Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH, THU BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.5 KB, 14 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH, THU BHXH
1.1. Khái niệm về BHXH, thu BHXH bắt buộc
1.1.1. Khái niệm về BHXH
Theo Công ước số 102 (1952) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của
mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh
tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Ở góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa: là quá trình thành lập và sử
dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những NLĐ, có sự bảo trợ của Nhà nước,
để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp
cần thiết theo quy định của pháp luật.
Ở góc độ kiến thức bách khoa, BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên
cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo
hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và
gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế độ pháp lí quy định đối tượng, điều
kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết để bảo vệ NLĐ và gia
đình họ trong các trường hợp bảo hiểm được Nhà nước xác định.
Căn cứ vào mục đích xã hội của bảo hiểm thì BHXH là hình thức bảo hiểm
thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho NLĐ và
một số thành viên gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn
nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp... trên cơ sở đóng quỹ của
người tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.
Khái niệm này nhằm xác định tính xã hội, tính phi lợi nhuận của hình thức
BHXH, có thể coi là khái niệm BHXH theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, cũng là nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là
sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau,


thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết... trên
cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định
đời sống cho họ và an toàn xã hội.
Các khái niệm trên, tuy xuất phát ở những góc độ khác nhau nhưng đều
xem xét BHXH, trước hết là một hình thức bảo hiểm nhưng mang tính xã hội,
hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích
đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách xã
hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. Khi NLĐ tham gia
BHXH bị mất sức lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập trong các trường
hợp được bảo hiểm, quỹ bảo hiểm sẽ giúp họ thăng bằng về thu nhập để ổn định
cuộc sống. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của
các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển
kinh tế.
1.1.2. Khái niệm về thu BHXH bắt buộc
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối
tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những
đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng
phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động
của tổ chức sự nghiệp BHXH.
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các
đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải xã hội
dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm
bảo sự công bằng xã hội.
1.2. Vai trò của thu BHXH
Thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm
đảm bảo nguồn tài chính BHXH được tập trung, thống nhất. Thu BHXH là hoạt
động của các ban, ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực
hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp

của các bên tham gia BHXH; đồng thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ
các cơ quan, đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng
trong việc thực hiện, triển khai và thực hiện chính sách BHXH nói chung và
giữa những người tham gia BHXH nói riêng.
Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập
và thực hiện chính sách BHXH: bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản
nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời, đây cũng là một khâu bắt
buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, công
tác thu BHXH là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường
xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số
người tham gia.
Thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối, vừa
đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số người tham gia BHXH biến
động ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm
vị toàn quốc. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung
thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt
đối về tài chính, đảm bảo được sự chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH
ở từng cơ quan, đơn vị cũng như của từng NLĐ. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH
là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có
tính kế thừa. Số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia để tạo
lập nên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò
hết sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi vậy,
thu BHXH là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các
chức năng cũng như bản chất của mình.
Hoạt động thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả và
quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai: do BHXH cũng như
những loại hình BHXH khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng.
Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế
độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu

BHXH đóng vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cuộc
sống của NLĐ cũng như các đơn vị, doanh nghiệp được hoạt động bình thường.
1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc
1.3.1. Đối tượng tham gia BHXH
* Người lao động (NLĐ)
Theo quy định tại điều 2 - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 và thông tư số 03/2007/TT - BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:
NLĐ tham gia BHXH là công dân Việt Nam bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên
và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về
lao động;
- NLĐ, kể cả cán bộ quản lí làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao
động từ đủ 3 tháng trở lên trong Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt
động theo Luật Hợp tác xã;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
- NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước
khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm:
+ Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động
dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở
nước ngoài;

+ Hợp đồng cá nhân.
- Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tại Nghị
định số 68/2007/NĐ - CP ngày 19/4/2007 như sau:
+ NLĐ thuộc diện hưởng lương, bao gồm:
• Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
• Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn
kỹ thuật công an nhân dân;
• Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công
an nhân dân.
+ NLĐ thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm:
• Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân;
• Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.
* NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang
trong thời gian chuyển đổi thành công ty Cổ phần hoặc công ty Trách nhiệm
hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp;
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y
tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số,
gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác
xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,
sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên

lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
có quy định khác.
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân,
công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu
Chính phủ;
+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;
+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính
phủ.

×