Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống dịch vụ thu gom xử lý chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
..

TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

BÙI THỊ MAI

“ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT
THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ðỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

BÙI THỊ MAI

“ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ


THỐNG DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT
THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ðỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52020320

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH.NGUYỄN CÔNG HÀO


i

CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH.NGUYỄN CƠNG HÀO

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường ðại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 25 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội ñồng ñánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội ñồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. GS.TS Hoàng Hưng
2. GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn
3. PGS.TS Lê Mạnh Tân
4. TS.Trịnh Hoàng Ngạn
5. TS.Nguyễn Thị Hai
Xác nhận của Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


Khoa Quản lý chuyên ngành


ii

TRƯỜNG ðH KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP. HCM
PHỊNG QLKH - ðTSðH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: BÙI THỊ MAI

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 02/09/1983

Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

Chun ngành: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG. MSHV:60 85 06
I- TÊN ðỀ TÀI:
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ðỘNG CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1. Nhiệm vụ:
-

ðánh giá hiệu quả hoạt ñộng của hệ thống dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh.

-

ðề xuất giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của hệ thống dịch vụ
thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải cơng nghiệp nguy hại phù hợp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nội dung:
-

Tổng quan và hiện trạng phát triển cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh


iii

-

Thu thập số liệu chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh trên địa bàn phố Hồ
Chí Minh theo từng ngành nghề.

-

Xác ñịnh hệ số phát thải cho từng ngành nghề sản xuất.

-


Dự báo chất thải nguy hại phát sinh theo từng ngành nghề sản xuất.

-

Phân tích và đánh giá hệ thống dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy
chất thải công nghiệp nguy hại hiện hữu tại thành phố Hồ Chí Minh về phương
tiện vận chuyển chất thải nguy hại của các Chủ vận chuyển, công nghệ xử lý và
công xuất tiếp nhận xử lý của các nhà máy.

-

ðề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống dịch vụ quản lý chất thải công
nghiệp nguy hại phù hợp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

GS.TSKH.NGUYỄN CÔNG HÀO

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


iv


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

BÙI THỊ MAI


v

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn:
- Thầy hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình nghiên cứu thực hiện để luận văn này được hồn chỉnh.
- Các Thầy Cơ dạy lớp cao học khóa 2011-2012 ngành Cơng nghệ mơi trường đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong những năm qua.
- Lãnh ñạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp
Phịng Quản lý Chất thải rắn ñã ñộng viên, hỗ trợ ñiều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình nghiên cứu và thực hiện.

BÙI THỊ MAI


vi

TÓM TẮT

Sau 6 tháng thu thập các số liệu liên quan đến phát triển cơng nghiệp, các ngành nghề
sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn TP.HCM, thống kê số liệu chất thải phát sinh từ các
ngành sản xuất xác ñịnh ñược khối lượng chất rắn công nghiệp không nguy hại là
khoảng 2.000 tấn/ngày, chất thải nguy hại phát sinh trên ñịa bàn thành phố Hồ Chí
Minh là 263tấn/ngày. Dự báo ñến năm 2015 chất thải nguy hại phát sinh là khoảng 424
- 463 tấn/ngày. Thành phố hiện có 51 đơn vị vận chuyển và 13 ñơn vị xử lý, tiêu hủy
chất thải nguy hại, công suất tiếp nhận của các ñơn vị xử lý, tiêu huỷ là 214.908.414
kg/năm tương ñương 597 tấn/ngày (năm 2010). Sau khi phân tích đánh giá những mặt
tích cực và hạn chế của hệ thống dịch vụ hiện nay cho thấy khả năng ñáp ứng của hệ
thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại hiện tại là 30% so với tổng khối
chất thải rắn cơng nghiệp-chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.HCM. Các bất
cập của hệ thống ñược ñánh giá là do:
Cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự ñiều phối trong việc tiếp nhận chất thải
nguy hại của các chủ xử lý, tiêu hủy hoạt ñộng liên tỉnh: Các Công ty xử lý, tiêu hủy
chất thải nguy hại hồn tồn là của tư nhân việc thơng thương và cho phép chất thải rắn
công nghiệp-chất thải nguy hại vận chuyển về TP.HCM xử lý, tiêu hủy là do các Công
ty xử lý tự ký kết tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại từ các tỉnh
thành khác về TP.HCM xử lý mà không thông qua Sở Tài ngun và Mơi trường đã
dẫn đến tình trạng chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại từ các tỉnh thành khác
tập trung tại TP.HCM q nhiều, trong khí đó chất thải nguy hại phát sinh trên ñịa bàn
TP.HCM ứ ñộng khơng xử lý kịp thời và tình trạng độc quyền trong việc thu gom, xử
lý CTNH ñã diễn ra trong thời gian qua.
Khâu quản lý chất thải nguy hại chưa ñược chặt chẽ, nghiêm ngặt: các cơ quan
quản lý nhà nước vẫn chưa thể cập nhật kịp thời các thông tin về chủ nguồn thải


vii

chuyển giao chất thải nguy hại xử lý, tiêu hủy an tồn; Q trình theo dõi và cập nhật
dữ liệu CTNH cịn nhiều hạn chế.

Từ việc xác định các điểm mạnh, yếu của hệ thống dịch vụ và cơ hội thách thức
bên ngồi đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ
như sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải nguy hại và quản lý
phương tiện vận chuyển ñể kiểm soát chất thải nguy hại thu gom, vận chuyển và xử lý
hoạt ñộng diễn ra tại thành phố HCM;
Xây dựng các tiêu chí về tiếp nhận chất thải nguy hại từ các tỉnh thành khác về
TP.HCM xử lý, tiêu hủy.
Kêu gọi các dự án ñầu tư xử lý chất thải rắn cơng nghiệp-chất thải nguy hại,
trong đó các thành phần nhà nước tham gia.
Xây dựng bãi chôn lấp an toàn chất thải nguy hại.
Xây dựng qui hoạch tổng thể về Quản lý chất thải rắn công nghiệp-chất thải
nguy hại .
Xây dựng các qui định về phí; qui định về phân loại chất thải nguy hại tại
nguồn; qui chuẩn về thiết bị lưu giữ và khu vực lưu chứa CTNH.
Xây dựng các chương trình, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức quản lý
CTNH cho các chủ nguồn thải.
Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Tiếp tục khắc phục các điểm thiếu sót bất cập của các qui định và chính sách.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ về chính sách thuế, tài chính tạo điều kiện thu hút ñầu
tư xử lý chất thải nguy hại.
Xây dựng các qui định, cơ chế, chính sách thống nhất và ñồng bộ.
Lựa chọn các dự án xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ tiên tiến.
ðẩy mạnh xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ mơi trường theo Nghị
định số 117/2009/Nð-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ.


viii


ABSTRACT
After 6 months of researching data related to industrial development, manufacturing
industries in Ho Chi Minh City, amount of industrial waste, this thesis found that the
volume of non-hazardous industrial solid in the area of Ho Chi Minh City is 2000 tons/
day and hazardous waste is 263 tons/day. It is estimated that in 2015 hazardous waste
is generated about 424-463 tons/day to 2015. The city currently has 51 transport units
and 13 treatment, disposal units for hazardous waste. The capacity of these treatment
and disposal units is 214.908.414 kg/year equivalent to 597 tons per day (2010). After
analyzing and evaluating the strength and weakness of the current service system, this
thesis shows that ability to meet the system's collection, transportation and handling of
hazardous waste is now only 30% of the total volume of industrial solid wasteshazardous waste generated in HCM City. The disadvantage of the system is caused by:
State agencies have not coordinated properly in receiving hazardous waste from
inter-provincial treatment and disposal organizations. Almost hazardous waste
treatment company is private companies. Besides, those companies receive hazardous
waste from other provinces without informing to the Department of Natural Resources
and Environment of HCM city, which is resulted to the status of industrial solid
wastes-hazardous waste from other provinces in Vietnam focuses too much, while
hazardous waste generated in HCM City were stagnant as well as state monopoly in the
collection and treatment of hazardous waste has occurred in recent years.
Stage management of hazardous wastes is not strict and seriously: the state agencies
may not promptly update the information on hazardous waste generation units and safe
disposal; the process of tracking and updating of hazardous waste data is still restricted.
By analyzing the strengths and weakness of the service system, challenges and
opportunities, the essay has adopted measures to improve the efficiency of the service
system as following:
Apply information technology on hazardous waste management to control
hazardous waste collection, transportation and processing activities in HCM
City areas;
Develop criteria for receiving hazardous waste from other provinces to HCM
City for treatment or disposal.

Call for investment on industrial waste, hazardous waste, including state
participation.


ix

Develop secure landfill for hazardous waste.
Construction master plan for industrial solid waste and hazardous waste
management.
Develop Regulations on fees, Regulations on classification of hazardous waste
at source, Standard of equipment and storage area for storing hazardous waste.
Develop programs, advocacy and training to raise awareness of hazardous waste
management for waste generators.
Develop program of capacity enhancement for State management staff.
Continue to overcome the limitations of inadequate regulations and policies.
Develop support mechanisms on tax policy, fiscal facilitate investment
attraction handling hazardous waste.
Develop regulations, mechanisms and policies consistent and uniform.
Select projects for hazardous waste treatment by advanced technology.
Strengthening the Government's Decree 117 on the handling of law violations in the
field of environmental protection


x

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ðẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ðỀ TÀI ................................................................................... 1
2. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI .......................................... 4

4. TÍNH MỚI CỦA ðỀ TÀI ............................................................................................ 4
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................... 5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 5
7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 7
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ...................................................................................................................... 7
1.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP ....................................................... 7
1.1.1.Các loại hình cơng nghiệp trên địa bàn TP.HCM ................................................... 7
1.1.2.Danh sách các KCX-KCN trên ñịa bàn TP.HCM................................................. 12
1.1.3.Danh sách các cụm cơng nghiệp trên địa bàn TP.HCM ....................................... 15
1.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI NGUY
HẠI TRÊN ðỊA BÀN TP.HCM .................................................................................... 20
1.2. 1 Hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải nguy hại .................. 20
1.2.1.1

Cấu trúc tổ chức về quản lý chất thải nguy hại ........................................... 20

1.2.1.2

Nhân lực và cơ sở vật chất........................................................................... 24

1.2.1.3

Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 24

1.2.2 Hiện trạng quản lý kỹ thuật chất thải rắn công nghiệp – chất thải nguy hại ......... 27



xi

CHƯƠNG 2................................................................................................................... 44
THỐNG KÊ THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP NGUY HẠI PHÁT SINH TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1 THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TRÊN ðỊA
BÀN TP.HCM................................................................................................................ 47
2.1.1 Thành phần, Số lượng chất thải nguy hại ............................................................. 47
2.1.2 Ước tính Khối lượng chất thải CTNH phát sinh ................................................... 50
2.2 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TRÊN ðỊA
BÀN TP.HCM................................................................................................................ 53
2.3 ðỊNH HƯỚNG THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ðẾN NĂM 2015 ......... 55
2.3.1 Chỉ tiêu thu gom, xử lý CTNH theo chiến lược quốc gia ñến năm 2025 ............. 55
2.3.2 Chỉ tiêu thu gom CTNH ñến năm 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh ................. 56
CHƯƠNG 3................................................................................................................... 58
PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTNH TẠI TP.HCM- CƠ
HỘI VÀ THÁCH THỨC; KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CTNH TẠI CÁC NƯỚC
3.1CƠ SỞ KHOA HỌC ðỂ ðÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTNH TẠI
TP.HCM .................................................................................................. 58
3.1.1 Các thành phần của hệ thống quản lý CTNH ....................................................... 58
3.1.2 Hệ thống quản lý hành chính CTNH .................................................................... 60
3.1.3 Hệ thống quản lý kỹ thuật CTNH ......................................................................... 60
3.2 PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TỒN TẠI
CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCNNH TRÊN ðỊA BÀN TP.HCM ................. 70
3.2.1 ðánh giá mặt tích cực và hạn chế của hệ thống quản lý hành chính .................... 70
3.2.2 ðánh giá những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống quản lý kỹ thuật. ............ 75
3.3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ..................... 82
3.3.1 Các Cơ hội trong bối cảnh hiện nay...................................................................... 82



xii

3.3.2 Các thách thức trong bối cảnh hiện nay ................................................................ 83
3.4 ðÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................. 63
3.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CTNH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........ 64
3.5.1 Quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản ........................................................................ 64
3.5.2 Quản lý chất thải rắn ở Singapo ............................................................................ 65
CHƯƠNG 4................................................................................................................... 67
NGHIÊN CỨU VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ðỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI TRÊN ðỊA BÀN TP.HCM..................................................................... 67
4.1 NGHIÊN CỨU VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG
DỊCH VỤ QUẢN LÝ CTNH TRÊN ðỊA BÀN TP.HCM ................................... 67
4.1.1 Phân tích các bên có liên quan đến hệ thống dịch vụ thu gom, xử lý CTNH ....... 67
4.1.2 Phân tích SWOT ................................................................................................... 70
4.1.3 Phân tích chiến lược hay giải pháp cho cho việc nâng cao hiệu quả hoạt dộng của
hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH .................................................. 85
4.1.4 Các giải pháp ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của hệ thống thu gom, xử lý
CTCNNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 86
4.2 PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ðÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TRONG QUẢN LÝ CTNH .............................................................................. 87
4.2.1 Các giải pháp kinh tế về quản lý CTNH ............................................................... 87
4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường......................................................................... 89
4.2.3 Các giải pháp xã hội .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 91
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 92



xiii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Bộ TN & MT

Chủ nguồn thải:

CNT

Chủ vận chuyển:

CVC

Chủ xử lý, tiêu huỷ:

CXL, TH

Chất thải rắn công nghiệp:

CTRCN

Chất thải nguy hại:

CTNH

Khu công nghiệp-khu chế xuất:

KCN-KCX


Quản lý chất thải nguy hại:

QLCTNH

Chứng từ chất thải nguy hại:

CTCTNH

Sở Tài nguyên và Môi trường:

Sở TN & MT

SWOT

:là tập hợp viết tắt những chữ cái ñầu tiên của
các từ tiếng Anh: Strengths (ðiểm mạnh),
Weaknesses (ðiểm yếu), Opportunities (Cơ
hội) và Threats (Thách thức) - là một mơ hình
nổi tiếng trong việc phân tích.


xiv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.3 Các khu cơng nghiệp đang triển khai xây dựng ............................................. 14
Bảng 1.4 Thống kê các cụm công nghiệp tại TP.HCM ............................................... 15
Bảng 1.5 Danh sách các ñơn vị vận chuyển CTNH trên ñịa bàn TP.HCM ................... 32
Bảng 1.6 Danh sách các ñơn vị xử lý CTNH hoạt ñộng trên ñịa bàn TP.HCM ............ 39
Bảng 2.1 Phân loại CTNH qui ñịnh trong Quyết ñịnh số 23 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường ............................................................................................................................. 45
Bảng 2.2 Sắp xếp các loại hình cơng nghiệp trên địa bàn TP.HCM theo Quyết ñịnh số
23 của Bộ TN & MT ...................................................................................................... 46
Bảng 2.3 Số lượng CTNH phát sinh theo 24 ngành nghề .............................................. 48
Bảng 2.4 Thành phần CTNH phát sinh trên ñịa bàn TP.HCM ..................................... 49
Bảng 2.5 Tổng số lượng CTNH phát CTNH trên ñịa bàn TP.HCM ........................... 52
Bảng 2.6. Dự báo khối lượng CTRCN – CTNH ñến 2015 ............................................ 54
Bảng 4.1 Phân tích các bên có liên quan đến mục tiêu .................................................. 67


xv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ tổng qt hệ thống quản lý CTRCN và CTNH ................................... 28
Hình 1.2 Các thiết bị lưu chứa CTNH tại cơ sở sản xuất .............................................. 29
Hình 1.3 Quy trình thu gom, vận chuyển CTNH .......................................................... 30
Hình 1.4 Qui trình sử dụng chứng từ CTNH ............................................................... 31
Hình 1.5 Phương tiện vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố ................................. 38
Hình 1.6 Lị đốt nhiệt phân 02 cấp công suất 07 tấn/ngày tại Công ty Việt Úc ........... 41
Hình 1.7 Lị chưng cất dung mơi ................................................................................... 41
Hình 1.8 Trạm xử lý nước thải cơng nghiệp Cơng ty Việt Úc ....................................... 42
Hình 1.9 Thiết bị xử lý bóng đèn và các bước thu hồi của cơng ty Việt Úc.................. 42
Hình 1.10 Sơ đồ hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
hại của thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 22
Hình 1.11 Quan hệ của các các quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải
rắn – chất thải nguy hại .................................................................................................. 23
Hình 3.1 Các thành phần của hệ thống quản lý CTNH.................................................. 58
Hình 3.3 Sơ đồ hợp đồng chuyển giao CTNH từ chủ nguồn thải .................................. 77
Hình 3.4 Quy trình sử dụng chứng từ CTNH ................................................................ 78
Hình 4.1 Sơ đồ phân tích các bên có liên quan đến hệ thống dịch vụ CTNH trên ñịa

bàn Tp.HCM .................................................................................................................. 70


1

PHẦN MỞ ðẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế với dân số lớn nhất nước.
Cũng như các thành phố lớn khác trên cả nước, song song với sự phát triển kinh tế
trong những năm vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phải đối mặt với vấn
nạn ơ nhiễm mơi trường nói chung và tình hình ơ nhiễm do chất thải rắn nói riêng.
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt hàng ngày ñã
tạo ra một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải
nguy hại (CTNH) rất lớn. Thành phố hiện có 13 khu cơng nghiệp- khu chế xuất, 01
khu công nghệ cao tập trung ở các quận Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè, Tân Phú,
Hóc Mơn, Củ Chi, Thủ ðức, quận 2, quận 7, quận 9 và quận 12. Ngồi ra cịn có 30
cụm cơng nghiệp ñược phân bố ở 24 quận, huyện với khối lượng chất thải phát sinh
trên địa bàn thành phố ước tính như sau:[6]
Bảng 1 Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên ñịa bàn TP.HCM
TT

Loại chất thải

Khối lượng (tấn/ngày)

1

Chất thải rắn sinh hoạt


6.400-6.700

2

Chất thải rắn công nghiệp
không nguy hại

2000-2.500

3

Chất thải xây dựng

1.000-1.500

4

Chất thải nguy hại

300-500

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng chất thải rắn phát sinh trên ñịa bàn TPHCM của Sở
Tài nguyên và Mơi trường, 2011)
Về hoạt động quản lý CTNH được quan tâm trong những năm gần ñây, bắt ñầu
từ Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết ñịnh số


2

155/1999/Qð-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ Tướng Chính phủ. Từ năm

2004 – 2006 thành phố có khoảng 12 ñơn vị hành nghề vận chuyển CTNH và 4 ñơn
vị hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH ñược cấp phép theo qui chế 155 của Thủ Tướng
Chính phủ. ðến năm 2006 CTNH ñược quản lý theo Luật Bảo vệ Mơi trường năm
2005, Thơng tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/Qð-BTNMT ngày 26
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài ngun và Mơi trường, các đơn vị hành nghề thu
gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tăng lên đáng kể. Tính đến
tháng 12/2010 thành phố hiện có khoảng 51 đơn vị hành nghề vận chuyển CTNH và
13 ñơn vị hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH ñã ñược cấp phép và có khoảng 5-7 ñơn
vị vận chuyển từ các tỉnh thành khác vào TP.HCM ñể thu gom CTNH. Ngày
14/4/2011 thơng tư 12/2011/TT-BTNMT ban hành đã góp phần quản lý chặt chẽ
hơn các ñơn vị thu gom, xử lý CTNH. ðiều này, cho thấy chất thải công nghiệp
nguy hại ngày càng ñược quan tâm và thu hút sự cạnh tranh ñầu tư của các tổ chức,
cá nhân thực hiện cung ứng dịch vụ thu gom, xử lý CTNH. ðể phục vụ cho công tác
thu gom và xử lý chất thải, theo số liệu quản lý của Sở TN&MT ñến tháng 12/2012
số lượng xe vận chuyển CTNH lên ñến 260 chiếc.
Hoạt ñộng thu gom, xử lý CTNH tại thành phố Hồ Chí Minh đều do tư nhân
thực hiện, chỉ có 01 Cơng ty nhà nước tham gia hoạt ñộng hành nghề vận chuyển và
xử lý CTNH ñó là Công ty TNHH 01 thành viên Môi trường ðô thị thành phố. Tuy
nhiên, về chi phí tài chính cho hoạt ñộng thu gom, xử lý CTNH là của Công ty
không phụ thuộc nhà nước. Phần lớn các ñơn vị vận chuyển, xử lý CTNH trên ñịa
bàn TP. HCM thực hiện thu gom, vận chuyển CTNH liên tỉnh, từ các tỉnh vào
TP.HCM và ngược lại. Với hiện trạng hoạt ñộng thu gom và xử lý CTNH ñang diễn
ra ñược ñánh giá là khá phức tạp và khó kiểm sốt về số lượng CTNH tập trung về
TP. HCM để xử lý.
Cơng tác quản lý chất thải cơng nghiệp nguy hại trên địa bàn Tp.HCM có thể nói
vẫn đang là một vấn đề nan giải và bất cập. Các ñối tượng tham gia dịch vụ đều
khơng tn thủ đúng các qui định về quản lý CTNH trong hoạt ñộng vận chuyển và
xử lý. Mặc dù Thành phố cũng đã có những quy định cụ thể về việc quản lý các



3

phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải theo ñịnh số 85/2007/Qð-UBND
ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy ñịnh về tuyến và
thời gian vận chuyển CTNH trên ñịa bàn thành phố. Nguồn lực quản lý CTNH tại
các cấp Sở ngành và quận, huyện cịn thiếu và yếu, với tốc độ tăng trưởng cơng
nghiệp như hiện nay khơng thể tránh khỏi các vấn đề bất cập trong quản lý CTNH
như đổ bỏ khơng đúng qui định, khơng kiểm sốt được số lượng CTNH do các chủ
thu gom, chủ xử lý thu gom dẫn ñến tiếp nhận q cơng suất xử lý, CTNH khơng
được xử lý triệt để, chơn lấp khơng đúng qui định như ñã xảy ra trong những năm
gần ñây.
Với ðề tài: “ðánh giá hiện trạng và ñề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý hệ thống thu gom xử lý chất thải cơng nghiệp nguy hại trên địa bàn
TP. HCM” là nhằm nghiên cứu ñánh giá lại năng lực của các chủ thu gom và chủ
xử lý CTNH hoạt ñộng hiện nay trên ñịa bàn TP.HCM những vấn ñề bất cập trong
công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống dịch vụ hiện nay và
từ ñó ñề xuất các giải pháp quản lý hệ thống dịch vụ ñược hiệu quả hơn.
2. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở sản xuất: ñối tượng ñề tài hướng ñến là các cơ sở sản xuất vì theo thống
kê số lượng CTRCN-CTNH phát sinh từ các hoạt ñộng sản xuất công nghiệp là chủ
yếu. Mặc khác, từ khi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm
2011 của Bộ Tài ngun và Mơi trường có hiệu lực thì các cơ sở sản xuất có phát
sinh CTNH đều phải thực hiện ñăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ
sở kết hợp giữa số liệu ñiều tra khảo sát hằng năm và số liệu ñăng ký tại Sở Tài
nguyên và Mơi trường sẽ giúp cho việc đánh giá được khả năng tiếp nhận xử lý
CTNH của các chủ thu gom và chủ xử lý phù hợp hơn với thực trạng.
2.2. Các ñơn vị vận chuyển, xử lý CTNH hoạt ñộng trên ñịa bàn thành phố Hồ
Chí Minh ñã ñược cấp phép: qui ñịnh hiện nay CTNH phải ñược chuyển giao cho
các đơn vị có chức năng hành nghề vận chuyển và hành nghề xử lý CTNH ñược
Cục Bảo vệ và môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Do đó, các



4

ñối tượng này chịu sự quản lý trực tiếp của Sở TN & MT và có chịu trách báo cáo
về công tác thu gom, xử lý CTNH.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
3.1

Về tính khoa học: Luận văn ñã tổng hợp ñược những kiến thức khoa học về

kỹ thuật môi trường chuyên ngành lĩnh vực CTNH; ñánh giá khoa học và thực tiễn
có ñộ tin cậy cao ñể ñề xuất các giải pháp ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của hệ
thống dịch vụ thu gom, xử lý CTNH, nhằm quản lý ñược CTNH trên ñịa bàn
TP.HCM.
3.2

Về tính thực tế: cần có một kết quả nghiên cứu đánh về hệ thống dịch vụ

hiện nay để có các giải pháp quản lý tốt hơn trong giai ñoạn hiện nay và cho tương
lai phù hợp với ñịnh hướng quản lý CTNH của Tp.HCM.
4.

TÍNH MỚI CỦA ðỀ TÀI
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý chất

thải nguy hại như: ñề tài qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn cơng
nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn TP.HCM, 2008; ñề tài: Cơ sở khoa học
xác ñịnh chi phí xử lý chất thải cơng nghiệp, 2008; đề tài: Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ e-manifest, e card trong quản lý CTNH tại TP. HCM, 2009; ñề tài: Thiết

kế hệ thống quản lý phương tiện, vận chuyển chất thải rắn ñô thị, CTRCN-CTRNH,
bùn hầm cầu tại TP.HCM, 2010. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì đề tài mà
tác giả đang thực hiện thì chưa có trùng lấp với bất kỳ ñề tài nào ñã thực hiện trước
ñây.


5

5. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

- Hiện trạng phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn
TP.HCM

Hiện trạng hệ thống
quản lý nhà nước

Hiện trạng hệ thống
thu gom,vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy chất
thải nguy hại.

ðánh giá

ðề xuất các giải pháp

Phân tích SWOT

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp ñiều tra, khảo sát thu thập thơng tin: kết hợp với chương trình

điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường năm (2007, 2008, 2009,
2010, 2011), thu thập các số liệu liên quan ñến chất thải nguy hại, các ngành
nghề sản xuất, quản lý chất thải tại nguồn, quá trình chuyển giao chất thải.
b. Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin: sử dụng xun suốt q trình
thực hiện đề tài, đặc biệt trong đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, ưu ñiểmnhược ñiểm, rút ra ñúc kết trong lĩnh vực quản lý CTNH.
c. Thu thập thừa kế các thông tin liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh.
d. Phương pháp thống kê: thu thập số liệu từ các Phòng Tài nguyên và Môi trường
quận, huyện; Ban quản lý các khu cơng nghiệp-khu chế xuất; Số liệu thống kê
từ q trình cấp Sổ ñăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép quản lý CTNH của
Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục bảo vệ Mơi trường.
e. Phương pháp đánh giá nhanh
f. Phương pháp chuyên gia: thông qua trao trực tiếp với các chuyên gia liên quan
ñến ñề tài


6

7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
ðánh giá hiện trạng hoạt ñộng của hệ thống dịch vụ thu gom, xử lý CTNH trên
địa bàn TP.HCM, nêu lên các mặt tích cực và hạn chế của hệ thống hiện nay. Từ đó
đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho hoạt động của hệ thống hoạt động
có hiệu quả và các chính sách quản lý phù hợp cho thời gian sắp tới.
Nội dung nghiên cứu
(1)

Tìm hiểu về tổng quan phát triển công nghiệp tại Tp.HCM; Số liệu các ngành

nghề sản xuất trên ñịa bàn thành phố.
-


Thu thập và thống kê số liệu CTNH phát sinh theo 24 loại hình ngành nghề;

-

Dự báo thành phần, số lượng CTNH ñến năm 2015.

(2)

Hiện trạng của hệ thống quản lý thu gom, xử lý CTNH
-

Chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất; phân loại, thu gom, lưu giữ CTNH;

cách thức chuyển giao CTNH.
-

Các phương tiện vận chuyển CTNH: số lượng các phương tiện vận chuyển;

khả năng ñáp ứng yêu cầu về vận chuyển CTNH.
-

Hệ thống quản lý nhà nước: hệ thống quản lý kỹ thuật và hệ thống quản lý

ñiều hành.
(3) ðánh giá hệ thống dịch vụ thu gom, xử lý CTNH trên ñịa bàn TP.HCM

(4)

-


Khả năng ñáp ứng của hệ thống thu gom, xử lý CTNH.

-

Những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống dịch vụ.

-

Những hạn chế của cơ quan quản lý nhà nước.
ðề xuất các giải pháp ñể quản lý hiệu quả hệ thống thu gom, xử lý CTNH

trên ñịa bàn TP.HCM.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN
TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
Tính đến tháng 12/2012, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 1.700 nhà
máy lớn và gần 6.700 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm trong và ngoài 13 khu công
nghiệp- khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp (Nguồn: Báo
cáo hiện trạng phát triển cơng nghiệp trên địa bàn TPHCM của Phịng Quản lý
Chất thải rắn). Các loại hình cơng nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh được phân chia
thành 24 loại hình cơng nghiệp như sau:
1.1.1. Các loại hình cơng nghiệp trên địa bàn TP.HCM
1. Thuốc bảo vệ thực vật

Ngành nghề sản xuất thuốc bảo vệ thực vật gồm các cơ sở sản xuất, phân
phối, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất phân bón vi sinh, nơng
dược, phân bón lá, phân N, P,K.
2. Xi mạ
Ngành cơng nghiệp xi mạ gồm các cơ sở gia công xi mạ các mặt hàng nhựa,
kim loại và hợp kim các loại.
3. Thuộc da
Ngành công nghiệp thuộc da gồm các cơ sở thuộc da, gia công xử lý các loại
da, gia công phụ liệu da,...
4. Hóa chất
Ngành cơng nghiệp hóa chất gồm các nhà máy sản xuất hóa chất các loại,
hóa chất tẩy rửa, chất giữ màu, chất tẩy rửa, sản xuất và bn bán vơi, bột màu,
nhang trừ muỗi, bình xịt muỗi, cồn gas, giấy decal, keo polymer, băng keo, keo
dán công nghiệp,..
5. Pin và ắc qui


8

Ngành công nghiệp sản xuất pin và ắc qui bao gồm các cơ sở sản xuất bình
acquy và pin các loại.
6. Kim loại và gia cơng cơ khí
Ngành kim loại gia cơng cơ khí bao gồm các nhà máy sản xuất các mặt hàng
sau: chế tạo máy, lắp ráp ô tơ, gia cơng cơ khí (sắt, thép, khn mẫu, ốc vít, phụ
tùng xe máy, xe đạp,..), sửa chữa máy móc,..
7. ðiện-ðiện tử
Ngành cơng nghiệp điện tử bao gồm các cơ sở sản xuất, lắp ráp, phân phối
linh kiện ñiện tử, dây cáp và mặt hàng điện gia dụng.
8. Giấy
Ngành cơng nghiệp giấy gồm các cơ sở sản xuất, gia công và phân phối các

sản phẩm giấy các loại như giấy tập, giấy in, bao bì carton, hộp giấy, giấy cuộn,.
9. Dệt nhuộm
Ngành công nghiệp dệt nhuộm bao gồm các cơ sở dệt, nhuộm các loại vải,
sợi, mùng, khăn, vớ, vải lưới, tem,..
10. Dầu mỏ
Ngành công nghiệp dầu mỏ bao gồm các cơ sở kinh doanh và phân phối dầu
thô, dầu nhờn.
11. In và Mực in
Ngành công nghiệp in và mực in gồm các cơ sở in báo, in thiệp, in vải, in
bao bì, in lụa trên decal, in ống đồng và sản xuất mực in các loại.
12. Sơn
Ngành công nghiệp sơn bao gồm các cơ sở sản xuất sơn nước, bột trét tường,
gia cơng sơn tĩnh điện, sơn dung mơi, sơn xe ô tô, sơn hoa văn, sơn dầu các loại.
13. Xà bơng và Mỹ phẩm
Ngành cơng nghiệp xà phịng mỹ phẩm gồm các nhà máy sản xuất mỹ phẩm
các loại, xà phòng giặt, nước rửa chén, nước xả vải, nước lau nhà, nước súc
miệng,..
14. Thủy tinh


×