Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.66 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3.1 Định hướng phát triển công ty chứng khoán Seabank
3.1.1 Định hướng phát triển chung
Ngay từ khi mới thành lập công ty cổ phần chứng khoán Seabank đã có
định hướng lấy chất lượng phục vụ khách hàng là nền tảng cho mọi hoạt động.
Với một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, sáng tạo và cải tiến
liên tục để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông, người lao động
và các đối tác. Chính vì vậy mà lộ trình phát triển của công ty trong vòng 05
năm từ năm 2006-2010 được chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Thành lập và đi vào hoạt động 2 năm từ năm 2006-2007
 Giai đoạn 2: Kiện toàn và phát triển 3 năm từ năm 2008-2010
Dự kiến sau 03- 05 tới, Công ty chứng khoán Seabank phấn đấu trở
thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam có trình độ công nghệ,
quy mô vốn và cơ sở khách hàng trong và ngoài nước đứng đầu tại Việt Nam
và ngang hàng với các CTCK trong cùng khu vực. Để đạt được mục tiêu đó,
Seabank đã và có đang có nhiều giải pháp tích cực như: tăng mức vốn điều lệ
của công ty trên 2000 tỷ đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay từ
khâu tuyển chọn nhân viên. Với sự giúp đỡ của Công ty mẹ là Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đông Nam Á, Công ty có những thuận lợi nhất định cả
về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực, mục tiêu của công ty hoàn toàn có thể
đạt được.
3.1.2 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty
chứng khoán Seabank
Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại Seabank cũng
được chia làm 2 giai đoạn bao gồm các công việc sau:
1
 Giai đoạn 1: Triển khai, từ năm 2006-2007. Mục tiêu của công ty trong giai
đoạn đầu là để tập dượt chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xây dựng được một
quy trình tư vấn bảo lãnh phát hành và các điều kiện cần thiết để có thể phát
triển được nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trong tương lai. Dự kiến trong năm


2007 Seabank sẽ nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ. Tới tháng 6/ 2007 công ty sẽ
thực hiện giao dịch qua mạng, tiến tới thực hiện đặt lệnh qua email, nhắn tin,
an toàn và bảo mật.
 Giai đoạn 2: Tích lũy và triển khai. Trên cơ sở xây dựng cho mình một quy
trình bảo lãnh phát hành. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên được
đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước công ty sẽ cung
cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao. Trong giai đoạn
bước đầu doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp lớn và sau đó dựa vào
các quan hệ đa chiều với nhiều tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước cùng
với sự hậu thuẫn của công ty mẹ là ngân hàng Đông Nam Á công ty sẽ thực
hiện tư vấn cổ phần hóa cho một lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau.
Trong năm 2008 công ty sẽ nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ, và tiến hành
mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty dự kiến số nhân viên
cần thiết để mở rộng hoạt động ở miền nam là khoảng 30 người, được cơ cấu
tổ chức và thực hiện đầy đủ các hoạt động giống như trụ sở chính.
3.2 Một số giải phát đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành chứng khoán tại công ty chứng khoán Seabank
Trên cơ sở quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đã được trình bày ở
chương 2 thì công ty chứng khoán Seabank cần thực hiện thêm một số quy
định liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành để quy trình được hoàn thiện
và phát huy hiệu quả.
2
3.2.1 Một số quy định cần thực hiện đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành chứng khoán tại công ty chứng khoán
3.2.2 Quy định về kiểm soát hồ sơ tài liệu
Nhằm mục đích chuẩn hóa cách thức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản các loại
hồ sơ của nhân viên bảo lãnh phát hành đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng
và dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng và là bằng chứng xem xét, kiểm tra việc
thực hiện những quy định đã đề ra, đặc biệt khi phát liên quan đến nhà phát

hành và tổ chức tư vấn. Hồ sơ bao gồm: các biên bản, báo cáo, các biểu mẫu
đã ghi chép phát sinh khi thực hiện những quy định của bộ phận bảo lãnh phát
hành, hồ sơ về công ty phát hành.
Quy định về kiểm soát hồ sô cần tuân thủ một số quy định sau:
 Trách nhiệm quản lý hồ sơ: Nhân viên, Trưởng, Phó phòng bảo lãnh phát
hành có trách nhiệm tập hợp, sắp xếp, bảo quản hồ sơ do mình quản lý.
 Cách sắp xếp hồ sơ:
- Mỗi loại hồ sơ và tài liệu được sắp xếp riêng: tùy tính chất của từng loại
hồ sơ, có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian, theo bộ, theo tên gọi.
- Các hồ sơ và tài liệu có liên quan logic với nhau phải lưu giữ sao cho dễ
lấy, dễ kiểm tra trong quá trình thực hiện công việc.
- Phía mặt ngoài của mỗi loại hồ sơ phải ghi rõ tên hồ sơ
- Tờ thứ nhất là bảng kê sơ bộ danh sách các hồ sơ bên trong File (để thuận
tiện khi sử dụng, tra cứu nhanh chóng)
 Cách bảo quản hồ sơ:
- Mọi hồ sơ đều phải bảo quản cẩn thận và được người có trách nhiệm quản
lý.
- Hồ sơ phải đảm bảo đóng gói sao cho không bị hư hỏng, thất lạc.
- Hồ sơ phải được kiểm tra thường xuyên.
- Đối với những hồ sơ sử dụng thường xuyên nên để ở những vị trí thuận
tiện, dễ lấy.
3
- Khi người ngoài đơn vị muốn sử dụng phải được sự đồng ý của Giám đốc
công ty. Nếu người sử dụng hồ sơ không tra cứu tại chỗ thì người quản lý
hồ sơ phải ghi tên người sử dụng vào sổ cho mượn hồ sơ (hoặc sổ giao
nhận tài liệu của phòng và đôn đốc việc trả lại.
 Huỷ hồ sơ:
- Hồ sơ hết hạn lưu trữ sẽ được huỷ bỏ: hàng năm, nhân viên bảo lãnh phát
hành kiểm tra các hồ sơ hết hạn lưu ở vị trí mình (theo danh mục hồ sơ) và
báo cáo Trưởng phòng để trình Giám đốc xem xét và phê duyệt.

- Hồ sơ cần huỷ bỏ phải được ghi lại tên, số hồ sơ và thời gian huỷ bỏ
 Lưu trữ : các biểu mẫu, hồ sơ liên quan được lưu trữ theo quy định trong
danh mục hồ sơ.
 Kiểm soát hồ sơ:
- Việc kiểm soát hồ sơ được thực hiện dựa trên danh mục kiểm soát hồ sơ:
nêu rõ từng loại hồ sơ, trách nhiệm kiểm soát, thời gian lưu trữ hồ sơ của
từng nhân viên
- Mỗi nhân viên bảo lãnh phát hành phải lập danh mục hồ sơ do mình phụ
trách.
3.2.3 Quy định đánh giá nội bộ
Để phòng tránh rủi ro đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát, công ty chứng
khoán cần đánh giá để kiểm tra, xem xét một cách có hệ thống các hoạt động
của nhân viên bảo lãnh phát hành có đảm bảo tuân thủ các quy định đã đề ra
hay không. Quy trình đinh giá nội bộ cần tuân thủ các bước sau:
 Lập kế hoạch đánh giá:
- Việc đánh giá nội bộ tại phòng bảo lãnh phát hành phải được thực hiện
mỗi quý một lần
- Trưởng phòng sẽ giao nhân viên lập chương trình đánh giá chi tiết (kế
hoạch đánh giá) cho từng lần đánh giá: nêu những vị trí được đánh giá, các
hoạt động cần đánh giá, thời gian dự kiến và thành viên của ban đánh giá
4
- Chương trình đánh giá phải được lãnh đạo phê duyệt trước khi thực hiện.
- Căn cứ vào chương trình đánh giá đã được phê duyệt, trưởng phòng thông
báo về Chương trình đánh giá cho nhân viên liên quan.
 Nội dung được đánh giá sẽ bao gồm:
- Tình hình sử dụng hạn mức vốn
- Lãi (lỗ) bán cổ phiếu/trái phiếu trong kỳ mua đố với nghiệp vụ bảo lãnh
- Tỷ suất sinh lời của hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu/trái phiếu so
với kế hoạch năm
- Đánh giá trạng thái cổ phiếu /trái phiếu trong danh mục

3.2.4 Quy định khắc phục, phòng ngừa rủi ro
Hoạt động phòng tránh rủi ro là việc phân tích nguyên nhân, đề ra và
thực hiện các biện pháp khắc phục các tồn tại đã xảy ra, nhằm đảm bảo các
rủi ro đó không bị tái diễn. Sau mỗi hợp đồng bảo lãnh phát hành bất kể hợp
đồng có được ký kết hay không công ty cũng phải tiến hành họp tiến hành
đánh giá về kết quả, tìm ra giải pháp khắc phục những rủi ro nếu có.
Các rủi ro, sai sót có thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh phát hành là:
- Đặt lệnh mua/ bán ( bảo lãnh) cổ phiếu vượt quá hạn mức được giao
- Đặt nhầm giá ( không đúng giá trị nội tại), khối lượng vào 1 cổ phiếu nào
đó
- Mua cổ phiếu với khối lượng vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của
pháp luật
- Phát hiện các loại cổ phiếu, trái phiếu đã mua là giả mạo hoặc khách hàng
có dấu hiệu lừa đảo
- Tính toán mức lãi/lỗ của hợp đồng bảo lãnh, trạng thái danh mục đầu tư có
sự nhầm lẫn, sai sót.
3.3 Một số kiến nghị đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại công ty
chứng khoán Seabank
3.3.1 Đối với các bộ ngành liên quan
 Hoàn thiện khung pháp lý
5
Trong bất kỳ hoàn cảnh, lĩnh vực nào thì các văn bản pháp luật cũng đóng
một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của
ngành đó. Một hệ thống pháp lý hoàn thiện và đồng bộ sẽ là nhân tố tích cực
thúc đẩy nền kinh kế phát triển. Chính vì vậy, để thúc đẩy hoạt động Tư vấn
bảo lãnh phát hành của CTCK Seabank nói riêng và của các công ty chứng
khoán nói chung, Nhà nước cần phải xây dựng văn bản pháp lý ốn định làm
cơ sở cho hoạt động các nghiệp vụ của công ty chứng khoán, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ, thúc đẩy quá trình
phát triển.

Bộ Tài chính nên có những quy định thông thoáng hơn trong việc áp
dụng mức chi phí cổ phần hóa giúp cho các doanh nghiệp lớn thuận lợi hơn
cho quá trình cổ phần hóa. Toàn bộ chi phí cổ phần hóa, bao gồm cả chi phí
định giá theo quy định của Bộ Tài chính là không được phép vượt quá 500
triệu VND. Đây là vấn đề trở ngại đối với những DNNN lớn, ví dụ chi phí
định giá cho một DNNN trị giá khoảng 500 tỷ, theo mức cố định hiện hành
(0,1%) đã hết 500 triệu, trong khi đó để cổ phần hóa, doanh nghiệp còn cần
phải chi trả phí kiểm toán, làm cho giai đoạn phát hành chứng khoán lần đầu
của các công ty nhất là những công ty lớn tập đoàn.
Vấn đề về lao động dôi dư khi doanh nghiệp cổ phần hóa cũng nên
được Chính phủ và các bộ liên quan lưu ý.
 Thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được coi là giải pháp
quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế,
đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Trong quá trình cổ phần hoá DNNN, việc
xác định đúng giá trị DN được coi là khâu then chốt, là cơ sở để xác định qui
mô và cơ cấu vốn điều lệ khi chuyển sang công ty cổ phần. Kết quả xác định
giá trị DN phải theo hướng gắn với thị trường, được người mua, người bán
chấp nhận. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành kể từ
6

×