Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Xay dung moi quan he nhan vangiwuax GVCN voi HS nham nang cao hieu qua giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.04 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I/ TÊN ĐỀ TÀI : "XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ NHÂN VĂN GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ". II/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong quá trình giáo dục học sinh ( HS) , người giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) đóng một vai trò quan trọng và quyết định một phần về hiệu quả giáo dục . Có thể nói GVCN là linh hồn của lớp . Mà muốn vai trò ấy của người GVCN thành công và thu lại hiệu quả cao thì người GVCN phải xây dựng được mối quan hệ vừa gần gũi, vừa thân thiết, vừa mạnh, vừa mềm dẽo . Có như thế thì hiệu quả giáo dục mới đạt kết quả cao. Trước thực trạng của nền giáo dục hiện nay tình hình đạo đức HS đang có chiều hướng giảm sút. Nhiều vụ việc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu rơi vào những độ tuổi cắp sách đến trường. Điều đầu tiên chúng ta cần nói đó là lỗi thuộc về ai . Chắc có lẽ người lớn chúng ta phải chịu trách nhiệm nặng nề về vấn đề này. Thiết nghĩ GVCN là người giáo dục trực tiếp và gần gũi nhất đối với học sinh , là người thay mặt gia đình, nhà trường chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện từng cá nhân trong tập thể lớp do mình phụ trách. Mọi hoạt động và tác động giáo dục kém hiệu quả nếu GVCN không xây dựng được mối quan hệ nhân văn với học sinh . Trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã thấy rõ sự cần thiết của vấn đề này nên tôi chọn đề tài : " Xây dựng quan hệ nhân văn giữa GVCN với học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ". III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN : Trước thực trạng giáo dục đạo đức trong HS hiện nay . Tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình " Xây dựng mối quan hệ nhân văn giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục " gồm những nội dung sau : 1/ Các biểu hiện của quan hệ nhân văn : a) Tình yêu tích cực b) Thái độ vị tha, khoan dung c) Tôn trọng và bảo vệ HS d) Tin tưởng và tạo điều kiện cho HS phát triển 2/ Các giải pháp xây dựng mối quan hệ nhân văn của giáo viên chủ nhiệm với học sinh : * Tác động vào nhận thức của giáo viên * Về tổ chức quản lý * Tự hoàn thiện của giáo viên IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : Hằng năm , trường THCS Trần Cao Vân là một trong những trường trọng điểm và đi đầu trong mọi hoạt động giáo dục cuả ngành giáo dục huyện nhà . Nhưng bên cạnh đó cũng không ít những trường hợp HS vi phạm đưa ra kỉ luật trước lớp, trước trường . Để khắc phục những biểu hiện sai trái trong học sinh. GVCN cần uốn nắn kịp thời những hành vi vi phạm đó. Đối tượng thường xuyên vi phạm chủ yếu rơi vào những học sinh khối 8-9..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong những năm chủ nhiệm khối 8-9 , tôi rút ra một điều : Ở lứa tuổi này tâm sinh lí các em đã có nhiều thay đổi. Các em muốn mình là người lớn không thích thầy cô mình " nói nặng " làm tổn thương đến nhân cách các em. Các em muốn thầy cô chủ nhiệm quan tâm giúp đở bằng những tình cảm, thái độ trên cơ sở tôn trọng, bảo vệ các em hơn là những hình thức " răn đe , la mắng ". Và những năm chủ nhiệm lớp , tôi đã thực hiện khá tốt nhờ đề tài này . Cụ thể, hiện nay lớp 9.5 của tôi trong học kì I năm học 2008 - 2009 này luôn đạt phong trào thi đua loại tốt , dẫn đầu toàn trường trong các hoạt động . V/ NỘI DUNG NGIÊN CỨU : 1/ Các biểu hiện của quan hệ nhân văn : Hệ thống các mối quan hệ bền vững dựa trên nguyên tắc coi con người là vốn quí nhất. Yêu thương, tôn trọng, bảo vệ các quyền của con người và tạo điều kiện cho con người phát triển...tạo nên quan hệ nhân văn giữa con người với nhau. Biểu hiện cụ thể của quan hệ đó giữa GVCN với học sinh là : a) Tình yêu tích cực : Thể hiện tập trung ở lý tưởng coi sự phát triển của HS là mục đích trong mọi hoạt động của giáo viên. Trên phương diện quan hệ nhận thức , Giáo viên luôn có nhu cầu thâm nhập vào thế giới tinh thần của học sinh, hiểu biết hoàn cảnh sống, cá tính , năng lực , khó khăn... của từng HS . Đặc biệt ở lứa tuổi đang trưởng thành, đang trải nghiệm những khủng hoảng trong sự phát triển tâm lí, việc nhận thức kịp thời các mâu thuẩn nảy sinh để các em vượt qua là rất quan trọng . Về phương diện quan hệ cảm xúc, GV là người cởi mở, gần gũi, thân tình và tế nhị trong giao tiếp với HS, đem lại cho các em tâm trạng vui vẻ , tình cảm ấm áp và sự tin cậy có thể chia sẽ với giáo viên khi cần thiết. Đó là điều kiện cho sự hài hòa, thống nhất tinh thần giữa họ. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngoài nhu cầu giao tiếp bạn bè, trong đời sống nhà trường các em còn có nhu cầu trao đổi, tham khảo ý kiến giáo viên và các vấn đề đặt ra trong cuộc sống . Theo số liệu điều tra 86% HS muốn GV nới nhẹ nhàng, 96% muốn GV gọi HS là em ( không gọi bằng anh chị ) , 16% mong giáo viên quan tâm đến các vấn đề khác của đời sống các em... quan tâm mọi mặt và sẵn sàng giúp đở HS là biểu hiện về tình yêu của GV đối với HS , đồng thời là phương diện thực tiển của quan hệ nhân văn. Nếu không , quan hệ GV- HS chỉ còn là quan hệ công việc dựa trên cơ sở của vai trò chức năng . Trong các hoạt động giao lưu , GV đề cao vị trí của HS với vai trò là chủ thể, tạo cơ hội để từng em tự thể hiện, tự khẳng định , phát huy sáng kiến và sáng tạo là phương thức có hiệu quả, thể hiện tình yêu tích cực của GV đối với HS. b) Thái độ vị tha, khoan dung : Tình yêu đối với học sinh luôn gắn liền với lòng vị tha, khoan dung của GV . Khi GV hiểu rằng HS là những nhân cách đang hình thành và phát triển thì sẽ coi những sai lầm, thiếu sót ở các em là điều tất yếu. Điều quan trọng là giáo viên giúp HS tránh được những sai lầm thì giúp các em khắc phục và tự sửa chữa. Đó là quan điểm nhân văn đối với thiếu sót của HS và là cơ sở cho lòng vị tha,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khoan dung của GV. Khi HS mắc khuyết điểm, giáo viên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan để nhận ra lí do nào có thể thông cảm, điều nào cần phân tích để các em nhận thấy trách nhiệm của mình. Sau đó GV không định kiến mà tin vào ý chí khắc phục của HS. Đối với những em có mặc cảm nặng nề về lỗi lầm thì GV động viên khích lệ các em vượt qua và tự khẳng định mình trong tương lai. Trên thực tế hiện tượng GV thiếu vị tha đối với HS còn phổ biến, thái độ quy kết tội lỗi và định kiến gây bất minh cho HS là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ thầy trò trở nên căng thẳng . Qua thăm dò, có 19% muốn GV độ lượng, 20% mong GV sáng suốt khi xét kỉ luật, 2% mong GV quan tâm đến hoàn cảnh và tâm trạng của HS khi các em mắc sai sót. Đó chính là những nguyện vọng và sự khoan dung, cảm thông và tôn trọng con người mà GV cần đáp ứng. c) Tôn trọng và bảo vệ học sinh: Trước hết , đó là sự nhìn nhận và đối xử của GV đối với HS như những nhân cách và có đầy giá trị, thừa nhận có quan điểm riêng và có cá tính của các em, thừa nhận sự bình đẳng của HS. Bình đẳng không có nghĩa là sự giống nhau về vị thế giữa GV và HS, vì GV có quyền hạn và trách nhiệm của mình. Bình đẳng thể hiện ở sự thừa nhận vai trò chủ thể, tích cực, vị thế trung tâm của HS trong quá trình giáo dục, thừa nhận HS phải được tôn trọng và họ có thể tác động đến GV. Từ đó dẫn đến phong cách dân chủ và quan hệ hợp tác giữa GV với HS. Tôn trọng HS còn thể hiện ở thái độ và sự đánh giá công bằng đối với từng em, không lẫn lộn đánh giá học lực và nhân cách . Trong thực tế , nhiều GV còn những biểu hiện đáng tiếc , thậm chí đánh HS tới mức báo chí phải lên tiếng . Theo điều tra, 73% HS mong GV công bằng, 43% không muốn thầy cô mỉa mai, chì chiết xúc phạm HS, 62% mong GV lắng nghe HS...Tôn trọng gắn liền với ý thức hành động và bảo vệ quyền lợi của HS, bảo vệ các em khỏi nguy hiểm, bạo lực , bất công và xúc phạm từ mọi phía. d) Tin tưởng và tạo điều kiện cho HS phát triển : GV luôn tin vào khả năng phát triển và hoàn thiện của HS , động viên khích lệ các em cố gắng vươn lên, đồng thời phát hiện tiềm năng và các mặt tích cực của từng học sinh, tạo điều kiện và cơ hội để chúng bộc lộ, phát triển ở mức cao nhất, dưới các hình thức tự thể hiện , tự khẳng định. Ngoài ra GV còn phải quan tâm phát triển hài hòa, phong phú các mặt nhân cách HS. 2/ Các giải pháp xây dựng mối quan hệ nhân văn của GVCN với HS : Xây dựng quan hệ nhân văn của GVCN với HS là quá trình hình thành, phát triển và đổi mới có chất lượng các mối quan hệ giữa GV với HS ( cá nhân và tập thể ). Quá trình này bắt đầu từ sự đổi mới nhận thức, quan niệm đến phương thức tổ chức hoạt động và giao lưu giữa GV và HS trong quá trình giáo dục ở nhà trường, với ý thức tự điều chỉnh trên cơ sở của lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp và nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách của GV . * Tác động vào nhận thức của Giáo viên : Quan điểm mang tính phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xây dựng quan hệ nhân văn của GV với HS. Coi HS là trung tâm của quá.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trình đào tạo. Tôi nhận thức sâu sắc rằng : Hoạt động sư phạm tồn tại không phải là mục đích tự thân, mà vì sự phát triển của HS. Từ đó , định hướng cho công tác tổ chức quá trình giáo dục , xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cách HS phù hợp với yêu cầu ( tự hoàn thiện ) của xã hội, cho nên GV phải thay đổi suy nghĩ và hành động theo thói quen truyền thống trong quan hệ với học sinh. Tiếp cận nhân cách là quan điểm phương pháp luận không kém phần quan trọng giúp GV xây dựng quan hệ nhân văn với HS . Nó đòi hỏi GV phải luôn nhìn thấy mỗi HS là một nhân cách thực sự, luôn đối xử với từng em như là mục đích, tin tưởng, tôn trọng và thừa nhận các ý kiến, sở thích và cá tính của các em . Hai quan điểm trên thống nhất và bổ sung cho nhau tạo nên thái độ đúng đắn cho GV trong quan hệ với HS . Song chúng chỉ có nghĩa khi GV biết vận dụng kết hợp với phương pháp tiếp cận cá nhân, dựa trên các đặc điểm tâm lí, sinh lí và hoàn cảnh của từng HS. * Về tổ chức quản lý : Thay đổi phương pháp tương tác giữa GV và HS trong quá trình giáo dục theo kiểu hợp tác trong hoạt động và đối thoại, trong giao lưu, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động , sáng tạo của từng HS trong việc nâng cao chất lượng trong đời sống tập thể cũng như trong từng hoạt động, từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm . Sự thống nhất của quản lý sư phạm của GV và tự quản của HS được đảm bảo. Tôi không làm thay mà trao quyền cho các em, tạo tình huống và cơ hội để từng em bộc lộ và phát triển năng lực , cá tính. Đồng thời giao lưu đối thoại giữa GV với HS là phương thức cần thiết hóa quan hệ hợp tác giữa họ . Đối thoại không chỉ là sự nhìn nhận lẫn nhau, mà còn là cái nhìn của GV và HS hướng vào một vấn đề nào đó cần giải quyết. Không nhất thiết GV và HS phải cùng quan điểm mà quan trọng là họ cùng thiện chí trong một mục đích chung. Thiện chí của GV trong đối thoại là tiền đề bảo đảm hiệu quả của giao lưu vì GV là người khởi xướng đối thoại . Sự cởi mở, tôn trọng, chân thành và sẵn sàng nghe ý kiến của HS của GV sẽ tạo ra ở các em sự tự tin và tính tích cực cộng sự được khích lệ. Khi tiến hành các hoạt động giáo dục và giao lưu sư phạm, ngoài mục đích chủ yếu, tôi luôn quan tâm xây dựng và củng cố quan hệ nhân văn với HS, thể hiện không chỉ ở sự đổi mới, phương thức tương tác, mà còn làm cho nội dung mối quan hệ nhân văn giữa họ phong phú và sâu sắc hơn. Tăng cường giao lưu liên nhân cách để GV hiểu thế giới nội tâm của HS là tiền đề xây dựng quan hệ nhân văn giữa họ. Tôi quan tâm đồng bộ ba khía cạnh nhận thức , xúc cảm và hành động trong quan hệ liên nhân cách với từng HS đồng thời phải nâng cao ý thức về vai trò, trách nhiệm và kỉ cương của từng em. Xây dựng và củng cố các quan hệ nhân văn giữa GV và HS không tách rời việc hình thành và hoàn thiện các phẩm chất nhân văn ở cả GV và HS, là quá trình đan xen và tác động biện chứng lẫn nhau. Thông qua tổ chức quan hệ để hình thành các phẩm chất của nhân cách là một xu thế của giáo dục học, bổ sung thêm cho các biện pháp tác động truyền thống . Do đó, tôi phải quan tâm sâu xa hơn: Phân tích, đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> quan hệ nhân văn để giúp hình thành ý thức, tình cảm, hành vi nhân văn cho HS ở mức độ nào ? Hình thành và giáo dục các phẩm chất nhân văn có hiệu quả lớn khi tiếp cận vấn đề theo quan điểm phức hợp. Điều đó đòi hỏi không tách rời việc cải tạo, hình thành và phát triển quan hệ nhân văn giữa HS trong lớp, trường để tạo ra môi trường thống nhất mang tính nhân văn. Khi đó quan hệ GV và HS trở thành hình mẫu định hướng và GV là người trung gian quản lý và điều hành quan hệ giữa HS với nhau. Quan điểm phức hợp còn đòi hỏi GVCN phối hợp chặt chẽ với GVBM và quan hệ mật thiết với gia đình. Thông qua họ, GVCN hiểu từng em đầy đủ hơn và thống nhất được các nguyên tắc đối xử và phong cách quan hệ với các em theo tinh thần nhân văn. Khi đó, HS được sống trong hệ thống các quan hệ nhân văn - chất liệu hình thành tính được giáo dục nhân văn của nhân cách. * Tự hoàn thiện của giáo viên : Nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và nhu cầu tự hoàn thiện theo các chuẩn mực nhân văn của GV là điều kiện chủ quan bảo đảm hệ quả hình thành và phát triển quan hệ nhân văn với HS. Quan hệ này chứa đựng các yếu tố đạo đức và tâm lý, do đó GV cần tự bổ sung ở cả hai khía cạnh này : Nắm được các quy luật tâm lí và các điều kiện phát triển nhân cách , nghệ thuật giao lưu, biết tự kiềm chế, thể hiện thái độ thiện chí và biết nhìn vấn đề bằng con mắt của HS. Mặc khác, từ sự đổi mới nhận thức về vị thế của HS và trách nhiệm của bản thân, trên cơ sở của ý thức đạo đức,...mà hình thành thái độ nhân văn . Thái độ , niềm tin ấy là yếu tố điều chỉnh hành vi nhân văn trong các tình huống tạo nên quan hệ bền vững mang tính nhân văn đối với HS. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua quá trình chủ nhiệm lớp, thực hiện phương pháp như thế, tôi thấy hiệu quả giáo dục mà cụ thể là chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Cụ thể trong năm học : 2007 - 2008 : * Lớp 7.5 : TS : 37HS 1) Hạnh kiểm : Tốt : 27 HS Khá : 9 HS TB : 1 HS 2) Học lực : Giỏi : 7 HS Khá : 12 HS TB : 14 HS Yếu : 4 HS 3) Két quả thi đua cuối năm : Nhất toàn trường Trong năm học : 2008 - 2009 . Qua học kì I * Lớp 9.5 : TS : 35HS 1) Hạnh kiểm : Tốt : 23 HS Khá : 12 HS 2) Học lực : Giỏi : 6 HS Khá : 8 HS TB : 16 HS Yếu : 5 HS.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3) Kết quả thi đua cuối học kì I : Nhất toàn trường VII/ KẾT LUẬN : Trong quá trình áp dụng . Tuy kết quả chưa cao lắm nhưng tôi nhận thấy rằng chất lượng giáo dục có chiều hướng đi lên so với những lần tôi chưa áp dụng đề tài này. Trên đây là những kinh nghiệm của riêng tôi chắc không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đánh giá góp ý của đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn. VIII/ ĐỀ NGHỊ : - Áp dụng cho tất cả các thầy cô giáo chủ nhiệm kể cả các thầy cô giáo bộ môn ở tất cả các cấp. I X/ PHẦN PHỤ LỤC :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1/ Tập thể khoa tâm lý học trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh - Tên tài liệu tham khảo : Tâm lý học - Nhà xuất bản : Giáo dục - Năm xuất bản : 2001 2/ Nguyễn Thị Kim Liên - Tên tài liệu tham khảo : Tâm Lý Lứa Tuổi - Nhà xuất bản : Giáo dục - Năm xuất bản : 2005.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> XI/ MỤC LỤC : I/ Tên đề tài II/ Đặt vấn đề III/ Cơ sở lí luận IV/ Cơ sở thực tiển V/ Nội dung nghiên cứu VI/ Kết quả nghiên cứu VII/ Kết luận VIII/ Đề nghị I X/ Phụ lục X/ Tài liệu tham khảo. Trang 1 1 1 1 2 5 6 6 6 7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×