Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Bảo hiểm kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.34 KB, 51 trang )

Bảo hiểm kinh doanh
2.1. Khái quát về bảo hiểm kinh doanh 2.1.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm
kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm kinh doanh Nghiên cứu kho tàng lý luận về bảo
hiểm sẽ dễ dàng nhận thấy đã có nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về bảo hiểm
kinh doanh. Sau đây là một số trích dẫn: • Dr.David Bland - Insurance Principles and Practice :
“Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm) bằng việc thu một
khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm),
một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó, khi xảy ra một sự cố đi ngược lại
quyền lợi của người được bảo hiểm” • Từ điển bảo hiểm Pháp - Việt, Nhà xuất bản Thống kê
1996 : "Bảo hiểm (Assurance) là một nghiệp vụ mà theo đó, một bên là người được bảo hiểm
chấp nhận trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm hay khoản đóng góp cho chính mình hay cho
một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản bồi thường từ
một bên khác là người bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những
thiệt hại theo luật số lớn". Sự khác nhau trong các quan niệm là xuất phát từ việc nhìn nhận bảo
hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp
hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm ra được
một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả những khía cạnh đó. Điều có thể chấp nhận được
là xây dựng một khái niệm từ góc độ và cách thức tiếp cận hữu ích cho mục đính nghiên cứu.
Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực
hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Khái
niệm đưa ra ở đây muốn nhấn mạnh nguồn gốc ra đời như một loại phương pháp chuyển giao
rủi ro; đặc thù pháp lý- hợp đồng; vấn đề cốt lõi và các chủ thể đặc trưng của quan hệ bảo
hiểm. Tuy nhiên, để tránh rườm rà khái niệm buộc phải sử dụng sớm một số thuật ngữ chuyên
ngành như là phí bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm...Các thuật ngữ này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở
những phần sau, ngoại trừ “sự kiện bảo hiểm” Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các
bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm
phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Thực
tế, bên cạnh thuật ngữ này, trong bảo hiểm vẫn sử dụng các thuật ngữ sự cố; vụ; tai nạn bảo
hiểm - sự cố hoặc tai nạn mà việc xảy ra sự cố hoặc tai nạn đó được bảo hiểm (ví dụ : cháy, nổ,
đâm va...) hoặc trong một số trường hợp lại dùng để chỉ hậu quả (ví dụ: bị tử vong, thương tật


vĩnh viễn...). Đặc hiệt là thuật ngữ “sự cố tổn thất”- trong kỹ thuật bảo hiểm, loại sự cố này bị
chi phối bởi các quy định chủ quan của con người, (ví dụ : điều khoản 72 giờ trong việc xác
định một sự cố bão. Một cơn bão có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhưng sự cố tổn thất thứ
nhất sẽ bao gồm những tổn thất xảy ra trong 72 giờ đầu tiên, sự cố thứ hai bao gồm những tổn
thất xảy ra trong 72 giờ tiếp theo...). Vì thế, đối với từng sản phẩm bảo hiểm, một trong những
nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm là phải định nghĩa rõ ràng, chính xác về mỗi loại
tai nạn, sự kiện, sự cố bảo hiểm nhằm tránh sự tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm. 2.1.1.2. Sự
ra đời và phát triển của bảo hiểm - Trên thế giới Những tài liệu khảo cứu về lịch sử nền văn
minh thế giới đã ghi nhận những dấu ấn phôi thai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro - nguyên
tắc căn bản của bảo hiểm ngày nay. Khoảng năm 4500 trước Công nguyên, những người thợ
đẽo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho những người gặp
hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng những năm 500 trước
Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn
thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi
chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương
gia cùng nhau gánh chịu. ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens
(Hy Lạp) khoảng năm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất
cao trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong
quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và
lãi. Tại Rôme, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi suất có thể lên đến
50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc
trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "cho vay mạo
hiểm lớn". Lãi suất cao có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay mạo
hiểm lớn tồn tại khá lâu và phố biến trên nhiều khu vực trên thế giới. Tại Rôme, kéo dài đến
tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo. “Cho vay mạo hiểm lớn”
đã bị lạm dụng và vào năm 1234, Giáo hoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt
động cho vay nặng lãi. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương thức bảo đảm cho các
khoản tín dụng mà chủ nhà băng đã cấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi không còn sự
bảo đảm bằng lãi suất "cắt cổ”. Trước sự đòi hỏi đó, đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới
bảo hiểm hàng hải: các nhà buôn chấp nhận một khoản tiền ấn định trước, để nhận được đảm

bảo giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên chở trong trường hợp tổn thất. Những thỏa thuận bảo
hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 14. Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà
người ta tìm thấy được ký kết tại Gênes năm 1347. Có thể đã có những bản hợp đồng cổ hơn
mà người ta không tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu cập bến - đồng nghĩa với
việc thực hiện xong bảo đảm. Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời của các loại bảo
hiểm khác. Tại London, ngày 2 tháng 9 năm 1666 hoả hoạn đã xảy ra và kéo dài trong nhiều
ngày, thiêu cháy khoảng 13.200 nóc nhà, trong đó 87 nhà thờ. Mức độ nghiêm trọng của thảm
họa đó đã khiến các nhà chức trách thành phố London mở văn phòng cháy đầu tiên vào năm
1667. Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời, lấy tên là Friendly Society Fire Office.
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, người được
bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhiều công ty bảo hiểm cháy khác tiếp
tục ra đời ở nước Anh, như là: Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714); London (1714);
Westminister (1717). Tại Pháp, Văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn mang tên "La Royal Incendie"
do CLAVER thành lập năm 1786 tại Paris. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cổ xưa nhất được lưu
giữ đến ngày nay đã được ký năm 1583 tại London và vào năm 1762, công ty bảo hiểm nhân
thọ đầu tiên có tên là Equitable được thành lập tại nước Anh. Đến nay, các loại hình bảo hiểm
đã phát triển hết sức đa dạng, hoạt động bảo hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh
doanh và cuộc sống thường nhật của các tầng lớp dân cư, bảo hiểm đã và đang dần khẳng định
vị thế tất yếu trong cơ cấu nền kinh tế - xã hội của các quốc gia, có thể thấy rõ điều đó khi
điểm qua một số nét tiêu biểu trong sự phát triển da dạng của ngành bảo hiểm trên phạm vi
toàn cầu. • Châu Âu
Vẫn được coi là cái nôi của bảo hiểm với qui mô thị trường lớn, tốc độ phát triển nhanh, ổn
định và nhiều tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới. Ba thị trường chính của Châu Âu là Anh,
Đức và Pháp. Sự phát triển về kinh tế và thống trị về chính trị của Anh vào thế kỷ 19 đã làm
cho các doanh nghiệp của Anh, trong đó có các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ và ảnh
hưởng rất lớn đến thị trường bảo hiểm thế giới. Cho tới hiện nay, thị trường bảo hiểm ở nhiều
nước vẫn còn chịu sự chi phối về biểu phí hoặc các điều khoản bảo hiểm có xuất sứ từ Anh
quốc.Với hơn 800 công ty bảo hiểm, điển hình nh Prudential, Standard Life, Equitable Life,
Royal&Sun Alliance, General Accident & Commercial Union,... Thị trường nội địa Anh quốc

đã đạt đến độ bão hoà. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phụ thuộc vào biểu phí nhiều hơn là vào
sự phát triển của sản phẩm bảo hiểm và thị trường. Anh quốc có thị trường bảo hiểm thực sự
mở cửa, bảo hiểm cho những rủi ro trên toàn thế giới, trong đó thị trường bảo hiểm London là
trung tâm bảo hiểm quan trọng bậc nhất thế giới, nhất là trong bảo hiểm hàng hải, hàng không,
vận tải, rủi ro đặc biệt, xây dựng, lắp đặt, rủi ro công nghiệp, hỏa hoạn, gián đoạn kinh doanh,
trách nhiệm dân sự, rủi ro chiến tranh,... mà đại diện là các tổ chức bảo hiểm như ILU
(International London Underwriters), Lloyd’s và LUC (London Underwiting Center). Tính chất
quốc tế của thị trường bảo hiểm London được tăng cường bởi sự có mặt của các chi nhánh và
công ty con của nhiều tập đoàn bảo hiểm nước ngoài. Có thể nói, sự nổi tiếng của thị trường
bảo hiểm Anh có sự đóng góp đáng kể của Lloyd’s. Năm 1688, quán cà phê bên bờ sông
Thame của thuyền trưởng Edward Lloyd’s đã trở thành một nơi giao dịch về bảo hiểm không
chính thức. ở đó, người ta ký kết các hợp đồng bảo hiểm, chia sẻ rủi ro mà các chủ tàu và chủ
hàng của cảng London gặp phải trong vận tải đường biển. Trụ sở giao dịch sơ khai không chính
thức đó sau này đã phát triển thành một tổ chức bảo hiểm năng động, quy mô và có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển một số ngành bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Anh cũng như trên
thế giới. Hiện nay, những đặc thù về cơ cấu tổ chức và hoạt động bảo hiểm đã hạn chế sự phát
triển của Lloyd’s, tuy nhiên Lloyd’s vẫn duy trì một mạng lưới các đại lý hoạt động ngoài nước
và một thương hiệu rất có uy tín trong việc giải quyết bồi thường và năng lực bảo hiểm. Các
hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm của thị trường Anh phát triển phong phú và đa dạng.
Hoạt động mạnh mẽ của bảo hiểm Anh trên thị trường quốc tế không chỉ nhờ vào mạng lưới
đại lý, chi nhánh của công ty con đặt tại nước ngoài, mà còn nhờ rất nhiều vào sự năng động
của các công ty môi giới. Những công ty môi giới như Sedgwick, Willis Corroon,… đã coi thị
trường quốc tế như địa bàn hoạt động đương nhiên. Thị trường bảo hiểm Đức được khẳng định
do năng lực và khả năng tài chính của các công ty tái bảo hiểm. Với hơn 700 công ty bảo hiểm,
không giống như ở nhiều nước khác, các công ty bảo hiểm Đức không tập trung tại thủ đô hoặc
một vài trung tâm kinh tế mà được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ, tại các thành phố như
Hambourg, Hanovre, Cologne, Stuttgart, Mannhieim, Munich, Francfort, ... Điều này đã gây
trở ngại cho việc thiết lập một khu vực giao dịch bảo hiểm mang tính quốc tế. Một số tập đoàn
bảo hiểm của Đức đã chủ động và thành công trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm ở nước
ngoài. Trong số đó phải kể đến tập đoàn Allianz, một tập đoàn đứng đầu Châu Âu, sau khi mua

tập đoàn AGF (Assurance General de France) của Pháp. Với mạng lới các chi nhánh và công ty
con, tập đoàn Allianz hàng năm đã có hơn 1/2 doanh thu từ nước ngoài. Khả năng tài chính và
năng lực các công ty tái bảo hiểm của Đức đã chinh phục khắp thị trường bảo hiểm quốc tế.
Điển hình là công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới Munich Re. Được thành lập năm 1853, hiện
nay Munich Re đã là công ty tái bảo hiểm chi phối đáng kể hoạt động tái bảo hiểm của thị
trường bảo hiểm thế giới. Tỷ trọng các công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường bảo hiểm
Đức rất nhỏ. Các công ty bảo hiểm Đức nổi tiếng trong việc biết cách làm cho khách hàng
trung thành với mình. Mặt khác, mạng lới phân phối của các công ty bảo hiểm Đức dày đặc đại
lý chuyên nghiệp, đại lý bán chuyên nghiệp đã làm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài khó
thâm nhập được vào thị trường Đức. Với gần 600 công ty bảo hiểm được cấp giấy phép, trong
đó có những tập đoàn bảo hiểm tên tuổi như AXA-UAP, GAN, GROUPAMA…, ở Pháp bảo
hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt các hợp đồng có tính chất tiết kiệm. Có
được điều này là nhờ những khuyến khích của Nhà nước thông qua các qui định về thuế, nỗ
lực của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng như tốc độ phát triển rất nhanh của hoạt động
Ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) trước tiên là trong bảo hiểm nhân thọ (và gần đây cả
trong bảo hiểm phi nhân thọ). Khu vực tư nhân và các tổ chức bảo hiểm tương hỗ phát triển
mạnh ở Pháp do sự rút lui của sở hữu Nhà nước. Các công ty bảo hiểm Pháp đang theo đuổi
một cách mạnh mẽ chính sách vươn ra nước ngoài, hạn chế sự thâm nhập của các công ty bảo
hiểm nước ngoài vào thị trường trong nước. Cho đến nay, mới có khoảng 1/4 doanh số được
thực hiện ở ngoài nước Pháp và công ty bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh ở Pháp chỉ chiếm
hơn 10% thị phần của Pháp. • Mỹ
Là thị trường bảo hiểm hiện có qui mô lớn nhất thế giới, có gần 6.000 công ty bảo hiểm tham
gia hoạt động, trong đó có hơn 150 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp, điển hình là các tập
đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như AIG (American International Group),
Prudential Ins Co of American, Metropolitan Life, Aetna Life, New York Life, Employers Re ...
Ngành bảo hiểm sử dụng nhiều lực lượng lao động bậc nhất trong nền kinh tế Mỹ. ở Mỹ, việc
kiểm tra, giám sát bảo hiểm được thực hiện nghiêm ngặt nhằm bảo vệ quyền lợi của người
được bảo hiểm. Mỗi bang của nước Mỹ thành lập một cơ quan kiểm tra bảo hiểm và có những
qui định pháp lý khác nhau dưới các chế định pháp luật của Nhà nước liên bang. Trình độ dân
trí về bảo hiểm ở Mỹ là rất cao và mặc dù được coi là tấm gương của chủ nghĩa tự do kinh tế,

nhưng trong lĩnh vực bảo hiểm Mỹ đã tổ chức một thị trường cực kỳ nguyên tắc và được kiểm
soát chặt chẽ. Thị trường bảo hiểm Mỹ phát triển mạnh các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, tiết
kiệm và hưu trí, tai nạn lao động, đa rủi ro nhà ở và doanh nghiệp, trách nhiệm dân sự,... Tuy
nhiên khái niệm trách nhiệm dân sự ở thị trường này rất rộng, người khiếu nại có thể đòi số
tiền bồi thường đặc biệt cao, khiến hầu hết các công ty bảo hiểm nước ngoài đều không triển
khai sản phẩm này. Không chỉ phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, sức mạnh của thị
trường Mỹ còn dựa vào sự có mặt của đông đảo các doanh nghiệp bảo hiểm ở nhiều nước trên
thế giới và cơ chế cung cấp dịch vụ qua biên giới. Sự chi phối của nền kinh tế và của các doanh
nghiệp đa quốc gia của Mỹ đã hỗ trợ cho các tập đoàn bảo hiểm và các công ty môi giới của
Mỹ thực hiện điều này. • Australia
Là nước có ngành bảo hiểm phát triển khá toàn diện. Với số lượng các công ty bảo hiểm tương
đối lớn- hơn 50 công ty bảo hiểm nhân thọ, 160 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, gần 30 công ty
tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Thị trường này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường bảo
hiểm Anh. Các hình thức phân phối bảo hiểm rất phát triển, nhất là kênh phân phối qua môi
giới. • Mỹ La Tinh
Khó có thể so sánh với các thị trường đã phát triển nói trên, các thị trường bảo hiểm nh Braxin,
Achentina, Chilê, Côlômbia, Vênêzuêla, Pêru,... trong suốt thời gian dài được đặc trưng bởi
một cơ chế chỉ huy từ phía cơ quan kiểm tra bảo hiểm với các quy định ngặt nghèo về thành
lập công ty bảo hiểm mới và sự áp đặt điều kiện, biểu phí bảo hiểm, tỷ lệ hoa hồng trả cho các
trung gian bảo hiểm, chương trình tái bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà
nước...Hiện nay ở một số nước, cơ chế áp đặt dần dần bị phá vỡ, điều này đòi hỏi các công ty
bảo hiểm phải nâng cao trình độ chuyên môn và nỗ lực nhiều để thích ứng với thị trường bảo
hiểm đang thực sự trở nên cạnh tranh. Bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ La Tinh chỉ chiếm một phần
nhỏ trong hoạt động của các công ty bảo hiểm, trừ Chilê là nước mà các công ty bảo hiểm quản
lý phần lớn quỹ lương hưu của người lao động. Lạm phát triền miên ở nhiều nước đã không
khuyến khích hoạt động bảo hiểm nhân thọ phát triển. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu phí bảo
hiểm của Mỹ La Tinh trong tổng doanh thu phí bảo hiểm thế giới đang có xu hướng tăng lên. •
châu á
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình tự do hoá kinh tế, thị trường bảo hiểm Châu á có tốc
độ tăng trưởng rất nhanh. Trong thập kỷ vừa qua, doanh thu phí bảo hiểm tăng trung bình hàng

năm từ 15% đến 20%. ở nhiều quốc gia á châu, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được
phép hoạt động rất hạn chế. Nhiều trở ngại về chính trị hay văn hoá, luật pháp hay hành chính,
đã hạn chế vai trò của các công ty bảo hiểm nước ngoài. ở các nước có nền kinh tế thị trường
cạnh tranh cũng chỉ cho một số ít các công ty nước ngoài hoạt động. Điển hình là thị trường
Nhật Bản, hiện nay cũng chỉ có hơn 50 công ty bảo hiểm, con số này ở thị trường bảo hiểm
Trung Quốc là hơn 30. Nhìn chung, các nhà bảo hiểm Châu á chủ yếu mới chỉ khai thác thị
trường trong nước. Việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm ra nước ngoài và ra các châu lục khác còn
rất hạn chế. Hoạt động phân phối bảo hiểm chủ yếu được thực hiện thông qua mạng lưới các
nhân viên kiêm nhiệm bán bảo hiểm. Vai trò của các công ty môi giới bảo hiểm mới chỉ được
thể hiện ở một vài thị trường mở như Hồng Kông, Singapore. Các sản phẩm của các công ty
bảo hiểm Châu á - giống như các sản phẩm ở thị trường châu lục khác; các điều kiện chung,
điều khoản và cơ cấu của biểu phí vẫn mang dấu ấn ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm
London. Mặc dù toàn thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, song giữa các nước, qui mô thị
trường và tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch đáng kể. Một số nước như là: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore… là các nước có thị trường bảo hiểm rất phát triển và cũng là thị trường bảo
hiểm năng động ở Châu á. Ngành bảo hiểm nhân thọ của Nhật bản và Hàn quốc hiện đã được
xếp vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, tại đa số các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Việt nam…
thị trường bảo hiểm đang ở giai đoạn phát triển và dần được mở cửa theo những lộ trình nhất
định, rất thận trọng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động còn rất hạn chế,
qui mô chưa tương xứng với tầm cỡ thị trường. Vì thế, châu á vẫn được nhìn nhận như một thị
trường tiềm năng rộng lớn của ngành bảo hiểm thế giới. • Châu Phi
Hiện nay thị trường bảo hiểm Phi Châu chỉ chiếm 1%-1,5% doanh thu phí bảo hiểm của thế
giới, trong đó Nam Phi chiếm hơn 80%. Sự phát triển của bảo hiểm ở Châu Phi bị hạn chế bởi
thu nhập của phần lớn các hộ gia đình còn quá thấp, nội chiến và chính trị bất ổn, sự mất giá
đồng tiền, thị trường tài chính phát triển không đầy đủ, luật pháp không phù hợp cho sự phát
triển thị trường. Riêng Nam Phi lại là nước có tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP cao nhất thế
giới. Điều này là do thành công của bảo hiểm nhân thọ và Nam Phi là nước mà bảo hiểm xã
hội, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí, phần lớn do các công ty bảo hiểm quản lý. Các công ty bảo
hiểm ở Châu Phi đang tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình và quan hệ hợp tác
giữa các thị trường của châu lục như: thành lập các tập đoàn tái bảo hiểm lớn, thành lập trung

tâm kinh doanh bảo hiểm, thành lập Viện đào tạo nghề bảo hiểm, thống nhất về luật bảo
hiểm,...Triển vọng về một sự tăng trưởng mạnh trong tương lai của thị trường bảo hiểm Phi
Châu sẽ hoàn thiện bức tranh tổng thể về thị trường bảo hiểm sinh động trên thế giới. - ở Việt
Nam Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các đại lý bảo hiểm hoả hoạn và bảo hiểm nhân thọ của
các công ty bảo hiểm Pháp đã ký được những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ở nước ta, hoạt động
kinh doanh bảo hiểm đã được biết đến nhưng không đáng kể. Giai đoạn từ 1954 đến 1975, ở
miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57 công ty bảo hiểm dưới nhiều loại hình pháp lý: công ty cổ
phần, công ty tương hỗ và công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau 1975, một số công ty bảo hiểm tư
nhân ở miền Nam đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào Công ty bảo hiểm Việt Nam. ở miền
Bắc vào năm 1964, Chính phủ đã ký Quyết định 1979/CP ngày 17-12-1964 cho phép thành lập
Công ty bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Bảo Việt chính
thức hoạt động vào tháng 1 năm 1965, thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp
kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Sự độc quyền khiến hoạt động bảo hiểm trước năm 1990
được biết đến dưới tên là bảo hiểm nhà nước. Mặc dù có vị trí nhỏ bé với một doanh nghiệp
bảo hiểm duy nhất, nhưng ngành bảo hiểm Việt Nam đã góp phần đáng kể trong chia sẻ rủi ro
của những ngành kinh tế quan trọng như ngoại thương, vận tải đường biển, hàng không thông
qua hoạt động bảo hiểm hàng hải, tái bảo hiểm và hoạt động đại lý giám định cho các công ty
bảo hiểm của các nước XHCN. Sang thập kỷ 90, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển
biến lớn theo cơ chế thị trường, hoạt động bảo hiểm đã có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi
của nền kinh tế. Bảo Việt không còn giữ chức năng quản lý nhà nước và trở thành một doanh
nghiệp kinh doanh thuần túy. Tháng 12 năm 1993, Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày
18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự
phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm
của một doanh nghiệp nhà nước duy nhất đã chấm dứt với sự ra đời một loạt các doanh nghiệp
bảo hiểm. Tháng 3 năm 1996, Bảo Việt đã triển khai những loại bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và
với những bước nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng, bảo hiểm nhân thọ đã nhanh chóng khẳng định
vị thế quan trọng trong ngành bảo hiểm. Ngày 3/5/1999 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã có
quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam. Hiệp hội bảo hiểm Việt nam đã
lấy ngày 3/5 làm ngày hội truyền thống hàng năm của những người làm bảo hiểm ở Việt nam.
Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ

sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội CHXHCN Việt
Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khoá X và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001, đặt nền móng pháp lý
cơ bản cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam. Hiệu ứng tích cực từ sự biến chuyển
của hệ thống pháp luật về bảo hiểm là quy mô và tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm Việt
Nam tăng mạnh và liên tục qua các năm. Một số chỉ tiêu phát triển của thị trường bảo hiểm
Việt nam trong thời gian gần đây:
Chỉ tiêu 1. Số lượng DNBH, DN môi giới bảo hiểm Trong đó DNBH phi nhân thọ DNBH nhân
thọ Doanh nghiệp tái bảo hiểm Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Năm 2003 24
Năm 2004 26
Năm 2005 32
14 4 1 5
14 5 1 6
16 8 1 7
2. Năng lực tài chính ngành BH (tỷ VND) Tổng tài sản Tổng dự phòng nghiệp vụ 18.299
13.152 1,86 125 125.100 25.177 18.536 1,97 152 136.700 31497 23.899 2,03 163 143.540
3. Đóng góp vào GDP (%) 4. Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn VND) 5. Giải quyết
công ăn việc làm
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt nam năm 2004, 2005 NXB tài chính, năm 2005, năm 2006
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tác động rất mạnh tới ngành dịch vụ bảo hiểm. Bên
cạnh những thành quả không thể phủ nhận, thị trường bảo hiểm Việt nam đang bộc lộ những
hạn chế về chất lượng dịch vụ bảo hiểm, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các
doanh nghiệp bảo hiểm, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm...Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam giai đoạn 2003 - 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/8/ 2003 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm
hoạch định và ổn định chiến lược kinh doanh trong tương lai. Mục tiêu phát triển thị trường
bảo hiểm toàn diện, tăng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm / GDP (2,5% vào năm 2005 và 4,2%
vào năm 2010); bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận những sản phẩm bảo hiểm đạt
tiêu chuẩn quốc tế đang đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía mà trước hết là Nhà nước và các doanh
nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt nam. 2.1.2. Hợp đồng bảo hiểm 2.1.2.1

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm Hình thức văn bản thể hiện việc chuyển giao rủi ro trong
bảo hiểm chính là hợp đồng bảo hiểm. Lịch sử của bảo hiểm cũng được đánh dấu sự khởi đầu
bằng việc xuất hiện các đơn bảo hiểm (insurance policy) - những văn bản hợp đồng bảo hiểm
đầu tiên trong buổi sơ khai. Cùng với sự phát triển của kỹ nghệ bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm
ngày càng đa dạng, phức tạp và bị ràng buộc bởi khuôn khổ pháp lý của các quốc gia. Luật
pháp các quốc gia đòi hỏi mọi hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện dưới dạng văn bản. Ngay cả
khi các giao dịch được thực hiện bằng “thương mại điện tử”, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn buộc
phải soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một khối lượng lớn các tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm. Hợp đồng bảo hiểm được cấu thành từ nhiều bộ phận, tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo
hiểm (thậm chí là từng dịch vụ bảo hiểm), các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm có nhiều loại
dưới các tên gọi khác nhau, như là: giấy yêu cầu bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, đơn bảo hiểm,
điều kiện bảo hiểm, điều khoản bổ sung, phụ lục hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm. • Giấy
yêu cầu bảo hiểm. Phần lớn giấy yêu cầu bảo hiểm được thiết kế dưới dạng một hệ thống câu
hỏi do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Giấy yêu cầu bảo hiểm thông thường là tài liệu giúp
người bảo hiểm thu lượm thông tin để đánh giá rủi ro sơ bộ, mặt khác thể hiện yêu cầu bảo
hiểm của bên mua bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm cũng có thể được lập dưới dạng đặc biệt
(đối với một số nghiệp vụ), bao gồm hầu hết các yếu tố cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm
trong tương lai. Trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm phải được ký ngay sau khi doanh nghiệp
bảo hiểm chấp thuận đề nghị bảo hiểm của người yêu cầu bảo hiểm. • Phần điều kiện chung
của hợp đồng bảo hiểm. Ngoại trừ những dịch vụ bảo hiểm đơn lẻ đặc biệt, đối với hầu hết các
nghiệp vụ bảo hiểm, phần lớn các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm như là phạm vi bảo
hiểm, loại trừ bảo hiểm, nghĩa vụ của các bên ... được doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo và in
sẵn trong các tài liệu dưới những tên gọi như là: quy tắc bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, đơn bảo
hiểm ... Đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm và ở một số thị trường bảo hiểm, điều khoản chung
chịu sự quy định thống nhất của Nhà nước hoặc Hiệp hội bảo hiểm về nội dung và hình mẫu. •
Điều khoản bổ sung. Bên cạnh điều kiện chung bao gồm những điều khoản áp dụng chung cho
mọi hợp đồng bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ được giao kết theo kiểu đồng loạt, một số loại
nghiệp vụ bảo hiểm còn đưa ra các điều khoản bổ sung (cũng được in trước) nhằm đáp ứng các
nhu cầu bảo hiểm tăng thêm của những trường hợp đặc biệt. Ví dụ: điều khoản trách nhiệm
chéo trong bảo hiểm xây dựng. • Điều kiện riêng. Nếu như những tài liệu về điều kiện chung

và điều khoản bổ sung được in trước toàn bộ thì tài liệu về phần điều kiện riêng của hợp đồng
bảo hiểm chỉ được in sẵn một phần. Những thông tin đặc thù của mỗi một hợp đồng bảo hiểm
được đề cập đến trong tài liệu này và chỉ được hoàn tất khi các bên đã thỏa thuận xong về hợp
đồng bảo hiểm. Đó là những thông tin về đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm, thời hạn
bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm...Tài liệu này được các bên liên quan trong hợp đồng
bảo hiểm lưu giữ như một bằng chứng hiện hữu về hợp đồng đã giao kết. Ngoài những tài liệu
cơ bản thông thường nói trên, hợp đồng bảo hiểm còn có thể kèm theo những giấy tờ khác như
là: văn bản sửa đổi hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.... Tất cả những tài
liệu đó đều nhằm mục đích xác định rõ ràng, cụ thể quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo
hiểm bên cạnh sự điều chỉnh bằng các quy định chung của hệ thống luật pháp về bảo hiểm.
2.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trước hết là các bên
trong hợp đồng bảo hiểm: Bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và bên được bảo hiểm (gồm
có: người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm).
Liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm còn có thể có trung gian bảo hiểm: đại lý bảo
hiểm hoặc môi giới bảo hiểm - đại diện hợp pháp của các chủ thể hợp đồng bảo hiểm. • Doanh
nghiệp bảo hiểm (thường được gọi là người bảo hiểm) là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm
bằng việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc
bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm và vì thế có những nghĩa vụ và quyền theo thoả thuận của
hợp đồng bảo hiểm. • Người tham gia bảo hiểm là tổ chức, cá nhân đứng ra yêu cầu bảo hiểm
và giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Để có thể giao kết hợp đồng bảo
hiểm, người tham gia bảo hiểm phải đảm bảo quy định về năng lực hành vi dân sự, năng lực
pháp luật dân sự. Bên cạnh điều kiện cơ bản đó, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của các
quốc gia đều chú ý đến điều kiện thứ hai rất đặc thù của hợp đồng bảo hiểm: người tham gia
bảo hiểm, người được bảo hiểm phải đảm bảo quy định về lợi ích có thể được bảo hiểm. Giữa
đối tượng bảo hiểm (ví dụ: một loại tài sản hoặc sinh mạng của một người) và người tham gia
bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có quan hệ nhất định chiểu theo quy định của pháp luật
về kinh doanh bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm được ký kết để bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm
(tài sản, trách nhiệm dân sự hoặc tính mạng, sức khoẻ, tuổi thọ của người được bảo hiểm) gặp
rủi ro - sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, lý do giao kết hợp đồng bảo hiểm của các chủ thể không
phải nhằm loại bỏ rủi ro mà là nhu cầu bảo đảm về mặt vật chất, tài chính của các lợi ích kinh

tế liên quan. Điều kiện đặc thù trong giao kết và duy trì hợp đồng bảo hiểm là vấn đề đảm bảo
quy định về lợi ích có thể được bảo hiểm.Về bản chất, lợi ích có thể được bảo hiểm được tạo
lập cho một tổ chức, cá nhân nếu tổ chức, cá nhân đó có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi
đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro - sự kiện bảo hiểm. Về cơ bản, lợi ích có
thể được bảo hiểm được hình thành từ các căn cứ như là: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng,
cấp dưỡng; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Chẳng hạn, người có quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản là những người có quyền ký kết hợp đồng bảo hiểm cho tài
sản và trách nhiệm liên quan. Nếu đối tượng bảo hiểm là sinh mạng của một người, những
người có các mối quan hệ như là nuôi dưỡng, cấp dưỡng, vay mượn, thuê mướn lao động... sẽ
có thể đứng ra mua bảo hiểm. Lợi ích có thể được bảo hiểm được cụ thể hoá bằng các quy định
trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của các quốc gia. Điều này hết sức cần thiết cho việc
ngăn ngừa rủi ro đạo đức, hành vi trục lợi hoặc việc lạm dụng biến quan hệ bảo hiểm thành trò
“cá cược” với rủi ro. Đó là những hiện tượng rất nguy hiểm cho xã hội, nhất là khi rủi ro liên
quan đến sinh mạng con người. • Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách
nhiệm, tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động, tuổi thọ là đối tượng được bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm. Thông thường, người được bảo hiểm cũng là người tham gia bảo hiểm. Tuy
nhiên, những trường hợp người tham gia bảo hiểm khác người được bảo hiểm cũng không
hiếm. Chẳng hạn, việc bảo hiểm thân thể cho trẻ em buộc phải có người khác đứng ra tham gia
bảo hiểm. • Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là người được nhận bồi thường hoặc tiền
trả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Thông thường, quyền lợi bảo hiểm thuộc về người được
bảo hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp người được hưởng quyền lợi bảo hiểm lại là
người khác. Phức tạp nhất là khi có sự khác nhau giữa người tham gia bảo hiểm, người được
bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người, đặc
biệt là bảo hiểm cho sự cố chết của người được bảo hiểm. Vấn đề ai là người được nhận tiền
trả bảo hiểm trước hết được xác định cụ thể bằng việc chỉ định người thụ hưởng trong hợp
đồng bảo hiểm bởi người tham gia bảo hiểm; sau đó là theo thoả thuận khác của hợp đồng bảo
hiểm (ví dụ: trong phần quy định chung cho các sản phẩm của AIA Việt nam có quy định: “
nếu bất kỳ người thụ hưởng nào chết trước người được bảo hiểm, phần quyền lợi bảo hiểm của
người đó sẽ được trả cho chủ hợp đồng hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng” ) hoặc

theo quy định chung của pháp luật liên quan. Cũng cần nói đến trường hợp các nạn nhân
(người thứ ba) trong sự kiện bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Một vài loại
bảo hiểm trách nhiệm dân sự, luật pháp có quy định yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trực
tiếp cho người thứ ba. Vì vậy, cũng có thể coi những người thứ ba đó tham gia vào quan hệ hợp
đồng với tư cách người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. • Đại lý bảo hiểm là cá nhân, tổ chức
có hoạt động giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo
hiểm. Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm. Sự uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phải được xác định cụ thể về phạm vi công
việc, quyền hạn, thời hạn ... trong hợp đồng đại lý bảo hiểm. Những sự việc mà đại lý bảo hiểm
đã biết (trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm với bên được bảo hiểm) đều coi như doanh nghiệp
bảo hiểm đã biết và doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của đại
lý bảo hiểm (theo phạm vi uỷ quyền) trong trường hợp hoạt động đó làm tổn hại đến lợi ích
của người khác. Chẳng hạn: đại lý bảo hiểm thu phí bảo hiểm nhưng không nộp cho doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đảm bảo tất cả các quyền lợi theo thoả
thuận của hợp đồng bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. • Môi giới bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm
cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm (hoặc bên nhượng tái bảo hiểm của hợp đồng
tái bảo hiểm) về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và thực hiện các công việc liên
quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm (hoặc hợp đồng tái bảo
hiểm) theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm (hoặc bên nhượng tái bảo hiểm). Về nguyên tắc, môi
giới bảo hiểm là đại diện của bên mua bảo hiểm hoặc bên nhượng tái bảo hiểm và hoạt động
môi giới phải xuất phát từ lợi ích của bên mua bảo hiểm (hoặc bên nhượng tái bảo hiểm), tuy
nhiên hoa hồng môi giới lại do doanh nghiệp bảo hiểm (hoặc bên nhận tái bảo hiểm) trả cho
môi giới và trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể uỷ quyền cho môi giới thu
phí bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm. Vì lẽ đó, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm rất cần sự
tôn trọng nguyên tắc trung thực, tín nhiệm tuyệt đối (utmost good faith) của các chủ thể cũng
như đại diện của họ trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. 2.1.2.3. Nội dung của hợp đồng bảo
hiểm Bên cạnh những nội dung thông thường của hợp đồng như là: tên, địa chỉ của bên bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm; ngày, tháng, năm giao kết..., hợp đồng bảo hiểm có những điểm riêng
biệt và nhìn chung nội dung của hợp đồng bảo hiểm tối thiểu phải bao hàm các điều khoản cơ

bản đặc thù như là đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm...Phần này chỉ đề cập đến những đặc
thù đó. - Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm nói chung là tài sản, những lợi ích có liên
quan tới tài sản hoặc trách nhiệm dân sự hoặc tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi
thọ con người - những đối tượng có thể gặp rủi ro và vì thế tổn hại đến lợi ích có thể được bảo
hiểm. Đối tượng bảo hiểm được xác định cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm và cụ thể hơn trong
từng hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản đối tượng bảo hiểm. Việc xác định rõ đối tượng bảo
hiểm sẽ quyết định đến việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thích hợp
trong soạn thảo, thoả thuận và quản lý hợp đồng bảo hiểm. - Phạm vi bảo hiểm và loại trừ
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ là những loại điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, nhất là
điều khoản loại trừ - không thể thiếu trong mọi hợp đồng bảo hiểm. Sự cần thiết đó xuất phát
từ một thực tế: có rất nhiều loại rủi ro, tổn thất, chi phí có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của
đối tượng bảo hiểm, nhưng những yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý chỉ cho phép các nhà bảo
hiểm bảo hiểm được một số trường hợp - những rủi ro có thể được bảo hiểm. Rủi ro có thể
được bảo hiểm hay không thể được bảo hiểm được xác định dựa trên sự đánh giá về mức độ
rủi ro; nguyên nhân rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng. Mức độ rủi ro cao thấp được định lượng
bằng xác xuất rủi ro và mức độ nghiêm trọng của hậu quả. Xác suất rủi ro trong từng tình
huống được tính toán cụ thể nhờ vào luật số lớn, vào phép tính xác suất và nhìn chung có thể
phân chia thành ba loại: biến cố chắc chắn, biến cố không thể xảy ra và biến cố ngẫu nhiên.
Mức độ nghiêm trọng của hậu quả: trong từng tình huống cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như là: đặc tính của loại rủi ro; giá trị của đối tượng chịu sự tác động của rủi ro... Những đại
lượng như là: thiệt hại trung bình/1 tổn thất; PML (Possible Maximum Loss) - tổn thất tối đa có
thể xảy ra; EML (Estimated Maximum Loss) - tổn thất tối đa ước tính... thường được dùng để
đo mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong kỹ thuật bảo hiểm. Về nguyên nhân: có những rủi ro
có nguồn gốc khách quan từ phía tự nhiên (bão, động đất, núi lửa phun, sét đánh...), những rủi
ro gắn với hoạt động của xã hội loài người nói chung (khủng hoảng; chiến tranh...), những rủi
ro từ hoạt động, hành động cố ý và không cố ý của một cá nhân, một nhóm người xác định (tai
nạn giao thông; trộm cắp; cháy...) và không ít các trường hợp rủi ro xảy ra là kết quả của một tổ
hợp các nguyên nhân khách quan, chủ quan, cố ý, không cố ý. Quan hệ nhân quả giữa nguyên
nhân và mức độ rủi ro trong từng trường hợp bị chi phối bởi các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân
tố ảnh hưởng được chia thành hai loại cơ bản: “nguy cơ vật chất” và “nguy cơ tinh thần”. Nguy

cơ vật chất liên quan tới những khía cạnh vật chất ảnh hưởng đến mức độ rủi ro. Ví dụ: vị trí,
địa điểm của công trình xây dựng đối với rủi ro động đất, lũ lụt; tình trạng của hệ thống thiết bị
phòng cháy, chữa cháy đối với rủi ro cháy... Nguy cơ tinh thần là những trạng thái tinh thần của
con người có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro. Thông thường, nguy cơ tinh thần liên quan tới
thái độ, cách cư xử của bên được bảo hiểm. Sự lơ là trong việc bảo vệ an toàn cho đối tượng đã
được bảo hiểm; tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bảo đảm của người bảo hiểm; hành vi gian lận, ý
đồ trục lợi sẽ làm tăng mức độ rủi ro lên gấp bội. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, kết luận về rủi ro
có thể được bảo hiểm thường được xem xét căn cứ vào một số tiêu chí sau: • Thứ nhất: biến cố
ngẫu nhiên.
Việc xảy ra rủi ro và hậu quả không phụ thuộc vào sự mong muốn của người tham gia bảo
hiểm, người được bảo hiểm cũng như người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Tính ngẫu nhiên
liên quan tới sự không chắc chắn về khả năng xảy ra và thời điểm xảy ra. Riêng bảo hiểm nhân
thọ lại có thể bảo hiểm được cho biến cố chắc chắn xảy ra trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm
nhưng vẫn bấp bênh về mặt thời điểm xảy ra (chẳng hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời
bảo hiểm cho sự cố chết của người được bảo hiểm) hoặc sự cố tự tử đã không còn là ngẫu
nhiên đối với người được bảo hiểm vẫn có thể được bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đã có
hiệu lực được một khoảng thời gian nhất định (thường là từ hai năm trở lên). Điều này xuất
phát từ đặc tính của bảo hiểm nhân thọ: không chỉ chuyển giao rủi ro đơn thuần mà còn nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác như là tích luỹ tài chính, đầu tư ...của khách hàng bảo hiểm nhân thọ.
Căn cứ vào tiêu thức ngẫu nhiên, những rủi ro khách quan từ tự nhiên, từ hoạt động của xã hội
loài người nói chung, những rủi ro có nguyên nhân từ hoạt động của cá nhân, tổ chức khác gây
nên cho người được bảo hiểm nhìn chung là có thể được bảo hiểm. Đối với rủi ro do chính
hoạt động, hành động của bên được bảo hiểm gây nên cần phân biệt dạng cố ý là không cố ý -
trường hợp cố ý đã không còn là ngẫu nhiên đối với bên được bảo hiểm nên không bao giờ
được bảo hiểm; trường hợp không cố ý, dù là bên được bảo hiểm không mong muốn nhưng
nếu kèm theo yếu tố mắc lỗi nặng và đủ khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm trong
hành động gây nên cũng không thể bảo hiểm được. Cũng cần phải nói thêm, vẫn là biến cố
ngẫu nhiên nhưng nếu xuất hiện hiếm hoi thất thường sẽ rất khó bảo hiểm vì xác suất rủi ro
không đủ độ tin cậy cho việc định phí bảo hiểm. Những biến cố có hậu quả hàng loạt trên
phạm vi rộng (chiến tranh, khủng hoảng chính trị...) việc bảo hiểm cũng rất hạn chế. Những rủi

ro dễ bị chi phối bởi nguy cơ tinh thần từ phía bên được bảo hiểm rất hiếm được bảo hiểm
bằng các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Giả định nếu chấp nhận bảo hiểm cho rủi ro thua lỗ
trong kinh doanh - một loại rủi ro phụ thuộc rất lớn vào cố gắng chủ quan của người được bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khó kiểm soát được các trạng thái ỷ lại, trông chờ vào sự bảo
đảm của bảo hiểm từ phía bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, một số loại rủi ro như là biến động
giá cả, biến động tỷ giá hối đoái, mất lợi nhuận...gần đây cũng đã được các nhà bảo hiểm
hướng tới trong các sản phẩm ART (Alternative Risk Transfer - phương pháp chuyển giao rủi
ro lựa chọn) mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm của các nước phát triển. • Thứ hai: lượng
hoá được về mặt tài chính.
Cam kết của bảo hiểm cốt yếu là về mặt tài chính - một khoản bồi thường hoặc một khoản tiền
trả bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Vì vậy, các nhà bảo hiểm cũng chỉ bảo hiểm được cho những
trường hợp, những loại hậu quả lượng hoá được về mặt tài chính. Việc lượng hoá về mặt tài
chính có thể thực hiện được một cách trực tiếp hoặc rất tương đối thông qua những quy định
chủ quan của con người. Chẳng hạn: đối với rủi ro phát sinh trách nhiệm về ô nhiễm hoặc thiệt
hại về tinh thần của con người trong tai nạn giao thông thì quy định về việc xác định thiệt hại
không hẳn là giống nhau các quốc gia. Sự tương đối này khiến cho các loại rủi ro có thể được
bảo hiểm cũng có thể thay đổi theo quy định của con người. Những cái ngày hôm nay không
bảo hiểm được, rất có thể sẽ được bảo hiểm trong tương lai. • Thứ ba: việc bảo hiểm không trái
pháp luật và lợi ích công cộng.
Quan hệ bảo hiểm được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật. Luật pháp về bảo hiểm của các
quốc gia thường đưa ra các quy định không cho phép bảo hiểm đối với một số trường hợp. Sự
cấm đoán ở các nước không hẳn là giống nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trên nguyên tắc cơ
bản là hợp đồng bảo hiểm không được đi ngược lại luật pháp của nhà nước, lợi ích chung của
xã hội; không thể trái với những chuẩn mực về đạo đức và lẽ phải đã được xã hội công nhận.
Không một quốc gia nào lại cho phép một người tránh được trách nhiệm hình sự bằng cách
mua bảo hiểm hoặc cho phép bảo hiểm sự cố tử vong của người đang mắc bệnh tâm thần.Tuy
nhiên, trong khi bảo hiểm cho số tiền chuộc trong trường hợp bị bắt cóc bị cấm ở nước Pháp
thì người Pháp lại có thể mua loại bảo hiểm này ở Anh Quốc. Như vậy, quan niệm về rủi ro có
thể được bảo hiểm hoặc không thể được bảo hiểm không cố định. Nhưng dù sao các tiêu chí
nói trên vẫn là những cơ sở kỹ thuật, pháp lý nền móng cho việc soạn thảo điều khoản phạm vi

bảo hiểm và điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Hai loại điều khoản này xác định
những trường hợp mà bên bảo hiểm phải chịu trách nhiệm (phạm vi bảo hiểm) hoặc không
chịu trách nhiệm (loại trừ) trước những hậu quả bất lợi xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Các
trường hợp đó được mô tả dưới dạng các loại rủi ro, sự kiện, sự cố, chẳng hạn: phương tiện
vận chuyển đâm va, mất tích, cướp biển, trộm cắp, lây bẩn, lây hại trong bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển. Hơn nữa, phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm còn xác định cụ
thể về loại nguyên nhân của sự kiện, loại hậu quả của sự kiện (loại tổn thất, thiệt hại, chi phí
phát sinh) và sự giới hạn về không gian, địa bàn lãnh thổ cần thiết trong một số loại nghiệp vụ
bảo hiểm như là bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm... Loại trừ có thể là loại
trừ tuyệt đối (không bao giờ được chấp nhận bảo hiểm) hoặc loại trừ tương đối (có thể được
bảo hiểm với điều kiện đặc biệt), đó là một sự linh hoạt cần thiết của sản phẩm bảo hiểm nhằm
đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm đa dạng của xã hội. Rõ ràng không phải tất cả các rủi ro có thể
được bảo hiểm đều phải được xếp vào phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm rộng hay hẹp; loại
trừ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác mà người bảo hiểm cần phải xem xét khi
thiết kế sản phẩm bảo hiểm, như là: sự đánh giá nhu cầu bảo hiểm và khả năng trả phí của số
khách hàng tiềm năng; yêu cầu quản lý rủi ro; yếu tố cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm...Hơn
nữa, hai loại điều khoản này còn phải được thiết kế trong sự tương quan hợp lý với các điều
khoản khác của hợp đồng bảo hiểm. - Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm Thuật ngữ bồi thường được sử dụng để chỉ việc bên
bảo hiểm thực hiện cam kết đền bù cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra
trong sự kiện bảo hiểm - một phần hoặc toàn bộ. Bồi thường được sử dụng chủ yếu trong bảo
hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn trong bảo hiểm con người thường sử dụng
thuật ngữ trả tiền bảo hiểm. Trả tiền bảo hiểm mang ý nghĩa của việc chi trả một khoản tiền
nhất định theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh
điểm tương đồng: đều là việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra, bồi thường và trả tiền bảo hiểm hàm chứa những ý nghĩa riêng biệt. Bồi thường
có mục tiêu là khôi phục tình hình tài chính của người được bảo hiểm, tối đa là bằng trạng thái
ngay trước lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bồi thường có thể thực hiện theo phương pháp trả
bằng tiền hoặc doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thay thế, sửa chữa đối tượng bảo hiểm. Bồi
thường không tạo ra cơ hội kiếm lời cho bên được bảo hiểm. Trong khi đó, khoản tiền trả bảo

hiểm trong bảo hiểm nhân thọ hàm chứa cả yếu tố sinh lợi số phí bảo hiểm nộp trước của bên
mua bảo hiểm và được chi trả cả trong nhiều sự kiện bảo hiểm không hề phát sinh thiệt hại (ví
dụ: sự kiện người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ sinh kỳ). Một số sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm con người có phát sinh thiệt hại thì
khoản tiền trả bảo hiểm có thể vẫn không mang tính bồi thường. Kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi hầu
hết các hợp đồng bảo hiểm (trừ một số hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng là các loại trách
nhiệm dân sự theo phương thức không giới hạn) phải xác định rõ giới hạn trách nhiệm của bảo
hiểm - số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể phải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong
cả thời hạn bảo hiểm. Cách thức xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phụ thuộc trước hết
vào loại đối tượng bảo hiểm. Những hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, giới
hạn trách nhiệm bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm hoặc hạn mức bồi thường của
bảo hiểm tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm. Trường hợp đối tượng bảo hiểm là
các loại trách nhiệm dân sự, giới hạn trách nhiệm được xác định bằng các mức trách nhiệm.
Người bảo hiểm căn cứ vào việc đánh giá, ước lượng về mức độ tổn thất, chi phí - hậu quả có
thể phát sinh của sự kiện bảo hiểm, năng lực tài chính của bản than doanh nghiệp; khả năng trả
phí của lượng khách hàng tiềm năng gắn với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm để đưa ra các mức
trách nhiệm cho bên mua bảo hiểm lựa chọn. Trường hợp bảo hiểm cho những loại trách nhiệm
dân sự như là trách nhiệm sản phẩm, bệnh tật, ô nhiễm ..., trách nhiệm chi trả của người được
bảo hiểm cho người thứ ba có thể kéo dài qua nhiều năm. Việc xác định tổng mức trách nhiệm
cho cả thời hạn bảo hiểm là một biện pháp cần thiết để ổn định trách nhiệm thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm. Trong thể loại bảo hiểm con người, giới hạn tiền trả bảo hiểm được
biểu thị bằng số tiền bảo hiểm hoặc mức trách nhiệm (tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn
bảo hiểm) hoặc khoản tiền trả bảo hiểm định kỳ như là niên kim nhân thọ. Bên cạnh những yếu
tố tương tự như trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải chú ý đến
một số đặc tính khác của bảo hiểm con người như là hợp đồng bảo hiểm có thể ký kết dưới
dạng “nhóm”; thời hạn bảo hiểm có thể rất dài, tính “tiết kiệm” của bảo hiểm nhân thọ, yêu cầu
của việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức để đưa ra các mức giới hạn trả tiền bảo hiểm thích hợp và
bên mua bảo hiểm sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu an toàn, khả năng trả phí của mình để lựa chọn.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm- một cam kết cơ bản từ phía doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ liên quan trực tiếp tới một cam kết quan trọng của bên mua bảo hiểm - về phí bảo

hiểm. - Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan Phí bảo hiểm - khoản tiền mà bên mua bảo
hiểm phải trả theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm để nhận được cam kết bồi thường, trả
tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và được coi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm. Về cơ
bản, phí bảo hiểm được hợp thành từ các cấu phần chủ yếu, đó là: • Phí thuần: khoản tiền thu
tương ứng với dự tính về trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm. • • Chi phí ký kết hợp
đồng bảo hiểm và chi phí quản lý khác. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
Phí bảo hiểm có thể được định giá bằng một khoản tiền nhất định/1 đơn vị đối tượng được bảo
hiểm (ví dụ: 1 GT (gross tonnage) trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển; 1 đầu xe 5
tấn trọng tải trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba) hoặc bằng
tỷ lệ phí bảo hiểm. Vấn đề then chốt trong kỹ thuật xác định phí bảo hiểm là xác định phí
thuần/1 đơn vị đối tượng bảo hiểm hoặc đơn vị số tiền bảo hiểm. Để xác định cấu phần cơ bản
này phải dựa vào những thông số có được từ việc vận dụng luật số lớn, phép tính xác suất, đó
là: Số lượng tổn thất Tần suất tổn thất (F) = Số lượng đơn vị rủi ro* Tổng số thiệt hại Thiệt hại
trung bình / 1 tổn thất (C) = Số lượng tổn thất Công thức khái quát tính phí thuần trong bảo
hiểm thiệt hại : P = F x C
* Đơn vị rủi ro: 1 đối tượng khảo sát số liệu, thích hợp với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm. Ví
dụ: 1 người nằm trong độ tuổi có thể được bảo hiểm đối với bảo hiểm tai nạn con người; 1 đầu
xe tải trọng tải 5 tấn đối với bảo hiểm thiệt hại trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba… Riêng bảo hiểm nhân thọ, bên cạnh các yếu tố trên, lãi suất kỹ thuật sử dụng khi xây
dựng biểu phí bảo hiểm cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong định phí bảo hiểm của sản
phẩm bảo hiểm. Thông thường phí bảo hiểm là cố định và được thoả thuận khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức bảo hiểm đặc biệt - các Hội tương hỗ bảo
hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh theo tình hình các khoản chi (chi bồi thường, chi quản
lý...) thực tế phát sinh trong năm nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm. Bên cạnh điều khoản quy
định về mức phí bảo hiểm hoặc tỷ lệ phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm còn có các quy định về
kỳ hạn nộp phí; thời gian gia hạn nộp phí; phương thức nộp phí và các quy định trong những
trường hợp đặc biệt, như là quy định tăng mức phí khi đối tượng bảo hiểm có mức độ rủi ro
lớn hoặc quy định điều chỉnh phí bảo hiểm đối với những loại đối tượng bảo hiểm có sự thay
đổi trong thời hạn bảo hiểm (ví dụ: hàng hoá trong kho, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ...) -
Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền trả bảo hiểm • Mức miễn

thường Trong nhiều nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra quy định về
việc áp dụng mức miễn thường. Cách thức biểu thị mức miễn thường khá đa dạng: bằng một số
tiền nhất định /1 sự cố hoặc thông qua tỷ lệ miễn thường; một tỷ lệ % nhất định của giá trị tổn
thất, kèm theo mức tối thiểu là một số tiền nhất định /1 sự cố (ví dụ: trong một hợp đồng bảo
hiểm cho một công trình xây dựng có quy định: mức khấu trừ = 10% giá trị tổn thất; không
thấp hơn 500 $ /1 sự cố). Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, mức miễn thường lại có thể
quy định bằng một số ngày nhất định. Quy định mức miễn thường chi phối trực tiếp việc tính
số tiền bồi thường, số tiền trả bảo hiểm. Với giả định là chưa tính đến các điều khoản khác,
như là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm ..., trường hợp miễn thường có khấu trừ (còn gọi là mức
khấu trừ) số tiền bồi thường của bảo hiểm sẽ bằng giá trị thiệt hại của đối tượng bảo hiểm
trong sự cố bảo hiểm trừ đi mức khấu trừ. • Ví dụ: vẫn là hợp đồng bảo hiểm cho công trình
xây dựng với quy định về mức khấu trừ nói trên và trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm đã xảy ra 3 sự cố bảo hiểm với thiệt hại của đối tượng bảo hiểm trong các sự cố như sau:
- Sự cố thứ nhất: 500 $ - Sự cố thứ hai: 5.000 $ - Sự cố thứ ba: 500.000 $ Thiệt hại của đối
tượng bảo hiểm Mức khấu trừ ($) ($) 10% x 500 = 50 ( < mức tối thiểu 500) 500 => mức khấu
trừ là 500 10% x 5000 = 500 ( = mức tối thiểu 5.000 500) => mức khấu trừ là 500 10% x
500.000 = 50.000 ( >500) => 500.000 mức khấu trừ là 50.000
Sự cố <1> <2> <3>
Số tiền bồi thường của bảo hiểm ($) Không bồi thường 5000 – 500 = 4500 500.000 – 50.000 =
450.000
Trường hợp miễn thường không khấu trừ, số tiền bồi thường của bảo hiểm sẽ bằng giá trị thiệt
hại của đối tượng bảo hiểm trong sự cố bảo hiểm khi giá trị thiệt hại đó lớn hơn mức miễn
thường
• Ví dụ: Trong một hợp đồng bảo hiểm tài sản có quy định về mức miễn thường không khấu
trừ là 200 $/ 1 sự cố. Xảy ra 1 sự cố bảo hiểm, nếu thiệt hại của đối tượng bảo hiểm là 100 $
bảo hiểm không bồi thường; nếu thiệt hại của đối tượng là 1000 $ => bảo hiểm sẽ bồi thường
1000 $ (với giả định là chưa tính đến các điều khoản khác) Mức miễn thường có thể được đưa
ra như một quy định bắt buộc của loại nghiệp vụ bảo hiểm hoặc để bên mua bảo hiểm tuỳ ý lựa
chọn. Điều này xuất phát từ những mục đích khác nhau của việc đưa mức miễn thường vào
hợp đồng bảo hiểm. Mức miễn thường có thể nhằm loại những tổn thất dạng hao hụt tự nhiên,

thương mại thông thường khỏi trách nhiệm bảo hiểm hoặc mang dụng ý tránh việc bỏ ra các
chi phí về giám định, thu thập hồ sơ, thủ tục thanh toán... một cách không có hiệu quả kinh tế
đối với những tổn thất nhỏ. Đặc biệt, sự linh hoạt của mức miễn thường sẽ đáp ứng được nhu
cầu tự gánh chịu một phần tổn thất để giảm phí bảo hiểm của khách hàng bảo hiểm. Hơn nữa,
mức miễn thường cũng còn là một biện pháp góp phần ngăn ngừa rủi ro đạo đức, giảm thiểu
nguy cơ tinh thần trong kinh doanh bảo hiểm. -> Bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ Có
nhiều loại tỷ lệ chi phối cách tính số tiền bồi thường, tiền trả bảo hiểm, thông dụng nhất là tỷ
lệ: Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm Sự chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của đối
tượng bảo hiểm có thể xảy ra và dẫn đến tình trạng bảo hiểm dưới giá trị (under – insurance).
Đối với bảo hiểm dưới giá trị, việc giảm số tiền bồi thường theo tỷ lệ trên là hoàn toàn hợp lý.
• Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm cho hàng dự trữ trong kho với số tiền bảo hiểm là 8.000 $. Xảy ra
sự cố bảo hiểm, vào thời điểm đó trị giá hàng trong kho là 10.000 $, tổng thiệt hại của hàng là
5.000 $. Nếu trong hợp đồng áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ, số tiền bồi thường của
bảo hiểm sẽ là: 8.000 $ 5.000 $ x ------------- = 4.000 $ 10.000 $ Một số nghiệp vụ bảo hiểm,
người bảo hiểm lại đưa ra tỷ lệ bồi thường cụ thể. Nếu khách hàng chấp nhận ký kết hợp đồng
bảo hiểm, đối với tất cả các tổn thất xảy ra, người bảo hiểm chỉ bồi thường một phần thiệt hại
theo tỷ lệ thoả thuận đó. Lý do cơ bản của quy định này là bắt nguồn từ chủ ý muốn tác động
đến ý thức trách nhiệm của bên được bảo hiểm trong bảo vệ an toàn cho đối tượng bảo hiểm và
hạn chế tổn thất ngay từ khi thoả thuận hợp đồng bảo hiểm. Đó là một biện pháp cần thiết đối
với số nghiệp vụ bảo hiểm như là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tín dụng thương mại, bảo hiểm
tiền gửi, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng - những loại bảo hiểm có sự phức tạp trong
quản lý rủi ro và dễ bị chi phối bởi nguy cơ tinh thần. Loại tỷ lệ thứ ba: tỷ lệ theo phí bảo hiểm.
Số tiền bồi thường hoặc tiền trả bảo hiểm bị giảm đi bởi tỷ lệ: Số phí bảo hiểm đã nộp Số phí
bảo hiểm lẽ ra phải nộp • Ví dụ: 1 hợp đồng bảo hiểm cháy có số tiền bảo hiểm là 1.000.000 $,
tỷ lệ phí bảo hiểm thoả thuận ghi trong hợp đồng là 0,4 %. Xảy ra sự cố cháy, thiệt hại của đối
tượng bảo hiểm là 500.000 $. Phát hiện có việc cung cấp thông tin sai sót không cố ý của người
tham gia bảo hiểm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu kê khai thông tin chính xác thì tỷ lệ phí
bảo hiểm phải là 0,5 %. Số tiền bồi thường của bảo hiểm sẽ giảm đi như sau: 0,4 % x
1.000.000 $ 500.000 $ x ----------------------------- = 400.000 $ 0,5 % x 1.000.000 $ Tỷ lệ theo
phí bảo hiểm có thể được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng ngay cả khi không

được quy định cụ thể sẽ vẫn được áp dụng như một quy tắc xử sự trong bảo hiểm khi có sự sai
sót, nhầm lẫn trong cung cấp thông tin và thông báo rủi ro thay đổi của bên mua bảo hiểm. Sự
nhầm lẫn tuổi người được bảo hiểm khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ có thể dẫn
đến việc mức phí định ra trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn mức phí tương ứng với độ tuổi
đúng của người được bảo hiểm và hiển nhiên là doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm số tiền trả
bảo hiểm nếu như không áp dụng các biện pháp khác. -> Bồi thường theo tổn thất thứ nhất Khi
vận dụng quy tắc bồi thường này, người bảo hiểm bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của
đối tượng bảo hiểm và tối đa là bằng số tiền bảo hiểm. • Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm trộm cướp
cho tài sản, giá thị trường của tài sản là 500.000 $, số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm là 400.000 $. Xảy ra sự cố bảo hiểm, nếu thiệt hại của tài sản là 50.000 $, bảo hiểm
bồi thường 50.000 $; nếu bị mất toàn bộ, bồi thường 400.000 $ - Một số điều khoản đặc thù
khác • Thời hạn bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm được xác định bằng điều khoản quy định thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo hiểm. Việc xác định các thời điểm trên
thông thường được tính theo mốc thời gian - chính xác theo giờ, ngày, tháng, năm. Riêng đối
với một số loại nghiệp vụ bảo hiểm, việc xác định các thời điểm cần có sự kết hợp giữa mốc
thời gian và mốc sự kiện. Ví dụ: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, các mốc sự kiện: hàng hoá
“rời kho” hoặc hàng hoá “vào kho” của điều khoản “từ kho đến kho” bên cạnh quy định về mặt
thời gian là một sự linh hoạt hoàn toàn hợp lý hoặc trong bảo hiểm các công trình xây dựng,
các thời điểm bắt đầu và kết thúc cũng không thể quy định cứng nhắc bằng độ chính xác tuyệt
đối của thời gian mà việc đưa các mốc sự kiện như là khởi công xây dựng; công trình được bàn
giao đưa vào sử dụng là rất cần thiết. Một số loại nghiệp vụ bảo hiểm con người, thời điểm bắt
đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm đối với một số loại rủi ro (bệnh tật, sự cố thai sản, tự tử,
chết...) cũng cần những quy định riêng như là quy định về thời gian “chờ”, về trách nhiệm trả
tiền bảo hiểm khi sự cố chết do rủi ro phát sinh trong thời hạn bảo hiểm nhưng lại xảy ra sau
khi kết thúc thời hạn đó. • Điều khoản quy định thời hạn bên được bảo hiểm phải thực hiện
nghĩa vụ thông báo sự kiện bảo hiểm xảy ra. Sự chậm trễ trong thông báo sẽ gây khó khăn lớn
cho việc xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Hơn nữa, sự thông báo kịp thời sẽ liên
quan tới việc thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất gia tăng. Chính vì thế cần xác định rõ
khoảng thời gian kể từ thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm mà trong thời hạn đó bên được bảo
hiểm phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với một số loại rủi ro đặc biệt như là

trộm cắp, dịch bệnh của vật nuôi... thời gian này thường rất ngắn. Ví dụ: trộm cắp là 24 giờ
(trừ ngày lễ và chủ nhật); dịch bệnh : 5 ngày...
• Điều khoản quy định thời hạn yêu cầu bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Điều khoản này xác
định khoảng thời gian (kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm) mà trong thời hạn đó bên được bảo
hiểm phải hoàn tất thủ tục yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. • Điều khoản quy định thời
hiệu khởi kiện và giải quyết tranh chấp. Điều khoản này xác định khoảng thời gian cho phép
các bên thực hiện quyền khởi kiện và cách thức giải quyết tranh chấp (bằng thương lượng hoặc
theo phán quyết của toà án). Bên cạnh những điều khoản không thể thiếu nói trên, tuỳ thuộc
vào từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm còn có thể có các điều khoản đặc biệt
khác như là: bảo hiểm trùng; thế quyền; từ bỏ thế quyền; bảo hiểm dưới giá trị... những điều
khoản đó sẽ được đề cập cụ thể ở các phần sau. 2.1.2.4. Xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm - Xác lập hợp đồng bảo hiểm Xác lập hợp đồng bảo hiểm là quá trình thể hiện,
thống nhất và thực hiện ý muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm bằng các hành vi pháp luật của
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Việc xác lập hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo
những nguyên tắc chỉ đạo và chuần mực hoá các hành vi lập hợp đồng bảo hiểm của bên mua
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Với đặc thù của lĩnh vực bảo hiểm, xác lập hợp đồng bảo
hiểm phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: • Nguyên tắc tuân thủ luật pháp; không trái
đạo đức xã hội. Hệ thống luật pháp của xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội, đạo đức xã hội và
những chuẩn mực, lẽ phải của con người đã được xã hội thừa nhận. Xác lập hợp đồng bảo
hiểm - hành vi pháp luật của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải nằm
trong khuôn khổ có lợi cho lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích căn bản của các thành viên xã
hội. Giao kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho một lô hàng lậu; một công trình xây dựng
trái phép; một hành vi vô nhân đạo đều là những điều cấm kỵ ở mọi quốc gia. • Nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng. Tự nguyện, bình đẳng thể hiện ý nguyện và vị thế của bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm phải được giao kết trên
cơ sở thể hiện rõ và thống nhất ý muốn của hai bên bằng sự đàm phán minh bạch và công bằng
giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Bất kỳ bên nào cũng không được dựa vào
các ưu thế và ý muốn riêng của mình để bắt ép bên kia giao kết hợp đồng bảo hiểm. Sự can
thiệp của tổ chức, cá nhân; việc lợi dụng các mối quan hệ ràng buộc liên quan để áp đặt giao
kết hợp đồng đều không thể chấp nhận và rất có hại cho môi trường kinh doanh lành mạnh rất

cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm. • Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và
trung thực. Xác lập hợp đồng nhằm đạt được các lợi ích hợp pháp và hợp lý cho cả hai bên.
Thực tế, tình trạng đối nghịch lợi ích kinh tế có thể xảy ra và trong trường hợp đó, hợp đồng
bảo hiểm chỉ được giao kết trên cơ sở sự hợp tác thiện chí của các bên. Bất cứ một mưu toan, ý
đồ, hành vi gian lận của các bên trước sau sẽ dẫn đến sự xung đột lợi ích và các hậu quả vô
hiệu hợp đồng, chấm dứt hợp đồng… Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc cơ bản trên, việc
xác lập hợp đồng được khởi đầu bằng đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo
hiểm. Đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm thông thường được thể hiện bằng việc người tham
gia bảo hiểm sau khi nghiên cứu các điều khoản, quy tắc bảo hiểm, loại sản phẩm bảo hiểm
thích hợp với nhu cầu bảo hiểm của mình sẽ điền các thông tin cần thiết vào giấy yêu cầu bảo
hiểm (theo mẫu in sẵn mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp khi chào bán bảo hiểm) và gửi cho
doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xem xét để đi đến quyết định chấp nhận
bảo hiểm hay không. Nếu chấp nhận bảo hiểm, các bên thoả thuận nội dung hợp đồng và doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng của hợp
đồng bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm cũng trở thành một bộ phận không tách rời của hợp
đồng bảo hiểm bên cạnh các văn bản tài liệu khác. Khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết cho
một thời hạn nhất định và trường hợp bên mua bảo hiểm mong muốn được tiếp tục tham gia
bảo hiểm cho giai đoạn tiếp theo, các bên sẽ làm thủ tục tái tục hợp đồng bảo hiểm. Thông
thường trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động gửi thông
báo đề nghị tái tục hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm nộp phí bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ cấp bằng chứng hợp đồng bảo hiểm. Thủ tục đơn giản này được áp dụng với
những nghiệp vụ bảo hiểm có sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm và mức độ rủi ro tương đối ổn
định trong một thời gian dài, điển hình là các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Thực hiện hợp
đồng bảo hiểm Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là quá trình các bên thực hiện các nghĩa vụ và
quyền theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Thực tế, chỉ có một số quyền và nghĩa vụ được
nêu cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, còn phần lớn các quyền và nghĩa vụ cơ bản được chiểu
theo quy định chung của luật kinh doanh bảo hiểm, đó là: • Nghĩa vụ Về phía bên được bảo
hiểm (bao gồm người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng) có các
nghĩa vụ cơ bản sau: Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Để có
thể giao kết hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải cung cấp cho doanh nghiệp bảo

hiểm những thông tin trung thực, chính xác về đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm... đầy
đủ theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng
nghĩa vụ này là cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, xem xét chấp nhận bảo hiểm
hay không và thoả thuận cụ thể về một số điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Pháp luật cũng
xác định các hậu quả pháp lý đối với những trường hợp người tham gia bảo hiểm không thực
hiện đúng nghĩa vụ này, đó là vô hiệu hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng; giảm số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ, thậm chí là
không bồi thường, không trả tiền bảo hiểm. Nghĩa vụ thông báo những thay đổi liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm rất có thể xảy
ra những sự thay đổi, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến các thông tin trọng yếu đã cung
cấp khi giao kết hợp đồng, đến mức độ rủi ro nhất là tình trạng rủi ro gia tăng. Trong những
trường hợp đó, người tham gia bảo hiểm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để
thực hiện việc điều chỉnh các điều khoản liên quan trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là việc làm
cần thiết đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả hai bên. Một số hợp đồng bảo hiểm cũng đã chú ý đưa
ra các quy định liên quan. Ví dụ: đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt có quy
định chấm dứt hiệu lực đối với tài sản bị tổn thất trong trường hợp ngôi nhà chứa tài sản được
bảo hiểm bị bỏ trống, không có người cư trú hơn 30 ngày. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm của
nhiều quốc gia rất coi trọng nghĩa vụ này. Những hậu quả pháp lý cho các trường hợp vi phạm
như là: doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; giảm số
tiền bồi thường, giảm tiền trả bảo hiểm; không bồi thường, không trả tiền bảo hiểm cũng được
xác định rõ cho những tình huống khác nhau trong thực tế. Nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm. Việc
bên mua bảo hiểm nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng kỳ hạn và theo phương thức đã thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm là một điều kiện cơ bản quyết định hiệu lực của bảo hiểm. Thông
thường, khoản phí bảo hiểm đầu tiên được nộp vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm và
thể hiện việc doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu nhận trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp hợp
đồng bảo hiểm đã được xác lập với thoả thuận về một thời hạn nộp phí và người tham gia bảo
hiểm không nộp phí khi đã kết thúc thời hạn đó, sẽ không thể phát sinh trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm. Quyền khởi kiện người tham gia bảo hiểm đòi phí bảo hiểm sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm sử dụng trong một số trường hợp (ngoại trừ lĩnh vực bảo hiểm con người,
theo quy định của điều 36, mục 2, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam,

doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm trong
trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm) Nghĩa vụ thông
báo sự kiện bảo hiểm xảy ra. Việc bên được bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ này đúng theo thoả
thuận của hợp đồng bảo hiểm - kịp thời về thời gian; chính xác, trung thực về nguyên nhân và
mức độ tổn thất sẽ liên quan trực tiếp tới quyền lợi về bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Doanh
nghiệp bảo hiểm có thể từ chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ)
nếu bên mua bảo hiểm vi phạm quy định liên quan. Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng
ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất. Khi đánh giá rủi ro để giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm có thể thông báo cho bên được bảo hiểm những việc làm cần thiết để bảo vệ đối
tượng bảo hiểm. Trong một số trường hợp, những ý kiến đó thuộc dạng điều kiện cho việc xác
lập hợp đồng bảo hiểm mà bên được bảo hiểm luôn phải thực hiện nếu muốn tham gia bảo
hiểm. Những trường hợp khác, đề xuất của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ liên quan tới việc điều
chỉnh phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm... Bên cạnh các dạng thoả thuận trên, pháp luật kinh
doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam còn xác định nghĩa vụ này rất rộng- bao hàm việc thực
hiện các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật liên quan. Các biện pháp doanh
nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng cho những trường hợp vi phạm cũng rất nghiêm khắc như là:
tăng phí bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; thậm chí là theo điều
578. mục11, chương I. phần thứ ba, luật dân sự CHXHCH Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm
có quyền “không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không
thực hiện”. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm có các nghĩa vụ cơ bản sau: Nghĩa vụ thông tin.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp và giải thích cho bên được bảo hiểm đầy đủ các thông
tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện bảo hiểm.... Việc làm này
không chỉ phải thực hiện khi giao kết hợp đồng bảo hiểm mà còn được duy trì suốt trong quá
trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác và trung thực của các thông tin đã cung cấp. Mọi thiếu sót, sai sót, không trung thực
sẽ dẫn tới những hậu quả như là vô hiệu hợp đồng bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại liên quan. Nghĩa vụ
cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hoặc
bằng chứng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho bên được bảo hiểm phải
đảm bảo hình thức pháp lý quy định dưới dạng văn bản với đầy đủ những thông tin cần thiết

thích ứng với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra đã có đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm đầy đủ theo thoả thuận của hợp đồng bảo
hiểm. Điều 580, mục 11 chương I, phần ba, luật dân sự CHXHCN Việt nam đã quy định: nếu
doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ trong bồi thường, trả tiền bảo hiểm sẽ phải trả cả lãi đối với
số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm trả
tiền, tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp từ chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích lý do từ chối bằng văn bản. Nghĩa vụ phối
hợp với bên được bảo hiểm để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba. Trong bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, khi sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra, người được bảo hiểm có
nghĩa vụ bồi thường cho người thứ ba theo các quy định pháp lý liên quan và doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo
hiểm. Hai loại trách nhiệm bồi thường này có sự ràng buộc gắn kết nhưng vẫn có tính độc lập
nhất định. Vì thế, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải thực
hiện nghĩa vụ này nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba. • Quyền của các bên trong hợp
đồng bảo hiểm Mục 2.1.3 đã xác định tính đối ứng của các quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, đối ứng với các
nghĩa vụ của bên được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền cơ bản sau: + Thu phí
bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm +Yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp đầy
đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. +
Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp, như là: khi bên
được bảo hiểm không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết; trường hợp rủi
ro gia tăng và bên được bảo hiểm không chấp nhận sự tăng phí bảo hiểm… + Từ chối bồi
thường, từ chối trả tiền bảo hiểm khi sự kiện xảy ra bị loại trừ, không thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm. + Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn
chế tổn thất. + áp dụng nguyên tắc thế quyền khi xác định được trách nhiệm của người thứ ba
trong sự kiện bảo hiểm (đối với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự). Đối ứng với
các nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên được bảo hiểm có các quyền sau: + Yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản, tài liệu liên quan đến hợp đồng
bảo hiểm; cung cấp thông tin về hợp đồng bảo hiểm đã giao kết; giữ bí mật các thông tin mà

bên được bảo hiểm đã cung cấp. + Được cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng của hợp
đồng bảo hiểm đã giao kết. + Được bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng
bảo hiểm. + Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp, như
là: khi doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết; trường hợp có
sự thay đổi làm giảm mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm (yếu tố cơ sở định phí bảo hiểm)
nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm… + Chuyển nhượng hợp
đồng bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật. Việc
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm phải được thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo
hiểm trừ trường hợp sự chuyển nhượng đó được thực hiện theo tập quán quốc tế. - Sửa đổi hợp
đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết cho một thời hạn có thể là rất dài, chẳng hạn 5 năm, 10 năm
và lâu hơn nữa trong bảo hiểm nhân thọ. Thực tế, rất có thể phát sinh những sự thay đổi ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như
bên được bảo hiểm.Vì thế, pháp luật cho phép các bên được thoả thuận sửa đổi hợp đồng bảo
hiểm trong trường hợp cần thiết. Việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm bao gồm các dạng cơ bản
sau: Sửa đổi về chủ thể hợp đồng bảo hiểm. Chủ yếu là thay đổi về người tham gia bảo hiểm,
người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Đối với các trường hợp như là tài sản được bảo
hiểm bị chuyển quyền sở hữu khi thời hạn bảo hiểm chưa kết thúc; người tham gia bảo hiểm;
người thụ hưởng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chết khi sự kiện bảo hiểm chưa
xảy ra… thì việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm là hoàn toàn cần thiết nếu các bên không muốn
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm còn dang dở. Sửa đổi các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.
Một số điều khoản của hợp đồng bảo hiểm có thể được sửa đổi như là: giá trị bảo hiểm; số tiền
bảo hiểm; mức phí bảo hiểm; tỷ lệ phí bảo hiểm; phương thức đóng phí bảo hiểm; thời hạn bảo
hiểm.... Chẳng hạn một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thời hạn 10 năm có thể chuyển
sang dạng hợp đồng có thời hạn 5 năm và kéo theo là sự điều chỉnh cần thiết về phí bảo hiểm
hoặc số tiền bảo hiểm. - Khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Nếu một hợp đồng bảo
hiểm bị đình chỉ giữa chừng và mất hiệu lực vì một lý do nào đó (ví dụ: người tham gia bảo
hiểm trong bảo hiểm nhân thọ không đóng phí khi đã kết thúc thời gian gia hạn đóng phí),
trong một thời hạn cho phép, hợp đồng bảo hiểm có thể được khôi phục hiệu lực với sự đề nghị
và chấp thuận của các bên. Trong ví dụ trên, nếu người tham gia bảo hiểm đề nghị được đóng

phí bảo hiểm trở lại thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được khôi phục hiệu lực. Sửa đổi hợp đồng bảo
hiểm ở bất kỳ dạng nào đều trên cơ sở thoả thuận và thống nhất ý kiến của doanh nghiệp bảo
hiểm và bên được bảo hiểm. Về mặt hình thức pháp lý, mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải được
thể hiện bằng văn bản và văn bản thoả thuận về hợp đồng bảo hiểm đã được sửa đổi hoặc bản
sửa đổi bổ sung phải đính kèm vào văn bản hợp đồng đã có. - Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Hợp
đồng bảo hiểm phải được xác lập dựa trên những nguyên tắc, trình tự, thủ tục và hình thức quy
định của luật pháp. Tuy nhiên trên thực tế, vì những lý do phần nhiều là chủ quan từ phía các
chủ thể mà hợp đồng bảo hiểm không đảm bảo các quy định trên và bị quy là vô hiệu. Bên
cạnh những trường hợp vô hiệu theo quy định của Luật dân sự CHXHCN Việt nam đối với các
hợp đồng dân sự nói chung như : các bên giao kết không đảm bảo quy định về năng lực hành vi
dân sự, năng lực pháp luật dân sự; người xác lập không nhận thức được hành vi của mình tại
thời điểm giao kết; hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, đối với hợp đồng bảo hiểm, Luật kinh
doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam còn xác định các dạng vô hiệu đặc thù của hợp đồng bảo
hiểm, đó là: + Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng
bảo hiểm. + Giao kết hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm không tồn tại tại thời điểm
giao kết (tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng đối với một số loại đối tượng bảo hiểm). + Tại
thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. +
Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo
hiểm.
Việc xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ tuân theo quy định chung của luật dân sự.
Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm được coi là không
phát sinh ngay từ thời điểm xác lập. Như vậy, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
như trước lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể: doanh nghiệp bảo hiểm trả lại phí bảo hiểm;
bên được bảo hiểm trả lại số bồi thường, tiền trả bảo hiểm (nếu có) - toàn bộ hoặc tương ứng
với phần bị vô hiệu; bên có lỗi đối với tình trạng vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm phải bồi
thường cho bên kia thiệt hại liên quan. - Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm tất
yếu sẽ chấm dứt khi đã kết thúc thời hạn bảo hiểm, song những trường hợp đáng lưu ý là khi
hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm. Bên cạnh những
trường hợp chấm dứt theo quy định của luật dân sự như: khi các bên sử dụng quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo pháp luật; các bên giao kết không còn đảm bảo quy

định về năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự cho việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đã cam kết. Luật kinh doanh bảo hiểm cũng xác định những tình huống đặc thù đối
với hợp đồng bảo hiểm, đó là: + Đối tượng bảo hiểm không còn tồn tại do sự kiện loại trừ. +
Sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã hoàn thành toàn bộ cam kết bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm. + Không còn tồn tại khả năng đối tượng bảo hiểm chịu ảnh
hưởng của rủi ro được bảo hiểm. + Bên mua bảo hiểm không còn đảm bảo quy định về quyền
lợi có thể được bảo hiểm. + Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng
phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. + Bên mua bảo hiểm không
đóng đủ phí trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo
hiểm. Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể được chấm dứt theo thoả thuận riêng giữa 2 bên cho
những tình huống cụ thể thích ứng với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm. Chẳng hạn: khi người
được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thay đổi nơi cư trú - ra ngoài giới hạn lãnh
thổ được bảo hiểm; tàu biển được bảo hiểm bị bán, thay đổi quốc tịch.... Tuy nhiên, những thoả
thuận riêng này phải trên cơ sở tôn trọng luật pháp. Các quy định liên quan tới việc cho phép
các bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm có
thể có những điểm riêng ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ: ở Pháp, trong bảo hiểm xe cơ giới,
công ty bảo hiểm chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau tổn thất khi người được bảo
hiểm đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc là người bị buộc tội đã lái xe trong tình trạng say
rượu. Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định: đối với hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá
và hợp đồng bảo hiểm phương tiện vận chuyển, sau khi đã bắt đầu trách nhiệm bảo hiểm,
người tham gia bảo hiểm không được huỷ bỏ hợp đồng... Những quy định đặc thù như vậy khá
đa dạng, tuy nhiên, một vấn đề có thể được coi nh một nguyên tắc xử sự đối với việc chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm trước thời điểm kết thúc hợp đồng bảo hiểm là có sự khác biệt giữa bảo
hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Trong bảo hiểm phi nhân thọ, các bên buộc phải thực
hiện các cam kết đã thoả thuận, ngoại trừ những trường hợp phát sinh những sự thay đổi được
xác định theo pháp luật. Trong bảo hiểm nhân thọ, sự ràng buộc nói trên chỉ áp dụng đối với
phía doanh nghiệp bảo hiểm còn người tham gia bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm vào bất cứ thời điểm nào mà không cần viện dẫn lý do. Riêng đối với các trường hợp giải
thể, thu hẹp phạm vi giấy phép kinh doanh, mất khả năng thanh toán, chia tách, sáp nhập doanh
nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng sẽ được áp dụng nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận

chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đi đôi với việc xác định các trường hợp cho phép chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm, pháp luật phải quy định về các
hậu quả pháp lý của từng trường hợp. Đáng kể nhất là vấn đề hoàn phí bảo hiểm. Nhìn chung,
nếu việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không phải là do dụng ý xấu của bên được bảo hiểm,
phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của thời hạn bảo hiểm sẽ được hoàn lại sau
khi đã khấu trừ các chi phí hợp lý liên quan mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi ra. Trả giá trị
giải ước cũng là một hậu quả thông thường trong việc chấm dứt các hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ (đặc thù này gắn với mục đích tiết kiệm, tích luỹ tài chính của bên mua bảo hiểm khi họ
tham gia bảo hiểm nhân thọ). Một vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nữa
là quy định về thời hạn thông báo chấm dứt cũng như hình thức thông báo bằng văn bản. Đây
là những quy định cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên và hạn chế những tác động bất
lợi của việc chấm dứt giữa chừng hợp đồng bảo hiểm. 2.1.3. Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm Sự
tiếp cận quan hệ bảo hiểm có thể từ góc độ của bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm. Đối với bên mua bảo hiểm, bảo hiểm là một phương pháp mà người mua bảo hiểm sử
dụng để chuyển giao rủi ro có thể xảy ra. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm là hoạt
động kinh doanh, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm "sản xuất" ra những sản phẩm bảo hiểm để
bán cho những người mua bảo hiểm. Vào thời điểm thực hiện giao dịch mua bán, doanh nghiệp
bảo hiểm thu tiền của người mua bảo hiểm và sản phẩm mà họ trao cho người mua bảo hiểm
về cơ bản là một cam kết: bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Khi
tham gia bảo hiểm, mỗi người mua bảo hiểm đều không thể biết chắc chắn về khả năng (trong
bảo hiểm nhân thọ có thể chỉ là về thời điểm) rủi ro (sự kiện bảo hiểm) xảy ra đối với họ.
Người mua bảo hiểm hiểu rằng: việc xảy ra sự kiện bảo hiểm là ngẫu nhiên và chấp nhận hai
khả năng đối lập: hoặc nhận được tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc không
nhận được gì, đối với mỗi một người mua bảo hiểm thì bảo hiểm ít nhiều giống như một trò
chơi may rủi. Duy chỉ có điều doanh nghiệp bảo hiểm lại không thể kinh doanh bằng cách
trông chờ vào may rủi. Thực ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào sự may rủi nếu xảy
ra các tình huống như là: với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, hàng năm doanh nghiệp bảo hiểm chỉ ký
được một hợp đồng hoặc rất ít hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng bảo
hiểm cho một rủi ro mà trên thế giới chưa thống kê được về xác suất xảy ra tổn thất. Chẳng hạn
hợp đồng bảo hiểm cho một vệ tinh vũ trụ đầu tiên của con người phóng lên quỹ đạo của trái

đất. Ngoài các tình huống nêu trên, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm cũng
trở nên rất bấp bênh nếu một mình doanh nghiệp bảo hiểm đơn lẻ đảm đương một hoặc một số
đối tượng có giá trị rất lớn. Trong thực tế, có không ít trường hợp tài sản được bảo hiểm trong
một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hơn toàn bộ tài sản, vốn liếng của doanh nghiệp bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ bị đặt vào bờ vực phá sản nếu không sử dụng các biện
pháp an toàn, phân tán rủi ro và nếu đó lại là một năm kinh doanh tồi tệ với nhiều tổn thất lớn,
liên tiếp xảy ra hoặc phát sinh sự cố gây ra thiệt hại trên bình diện lớn đối với các rủi ro được
bảo hiểm (ví dụ: một trận bão nhấn chìm hàng trăm tàu thuyền tham gia bảo hiểm ở một doanh
nghiệp bảo hiểm).
Doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đối mặt với một "sự lựa chọn bất lợi" trong suốt quá trình
kinh doanh. Sự lựa chọn bất lợi này là gì? Có thể giải thích bằng một ví dụ: mặc dù đã yêu cầu
người được bảo hiểm khám sức khỏe trước khi nhận bảo hiểm, song kinh nghiệm của các nhà
bảo hiểm chỉ ra rằng xác suất tử vong của những người tham gia bảo hiểm sinh mạng cao hơn
xác suất tử vong trung bình của những người cùng độ tuổi theo thống kê dân số. Điều này cũng
dễ hiểu bởi lẽ chính người được bảo hiểm là người hiểu hơn ai hết về tình trạng sức khỏe của
họ và xu thế tự nhiên là người có sức khỏe yếu hoặc thậm chí có bệnh nặng đều muốn được
bảo hiểm sinh mạng. Tất nhiên cái muốn được bảo hiểm của họ là muốn được bảo hiểm với
mức giá (phí bảo hiểm) tương đương với người có sức khỏe bình thường, với mức độ rủi ro
bình thường. Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm không còn mang tính chất của một trò cá
cược, để đối phó với sự lựa chọn bất lợi, giảm sự bấp bênh trong kinh doanh, hoạt động bảo
hiểm phải dựa trên một nền tảng cơ sở kỹ thuật khoa học vững chắc Cơ sở kỹ thuật cơ bản của
bảo hiểm bao gồm: luật số lớn; nguyên tắc sàng lọc rủi ro; nguyên tắc phân chia, phân tán rủi
ro. 2.1.3.1. Luật số lớn (law of a large number) - Khái quát về luật số lớn và phêp tính xác suất
Những nghiên cứu về lịch sử bảo hiểm thương mại đã chỉ ra rằng hoạt động bảo hiểm thương
mại có từ trước thế kỷ 17. Tuy nhiên, chỉ khi lý thuyết xác suất được vận dụng, kỹ thuật bảo
hiểm mới có được sự hoàn thiện cơ bản và người có công đầu là nhà toán học người Pháp:
Blaise Pascal (1623 - 1662). Tác phẩm toán học của ông đánh dấu sự sáng lập ra Lý thuyết toán
về xác suất, ông là người đầu tiên công bố công trình này vào năm 1654. Sau nhiều thực
nghiệm nghiên cứu về các đại lượng ngẫu nhiên, ông đã chứng minh rằng chúng bị chi phối
bởi quy luật. Sau Pascal, Iacop Bernoulli (1654 - 1705) - một nhà toán học khác người Thụy sỹ

đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển luật số lớn. Luật số lớn được đúc rút từ thực nghiệm: tung
một con xúc sắc 6 mặt đồng chất, quan sát và ghi lại kết quả sau mỗi lần thực nghiệm (phép
thử). Nếu số phép thử là ít, kết quả thu được về số lần xuất hiện của các mặt (từ mặt 1 chấm
đến mặt 6 chấm) có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn, kết quả thu được về sự xuất hiện của
mặt 3 chấm và 6 chấm như sau: Số lần tung xúc sắc 20 100 1000 Mặt 3 chấm Số lần xuất Tần
suất hiện 2 0,100 12 0,120 175 0,175 Mặt 6 chấm Số lần xuất Tần suất hiện 5 0,050 8 0,080
200 0,200
Nếu số phép thử đủ lớn sẽ cho một kết quả đáng ngạc nhiên là số lần xuất hiện mặt 3 chấm
cũng tương đương với số lần xuất hiện của tất cả các mặt còn lại. Chẳng hạn, nếu tung con xúc
sắc đến 60.000 lần thì số lần xuất hiện của các mặt đều xấp xỉ bằng nhau và = 10.000 lần. Như
vậy, nếu thực hiện được 60.000 lần thử thì tần suất của biến cố xuất hiện bất cứ mặt nào cũng
xấp xỉ bằng 1/6. Trong trò chơi con xúc sắc, nếu người chơi xem xét sự xuất hiện một mặt nào
đó, mặt 6 chấm chẳng hạn thì sự xuất hiện mặt 6 chấm được coi là biến cố thuận lợi; sự xuất
hiện của các mặt còn lại (từ mặt 1 chấm đến mặt 5 chấm) là những biến cố xung khắc. Mỗi lần
chơi đều có thể xuất hiện bất kỳ một mặt nào, do đó, trong mỗi lần chơi số trường hợp có thể
xảy ra là 6 trong khi số trường hợp thuận lợi chỉ là 1. Như vậy, khả năng xuất hiện mặt 6 chấm
(biến cố thuận lợi) trong một lần chơi bằng 1/6. Người ta gọi khả năng xuất hiện biến cố thuận
lợi là xác suất của biến cố đó. Khi nghiên cứu xác suất của một biến cố nào đó, nếu khả năng
xuất hiện trường hợp thuận lợi là chắc chắn thì xác xuất của biến cố đó = 1, nếu không thể xảy
ra trường hợp thuận lợi thì xác suất của biến cố đó = 0. Xác suất của mọi biến cố đều nằm
trong khoảng từ 0 đến 1. Trở lại thử nghiệm với con xúc sắc, kết quả đã cho thấy: nếu số phép
thử đủ lớn, tần suất biến cố sẽ xích gần lại với xác suất lý thuyết của biến cố đang xem xét.
Như vậy, để tính xác suất của một biến cố, nếu thống kê được một số lượng đủ lớn các trường
hợp đã xuất hiện biến cố đó trong thực tế, có thể xấp xỉ xác suất của biến cố bằng tần suất biến
cố - kết quả tính được từ số liệu thống kê. Là cơ sở kỹ thuật then chốt của bảo hiểm, luật số lớn
trong bảo hiểm được phát biểu như sau: "Khi số lớn các đơn vị rủi ro tương tự nhau và độc lập
với nhau tăng lên thì tính chính xác tương đối của các dự đoán về những kết quả tương lai dựa
vào các đơn vị rủi ro đó cũng tăng lên". Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho các sự kiện
ngẫu nhiên, nếu xét riêng từng hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ có thể giống như "trò chơi may rủi",
song xét trên tổng thể nhiều hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể dự

đoán được về khả năng xảy ra sự kiện bảo hiểm ở mức độ chính xác có thể chấp nhận được. Ví
dụ : trong bảo hiểm xe cơ giới, không thể dự đoán chính xác về tai nạn gây ra đối với một cá
thể ô tô, song người bảo hiểm có thể dự đoán được số vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra hàng năm
cho toàn bộ số ô tô được bảo hiểm trong phạm vi sai sót rất nhỏ. Cố nhiên, số ô tô được bảo
hiểm nói trên phải là một số lớn. Thực tiễn kinh doanh đã chỉ ra rằng: trên cơ sở số lớn, khả
năng cân bằng kỹ thuật của nhà bảo hiểm sẽ chắc chắn hơn. Cân bằng kết quả thu chi nghiệp
vụ của một tổng lượng với vài chục hợp đồng bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào may mắn, còn đối
với một tổng lượng hàng trăm ngàn hợp đồng bảo hiểm hoặc hàng triệu hợp đồng bảo hiểm sẽ
chắc chắn hơn. Nói cách khác, khi số người được bảo hiểm càng lớn thì tình hình phát sinh tổn
thất, thiệt hại trong thực tế càng gần với tần suất tổn thất và chi phí trung bình/ 1 tổn thất mà
người bảo hiểm có được từ thống kê rủi ro và đã sử dụng để tính phí. ứng dụng trong bảo hiểm
• Trong định phí bảo hiểm
Định phí bảo hiểm là việc xác định các mức phí bảo hiểm (khoản tiền nhất định) hoặc tỷ lệ phí
bảo hiểm trong từng nghiệp vụ bảo hiểm. Các mức phí hoặc tỷ lệ phí này thường được xác
định cho từng trường hợp tương ứng với sự phân loại đối tượng bảo hiểm trong cùng nghiệp vụ
theo các tiêu thức khác nhau. Tập hợp các mức phí hoặc tỷ lệ phí được lập theo cách trên và áp
dụng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm gọi là Biểu phí bảo hiểm. Là công việc quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu định phí bảo hiểm sai sót có thể khiến
doanh nghiệp bảo hiểm không bán được sản phẩm hoặc bị thua lỗ. Đối với những loại bảo
hiểm bắt buộc, việc định phí bảo hiểm quá cao hoặc sẽ phương hại quyền lợi của bên mua bảo
hiểm hoặc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn tránh nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Với "chu
trình kinh doanh đảo ngược", bán sản phẩm an toàn nhưng chỉ sau khi chi trả hết cho các sự
kiện bảo hiểm xảy ra trong niên độ, doanh nghiệp bảo hiểm mới thực sự xác định được “giá
thành sản phẩm”. Phí bảo hiểm - giá bán của sản phẩm bảo hiểm được thu trước vì vậy doanh
nghiệp bảo hiểm phải xác định giá bán trước khi biết được “giá thành”. Đây chính là khó khăn
khi doanh nghiệp bảo hiểm định giá rủi ro. Nói cách khác, với bộ phận chủ yếu của phí bảo
hiểm – phí thuần được sử dụng cho việc bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm), vào thời điểm bắt
buộc phải có giá - phí bảo hiểm để bán sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể tính được
về trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm). Lối thoát duy nhất cho doanh nghiệp bảo
hiểm là dự tính. Luật số lớn, phép tính xác suất và thống kê rủi ro cung cấp cho doanh nghiệp

bảo hiểm số liệu về tần suất tổn thất và chi phí trung bình/ tổn thất đủ độ tin cậy - hai yếu tố
định phí cơ bản nhất, đảm bảo tính khoa học và độ chính xác trong dự tính. Cần nói thêm là độ
chính xác trong định phí bảo hiểm không bao giờ là tuyệt đối. Thực tế, các sự cố xảy ra trong
tương lai không hoàn toàn phải giống với quá khứ, như là rủi ro thiên tai trong những năm gần
đây có xu hướng trái quy luật và mức độ trầm trọng cũng tăng lên. Từ đó, sinh ra sự chênh lệch
giữa kết quả tính toán dự kiến và thực tế. Để đối phó với chênh lệch này người bảo hiểm phải
áp dụng các biện pháp như là: thêm vào phí thuần một khoản chi phí an toàn; lập dự phòng dao
động lớn ... • Trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm.
Ngay cả khi việc thống kê rủi ro được tiến hành trên cơ sở khoa học và phí bảo hiểm được xác
định hợp lý nhưng khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thu
hút được số lượng đủ lớn người mua bảo hiểm thì tình hình thực tế cũng rất dễ sai lệch với dự
tính của người bảo hiểm. Sở dĩ như vậy vì khi có ít người tham gia bảo hiểm, tính tương hỗ, bù
trừ lẫn nhau giữa các rủi ro sẽ không thể thực hiện được. Luật số lớn đòi hỏi doanh nghiệp bảo
hiểm phải tập hợp được càng nhiều càng tốt những người có những rủi ro tương đồng trong
từng nghiệp vụ bảo hiểm. Việc tập hợp được số lớn những người mua bảo hiểm trong mỗi
nghiệp vụ bảo hiểm không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm mà còn mang lại
lợi ích cho chính người mua bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm ký kết được càng nhiều
hợp đồng thì việc bù trừ tương hỗ (phân tán hậu quả tài chính đối với mỗi tổn thất xảy ra) trong
số những người mua bảo hiểm sẽ trở nên dễ dàng, tình hình tổn thất, thiệt hại xảy ra trong thực
tế ở mỗi nghiệp vụ bảo hiểm càng xích lại gần tần suất tổn thất, chi phí trung bình/tổn thất đã
được sử dụng khi tính phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tập trung được một quỹ bảo
hiểm đủ lớn để thực hiện cam kết của mình đối với tất cả những người được bảo hiểm gặp sự
kiện bảo hiểm, đảm bảo chắc chắn hơn quyền lợi của người mua bảo hiểm. Việc thu hút được
số lớn người mua bảo hiểm trong mỗi nghiệp vụ bảo hiểm còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm
tăng hiệu quả kinh tế đối với một số chi phí, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí
bảo hiểm . Những vấn đề mang tính quy luật đúc rút được từ vận dụng luật số lớn và thống kê
rủi ro còn có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn
thất cho đối tượng bảo hiểm cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn kinh doanh và đi đôi
chính là hiệu quả, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bảo hiểm. 2.1.3.2. Nguyên tắc sàng
lọc Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm luôn đứng trước những nhu cầu bảo

hiểm rất đa dạng của nhiều loại khách hàng. Có yêu cầu bảo hiểm cho rủi ro ở mức trung bình,
có yêu cầu bảo hiểm với mức dộ rủi ro cao hơn thậm chí là rất xấu. Liệu doanh nghiệp bảo
hiểm có thể chấp nhận mọi yêu cầu bảo hiểm của người mua bảo hiểm hay không? Câu trả lời
sẽ là "có" nếu người mua bảo hiểm sẵn sàng trả theo giá mà người bảo hiểm yêu cầu. Chẳng
hạn, doanh nghiệp bảo hiểm có thể ký hợp đồng bảo hiểm sinh mạng cho một người đang bị
mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối (sự kiện tử vong xảy ra với người này trong vòng một
năm là chắc chắn) nếu họ chấp nhận đóng khoản phí lớn hơn số tiền bảo hiểm. Sở dĩ phải đóng
phí lớn hơn số tiền bảo hiểm vì ngoài việc chắc chắn phải trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm còn phải trang trải cho công

38
các chi phí như chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản lý...Tuy nhiên, chẳng bao giờ có người
mua chấp nhận trả giá một cách vô nghĩa như vậy và sự trao đổi đó đã mất đi hoàn toàn mục
đích, ý nghĩa của bảo hiểm. Sàng lọc đòi hỏi người bảo hiểm phải từ chối những trường hợp
mức độ rủi ro quá lớn. Một vấn đề nữa đặt ra cho doanh nghiệp bảo hiểm là mỗi loại đối tượng
bảo hiểm, thậm chí mỗi đối tượng bảo hiểm có mức độ rủi ro khác nhau sẽ được "đối xử" như
thế nào? Liệu một chủ xe tư nhân sử dụng xe cho mục đích đi lại của mình có phải đóng một
mức phí bảo hiểm ngang bằng với một xe tắc xi cùng loại hay không? Bất cứ một người bảo
hiểm nào cũng biết mức độ rủi ro đối với xe tắc xi cao hơn so với xe cùng loại vì vậy họ không
thể xếp chung chúng với nhau để áp dụng cùng một mức phí bảo hiểm Hơn thế nữa, như đã đề
cập ở trên, thực tế kinh doanh cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải đối mặt với những
"lựa chọn bất lợi", điều đó thường trực nhắc nhở người bảo hiểm phải đánh giá cân nhắc trước
và trong khi thực hiện bất kỳ một hành động, một quyết định kinh doanh nào. Trong quyết định
chấp nhận bảo hiểm hay không, nhận bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm nào và giá phí phải thu
là bao nhiêu, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện nguyên tắc sàng lọc rủi ro. Quá trình
đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm cho phép doanh nghiệp bảo hiểm sàng lọc được rủi ro,
hạn chế sự lựa chọn bất lợi và có được quyết định đúng đắn. Sàng lọc rủi ro yêu cầu doanh
nghiệp bảo hiểm phải phân nhóm các đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm theo những
tiêu thức phù hợp để có thể sắp xếp được các rủi ro có tính đồng nhất trong cùng một nhóm và
định phí bảo hiểm theo từng nhóm đó. Các tiêu thức có thể sử dụng để phân nhóm có thể là

phạm vi hoạt động, mục đích sử dụng, độ tuổi ... Việc phân nhóm rủi ro trong thực tế chỉ đạt
tới một độ đồng nhất tương đối, vì vậy trong các nghiệp vụ bảo hiểm vẫn phải có quy định
tăng phí, giảm phí trong trường hợp cần thiết. Vấn đề phân hoá phí bảo hiểm, tăng, giảm phí
bảo hiểm một cách hợp lý còn đảm bảo được khía cạnh thương mại của sản phẩm bảo hiểm -
sự linh hoạt cần thiết để có thể thõa mãn tốt nhất các nhu cầu bảo hiểm đa dạng và đảm bảo
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. 2.1.3.3. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro
Với nghề kinh doanh “ rủi ro”, một người bảo hiểm lạc quan nhất cũng không khỏi lo ngại khi
nghĩ đến tình huống đối tượng bảo hiểm có giá trị rất lớn bị tổn thất hoặc trường hợp rất nhiều
đối tượng bảo hiểm cùng bị tổn thất trong một sự cố. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm dù có lớn đến mấy hiện cũng chỉ là một “chú lùn” nhỏ xíu trước”người khổng lồ”- tổn
thất thảm hoạ. Để tránh tình trạng bị rơi vào thế mạo hiểm hoặc tình trạng luẩn quẩn trong sự
hạn chế về năng lực bảo hiểm của bản thân, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thực hiện
nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro. - Phân tán rủi ro: là phương pháp mà người bảo hiểm sử
dụng để đối phó với hiện tượng tích tụ, tập trung rủi ro trong một khu vực địa lý. Sẽ rất mạo
hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khai thác bảo hiểm cháy cho một số lượng lớn đối tượng
bảo hiểm có vị trí tập trung tại một thành phố đông đúc nào đó . Có thể một vụ hỏa hoạn xảy ra
sẽ kéo theo rất nhiều khiếu nại liên quan tới hàng loạt các đơn bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
hiểm đã cấp cho khách hàng. Đối phó với hiện tượng tích tụ tập trung rủi ro, doanh nghiệp bảo
hiểm phải khai thác bảo hiểm trên một phạm vi rộng. Sự phân tán về mặt địa lý cho phép
doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện được việc bù trừ rủi ro giữa vùng bị tổn thất với những vùng
khác. Đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm - một giải pháp chiến lược mà doanh nghiệp bảo hiểm
vẫn quan tâm hàng đầu một phần cũng vì mục tiêu phân tán rủi ro.

39
- Phân chia rủi ro: là kỹ thuật mà người bảo hiểm sử dụng trong những trường hợp cần thiết
nhằm tránh khả năng phải tự mình gánh chịu một tổn thất quá lớn, tránh trường hợp không đủ
khả năng thanh toán trong một năm kinh doanh xấu, nhiều tổn thất lớn, liên tiếp xảy ra hoặc
tránh trường hợp tích tụ rủi ro trong cùng một sự cố. Hai kỹ thuật phân chia rủi ro có thể được
sử dụng là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. • Đồng bảo hiểm (Co-insurance)
Trường hợp đồng bảo hiểm sẽ có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng đảm bảo cho một rủi ro,

mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chịu một phần trách nhiệm theo một tỷ lệ đã thỏa thuận. Khác với
trường hợp bảo hiểm trùng hoặc bảo hiểm giá trị gia tăng, các doanh nghiệp đồng bảo hiểm có
thỏa thuận với nhau ngay từ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm. Đồng
bảo hiểm được sử dụng khi số tiền bảo hiểm trong một yêu cầu bảo hiểm vượt quá khả năng tự
đảm đương của một doanh nghiệp bảo hiểm. Tham gia quan hệ đồng bảo hiểm, mỗi doanh
nghiệp đồng bảo hiểm nhận một phần trách nhiệm theo tỷ lệ trên số tiền bảo hiểm, họ được
hưởng theo tỷ lệ đó về phí bảo hiểm và cũng phải chịu trách nhiệm theo tỷ lệ đó trong mỗi lần
bồi thường tổn thất. Về lý thuyết, có bao nhiêu doanh nghiệp đồng bảo hiểm thì có bấy nhiêu
hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế thường chỉ có một hợp đồng bảo hiểm duy nhất
được thiết lập mang tên của tất cả các doanh nghiệp đồng bảo hiểm và các tỷ lệ rủi ro mà họ đã
chấp nhận. Doanh nghiệp bảo hiểm đại diện cho những doanh nghiệp khác trong mối quan hệ
với khách hàng (người được bảo hiểm) được gọi là người bảo hiểm chủ trì (leader). Người bảo
hiểm chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán, ký kết, quản lý hợp đồng bảo hiểm
và phân bổ số tiền bồi thường. Trên phương diện pháp lý, cho dù chỉ tồn tại một văn bản hợp
đồng bảo hiểm do người bảo hiểm chủ trì quản lý, người được bảo hiểm vẫn có quan hệ hợp
đồng trực tiếp với từng doanh nghiệp đồng bảo hiểm. Như vậy, khi có tổn thất, người được bảo
hiểm có quyền và cũng chỉ được khiếu nại đòi bồi thường từng doanh nghiệp bảo hiểm với số
tiền tương ứng với tỷ lệ nhận bảo hiểm của họ. Mỗi người đồng bảo hiểm (kể cả người bảo
hiểm chủ trì) chỉ chịu trách nhiệm về phần của mình mà không phải chịu trách nhiệm thay cho
nhau cả khi một trong số họ gặp khó khăn về tài chính. • Ví dụ: 3 nhà đồng bảo hiểm A; B; C
cùng đảm bảo cho 1 đối tượng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 20.000.000 $; tỷ lệ phân chia
là: 50%, 40%,10%; phí bảo hiểm gốc là 100.000 $; tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm có số
tiền bồi thường là 1.000.000 $ Bảng phân bổ Người bảo hiểm A B C Cộng • Số tiền bảo
hiểm($) 10.000.000 8.000.000 2.000.000 20.000.000 Tỷ lệ trách nhiệm 50% 40% 10% 100%
Phân chia phí bảo hiểm($) 50.000 40.000 10.000 100.000 Phân chia số tiền bồi thường($)
500.000 400.000 100.000 1.000.000
Tái bảo hiểm (Reinsurance)
Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã
chấp nhận với người được bảo hiểm cho khác, trên cơ sở nhượng lại cho người đó một phần
phí bảo hiểm.


40
Hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm trực tiếp được gọi là hợp
đồng bảo hiểm gốc. Hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm chuyển nhượng dịch vụ bảo
hiểm với những người bảo hiểm khác gọi là hợp đồng tái bảo hiểm. Người bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm gốc trở thành người nhượng tái bảo hiểm, người bảo hiểm nhận lại một phần
rủi ro của người nhượng tái bảo hiểm gọi là người nhận tái bảo hiểm. Người nhận tái bảo hiểm
có thể là một doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh cả bảo hiểm gốc lẫn tái bảo hiểm
hoặc là doanh ngiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm. Sau khi nhận tái bảo hiểm, người nhận
tái có thể nhượng tái bảo hiểm cho những người nhận tái bảo hiểm khác, hoạt động nhượng tái
có thể tiếp tục nhiều lần (Retrocession) với sự liên kết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên
phạm vi quốc tế. Mặc dù quan hệ tái bảo hiểm chỉ được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc
nhưng các thoả thuận của hợp đồng tái bảo hiểm có thể có những khía cạnh độc lập với các
thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm gốc (về phạm vi bảo hiểm ; loại trừ bảo hiểm...). Vì thế, trên
phương diện pháp lý và nguyên tắc chung, người được bảo hiểm chỉ có mối quan hệ hợp đồng
với người bảo hiểm gốc và chỉ có quyền khiếu nại người bảo hiểm này nếu có tổn thất được
bảo hiểm. Người được bảo hiểm nhiều khi không biết đến người nhận tái bảo hiểm, tuy nhiên
ngay cả khi biết đích xác người nhận tái bảo hiểm là ai (trong trường hợp tái bắt buộc hoặc tái
chỉ định theo yêu cầu của người được bảo hiểm) người được bảo hiểm cũng không có quyền
khiếu nại trực tiếp người nhận tái bảo hiểm khi có tổn thất. Người nhận tái bảo hiểm cũng
không được quyền đòi phí bảo hiểm trực tiếp từ người được bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm
của hợp đồng bảo hiểm gốc xảy ra, người nhượng tái bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường theo
cam kết của hợp đồng bảo hiểm gốc và đòi bồi thường từ những người nhận tái bảo hiểm nếu
tổn thất đó thuộc trách nhiệm của hợp đồng tái bảo hiểm. Tuy nhiên, những vấn đề thuộc về
nguyên tắc chung nói trên có thể được các người bảo hiểm vận dụng một cách mềm dẻo hơn
bằng cách đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm những điều khoản đặc biệt, ví dụ: điều khoản “ cut -
through” quy định trường hợp người nhượng tái bảo hiểm mất khả nămg thanh toán, người
nhận tái bảo hiểm có nghĩa vụ đối với phần tổn thất thuộc trách nhiệm của mình trước người
được bảo hiểm. Để phân chia rủi ro, người bảo hiểm có thể sử dụng nhiều phương pháp tái bảo
hiểm tỷ lệ như: tái bảo hiểm số thành (Quota share); tái bảo hiểm mức dôi (Surplus) hoặc tái

bảo hiểm phi tỷ lệ như là tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of loss) và tái bảo hiểm
vượt tỷ lệ bồi thường (Stop loss)...Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cách thức phân chia rủi ro của
phương pháp tái bảo hiểm đơn giản nhất - phương pháp tái bảo hiểm số thành. Giả định về một
hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho nghiệp vụ bảo hiểm máy móc thiết bị có tỷ lệ giữ lại “ 20%,
tỷ lệ nhượng tái : 80%. Đơn cử về 3 hợp đồng bảo hiểm gốc với các số liệu sau: Đơn vị : $
Hợp đồng bảo hiểm gốc Số 01 Số 02 Số 03 Số tiền bảo hiểm 1.000.000 2.000.000 1.200.000
Phí bảo hiểm 8.000 15.000 10.000 Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm 10.000 200.000
Việc phân chia phí bảo hiểm và số tiền bồi thường sẽ tuân theo các tỷ lệ 20% và 80% đã thoả
thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm , cụ thể như sau: Đơn vị : $

41

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×