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển thị
trường trái phiếu Chính Phủ
Trong giai đoạn 1990 đến nay, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện nền kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của đại hội đảng lần thứ VII,
VIII và IX. Nền kinh tế trong giai đoạn này đã liên tục tăng trưởng và đạt được
những thành tựu quan trọng. Nhiệp độ tăng GDP bình quan hàng năm giai đoạn
1991 – 1995 đạt 8,2%, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 7,0% và giai đoạn 2001 –
2004 đạt xấp xỉ 7.3%. Để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chính sách lớn trong
lĩnh vực tài chính, tiền tệ nói chung và công tác huy động vốn nói riêng đó là:
Xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện cải cách cơ bản nền tài
chính Nhà nước theo hướng thúc đẩy khai thác nguồn lực trong nước, xây dựng
và phát triển thị trường tài chính, từng bước hình thành thị trường chứng khoán,
thu hút các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Công tác huy động
vốn của Chính Phủ trong giai đoạn 1991 – 2004 chủ yếu được thực hiện thông
qua hoạt động phát hành trái phiếu Chính Phủ qua kho bạc Nhà nước, gần đây


nhất là quỹ Hỗ trợ phát triển và thu hút nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài.
Có thể chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn nổi bật như sau:
2.1.2.1. Giai đoạn 1990 – 1999
Từ năm 1990, hệ thống ngân hàng hoạt động theo 2 pháp lệnh: pháp lệnh
ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng. Đồng thời, hệ thống kho bạc Nhà nước đã được thành lập theo quyết định
số 07/HĐBT ngày 1/4/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng( nay là thủ tướng
Chính Phủ) dựa trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ thuộc ngân sách
Nhà nước từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang cho Bộ Tài Chính. Ngay từ
khi được thành lập cho đến nay, hệ thống kho bạc Nhà nước đã tổ chức thực
hiện công tác huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển
bằng trái phiếu Chính Phủ.
Có thể thấy rằng, việc thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước, công tác
quản lý, điều hành quỹ ngân sách Nhà nước và huy động vốn cho đầu tư phát
triển đã có bước phát triển quan trọng. Và để từng bước xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn ho bạc Nhà nước đã soạn thảo
và trình Chính Phủ, Bộ Tài Chính ban hành các nghị định số 72/CP ngày
26/7/1994 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quyết định, thông
tư hướng dẫn, và bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển
thị trường chứng khoán nói chung. Thị trường TPCP nói riêng và quan trọng
hơn cả là việc đổi mới nhận thức và quan điểm đối với công tác huy động vốn
phục vụ mục đích chỉ tiêu cùng đầu tư phát triển của Chính Phủ
Năm 1991, kho bạc Nhà nước tổ chức thí điểm phát hành tín phiếu kho
bạc kỳ hạn 3 tháng tại thành phố Hải Phòng, mở đầu cho việc tổ chức công tác
huy động vốn trong thời kỳ mới. Từ năm 1992, nguồn vốn phát hành trái phiếu
Chính Phủ đã góp phần tích cực trong việc chấm dứt phát hành tiền để bù đắp
thiếu hụt ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là từ khi có nghị định 72/CP năm 1994
đã bước đầu cho thấy sự thay đổi trong cách tư duy của Chính Phủ trong chiến
lược tạo nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển.Trong giai đoạn
này bằng những hình thức phát hành mới, công tác huy động vốn của Chính Phủ

đa có những tiến bộ vượt bậc. Điều này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện mặc dù
chưa thật sự rõ nét thị trường TPCP ở Việt Nam.
2.1.2.2. Giai đoạn 2000 – 2004
Nhằm hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy thị trường TPCP phát triển.
Chính Phủ đã liên tục ban hành những nghị định thay thế cho nghị định 72/CP
bằng nghị định số 01/2000/NĐ-CP, ngày 13/01/2000 và mới đây nhất là nghị
định số 141/2003/NĐ-CP, ngày 20/11/2003 của Chính Phủ ban hành về quy chế
phát hành trái phiếu Chính Phủ; nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 được
thay thế bằng nghị định số 144/2003/NĐ-CP 28/11/2003 về chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Thị trường TPCP đã thực sự được xác lập bắt đầu từ tháng
7/2000 khi trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ra đời, đánh dấu
một sự kiện quan trọng trong dời sống kinh tế - xã hội, nó tạo ra những yêu cầu,
thách thức, cũng như cơ hội mới cho công tác huy động vốn, đặc biệt là nhu cầu
hàng hóa để kích thích hoạt động mua bán, trao đổi và luân chuyển vốn trên thị
trường, Từ đây, trái phiếu Chính Phủ được phát hành theo những phương thức
mới là đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành.
Theo đó, các loại TPCP trung và dài hạn đã đủ tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch
trên thị trường chứng khoán. Như v ậy sự hình thành và phát triển thị trường
TPCP qua các giai đoạn, đặc biệt là từ khi hệ thống kho bạc Nhà nước ra đời
đến nay, đã giải quyết một số vấn đề sau:
• Tạo nguồn tài chính quan trọng, đáp ứng nhu cầu đầu tư của Chính Phủ phục vụ
công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
• Phát hành TPCP đã trở thành giải pháp có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm
phát và chấm dứt phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước
• Thị trường TPCP phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
2.2.Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam
2.2.1. Thị trường phát hành TPCP
2.2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh
Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành TPCP, trái

phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được ban
hành thay thế Nghị định 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khích phát
hành huy động vốn qua trái phiếu.
Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính
quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trung.
Quyết định 46/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 6/8/2006 ban hành
Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn.
Quyết định 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 20/6/2006. Giao dịch TPCP sẽ được
thực hiện tại các TTGDCK. Kể từ ngày 20/6/2006, toàn bộ hoạt động đấu thầu
TPCP qua TTGDCK sẽ được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội và sau đó được
niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.
2.2.1.2. Thành viên tham gia
- Các thành viên đấu thầu: Trước khi ban hành quyết định
2276/2006/QĐ-BTC, TTGDCK Hà Nội có 36 thành viên đấu thầu và sau khi
ban hành quyết định 2276/2006/QĐ-BTC, tính đến 14/4/2008, TTGDCK Hà
Nội đã có 73 thành viên đấu thầu.
- Các thành viên bảo lãnh: Tính đến 30/9/2007 có 34 thành viên bảo lãnh
phát hành TPCP, trong đó có 16 thành viên là các ngân hàng thương mại.
2.2.1.3. Thực trạng hoạt động
a- Tình hình đấu thầu trái phiếu Chính Phủ qua trung tâm giao dịch
chứng khoán
+ Đấu thầu trái phiếu Chính Phủ qua sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh:
Về phương thức đấu thầu TPCP: trái phiếu được đấu thầu theo hình thức
cạnh tranh lãi suất hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu
không cạnh tranh lãi suất, trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài Chính.
Trong trường hợp kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không
cạnh tranh lãi suất thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất

không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đó.
Số trái phiếu trúng thầu được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM; tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 1 năm/1 lần.
TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành: Từ năm 2000-
30/6/2006, KBNN đã thực hiện 91 đợt đấu thầu TPCP qua SGCK TP.HCM với
tổng khối lượng gọi thầu là 19.800 tỷ đồng. Kết quả có 74 đợt thành công với
khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578,7 tỷ đồng, đạt 53,43% so với khối lượng
gọi thầu.
TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) nay là Ngân hàng Phát triển
Việt Nam phát hành: Từ năm 2002 - 30/6/2006, Quỹ HTPT đã thực hiện 60 đợt
đấu thầu TPCP qua TTGCK TP.HCM với tổng khối lượng gọi thầu là 9.100 tỷ
đồng. Kết quả chỉ có 18 đợt thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là
1.199 tỷ đồng, đạt 13,18% so với khối lượng gọi thầu.
Từ 01/7/2006 SGDCK TP.HCM không tổ chức đấu thầu TPCP, nhiệm
vụ này được thực hiện thống nhất tại TTGDCK Hà Nội.
+ Đấu thầu trái phiếu Chính Phủ qua TTGDCK Hà Nội:
Trong năm 2007, đơn vị thực hiện phát hành qua TTGDCK Hà Nội
nhiều nhất là kho bạc Nhà nước với 31 phiên đấu thầu, tiếp đến là Ngân hàng
phát triển Việt Nam với 7 phiên và quỹ đầu tư và phát triển đô thị Tp.HCM với
6 phiên. Trong năm 2007, không có phiên đấu thầu nào Trái phiếu thủ đô của
UBND Tp. Hà Nội( năm 2006 có 1 phiên ).

×