Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các kỹ năng mang đến thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.73 KB, 4 trang )

Các kỹ năng mang đến thành công







Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng có những sở trường và kỹ năng riêng biệt.
Yếu tố quyết định thành công của chúng ta là những kỹ năng và sự trưởng
thành về tính cách chứ không phải độ dày về kiến thức. Q&G muốn chia sẻ
với các bạn những điều giúp chúng ta thành công.

Đó là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên
môn, không phải những cá tính, nhưng quyết định cơ hội có được việc làm
của bạn.
Làm việc nhóm (Team work): Là kỹ năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm, nhằm thúc đẩy công việc phát triển. Khi làm việc theo
nhóm, để đạt được mục tiêu, đòi hỏi mỗi người phải phát huy tốt nhất thế
mạnh của mình để bổ sung cho nhau
.

Bạn cần nắm vững những kỹ năng sau để làm việc nhóm đạt hiệu quả nhất:
Xây dựng vai trò chính; Phát triển quá trình làm việc; Kỹ năng quản lý hội
họp; Sáng tạo và kích thích tiềm năng.
Giải quyết vấn đề (Problem solving): Là cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ
và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến một vấn đề, cốt lõi là tìm cách đạt
được mục đích khi gặp trở ngại hoặc chỉ có những điều kiện rất hạn chế để
thực hiện mục đích.

Kỹ năng này gồm: Xác định vấn đề; Phân loại; Mô hình hoá; Sử dụng các


công cụ để giải quyết; Lên quy trình giải quyết.

Kỹ năng giao tiếp (Communication): Mục đích của giao tiếp là phải truyền
tải được các thông điệp. Muốn truyền đạt thành công, bạn phải truyền đi
được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu
không, những ý tưởng của bạn sẽ không được phản ánh, gây nên sự hiểu lầm
và tạo ra những rào cản để bạn đạt được mục tiêu.


Nên ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động: Thuyết trình trước đám
đông; Truyền đạt thông tin; Lắng nghe và thu thập thông tin.
Tư duy phản biện (Critical thinking): Tư duy phản biện không chỉ đơn
thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó là quá trình tư duy
tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm xác
định lại tính chính xác của thông tin. Lập luận phản biện cần phải rõ ràng,
logic, đầy đủ bằng chứng và khách quan.


×