Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.1 KB, 30 trang )

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô
TÔ TẠI PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA - CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ
NỘI
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI VÀ PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA
1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà
Nội)

Công ty Bảo hiểm Hà Nội được thành lập năm 1980 theo quyết định
số1125/QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính và trực thuộc Tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam với nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm
thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những ngày đầu khi mới thành lập với tên gọi “Chi nhánh bảo
hiểm Hà Nội”, công ty chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở chính chật
hẹp chưa ổn định, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu. Với số lượng cán bộ ít
ỏi như vậy nhưng công ty đã phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn
bao gồm cả công tác quản lý lẫn kinh doanh trên 4 loại hình bảo hiểm cơ bản:
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu, bảo hiểm hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới dưới hình thức tự nguyện. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn hoàn thành
xuất sắc kế hoạch được Tổng công ty giao phó và không ngừng mở rộng phát
triển hoạt động kinh doanh cho đến ngày nay.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đất nước có
những chuyển mình căn bản, nền kinh tế quan liêu bao cấp trước đây được thay
thế bằng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Thị trường hàng
hoá, thị trường vốn trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng cũng trở nên sôi
động đặt bảo hiểm thương mại trước yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 17/12/1989 Bộ Tài chính đã ra
quyết định 27/TCQĐ - TCCB chuyển chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội thành công ty
Bảo Hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội). Năm 1996, Bộ trưởng Bộ tài chính ra
quyết định về việc thành lập lại Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Theo đó Chủ tịch hội
đồng quản trị của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành quyết định số


32f/QĐ-HĐQT ngày 24/9/1996, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty bảo hiểm Hà Nội đầu tư vốn và các dịch vụ khác liên quan đến bảo
hiểm theo quy định của pháp luật và phân cấp của công ty. Đến nay Bảo Việt
Hà Nội đã trở thành đơn vị kinh tế hùng hậu với trụ sở chính khang trang, với
đội ngũ cán bộ bảo hiểm lên tới 150 - 160 người.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm, sau 24 năm trưởng thành và phát triển, Bảo Việt Hà Nội đã khẳng định vị
thế của mình trên thị trường, trở thành một trong bốn công ty lớn nhất trong
tổng số 61 công ty bảo hiểm phi nhân thọ thành viên của Tổng công ty Bảo
Hiểm Việt Nam. Sự phát triển kinh tế của đất nước đã tạo ra nhiều điều kiện
thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển nhưng nó cũng buộc các công ty
bảo hiểm phải luôn đối mặt với những thử thách mới. Nghị định số 100/CP ban
hành ngày 18/12/1993 và Nghị định số 74/CP ban hành ngày 14/06/1997 của
Chính phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm tại Việt
Nam đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt tạo ra một thị trường bảo hiểm đầy
sôi động và phức tạp hơn. Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Hà Nội nói riêng đã
phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt và chấp nhận chia sẻ thị phần với các
công ty bảo hiểm khác trên thị trường như: công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện
(PTI), công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA), công ty bảo hiểm
cổ phần Petrolimex (PJICO), công ty Allianz - AGF…
Trước tình hình đó Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu
để luôn xứng đáng là đơn vị đi đầu của hệ thống Bảo Việt. Với việc hoàn thiện
mọi mặt công tác nghiệp vụ cũng như đổi mới phong cách làm việc để có thể
nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, năm nào
công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng cao về
doanh số và tỷ lệ tích luỹ, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Bảo
Việt.
Bảo Việt Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh
đạo Tổng công ty, sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc

Tổng công ty, lãnh đạo thành phố, các cơ quan ban ngành chính quyền địa
phương. Đồng thời nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng
lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, hiện nay Bảo Việt Hà Nội thông
qua Tổng công ty đã nhận được sự cộng tác giúp đỡ tận tình của nhiều công ty
tái bảo hiểm, công ty giám định, điều tra tổn thất có uy tín trên toàn thế giới
như: Munich Re, Swiss Re, Lloyd’s, Commercial Union (UK), AIG, CIGNA
(USA), Tokyo Marine…Ngoài ra công ty đạt được những thành quả như trên
chủ yếu là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đổi mới
nhiều mặt hoạt động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong thành phố,
nhạy bén với tình hình, chủ động đề ra các biện pháp có hiệu quả trong việc
tháo gỡ khó khăn, duy trì và mở rộng thị phần.
Hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang triển khai hơn 40 nghiệp vụ bảo hiểm
thuộc 3 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:
+ Bảo hiểm con người
+ Bảo hiểm tài sản
+ Bảo hiểm trách nhiệm
Những yếu tố cơ bản trên đã giúp cho công ty Bảo Việt Hà Nội có đủ khả
năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về loại hình bảo hiểm thông dụng
trên thế giới với các điều kiện, điều khoản áp dụng phổ biến hiện nay trên thế
giới hay thoả thuận riêng với khách hàng. Thủ tục mua bảo hiểm, khai báo tổn
thất giải quyết bồi thường đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.
Tháng 10 năm 1993, Bảo Việt Hà Nội thành lập các văn phòng đại diện
của công ty ở các quận huyện trong thành phố nhằm thuận tiện cho việc quản lý
từng khu vực và đưa hoạt động của công ty tới gần hơn với khách hàng. Cuối
năm 1996, sau khi thủ đô Hà Nội phân chia lại địa giới hành chính của một số
quận huyện, công ty đã rất nhanh chóng tổ chức và thành lập các văn phòng bảo
hiểm tại các quận huyện này để bám sát khách hàng và giữ vững địa bàn. Như
vậy cho tới nay, Bảo Việt Hà Nội đã có văn phòng đại diện ở tất cả các quận
huyện và 5 phòng kinh doanh đặt tại trụ sở chính của công ty.
2. Vài nét về phòng bảo hiểm Đống Đa

Đống Đa là một trong bốn quận nội thành cũ của thành phố Hà Nội lại là
quận có diện tích lớn và tập trung quá tải về số dân nên đầu năm 1997 UBND
thành phố Hà Nội đã quyết định tách quận Đống Đa thành 2 quận Thanh Xuân
và Đống Đa. Hiện nay diện tích quận Đống Đa đã bị thu hẹp chỉ khoảng 1500
ha gồm 21 phường với dân số gần 40 vạn dân, thành phần chủ yếu là công nhân
và tiểu thương nhỏ. Trên địa bàn quận hiện có 198 cơ quan Nhà nước, gần 250
doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH thêm vào đó có 42 đơn vị doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc cấp bộ quản lý và hơn 100 đơn vị trường học kể cả công
lập và dân lập từ khối mầm non đến khối đại học.
Phòng bảo hiểm Đống Đa là một trong số những phòng bảo hiểm được
thành lập vào năm 1993 cùng với các văn phòng khu vực khác. Phòng bảo hiểm
Đống Đa đại diện cho công ty bảo hiểm Hà Nội trực tiếp kinh doanh các nghiệp
vụ bảo hiểm theo sự phân công phân cấp của lãnh đạo công ty đồng thời chịu
trách nhiệm quản lý các hoạt động của phòng theo phân cấp, tham mưu và phối
hợp với các phòng khác. Phòng bảo hiểm Đống Đa (nay là phòng bảo hiểm số
4) có chức năng thay mặt cho công ty giao dịch với chính quyền địa phương,
các tổ chức và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận để phục vụ kinh doanh
bảo hiểm. Phòng được quyền mở rộng kinh doanh sang các địa bàn khác sau khi
đã báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo công ty trên cơ sở tuân thủ quy chế
hợp tác và chống cạnh tranh nội bộ do giám đốc công ty ban hành, được phép
cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, tổ chức giám định và giải quyết bồi thường cho
khách hàng theo phân cấp của giám đốc công ty. Ngoài ra phòng còn được phép
giải quyết các công việc cụ thể khác tại địa bàn do lãnh đạo công ty uỷ quyền.
Về mặt tổ chức: Khi mới thành lập phòng chỉ có 3 cán bộ thì nay đã có 10 cán
bộ chính thức gồm:
- 1 trưởng phòng
- 1 phó phòng
- 1 cán bộ kế toán
- 1 cán bộ thủ quỹ
- 1 cán bộ thống kê

- 1 cán bộ giám định
- 1 cán bộ bồi thường
- 3 cán bộ khai thác
Ngoài ra phòng còn có một đội ngũ đại lý và cộng tác viên nhiệt tình năng động
đóng góp vào sự thành công chung của cả phòng. Nhằm nâng cao doanh thu
chung, mỗi cán bộ của phòng không chỉ đảm nhiệm tốt chức danh riêng của
mình mà họ còn kiêm luôn cả việc khai thác
Hiện nay phòng đang triển khai 26 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
thuộc 3 nhóm nghiệp vụ: bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm và bảo
hiểm tài sản. Trong đó các nghiệp vụ chủ yếu của phòng là: bảo hiểm toàn diện
học sinh, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm
vật chất xe cơ giới, bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm tiền, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Một số nghiệp vụ
sau đem lại cho phòng doanh thu khá lớn trong tổng doanh thu của cả phòng, đó
là:
Bảo hiểm học sinh : 20% doanh thu chung
Bảo hiểm kết hợp con người : 18 - 20%
Bảo hiểm xe cơ giới (trách nhiệm và vật chất): 40%
Kết quả doanh thu của phòng bảo hiểm Đống Đa qua các năm được thể hiện qua
số liệu bảng 6 sau:
Bảng 6: Kết quả doanh thu và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của phòng bảo
hiểm Đống Đa giai đoạn 1998 - 2004
Đơn vị: Tỷ đồng

m
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành KH (%)
1998 6 5,6 93,33
1999 5,5 5,103 92,78
2000 5,5 5,827 105,95
2001 5,8 6,265 108,02

2002 7,15 7,562 105,76
2003 8,8 10,233 116,28
2004 12
(Nguồn: Phòng bảo hiểm Đống Đa)
Kết quả trên cho thấy doanh thu của phòng năm 1999 giảm mạnh so với
năm 1998. Nguyên nhân chính của việc giảm doanh thu là do sự tham gia vào
thị trường và sự mở rộng thị phần bảo hiểm của một số công ty bảo hiểm phi
nhân thọ như: VIA (cấp giấy phép hoạt động năm 1996), UIC (1997), PTI
(1998), Allianz-AGF (1999), BIDV- QBE (1999) làm cho thị phần bảo hiểm
của Bảo Việt phi nhân thọ giảm mạnh. Chính điều này đã làm cho doanh thu phí
của công ty năm 1999 bị giảm 15,42% và doanh thu phòng bảo hiểm Đống Đa
giảm 8,88% so với năm 1998. Tuy nhiên tình hình này đã được cải thiện kể từ
năm 2000, doanh thu của phòng liên tục tăng lên và luôn vượt kế hoạch mà
công ty giao. Có được những kết quả tích cực trên là nhờ sự nỗ lực cố gắng của
toàn thể cán bộ phòng bảo hiểm Đống Đa trong những năm qua, nhờ sự phối
hợp chặt chẽ với các phòng bảo hiểm khác của công ty từ đó đóng góp vào việc
tăng doanh thu chung của toàn công ty bảo hiểm Hà Nội. Nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe ô tô là một bộ phận của bảo hiểm xe cơ giới, doanh thu của nghiệp
vụ này luôn chiếm vị trí cao nhất trong tổng doanh thu của công ty bảo hiểm Hà
Nội nói chung và của phòng bảo hiểm Đống Đa nói riêng trong những năm gần
đây. Qua đó có thể thấy được tiềm năng của thị trường trong việc triển khai
nghiệp vụ này không chỉ của riêng công ty bảo hiểm Hà Nội mà còn ở rất nhiều
công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác trên địa bàn Hà Nội. Phần thực trạng dưới
đây sẽ cho thấy rõ hơn tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại
phòng bảo hiểm Đống Đa trong giai đoạn 1999 - 2003.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI PHÒNG
BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA
1. Công tác khai thác
Khai thác được coi là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết
định tới doanh số bán hàng của mọi doanh nghiệp đặc biệt là những doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ. Doanh thu của một doanh nghiệp cao hay thấp thể
hiện doanh nghiệp đó có làm tốt công tác khai thác hay không.
Trong bảo hiểm vật chất xe ô tô, khai thác thực chất là việc tuyên truyền cho
các chủ xe thấy được sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm từ đó đi đến thoả
thuận ký kết hợp đồng bảo hiểm với nhà bảo hiểm.
Bảo hiểm vật chất xe ô tô là một loại hình bảo hiểm tự nguyện vì vậy
khâu khai thác phụ thuộc rất lớn vào việc tuyên truyền quảng cáo vận động làm
cho các chủ xe nhận thức được ý nghĩa mục đích của nghiệp vụ và sẽ không đắn
đo ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Khâu khai thác được thực hiện tốt sẽ trực tiếp làm tăng doanh thu phí bảo
hiểm từ đó làm tăng khả năng bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi có tổn
thất xảy ra một cách nhanh chóng kịp thời giúp các chủ xe ổn định được sản
xuất kinh doanh hay tiếp tục quá trình vận hành xe.
Sự thành công của khâu khai thác là nhờ vào sự kết hợp một cách đúng nhất
chiến lược Marketing hỗn hợp bao gồm: chiến lược giá cả, chiến lược sản phẩm,
chiến lược phân phối và chiến lược khuếch trương. Mỗi chiến lược có vai trò
nhất định và gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó có thể coi chiến lược khuếch
trương là quan trọng hơn cả đối với khâu khai thác. Các công cụ xúc tiến bán
hàng gồm: tuyên truyền quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến thương mại
hay xúc tiến tiêu dùng…Đối với khách hàng, một sản phẩm dịch vụ tốt là một
sản phẩm có giá cả phù hợp và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong hiện
tại và tương lai. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình vì vậy khó có thể nhận
biết được sản phẩm qua các giác quan thông thường khi chưa xảy ra sự kiện bảo
hiểm. Đây có thể là lý do khiến cho các khai thác viên bảo hiểm gặp nhiều khó
khăn khi tuyên truyền thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm. Chính vì lẽ
đó mà hiện nay các công ty bảo hiểm không ngừng cải tiến phương thức bán
hàng, đưa ra nhiều biện pháp nhằm làm tăng tính hữu hình cho sản phẩm của
mình như: in ấn hợp đồng bảo hiểm với hình thức bắt mắt gọn nhẹ, cung cấp
cho khách hàng những tờ rơi quảng cáo về sản phẩm, giải thích cho khách hàng
về quyền lợi bảo hiểm mà họ sẽ nhận được khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra…từ

đó khách hàng sẽ có cơ sở để so sánh chất lượng phục vụ và tính ưu việt của sản
phẩm giữa các công ty bảo hiểm một cách chính xác nhất trước khi quyết định
tham gia một loại hình bảo hiểm nào.
Hơn nữa bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” do
đó càng cần phải có một đội ngũ khai thác viên giỏi về trình độ chuyên môn, tốt
về phẩm chất đạo đức từ đó góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường bảo hiểm.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, hiện nay phần lớn các chủ
xe đều chưa nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiệp vụ nên chưa
nhiệt tình tham gia. Thêm vào đó công ty bảo hiểm Hà Nội đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều công ty bảo hiểm đóng tại địa bàn Hà Nội
như: PTI, PJICO, PVIC, Bảo Minh…dẫn đến công ty bảo hiểm đã phải chia sẻ
một phần doanh thu từ nghiệp vụ này cho các công ty trên. Hơn nữa, thực tiễn
kinh doanh bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều biểu hiện cạnh tranh không
lành mạnh dưới nhiều hình thức như: quảng cáo thông tin sai sự thật, giảm phí
bảo hiểm vô điều kiện, tăng hoa hồng không đúng quy định, khuyến mại bất
hợp pháp nhằm lôi kéo tranh giành khách hàng và tạo dư luận xã hội xấu ảnh
hưởng đến hoạt động và sự phát triển của thị trường bảo hiểm…Trước tình hình
đó, bảo hiểm Hà Nội nói chung và phòng bảo hiểm Đống Đa nói riêng đã có
nhiều cố gắng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn đặc biệt trong khâu khai thác.
Trước hết phòng đã cử cán bộ khai thác đến tận từng cơ quan đơn vị vận động
họ tham gia bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ chủ xe đến mua. Chính vì
vậy mà doanh thu phí nghiệp vụ không ngừng tăng lên qua các năm và liên tục
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu phí của phòng. Từ năm khi mới
thành lập đến nay phòng luôn giữ vững vị trí là một trong bốn phòng bảo hiểm
khu vực dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm. Có thể thấy rõ hơn tình hình khai
thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại phòng qua bảng số liệu 7:
Bảng 7: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của phòng
bảo hiểm Đống Đa giai đoạn 1999 - 2003
Năm

Chỉ tiêu
1999 2000 2001 2002 2003
Số xe ô tô lưu hành (chiếc) 53.201 62.245 73.215 87.310 110.000
Tốc độ tăng liên hoàn số ô
tô lưu hành (%)
- 16,99 17,62 19,25 25,99
Số xe ô tô tham gia bảo
hiểm vật chất tại phòng
(chiếc)
280 277 270 310 350
Tỷ lệ xe ô tô tham gia bảo
hiểm tại phòng (%)
0,53 0,45 0,37 0,36 0,32
Tốc độ tăng liên hoàn số xe
tham gia bảo hiểm vật chất
(%)
- -1,07 -2,53 14,81 12,90
Doanh thu phí nghiệp vụ
(trđ)
937 1.376 1.425 1.557 1.614
Tốc độ tăng liên hoàn doanh
thu phí nghiệp vụ (%)
- 46,85 3,56 9,26 3,66
Doanh thu phí bình quân 1
xe (trđ/chiếc)
3,346 4,968 5,278 5,023 4,611
(Nguồn: Phòng bảo hiểm Đống Đa)
Qua bảng 7 ta thấy số xe ô tô lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội liên
tục tăng từ năm 1999 đến năm 2003. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 53.201 ô tô
lưu hành thì đến năm 2000 đã tăng lên 16,99% thành 62.245 chiếc. Năm 2001,

số lượng ô tô lưu hành là 73.215 chiếc tăng 17,62% (tăng 10.970 chiếc) và năm
2003 là năm có tốc độ tăng cao nhất về số lượng ô tô lưu hành, đó là tăng
25,99% (22.090 chiếc) gấp 2,07 lần so với năm 1999. Có thể thấy nền kinh tế
nước ta đang đi vào ổn định và trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2003 là 7,24% đứng thứ hai trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa Việt Nam được đánh giá là một nước có môi trường đầu tư an toàn vào
loại bậc nhất thế giới tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngày
càng nhiều. Hà Nội với lợi thế là trung tâm văn hoá chính trị xã hội của cả nước,
nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định (trên 10%) thuận lợi cho các tổ chức
cơ quan xí nghiệp hoạt động. Để phục vụ cho hoạt động của mình các cơ quan
tổ chức này đã sử dụng một số lượng lớn xe ô tô kể cả chở người và chở hàng
hoá, chính vì vậy đã làm cho số lượng ô tô lưu hành trên địa bàn thành phố ngày
càng tăng và khả năng sẽ còn tăng trong những năm tới. Đây là tiềm năng thị
trường đầy triển vọng cho Bảo Việt Hà Nội nói chung và phòng bảo hiểm Đống
Đa nói riêng trong việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô.
Nhìn vào số liệu xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất ở phòng bảo hiểm
Đống Đa có thể thấy con số này tăng không đều thậm chí có năm giảm đi đặc
biệt là hai năm 2000, 2001. Năm 1999, số xe tham gia bảo hiểm là 280 chiếc thì
đến năm 2000 chỉ còn 277 chiếc giảm 1,07% tức giảm 3 chiếc, năm 2001 lại
tiếp tục giảm 10 chiếc so với năm 1999 chỉ còn 270 chiếc. Sự giảm sút số xe
tham gia bảo hiểm trên có thể do yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa Bảo Việt Hà
Nội với các doanh nghiệp bảo hiểm khác cùng triển khai nghiệp vụ này trên địa
bàn Hà Nội. Từ sau nghị định 100/CP và nghị định 74/CP của Chính phủ về
việc cho phép thành lập mới các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm cả các doanh
nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, Bảo Việt Hà Nội đã phải chấp nhận
san sẻ thị phần với các doanh nghiệp khác. Có thể nói trong 2 năm 2000 và
2001 Bảo Việt Hà Nội đã mất đi một lượng doanh thu khá lớn với công ty Cổ
phần bảo hiểm Bưu Điện (PTI). Từ sau năm 1999 các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ đều đi vào hoạt động ổn định và thị phần của họ cũng tăng dần qua
các năm. Đây là nguyên nhân cơ bản làm giảm số lượng xe khai thác của phòng

trong 2 năm trên. Tuy nhiên phòng đã kịp thời chấn chỉnh phong cách làm việc
và lấy lại nhịp độ khai thác trước đây thể hiện ở việc tăng số xe tham gia bảo
hiểm kể từ năm 2002. Trong năm này số lượng xe khai thác được là 310 chiếc
tăng 14,81% so với năm 2001 tức tăng lên 40 chiếc và sang năm 2003 số lượng
xe khai thác là 350 chiếc tăng cùng tốc độ với năm 2002.
Về tỷ lệ khai thác, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất tại phòng chiếm một
tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số xe lưu hành và tỷ lệ này giảm dần qua các năm, cụ
thể:
Năm 1999, số lượng xe tham gia bảo hiểm là 280 xe, tỷ lệ xe tham gia
bảo hiểm là 0,53% cao nhất trong giai đoạn 1999 - 2003 tuy nhiên doanh thu
phí nghiệp vụ năm 1999 chỉ đạt 937 tr . Có một điều mâu thuẫn là mặc dù tỷ lệ
khai thác năm 1999 cao nhất trong các năm nhưng doanh thu phí thu được lại
đạt mức thấp nhất so với các năm còn lại. Nguyên nhân là do năm này số lượng
ô tô lưu hành còn thấp hơn nhiều so với các năm khác và doanh thu phí bảo
hiểm bình quân mỗi đầu xe còn chưa cao (3,346 trđ/chiếc). Một nguyên nhân
nữa là từ năm 1999 phần lớn những chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận đều
chuyển sang tham gia bảo hiểm toàn bộ làm cho mức phí bảo hiểm cho những
xe này tăng lên nhanh chóng.
Năm 2000, số lượng xe tham gia bảo hiểm là 277 xe, tỷ lệ khai thác là
0,45%, doanh thu phí bảo hiểm đạt 1.376 trđ tăng 46,85% so với năm 1999
tương đương với 439 trđ. Sở dĩ doanh thu phí tăng lên trong khi tỷ lệ khai thác
giảm đi là do khi nền kinh tế phát triển, số lượng xe ô tô có giá trị lớn lưu hành
trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng (chủ yếu là xe nhập khẩu từ nước ngoài),
nhu cầu tham gia bảo hiểm của những xe này lại tương đối lớn làm cho giá trị
bảo hiểm tăng lên kéo theo mức phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe cũng tăng lên
tương ứng (năm 2000 doanh thu phí bảo hiểm bình quân là 4,968 trđ/chiếc tăng
1,622 trđ/chiếc so với năm 1999). Bắt đầu từ năm 2001 số lượng xe tham gia
bảo hiểm vật chất xe ô tô và doanh thu phí liên tục tăng lên. Cụ thể:
Năm 2001, số lượng xe tham gia bảo hiểm tại phòng là 270 chiếc, tỷ lệ
khai thác là 0,37%. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ năm 2001 là 1.425 tr

tăng 3,56% so với năm 2000.
Năm 2002 số xe tham gia bảo hiểm là 310 chiếc, tỷ lệ khai thác là 0,36%,
doanh thu phí là 1.557 tr tăng 9,26% so với năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm
bình quân là 5,023 trđ/chiếc giảm 0,255 trđ so với năm 2001.
Năm 2003 mặc dù số xe tham gia bảo hiểm vẫn tăng nhưng tỷ lệ khai
thác của phòng lại giảm đi so với năm 2002. Số xe tham gia bảo hiểm năm này
là 350 chiếc, tỷ lệ khai thác là 0,32%, doanh thu phí đạt 1.614 tr tăng 3,66% so
với năm 2002. Như vậy có thể thấy tuy số xe tham gia bảo hiểm và doanh thu
phí bảo hiểm có tăng nhưng lượng tăng lại không đều và còn thấp đòi hỏi phòng
cần tăng cường công tác khai thác hơn nữa.
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe ô tô của phòng bảo hiểm Đống Đa giai đoạn 1999 - 2003

×