Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.16 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH
QUẬN BA ĐÌNH.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH QUẬN BA ĐÌNH.
1.1 Đặc điểm tình hình BHXH quận Ba Đình.
1.1.1Giới thiệu chung về quận Ba Đình.
Ba Đình là quận nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hà Nội. Phía Bắc
giáp với quận Tây Hồ, phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp
với quận Đống Đa, phía Tây giáp với quận Cầu Giấy. Là quận trung tâm hành
chính, chính trị quốc gia của Thành phố với diện tích 9.2km, tổng số dân gần 25
vạn dân với gần 54.000 hộ dân, gồm 14 phường: Quán Thánh, Điện Biên, Cống
Vị, Đội Cấn, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực,
Ngọc Hà, Trúc Bạch, Ngọc Khánh, Liễu Giai,Vĩnh Phúc.
Trong phạm vi toàn quận đang quản lý có 31.410 người có công với Cách
Mạng bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Lão thành Cách Mạng, tiền khởi
nghĩa, cán bộ bị bắt tù đày, thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, Anh hùng lao
động, Anh hùng lực lượng vũ trang…Đối tượng cứu trợ xã hội là 628 người,
hưởng chế độ người cao tuổi là 756 người, số người hưởng lương hưu và trợ
cấp BHXH là 39.562 người. tính đến hết tháng 12 năm 2009 toàn quận có 2.045
cơ quan, đơn vị tham gia BHXH với tổng số lao động là 124.560 người.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi thay của cả nước cũng như thử đô
Hà Nội, quận BHXH đã đạt được những thành tựu to lớn. Hàng năm, quận luôn
phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục mà
Thành phố giao cho, công tác quản lý đô thị có bước phát triển, an sinh quốc
phòng đựoc giữ vững, trật tự an toàn xã hội chuyển biến tốt, vai trò lãnh đạo
của Đàng được đề cao, hệ thống chính quyền được củng cố, phong trào quần
chúng phát triển tốt.
Bên cạnh đó, quận Ba Đình cũng phải chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khách quan như: Lũ lụt, bão, hạn hán, dịch bệnh truyền nhiễm…tác động đến
đời sống của nhân dân trong phạm vi toàn quận. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và
hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây nên sức ép khó khăn về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng.


Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao cho, quận Ba Đình
cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: quản lý đô thị, công tác giải phóng
mặt bằng, quản lý đất đai, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, sắp xếp lao
động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động, thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy các
phòng ban trong phạm vi toàn quận…
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH quận Ba Đình.
Cùng với sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam, BHXH quận Ba
Đình được thành lập theo quyết định số 01/ QĐ-TCCB ngày 12/07/1995 của
Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm
1995.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, với sự quan tâm giúp đỡ của
các cấp, các ban ngành, sự hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Thành phố, cùng với
sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên toàn đơn vị, BHXH quận Ba Đình
luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào sự
thành công chung của hoạt động BHXH thành phố.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Ba Đình.
1.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ.
BHXH quận Ba Đình là đơn vị dự toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt
Nam, BHXH quận Ba Đình trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, chịu sự quản
lý trực tiếp, thường xuyên và toàn diện của BHXH thành phố Hà Nội.
BHXH quận Ba Đình trực tiếp thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, các
phường thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ BHXH theo quy định của Nhà nước trên địa bàn quận như:
- Xây dựng chương trình kế hoạch năm trình Giám đốc BHXH thành phố
duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn, theo dõi, đon đốc các cơ quan, đon vị trên địa bàn quận lập
danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện
đang ký BHXH theo quy định của Luật.
- Theo dõi các đơn vị thuộc diện đóng BHXH theo đúng quy định, đôn

đốc kết hợp các hình thức phạt phù hợp để các đơn vị đóng BHXH một cách
đầy đủ và đúng thời gian quy định.
- Tổ chức theo dõi ghi biến động trong các cơ quan, đơn vị và người
đóng BHXH, người hưởng BHXH.
- Tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển sang
nơi khác theo quy định của BHXH.
- Quản lý, lưu trữ, khai thác danh sách đóng, hưởng BHXH.
- Lập dự toán, quyết toán thu chi theo quy định của cấp trên và gửi lên
BHXH thành phố.
- Thực hiện chi trả BHXH cho các đối tượng do địa bàn quận quản lý: trả
lương hưu trí, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề
nghiệp, tử tuất theo đúng quy định của Luật BHXH .
- Tổ chức thực hiện chi trả các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH 1
lần.
- Định kỳ hàng tháng BHXH Quận có trách nhiệm kiểm tra việc chi trả
BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động.
- Điều chỉnh lương hưu theo quy định của Pháp luật.
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chính sách
BHXH, BHYT đối với các cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT theo đúng
quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác BHXH tự nguyện.
1.1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị .
BHXH quận Ba Đình do đồng chí Giám đốc quản lý và điều hành, giúp
cho giám đốc là 2 phó giám đốc. BHXH quận Ba Đình không có cơ cấu tổ chức
phòng ban, mà chỉ chia thành các bộ phận nghiệp vụ. Cụ thể như sau:
Sơ đồ hệ thống tổ chức BHXH quân Ba Đình :


Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức BHXH quận Ba Đình được phân công
cụ thể như sau:

- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH , phụ trách công tác chung
và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của BHXH quận, phụ trách trực
tiếp bộ phận chế độ chính sách và bộ phận kế toán.
- Phó giám đốc: Đứng sau Giám đốc và giúp việc cho giám đốc. Phó
giám đốc có trách nhiệm thay thế cho giám đốc quản lý cơ quan khi giám đốc
vắng mặt. BHXH quận Ba Đình có 2 phó giám đốc phụ trách bộ phận thu và bộ
phận giám định.
- Bộ phận thu: Bộ phận này bao gồm những cán bộ chuyên phụ trách và
làm các nghiệp vụ về thu. Bộ phận thu có trách nhiệm củ yếu như: lập kế hoạch
thu BHXH hàng thàng, hàng quý, hàng năm; cấp sổ cho các đơn vị đến đăng ký
BHXH và có trách nhiệm thu phí BHXH, mỗi cán bộ thu sẽ được phân chia để
quản lý một đơn vị cụ thể; hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Bộ phận
thu
Bộ
Phận
Giám
Định
Bộ
Phận
Kế
Toán
Tài
Vụ
Bộ
Phận
Chính
Sách

lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng
tháng; báo cáo kết quả thu BHXH về thành phố theo quy định; đồng thời hướng
dẫn người lao động kê khai để cấp sổ BHXH sau đó cập nhật vào hồ sơ gốc.
- Bộ phận chính sách - lưu trữ hồ sơ: Gồm những cán bộ quản lý chế độ
chính sách, những cán bộ lưu trữ hồ sơ… Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận chính
sách: giải thích những thắc mắc của các đối tượng, giải quyết vầ các chế độ cho
người lao động là hưu trí, thia sản, tử tuất; lưu trữ hồ sơ của các đố tượng tham
gia trong suốt quá trình làm việc và đóng BHXH; theo dõi đối tựợng biến động
của các đối tượng, rút hồ sơ trả người lao động khi giải quyết chế độ tử tuất.
- Bộ phận kế toán – tài vụ: Bộ phận này có trách nhiệm tính lương hưu,
tiền trợ cấp cho các đối tượng hưởng, chi các chế độ như: lương hưu và chi trợ
cấp BHXH cho những người tham gia BHXH.
- Bộ phận giám định: Bộ phận này hoạt động tịa các bệnh viện, chuyên
theo dõi bệnh viện trên địa bàn, kiểm tra thủ tục giấy tờ phiếu khám chữa bệnh
BHYT và khms và điều trị tại bệnh viện, yêu cầu người bệnh phải khám đúng
tuyến; giám định về chi phí khám chữa bệnh.
1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công nhức, viên chức của BHXH quận Ba Đình.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH quận Ba Đình có 38 cán bộ nhân viên,
bao gồm ban lãnh đạo và các bộ phận: bộ phận thu 18 người, bộ phận chính
sách 10 người, bộ phận kế toán 6 người, bộ phận giám định 1 người. Đội ngũ
cán bộ nhân viên của cơ quan có tinh thần trách nhiệm cao, hết mình với công
việc được giao, năng động và sáng tạo trong công việc, cụ thể như sau:
-Về độ tuổi:
+Tuổi trung bình:35 tuổi.
+Tuổi cao nhất: 56 tuổi
+Tuổi thấp nhất:26 tuổi
-Về trình độ học vấn:
+Trình độ đại học: là 34 đồng chí chiếm gần 90%.
+Trình độ cao đẳng là: 3 đồng chí chiếm 7%.
+ Trình độ trung cấp: 1 đồng chí chiếm gần 3%.

Không có trình độ sơ cấp.
- 100% cán bộ, công chức của đơn vị sử dụng thành thạo máy vi tính, có
thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc.
1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH quân Ba Đình.
BHXH quân Ba Đình có trụ sở riêng tại 71 phố Quán Thánh, được xác
định là một trong những cơ quan trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Trụ sở làm
việc của cơ quan có 9 phòng chức năng. Tại các phòng chức năng được trang bị
cơ sở vật chất khá đầy đủ, phục vụ tốt cho các hoạt động BHXH. Mỗi cán bộ
nhân viên có 1 máy tính riêng, mỗi bộ phận trong cơ quan được trang bị 1 máy
in, một máy phô tô phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của cơ quan.
1.2. Một số thuận lợi, khó khăn của BHXH quận Ba Đình.
1.2.1. Một số thuận lợi.
Căn cứ vào quyết định số 01/ QĐ-TCCB ngày 12/07/1995 của TTổng
giám đốc BHXH Việt Namvề việc thành lập BHXH quận Ba Đình được thành
lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1995. Dưới sự lãnh đạo của Quận
ủy, HĐND, UBND quận, BHXH quận Ba Đình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ,
góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống người về hưu cùng các đối
tượng hưởng BHXH theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực 1/1/2007 là cơ sở pháp lý cao nhất để
thực hiện các chế độ BHXH và cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động
khi tham gia BHXH.
Công tác BHXH luôn được các cấp ngành tăng cường chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát thực hiện. Do vậy các đơn vị sử dụng lao động đã dần có những
chuyển biến tích cực về nhân thức và thực hiện tốt.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của BHXH quận Ba Đình chủ yếu là những
cán bộ trẻ, nhiệt tình, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và nhận thức đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện các chính
sách , chế độ BHXH theo quy định của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận

lợi để BHXH hoạt động và phát triển bền vững.
BHXH quận Ba Đình luôn đoàn kết, hết lòng vì công việc, thái độ làm
việc lịch sự, văn minh cùng với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm
việc để mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc của cấp trên giao cho.
1.2.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện BHXH quận Ba
Đình cũng gặp nhiều khó khăn, tồn tại:
Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan không được
đào tạo chính quy về ngành BHXH mà chỉ được đào tạo nghiệp vụ 3 tháng. Vì

×