Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.48 KB, 9 trang )

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động định giá ở Việt Nam
Trước Đại hội Đảng VI, Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như chưa có do vậy các cơ quan
Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh không có nhu cầu định giá doanh
nghiệp. Mọi hoạt động chuyển nhượng tài sản, bàn giao xí nghiệp, sát nhập,
chia tách doanh nghiệp đều được thực hiện theo kế hoạch và thông qua hệ thống
điều hoà vốn của các cơ quan chủ quản và tài chính. Việc liên kết hoặc sát nhập
giữa các doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển ngành và vùng lãnh thổ cũng chỉ
là tập hợp số học đơn giản giá trị tài sản của các doanh nghiệp với nhau. Các
yếu tố thực cấu thành giá trị doanh nghiệp cũng không được quan tâm. Giá trị
doanh nghiệp cũng chỉ là con số danh nghĩa do nhà nước quy định và được ổn
định trong thời gian dài. Chính vì vậy định giá doanh nghiệp không hề là một
nhu cầu và không được đề cập đến trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước
ta.
Từ năm 1992 trở lại đây, các quy định về định giá doanh nghiệp đều tập
trung chủ yếu vào định giá doanh nghiệp cổ phần hoá. Ngày 8/6/1992 thực hiện
Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá VIII, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) đã ban hành Quyết định 202/QĐ về việc
tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần. Ngày 04/03/1993 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 84/TTg về việc xúc
tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó là một số
Nghị định khác nhằm hoàn thiện và hướng dẫn việc cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước. Đến nay hoạt động định giá đã và đang được chú trọng.
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đánh dấu bằng việc tổ chức
phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh. Thị trường chứng khoán đi vào hoạt động là một điểm nhấn rất quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ chỗ chỉ có 2 công ty niêm
yết giờ đã lên đến hơn 100 công ty niêm yết, với nhu cầu định giá ngày càng
tằng.
2.2 Nhu cầu định giá cổ phiếu


* Đối với thị trường chính thức
Trong bất cứ tình hình nào, những báo cáo phân tích cơ bản và đặc biệt là
định giá chứng khoán luôn có vai trò quan trọng đối với thị trường chứng
khoán. Với thị trường chứng khoán Việt Nam nó rất có ích với những người
tham gia thị trường.
- Tìm ra những cổ phiếu đang giao dịch trên hoặc dưới giá trị. Những báo cáo
định giá sẽ đưa ra cho nhà đầu tư cơ sở để tìm kiếm những cổ phiếu đang giao
dịch khác với giá trị thực của nó, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý.
- Các công ty chứng khoán có thể sử dụng báo cáo định giá với việc xây dựng
những chương trình công bố định kỳ cho nhà đầu tư, hoặc sử dụng để quản lý
danh mục đầu tư và phát triển nghiệp vụ tự doanh, và cung cấp cho các nhà đầu
tư tiềm năng. Vì vậy phát triển hoạt động phân tích và định giá là một cách tốt
nhất để các tổ chức kinh doanh chứng khoán thu hút khách hàng và nâng cao
khả năng cạnh tranh.
- Xác định mức giá thích hợp rất có ích trong hoạt động của các tổ chức kinh
doanh chứng khoán, đặc biệt trong việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh như tự
doanh, quản lý danh mục đầu tư và đặc biệt là bảo lãnh phát hành, lĩnh vực
mang lại nhiều lợi nhuận cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán,
- Các công ty niêm yết có thể sử dụng những báo cáo này để điều chỉnh hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vì những báo cáo định giá trước hết xuất
phát từ phân tích tình hình kinh doanh của công ty cổ phần, đánh giá tăng
trưởng, rủi ro, và dòng tiền của công ty, nên chúng cũng rất hữn ích đối với
công ty cổ phần để nhận ra thái độ của công chúng đầu tư với công ty, so sánh
với các công ty cùng loại, điều chỉnh hoạt động của mình.
- Là cơ cở cho hoạt động của các Quỹ đầu tư, các công ty đầu tư tài chính.
* Đối với thị trường chưa chính thức
Các cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết sẽ là đối tượng của các công
ty chứng khoán, các Quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư mong muốn tỉ lệ lợi
nhuận cao, Tuy nhiên để hoạt động giao dịch ở thị trường này thực sự phát triển
cần phải giải quyết được những vấn đề sau :

- Tạo cơ chế thanh toán đáng tin cậy
- Có được hệ thống thông tin cơ bản và liên tục về công ty cổ phần.
- Đưa ra được những báo cáo định giá và giới thiệu cơ hội đầu tư với nhiều nhà
đầu tư tiềm năng.
Trong trường hợp này, vai trò của các công ty chứng khoán, các công ty
quản lý quỹ, quỹ đầu tư là rất quan trọng, chỉ những định chế này mới có khả
năng và điều kiện về vốn và uy tín và kiến thức để thực hiện giao dịch. Ở đây,
một lần nữa vai trò của báo cáo định giá ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
2.3. Phương pháp định giá chủ yếu ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Hiện tại với cơ cấu và lực lượng của thị trường, các công ty chứng khoán,
quỹ đầu tư, thường tiến hành phân tích nhằm phục vụ mục đích đầu tư riêng,
không công bố thông tin và không mang tính liên tục. Bản thân chất lượng của
những báo cáo này cũng là một vấn đề đặc biệt khi đưa ra quyết định đầu tư.
Chính từ việc thiếu những căn cứ để đầu tư đã khiến cho các nhà đầu tư chứng
khoán không biết đầu tư ở mức giá nào là hợp lý, dẫn đến việc mua bán theo
phong trào và trên thực tế nhiều người đã phải trả giá đắt cho hoạt động đầu tư
thiếu hiểu biết của mình. Nhiều nhà đầu tư mất phương hướng với những biến
động thị trường. Những bài học này càng khiến cho nhu cầu định giá chứng
khoán cao, nhà đầu tư có cơ sở hơn trong việc ra quyết định và có thể kiên định
với dự tính của riêng mình.
2.3.2 Đối với tiến trình cổ phần hoá - Phương pháp định giá của Bộ tài
chính
Mục đích của việc đưa ra các phương pháp định giá của Bộ tài chính là để
xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá, vì vậy đối tượng của
chúng là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Theo thông tư 79/2002/ TT-
BTC hai phương pháp cơ bản được sử dụng là: phương pháp giá trị tài sản ròng
và phương pháp dòng tiền chiết khấu.
* Phương pháp giá trị tài sản ròng
Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế

của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
* Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF): Là phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai,
không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
- Đối tượng áp dụng: Phương pháp này được lựa chọn để xác định giá trị các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ
tư vấn, thiết kế xây dựng … có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước cổ phần hoá cao hơn lãi suất
trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp.
- Căn cứ xác định: Giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở.
+> Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định
giá trị doanh nghiệp.
+> Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3-5 năm
sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
+> Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh
nghiệp được định giá.
- Xác định giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.:
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá
được xác định theo công thức.
Giá trị thực tế vốn Nhà nước =
Trong đó : : là giá trị hiện tại của cổ tức năm i
: Là giá trị hiện tại của vốn nhà nước năm thứ n
i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp
D
i :
Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm i.
n : Số năm tương lai được lựa chọn (3-5 năm ).

P
n
: Giá trị vốn Nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức :

D
n+1
: Khoản lợi nhuận sau thuế ding để chia cổ tức dự kiến năm n+1
n
n
n
i
i
i
K
P
K
D
)1()1(
1
+
+
+

=
i
i
K
D
)1( +
n

n
K
P
)1( +
gK
D
P
n
n

=
+1

×