Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.62 KB, 14 trang )

GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO
NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG
1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH
SÁCH KCB
Phải xác định đúng đối tượng là người nghèo để được hưởng chính
sách KCB. Vì thế, cần thiết là có một quy trình chuẩn để thực hiện nhanh
chóng, chính xác trong việc xác định danh sách người nghèo làm cơ sở cấp
thẻ BHYT, kèm theo đó là cần xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi
phạm
Công tác lập và xét duyệt danh sách người nghèo cần thiết phải cải tiến
lại cho hợp lý hơn, rút ngắn thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện. Có
như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, giúp cho công tác cấp thẻ
BHYT cho người nghèo được tiến hành nhanh chóng và kịp thời.
Về đối tượng được hưởng chính sách KCB vẫn còn nhiều bất cập như:
với những người sống trong khu vực miền núi, khu vực khó khăn có hộ nghèo
nhưng cũng có hộ có thu nhập từ trung bình khá trở lên mà trong quy định về
đối tượng được hưởng chính sách KCB BHYT có tất cả những người sống
trong khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Do vậy, cần
được điều chỉnh cho phù hợp.
Cần ưu tiên cấp thẻ cho những người thuộc diện được cấp thẻ BHYT
người nghèo năm trước nhưng do kinh phí hạn chế nên chưa được cấp để
tránh những vướng mắc phải giải quyết và cũng là đảm bảo tính công bằng
cho những người này.
Thêm vào đó việc lập hồ sơ tham gia BHYT cần chính xác, tránh sai
sót. Hiện tượng sai sót phổ biến là tên đối tượng viết không rõ ràng, địa chỉ
không chi tiết, thiếu nơi đăng kí KCB ban đầu, không có năm sinh, không viết
đúng tên người được cấp thẻ... Những sai sót này gây khó khăn trong việc in
thẻ, làm tỷ lệ thẻ phải in lại tăng lên. Nhiều hồ sơ thiếu dấu, thiếu chữ kí của
Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ
GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền


các cấp xét duyệt làm mất đi tính pháp lý của hồ sơ, do đó kéo dài thời gian
được cấp thẻ BHYT người nghèo, gây khó khăn cho những người có bệnh
nhưng không có thẻ để sử dụng.
2. THỰC HIỆN MUA THẺ BHYT CHO 100% NGƯỜI NGHÈO
Với đối tượng là người nghèo do họ không có khả năng chi trả chi phí
KCB nên nếu có bệnh họ cũng không thể đến các cơ sở KCB được vì thế để
đảm bảo mục tiêu công bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhất là
công bằng trong CSSK nên hiện nay chúng ta đã thực hiện chính sách KCB
cho người nghèo hoàn toàn theo chế độ BHYT (Thực hiện theo Nghị định số
63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ); tuy nhiên do quỹ KCB cho
người nghèo còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng bội chi quỹ KCB
cho người nghèo nên số lượng người nghèo được cấp thẻ BHYT chưa nhiều,
số lượng người nghèo được cấp thẻ BHYT bao nhiêu là tuỳ thuộc vào quyết
định của UBND tỉnh. Với số lượng hạn chế như vậy thì vẫn còn rất nhiều
người nghèo theo quy định không được hưởng KCB theo chế độ BHYT, đây
là thiệt thòi rất lớn đối với họ. Do vậy, cần mở rộng tỷ lệ thụ hưởng, phấn
đấu để 100% đối tượng nghèo theo quy định được hưởng chế độ KCB. Nếu
tất cả người nghèo đều được cấp thẻ BHYT thì khi có bệnh họ sẽ nhanh
chóng đến các cơ sở KCB gần nhất, tránh có những trường hợp tử vong vì
khám chữa bệnh không kịp thời vì họ không có khả năng về tài chính nên đến
khi bệnh nặng quá rồi họ mới đi KCB như vậy rất khó cứu chữa; hơn nữa, khi
người nghèo được cấp thẻ BHYT sẽ tránh tình trạng người nghèo thì ngày
càng nghèo hơn do phải chi trả hoàn toàn chi phí KCB vì chi phí cho cuộc
sống hàng ngày còn khó khăn thì khi bị bệnh không có tiền, họ phải vay
mượn để chữa trị, có trường hợp người bệnh thì chưa khỏi mà đã đến hạn phải
trả tiền rồi.
Thêm vào đó cũng nên đưa diện cận nghèo vào đối tượng thụ hưởng
chính sách với mức thấp hơn đối tượng hỗ trợ mệnh giá mua thẻ BHYT tự
nguyện, hỗ trợ trực tiếp khi bị ốm đau, bệnh nặng; theo chuẩn nghèo mới ước
Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ

GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền
tính toàn tỉnh có khoảng 50.000 người cận nghèo, có thể hỗ trợ 1/3 mức phí
(khu vực nông thôn là 33.000đ/người/năm, khu vực thành thị là 43.000
đ/người/năm) ước tính số tiền hỗ trợ là 1,65 tỷ đồng/năm.
3. MỞ RỘNG QUỸ KCB
Theo quy định, trường hợp quỹ KCB người nghèo trong năm không sử
dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục mua thẻ nhưng không có quy
định nếu thiếu thì sử lý thế nào, trong khi thông thường người nghèo ốm đi
nằm viện thường có bệnh nặng, chi phí cao và điều trị dài ngày do đó thường
bội chi quỹ BHYT. Như vậy, cần mở rộng quỹ KCB cho người nghèo.
Quỹ BHYT cho người nghèo hiện nay không đủ để trang trải chi phí
KCB, vì thế cần nâng mệnh giá mua thẻ BHYT cho người nghèo trước mắt là
70.000đ/người/năm. Đồng thời, tăng cường và đa dạng nguồn lực cho người
nghèo từ cộng đồng dân cư, các nguồn tại chỗ, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ
chức kinh tế – xã hội, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
Cần điều tiết kinh phí KCB giữa các huyện, thành phố, trạm y tế xã,
phường bởi vì tình hình chi cho công tác KCB ở các nơi là khác nhau; việc
điều tiết như vậy sẽ bù trừ, tương hỗ lẫn nhau giữa các huyện, thành phố
nhằm tránh tình trạng bội chi quá lớn quỹ BHYT.
Có sự quản lý chặt chẽ quỹ BHYT, tránh lạm dụng quỹ. Có như vậy
mới đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ KCB cho người nghèo.
Có thể thực hiện phương thức cấp thẻ BHYT cho người nghèo với hình
thức cấp thẻ BHYT có mệnh giá, cấp thẻ BHYT không có mệnh giá để phù
hợp với kinh tế của địa phương.
Có thể thành lập quỹ KCB cho người nghèo thành một quỹ thống nhất
từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước. Nhằm tập trung các
nguồn lực thống nhất nhằm quản lý công tác KCB cho người nghèo đạt hiệu
quả cao hơn.
Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ
GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền

4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KCB
Trong thời gian tới cần tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường
trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở KCB để đáp ứng tốt hơn yêu cầu
KCB, tăng thêm sự tin tưởng, tính hấp dẫn và đảm bảo quyền lợi cho người
nghèo có thẻ BHYT khi đi KCB.
Nên và cần thiết đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế thông thường, ít tốn
kém để người nghèo để người nghèo có thể được hưởng quyền lợi nhiều hơn.
Cần phân bổ sao cho công bằng giữa các xã, phường nhưng không vì thế mà
cào bằng nơi khó khăn với nơi ít khó khăn.
Nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường đào tạo cán bộ y tế; nâng
cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế để làm tốt công
tác KCB cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng, và cũng để
trả lại giá trị đích thực tốt đẹp của chính sách BHYT.
Có chính sách khuyến khích cả về vất chất lẫn tinh thần đối với cán bộ
làm công tác y tế, bao gồm cả đội ngũ giám định viên để nâng cao chất lượng
KCB, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lạm dụng quỹ BHYT,
đảm bảo quyền lợi cho người nghèo.
Ngành y tế cần tiếp tục tổ chức đưa KCB về tuyến cơ sở, giúp người
nghèo nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ sở. Ngoài ra, cần đưa đội
ngũ cán bộ y tế lưu động đi về vùng còn nghèo, tổ chức KCB miễn phí, điều
động cán bộ hỗ trợ về chuyên môn, chuyển giao kĩ thuật cho tuyến dưới
nhằm giúp người nghèo có thể được KCB hiệu quả ngay ở tuyến cơ sở. Sở y
tế và các cấp các ngành có liên quan có sự quan tâm sát xao, phối hợp chặt
chẽ. Cơ quan BHXH cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Sở y tế,
trung tâm y tế huyện triển khai và hướng dẫn tổ chức công tác KCB cho
người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã. Tăng cường trang thiết bị thiết yếu cho
các chuyên khoa tại trạm y tế xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB, tăng thêm
sự tin tưởng và tính hấp dẫn, sự tin tưởng và đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia BHYT khi họ đăng kí KCB ban đầu tại trạm y tế xã. Đối với những
Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ

GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền
xã có số lượng thẻ BHYT đăng kí ít, điều kiện tổ chức KCB tại từng xã gặp
khó khăn, cần thực hiện giải pháp KCB cho người có thẻ BHYT tập trung
theo cụm xã với bán kính khoảng 5 km để giảm bớt khó khăn vất vả cho
người bệnh do phải đi lại nhiều. Trung tâm y tế huyện có kế hoạch điều tiết
phần kinh phí KCB giữa những trạm y tế xã có số lượng thẻ thấp với những
trạm y tế xã có số lượng thẻ nhiều để các đơn vị cùng hoạt động KCB một
cách ổn định. Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện KCB
BHYT tại trạm y tế xã để có được định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm
phát triển hoạt động KCB BHYT tại tuyến cơ sở mà cụ thể hơn là trạm y tế
xã.
Ở những nơi cung cấp thuốc còn hạn chế nên chăng phát triển y học cổ
truyền hướng về cộng đồng, hướng dẫn nhân dân phát huy truyền thống dùng
cây, con làm thuốc chữa bệnh thông thường cho gia đình cũng như các biện
pháp châm cứu chữa bệnh không dùng thuốc.
5. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
Công tác tuyên truyền (CTTT) góp phần đưa chủ trương chính sách về
BHYT vào cuộc sống, CTTT là một bước đi trước và thường xuyên nhằm
nâng cao nhận thức, khai thông tư tưởng, mở đường cho việc tổ chức thực
hiện.
Mỗi khi có chủ trương chính sách, chế độ mới về BHYT, cần những
người làm CTTT cần nắm bắt nhanh chóng về thông tin, có hiểu biết cần thiết
để kịp thời nắm bắt cho đúng, viết cho đúng về các chính sách BHYT mà
Đảng và Nhà nước muốn triển khai. Qua đẩy mạnh CTTT, người dân hiểu rõ
hơn, hiểu đúng về chính sách BHYT, hiểu rõ tính nhân đao, tính cộng đồng
cũng như lợi ích của BHYT để từ đó tự nguyện tham gia các loại hình BHYT,
một trong những loại hình đó là BHYT cho người nghèo. Đồng thời, nhờ có
CTTT mà có thể giải quyết được những vướng mắc ở tuyến cơ sở như vướng
mắc trong khâu KCB, vướng mắc về trình độ, về thái độ phục vụ của đội ngũ
Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ

×