Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Hoạt động cua NHTM trên thi trường chứng khoán ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.6 KB, 19 trang )

Hoạt động cua NHTM trên thi trường chứng khoán ở Việt Nam
1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị
định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị
trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định
thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội.
VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây
dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết.Với hệ
thống chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một
cách tổng quát hơn. Chỉ số Việt Nam – Index so sánh giá trị thị trường hiện
hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày sốc 28/7/2000, khi thị trường chứng
khoán chính thức đi vào hoạt động.
1.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường
chứng khoán
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc
đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở
thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và
SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết
giao dịch. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái không phát
triển. Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)
chính thức đi vào hoạt động. Từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư
nước ngoài được nâng từ 30% lên 49%, cho thấy rằng thị trường chứng khoán
Việt Nam đã có những bước khởi sắc mới. Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị
trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và
các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để
có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của
người dân.
1.1.2 Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.


Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột
phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới
với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC.
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế
giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày
càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193
công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so
với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ
hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006.
Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với
HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ
số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%.
Đây là những mức tăng rất ấn tượng của các con số trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
1.1.3 Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007Tính đến ngày 2đã góp
phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị
trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức được tăng
cường. Ngày 08/12/2007, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã
thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ
chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000
tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện thành công 248
phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu
chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859
tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm
2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm

2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên.
1.1.4 Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, Thị trường
chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường:
Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phần rơi
xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự
can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư.
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc
Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các
Doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà
nước trong các Doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng,
Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán có nguy cơ thừa hàng.
1.1.5 Giai đoạn thị trường chứng khoán hiện nay
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống trong năm 2009.
Chỉ số Vn-Index từ đầu năm đến nay hạ 22%, mức hạ kém nhất so với các thị
trường châu Á khác. Những thông tin về lợi nhuận của các công ty không mấy
tích cực. Tăng trưởng doanh số khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng
lợi nhuận hoạt động chỉ tăng 8%. Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng
khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty
thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước
ngoài hất sức ưa chuộng như Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)… Tuy nhiên
cũng có một số công ty công bố lợi nhuận ấn tượng, đây là những công ty có
hoạt động kinh doanh đi theo hướng thế mạnh và không đầu tư vào thị trường
bất động sản và ngân hàng.Một số nhà đầu tư mạo hiểm có thể tiếp tục tham gia
vào thị trường với mục tiêu dài hạn, họ có thể mua một số cổ phiếu của các
công ty tốt. Tuy nhiên theo một số đánh giá của HSBC thị trường chứng khoán
Việt Nam năm nay sẽ vẫn khó khăn. Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường
chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch
cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư

trong thời điểm này. Bởi trong suốt năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi
ngày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin
vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này
đã làm thị trường giảm.
1.2. Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Sau gần 10 năm đưa vào hoạt động và phát triển thị trường chứng
khoán có thể thấy rằng hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp
ứng được yêu cầu phát triển của thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý,
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, phù hợp với luật pháp, thong lệ quốc tế,
tạo nền tảng cho thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng hội nhập với các
thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai, minh bạch cho
thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản
lý nhà nước. Quy mô trị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng
bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung gian và dài hạn quan trọng, đóng góp
tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của
nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm
2008 và làm giảm mạnh mức vốn hóa thị trường. Khi nền kinh tế trong nước và
thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu
tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng
nhanh chóng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc phát hành cổ phiếu và
trái phiếu doanh nghiệp, công tác cổ phần hó doanh nghiệp nhà nước đã được
huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khi
vực doanh nghiệp nhà nước theo tiến trình cải cách kinh tế của Chính phủ và
huy động vốn cho ngân sách nhà nước.
Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với công
tác tạo hang cho thị trường chứng khoán là nhân tố chủ dạo quyết định thành
công trong việc tạo ra một nguồn hang phong phú, góp phần thúc đẩy tăng
cường quy mô của thị trường. Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng

còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của
doanh nghiệp, làm giảm hiệu qủ sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy
động vốn trên thị trường chứng khoán để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà
không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh gây ra rủi ro mất vốn khi thị trường
sụt giảm.
Hoạt động phát hành thương phiếu cổ phiếu và cơ chế phát hành trái
phiếu còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hóa phát hành trái phiếu chưa tốt,
chưa có các tổ chức tạo lập thị trường trái phiếu cổ phiếu đúng nghĩa để đảm
bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị
trường thứ cấp; thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc kể từ năm 2006 đến
nay và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn
doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết
cổ phiếu trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán và bốn chứng chi quỹ đại chúng
niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so
với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm ngày
31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP 2009
(nguồn của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam). Thị trường chứng khoán đã có sự
tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị
trường.
Đồng thời với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý
với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là
sự thu hẹp của thị tường tự do (thị trường OTC). Mặc dù còn nhiều loại cổ
phiếu giao dịch trên thị trường OTC, chủ yếu từ các doanh nghiệp Nhà nước cổ
phần hóa, tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường này trong năm 2009 sụt
giảm rõ rệt. Sự kém thanh khoản của thị trường này, cùng một số vụ bê bối
trong hoạt động giao dịch vô hình chung đã dần thu hẹp thị trường OTC.
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao
dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi
thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó hàng hóa trên thị trường niêm yết

trên thị trường chứng khoán chưa đa dạng, chất lượng chưa cao chưa đáp ứng
được nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư. Các dịch vụ tiện ích
cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có vay ký quỹ, bán trước
ngày hoàn tất giao dịch…), tính minh bạch của thị trừong chưa đáp ứng được
nhu cầu của công chúng đầu tư.
Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ngày càng
đông đảo cùng và với việc nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào thị
trường chứng hoán ngày càng được nâng cao. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức, trong nước và ngoài nước đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống nhà
đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, không đảm bảo sự tăng trưởng một cách bền
vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của
thị trường chứng khoán mà đặc biệt là thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triêne mạnh
mẽ về quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng
giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công
chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng với thị trường chứng khoán. Số lượng người hành
nghề tăng nhanh, phù hợp với sự phát triển của các Công ty chứng khoán. Tuy
nhiên, số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho thị trường
chứng khoán tăng quá nhanh, với năng lực và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn
rủi ro hệ thống và không tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị
trường.
Công tác quản lý Nhà nước và điều hành thị trường chứng khoán được
thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm thị trường chứng khoán vận hành an
toàn và phát triển ổn định. Hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng
khoán với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là nòng cốt; các chính
sách quản lý thị trường chứng khoán đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công
khai, minh bạch, từng bứoc á dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các
chuẩn mực về kế toán và kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tê
các Ủy ban chứng khoán (IOSCO).
Tuy đạt đựoc những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và

giám sát thị trường, công tác quản lý và điều hành thị trường chứng khoán trong
thời gian qua vẫ còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành
các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn
bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán;
công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.
2. Sự tham gia của Ngân hàng thương mại trên Thị trường chứng khoán
Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam, cả với thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp.
Người ta thường cho rằng, khi thị trường chứng khoán có xu hướng tăng
trưởng mạnh mẽ thì lượng chu chuyển vốn qua hệ thống Ngân hàng thương mại
bị giảm sút và ngược lại. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam với tiềm
năng về vốn trong dân cư còn rất lớn thì nếu có sự tham gia của các ngân hàng
thương mại vào thị trường chứng khoán sớm hơn và mạnh mẽ hơn thì thị trường
chứng khoán còn có những bước phát triển ngoạn mục hơn nữa.

×