Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp IPPS đánh giá tải lượng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp tại TP HCM và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 232 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------

H

LÊ CÔNG THỊNH

H
U

TE

C

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DỰ BÁO Ô NHIỄM
CÔNG NGHIỆP IPPS ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô
NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI
TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ PHÙ HỢP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH: 608506

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 03/2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

H

---------------------------

C

LÊ CÔNG THỊNH

H

U
TE

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DỰ BÁO Ô NHIỄM
CÔNG NGHIỆP IPPS ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô
NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI
TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ PHÙ HỢP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH: 608506

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. THÁI VĂN NAM



CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Thái Văn Nam
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ nhận xét 1: GS.TSKH. Nguyễn Công Hào
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ nhận xét 2: TS. Nguyễn Xuân Trường

H

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

24 tháng 04 năm 2012.

C

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.HCM ngày

U
TE

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm Luận văn Thạc sỹ)
1. PGS.TS. Lê Mạnh Tân

2. GS.TSKH. Nguyễn Công Hào

H


3. TS. Nguyễn Xuân Trường
4. GS.TS. Hoàng Hưng
5. TS. Nguyễn Thị Hai

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi Luận văn đã được sữa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Khoa quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày ….tháng… năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Cơng Thịnh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1981

Nơi sinh: Bình Định


Chun ngành: Cơng nghệ môi trường

MSHV: 1081081016

H

I – TÊN ĐỀ TÀI:

C

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DỰ BÁO Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP IPPS ĐÁNH GIÁ TẢI
LƯỢNG Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT

U
TE

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP
II - NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.

-

Sử dụng bộ dữ liệu hệ số phát thải (IPPS) để tính tốn và đánh giá tải lượng ô nhiễm do
hoạt động công nghiệp tại TP.HCM, trên cơ sở đó ta xác định được:

H


 Chất gây ơ nhiễm chính ở từng mơi trường thành phần (khơng khí, nước).
 Ngành gây ơ nhiễm chính ở từng mơi trường thành phần (khơng khí, nước).
 Sắp xếp thứ tự ưu tiên theo khối lượng và độc tính.
-

Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của ngành công nghiệp chế tạo và chế
biến tại TP.HCM.

III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2011
IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2012
V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. THÁI VĂN NAM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

H

U
TE

C


H

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Công Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy/Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
1. Thầy TS. Thái Văn Nam là người đã tận tình giúp đỡ Tơi trong suốt thời gian
thực hiện Luận văn này.
2. Anh Nguyễn Thành Trung là người đã giúp Tơi hồn thành bộ dữ liệu công
nghiệp trong Luận văn.
hiện Luận văn này.

H

3. Anh Bùi Quang Thắng là người đã tạo điều kiện và thời gian cho Tôi thực

C

Cuối cùng cho phép tôi gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động

H

U

TE

viên, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong thời gian đã qua.

Họ và tên của Học viên

Lê Công Thịnh


i

TĨM TẮT
Những qui định về mơi trường ở các quốc gia phát triển nhìn chung thường thiếu các
thơng tin cần thiết nhằm thiết lập thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường cũng như các
chiến lược và hành động nhằm giảm thiểu tác động của các vấn đề đó. Khi các vấn đề
môi trường, bao gồm cả nguồn gây ô nhiễm, chất gây ô nhiễm, khu vực gây ô nhiễm,
công đoạn gây ô nhiễm – gọi chung là các điểm nóng – chưa được xác định thì việc
phân bổ nguồn lực và kinh phí nhằm giảm thiểu tác động sẽ bị phân tán và không
mang lại hiệu quả cao. Ở nước ta hiện nay xảy ra tình trạng đánh đồng giữa các thông
số ô nhiễm trong cùng một ngành và giữa các ngành với nhau. Hiện nay mặc dù nhà
nước đã có nhiều văn bản, luật pháp qui định việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở

H

sản xuất chế biến như: thu phí nước thải và sắp tới là khí thải, ban hành các qui chuẩn
mới đặc thù cho từng loại hình nguồn thải khác nhau. Nhưng trong các ngành sản xuất;

C

ngành nào, công đoạn nào cần đặc biệt lưu tâm? Hay trong các chất ô nhiễm, chất nào

cần được ưu tiên quản lý và xử lý trước vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết đối

U
TE

với tồn ngành cơng nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam nói chung và từng ngành
nói riêng. Chính vì thế, việc phân cấp thứ tự ưu tiên cho các chất ô nhiễm là vấn đề
cần được quan tâm nhằm giúp các nhà quản lý tập trung các nguồn lực và giải pháp
phù hợp nhằm làm giảm bớt các tác động đến mơi trường, để có thể phân bổ kinh phí
và việc quản lý sẽ có tính định hướng và thực tế hơn.

H

Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp là mơ hình kết hợp số liệu về ngành công
nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về tải lượng ô nhiễm. Từ cường độ ô
nhiễm và dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam về số lượng nhân cơng, ta tính được
tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và tồn ngành. Sau
đó, so sánh tải lượng ơ nhiễm theo khối lượng và theo độc tính. Cuối cùng từ những số
liệu đã tính tốn ta phân hạng ơ nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm.
Dựa trên kết quả nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp
với xu hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời đó là cơ sở khoa học để có thể mở
ra cho các nghiên cứu sâu hơn về chất lượng các chỉ số trong môi trường thành phần
(khơng khí và nước) nhằm mang lại kết quả chính xác hơn và tạo ra một sản phẩm
thân thiện với mơi trường trong q trình sản xuất.


ii

ABSTRACT
Environmental regulations in developing countries have generally lack necessary

information to set up priority of environmental issues as well as the strategies and
actions to minimize the impact areas. Environmental problems including pollution
sources, pollutants, pollution regional, polluted secdirs – are called “Hot Spots”. When
they haven’t been confirmed from all of us, the allocation of resources and funding to
reduce the impact will be dispersed and could not be efficiency. Pollution data in Viet
Nam is put in the same basket between the same sectors and other sectors. Currently,
the gorvement has many legal document issues for protection environment with

H

facilities, such as: waste water charges, exhaust air charges and issues many
specifications with each of kind waste generator. However, in line of production we

C

wonder in which of facilities, sectors must be noted? Or in all of kind pollutants in
which should be given in priority ..In total, this is still the unsolve problems with Viet

U
TE

Nam industry in general and with each sector in particular. Because of these, the order
of priority pollutants is a matter which need to be noted from all the manager. Its need
to confus on manpower and good solultions to reduce the affection with environment
so that we would divide the funds, our the management will be oriented and realistic.
The forecasting system of industrial pollution is the mock-up data including the

H

industry (labor and production) data and pollution load data. From the data of polluted

intensity and from the workers data of Viet Nam General Statistics Office, we loaded
the emissions of each pollutant in each sub-sector and sector. After that, we would like
to compare the pollution load regarding to the quantity and Toxicity. Finally, from
these data we calculated the classification for each sub-sector pollution and pollutants.
Based on these results I propose some solutions and management techniques
consistent with trends in future. Besides, there is scientific basis to open further
research on quality indicators of environmental components (air and water) to bring
more accurate results and create many environmental product which is green product
in proccessing.


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH........................................ ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 2
4. Nội dung nguyên cứu ..................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4

H

6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI

C


TP.HCM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HIỆN NAY

1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 6

U
TE

1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm địa hình..................................................................................................... 6
1.1.3 Khí hậu ...................................................................................................................... 7
1.2 Tổng quan về ngành cơng nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 8
1.2.1 Cấu trúc công nghiệp ................................................................................................ 8

H

1.2.2 Định hướng phát triển............................................................................................ 10
1.3 Các khu vực gây ô nhiễm môi trường ....................................................................... 13
1.3.1 Các khu công nghiệp ............................................................................................... 13
1.3.2 Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) .......................................................................... 15
1.4 Các chất ô nhiễm sử dụng trong ước tính tải lượng ơ nhiễm bằng hệ thống
IPPS................................................................................................................................... 17
1.4.1 Các chất gây ơ nhiễm khơng khí ............................................................................ 17
1.4.1.1 Nitơ đioxit (NO2) ................................................................................................... 17
1.4.1.2 Sunphua điơxít (SO2)............................................................................................ 18
1.4.1.3 Cácbon ôxít (CO) .................................................................................................. 19


iv

1.4.1.4 Các chất hữu cơ bay hơi (VOC)........................................................................... 20

1.4.1.5 Tổng bụi và bụi mịn có kích thước dưới 10 µm (TSP, PM -10)........................ 20
1.4.1.6 Các chất hóa học nguy hại ................................................................................... 21
1.4.1.7 Kim loại có khả năng tích lũy sinh học ............................................................... 21
1.4.2 Các chất gây ô nhiễm nước ..................................................................................... 22
1.4.2.1 Nhu cầu oxy sinh học (BOD) ............................................................................... 22
1.4.2.2 Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) ......................................................................... 22
1.4.2.3 Hóa chất và kim loại gây ô nhiễm môi trường nước .......................................... 23
1.5 Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hiện nay ......................................................... 24

H

1.5.1 Di dời các cơ sở gây ô nhiễm .................................................................................. 24
1.5.2 Xử lý cuối đường ống .............................................................................................. 26

C

1.5.3 Các văn bản pháp lý trong quản lý ô nhiễm công nghiệp ..................................... 29
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

U
TE

2.1 Khung nghiên cứu ...................................................................................................... 35
2.2 Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS) ......................................................... 36
2.3 Xử lý số liệu thô trong 3 năm (2005 -2007) ............................................................... 39
2.4 Các phương pháp tính tốn và đánh giá ................................................................... 40
2.4.1 Hiện trạng phát thải trong 3 năm 2005 – 2007 ...................................................... 40

H


2.4.1.1 Xác định tải lượng ô nhiễm theo khối lượng ...................................................... 40
2.4.1.2 Xác định tải lượng ô nhiễm theo độc tính ........................................................... 42
2.4.2 Xác định chất gây ơ nhiễm chính của từng mơi trường thành phần ................... 45
2.4.2.1 Xác định tải lượng ô nhiễm theo khối lượng ...................................................... 45
2.4.2.2 Xác định tải lượng ơ nhiễm theo độc tính ........................................................... 45
2.4.3 Xác định các phân ngành gây ơ nhiễm chính........................................................ 45
2.4.3.1 Dựa trên tải lượng ô nhiễm theo khối lượng ...................................................... 45
2.4.3.2 Dựa trên tải lượng ô nhiễm theo độc tính ........................................................... 46
2.5 So sánh các chất ơ nhiễm và phân ngành theo độc tính và khối lượng .................. 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÍNH TỐN VÀ PHÂN TÍCH
3.1 Hiện trạng phát thải trong 3 năm (2005 – 2007) ...................................................... 48


v

3.1.1 Xác định tải lượng ô nhiễm theo khối lượng ......................................................... 48
3.1.1.1 Phát thải ra khơng khí.......................................................................................... 48
3.1.1.2 Phát thải ra môi trường nước .............................................................................. 49
3.1.2 Xác định tải lượng ô nhiễm theo độc tính .............................................................. 50
3.1.2.1 Phát thải vào khơng khí ....................................................................................... 50
3.1.2.2 Phát thải vào nước................................................................................................ 51
3.2 Xác định các chất gây ơ nhiễm chính........................................................................ 51
3.2.1 Dựa vào tải lượng ô nhiễm theo khối lượng .......................................................... 51
3.2.1.1 Phát thải vào mơi trường khơng khí.................................................................... 51

H

3.2.1.2 Phát thải vào môi trường nước ............................................................................ 53
3.2.2 Dựa vào tải lượng ô nhiễm theo độc tính ............................................................... 54


C

3.2.2.1 Phát thải vào mơi trường khơng khí.................................................................... 54
3.2.2.2 Phát thải vào mơi trường nước ............................................................................ 56

U
TE

3.3 Xác định các phân ngành gây ô nhiễm chính........................................................... 56
3.3.1 Dựa trên tải lượng ơ nhiễm theo khối lượng ......................................................... 56
3.3.1.1 Phát thải vào mơi trường khơng khí.................................................................... 56
3.3.1.2 Phát thải vào môi trường nước ............................................................................ 61
3.3.2 Xác định tải lượng ơ nhiễm theo độc tính .............................................................. 64

H

3.3.2.1 Phát thải vào mơi trường khơng khí.................................................................... 64
3.3.2.2 Phát thải vào môi trường nước ............................................................................ 67
3.4 Sắp xếp thứ tự gây ơ nhiễm ra khơng khí và nước ................................................... 67
3.4.1 Xác định thứ tự gây ô nhiễm theo khối lượng ....................................................... 68
3.4.1.1 Phát thải vào môi trường không khi.................................................................... 68
3.4.1.2 Phát thải vào môi trường nước ............................................................................ 71
3.4.2 Xác định thứ tự gây ơ nhiễm theo độc tính ............................................................ 74
3.4.2.1 Phát thải vào mơi trường khơng khí.................................................................... 74
3.4.2.2 Phát thải vào môi trường nước ............................................................................ 76
3.5 So sánh các phân ngành theo độc tính và khối lượng.............................................. 76
3.5.1 So sánh các phân ngành theo mức độ ơ nhiễm khơng khí ................................... 77


vi


3.5.2 So sánh các phân ngành theo mức độ ô nhiễm nước ............................................ 79
3.6 Tóm tắt các kết quả chính đạt được sau khi phân tích ............................................. 79
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT PHÙ HỢP
CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ CHẾ BIẾN TẠI TP.HCM
4.1 Một số hạn chế và bất cập chung trong công tác quản lý môi trường..................... 81
4.2 Giải pháp chung trong việc quản lý môi trường ....................................................... 82
4.3 Giải pháp quản lý và xử lý các chất ô nhiễm ưu tiên theo tải lượng và độc tính
lớn nhất ............................................................................................................................. 83
4.3.1 Đối với mơi trường khơng khí................................................................................. 84

H

4.3.1.1 Đối với khí SO2 ..................................................................................................... 84
4.3.1.2 Đối với bụi (PM -10 và TSP) ................................................................................ 88

C

4.3.2 Đối với môi trường nước ......................................................................................... 91
4.4 Giải pháp quản lý và xử lý các phân ngành gây ô nhiễm ưu tiên ........................... 93

U
TE

4.4.1 Đối với môi trường khơng khí................................................................................. 93
4.4.2 Đối với mơi trường nước ......................................................................................... 95
4.5 Đề xuất các giải pháp quản lý phù hơp với xu hướng phát triển trong tương lai .. 95
4.5.1 Ưu tiên sử dụng các biện pháp can thiệp đối với ngành cơng gây ơ nhiễm
chính nghiệp nhằm quản lý mơi trường......................................................................... 96


H

4.5.2 Tăng cường giám sát và cưỡng chế trong quản lý ô nhiễm công nghiệp ............. 98
4.5.3 Hợp lý hóa chỉ tiêu và hoạt động quản lý và kiểm sốt ơ nhiễm ......................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ....................................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 102
3. Phương hướng phát triển........................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 105


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKH: Bộ khoa học
BKHCN&MT: Bộ khoa học công nghệ và môi trường
BTN&MT: Bộ tài nguyên môi trường
BVMT: Bảo vệ mơi trường
CN: Cơng nghiệp
CP: Chính phủ
CTR: Chất thải rắn
DN: Doanh nghiệp

H

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
KCN: Khu công nghiệp

U

TE

KCX: Khu chế xuất

C

IPPS: Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp

KTTĐ: Kinh tế trọng điểm

KH&ĐT: Khoa học và đầu tư

KHCN&MT: Khoa học công nghệ và môi trường
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

H

MT: Môi trường

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ: Quyết định
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TCTK: Tổng cục thống kê
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT: Thơng tư
XLNT: Xử lý nước thải



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sự liên quan giữa môi trường và kinh doanh................................................ 28
Bảng 1.2: Các văn bản pháp lý trong quản lý ô nhiễm công nghiệp ............................. 29
Bảng 2.1: Hệ số hiệu chỉnh trong 2 môi trường đối với các thông số ô nhiễm............. 42
Bảng 3.1: Tải lượng trung bình của chất gây ơ nhiễm chính phát thải vào mơi trường
khơng khí trong 3 năm (2005 – 2007) ........................................................................... 51
Bảng 3.2: Tải lượng trung bình của chất gây ô nhiễm chính phát thải vào môi trường
nước trong 3 năm (2005-2007) ...................................................................................... 53
Bảng 3.3: Tải lượng trung bình của chất gây ơ nhiễm chính đã hiệu chỉnh phát thải vào

H

mơi trường khơng khí trong 3 năm (2005-2007) ........................................................... 54
Bảng 3.4: Tải lượng trung bình của các phân ngành gây ô nhiễm chính phát thải vào

C

môi trường không khí trong 3 năm (2005 – 2007) ........................................................ 57
Bảng 3.5: Tải lượng trung bình của các phân ngành gây ơ nhiễm chính phát thải vào

U
TE

môi trường nước trong 3 năm (2005-2007) ................................................................... 61
Bảng 3.6: Tải lượng trung bình đã hiệu chỉnh của các phân ngành gây ô nhiễm phát
thải vào môi trường khơng khí trong 3 năm (2005-2007) ............................................. 65
Bảng 3.7: Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các phân ngành gây ô nhiễm vào môi trường
không khí ....................................................................................................................... 69


H

Bảng 3.8: Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các phân ngành gây ô nhiễm vào môi trường
nước ............................................................................................................................... 72
Bảng 3.9: Tải lượng ô nhiễm trung bình đã hiệu chỉnh qua 3 năm của các phân ngành
phát thải vào mơi trường khơng khí .............................................................................. 74
Bảng 3.10: Tải lượng ô nhiễm đánh giá theo độc tính và khối lượng thơng qua các hệ
số phát thải vào mơi trường khơng khí .......................................................................... 77
Bảng 3.11: Bảng tóm tắt các kết quả chính theo độc chất............................................. 79


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ các khu cơng nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 13
Hình 1.2. Những cách tiếp cận về quản lý và bảo vệ môi trường ................................. 27
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 35
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tải lượng ô nhiễm phát thải của các chất gây ơ nhiễm vào
mơi trường khơng khí trong 3 năm (2005-2007) ........................................................... 48
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tải lượng ô nhiễm phát thải vào môi trường nước trong 3
năm (2005-2007) ........................................................................................................... 49
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tải lượng phát thải của các chất gây ô nhiễm vào mơi

H

trường khơng khí đã được hiệu chỉnh trong 3 năm (2005-2007) .................................. 50

C


Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tải lượng trung bình của chất gây ơ nhiễm chính phát thải
vào mơi trường khơng khí ............................................................................................. 52

U
TE

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tải lượng trung bình của chất gây ơ nhiễm chính phát thải
vào mơi trường nước trong 3 năm (2005-2007) ............................................................ 53
Hình 3 6: Biểu đồ thể hiện tải lượng trung bình của chất gây ơ nhiễm chính đã hiệu
chỉnh phát thải vào mơi trường khơng khí trong 3 năm (2005-2007) ........................... 55
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện tải lượng trung bình của các phân ngành gây ơ nhiễm chính

H

phát thải vào mơi trường khơng khí trong 3 năm (2005 – 2007) .................................. 58
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện tải lượng trung bình của các phân ngành gây ơ nhiễm chính
phát thải vào mơi trường nước trong 3 năm (2005-2007) ............................................. 62
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tổng tải lượng trung bình đã hiệu chỉnh của các chất gây ô
nhiễm phát thải vào môi trường nước trong 3 năm ....................................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở các nước, việc nghiên cứu xác định hệ số phát thải của ngành công nghiệp đã được
quan tâm từ những thập kỷ trước. Một trong những tài liệu kỹ thuật rất công phu và có
ý nghĩa thực tiễn giúp đánh giá nhanh ô nhiễm CTR là “Rapid Inventory Techniques
in Environmental Pollution” (part 1&2) do WHO thiết lập và phát hành năm 1993 có
đề cập đến các hệ số phát thải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành công

nông nghiệp và dịch vụ khác nhau. Các tiếp cận xây dựng hệ số ô nhiễm của WHO là
tiến hành khảo sát thu thập và phân loại số liệu theo từng ngành sản xuất trên cơ sở

H

điều tra hệ số phát thải tại mỗi cơng đoạn trong quy trình sản xuất và xử lý cuối đường
ống. Trong những năm gần đây, vấn đề hiện đại hóa hệ số phát thải của WHO đã được

C

các tổ chức quốc tế lớn như: WHO, EPA, ADB, WB, UNEP… đặc biệt quan tâm (Sở

U
TE

Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2007).

Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm
trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh
hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu cơng nghiệp tập trung hoạt động

H

với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2,298 ha đất. Theo kết quả tính tốn, hoạt động
của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngồi khu cơng
nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai tổng cộng 1,740,000
m3 nước thải cơng nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1,130 tấn BOD5
(làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1,789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học),
104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm

2010). Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là
nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng
đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm
sạch các dịng sơng. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
đến năm 2012, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí


2

nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3,500 tấn/ngày tức là gấp 29
lần, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa các ngành cơng nghiệp phát triển nhanh chóng,
lượng chất thải phát sinh ra khó mà kiểm soát được. Hiện nay, TP.HCM chưa xác định
được vấn đề ưu tiên giải quyết ô nhiễm, chất ô nhiễm, ngành gây ô nhiễm. Đặc biệt,
chất ô nhiễm TP.HCM phát ra rất nhanh và biến đổi theo thời gian cho nên cần phải
đưa ra các cơng cụ kiểm sốt theo lượng ơ nhiễm phát ra. Bên cạnh đó, để kiểm sốt
được các chất ơ nhiễm thì cần phải xác định xem các ngành nào là ngành gây ô nhiễm
nhiều nhất và chất nào là chất gây ô nhiễm nhất để có giải pháp kiểm sốt phù hợp.

H

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh và ở một số tỉnh lân cận đã sử dụng hệ thống dự
báo tải lượng ô nhiễm như: Long An sử dụng hệ thống dự báo tải lượng ô nhiễm theo

C

đơn vị kg/ha/ngày nhằm dự báo các chất ô nhiễm phát thải ra từ các khu công nghiệp;
Đồng Nai sử dụng hệ thống dự báo tải lượng ô nhiễm m3/ngày đêm. Việc sử dụng hệ

U

TE

thống dự báo như trên chỉ xác định trên diện rộng chứ chưa xác định cụ thể được từng
chất và từng ngành gây ô nhiễm. Vì vậy, một hệ thống dự báo tải lượng ô nhiễm và
phù hợp hơn cần được nghiên cứu và áp dụng. Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp
IPPS là một trong số những hệ thống đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới,
đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà mạng lưới quan trắc còn yếu và thiếu

H

nên tầm quan trọng của hệ thống này là tối quan trọng. Chính vì các lý do trên, tôi đã
chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp IPPS để đánh giá tải
lượng ô nhiễm do hoat động công nghiệp tại TP.HCM và đề xuất các giải pháp
quản lý phù hợp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với mong muốn bước đầu áp dụng
hệ thống IPPS vào áp dụng thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu của đề tài
Theo thống kế mới nhất của nước ta hiện nay thì việc thu thập các thơng số ơ nhiễm
của các ngành công nghiệp để đánh giá thông số nào là thơng số ơ nhiễm chính và so
sánh các thông số liên quan để xác định ngành gây ô nhiễm thì chưa có. Chính vì thế,
việc tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm của các ngành công nghiệp theo từng giai


3

đoạn chưa được triển khai ở Việt Nam. Ở Nhật giai 1970 -1980 người ta tập trung giải
quyết về vấn đề kim loại nặng gây ra một số bệnh về tay chân và miệng, các giai đoạn
tiếp theo là tập trung giải quyết các vấn đề về chất hữu cơ, chất độc. Gần đây nhất, là
việc tập trung giải quyết các vấn đề phát thải của các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp dựa trên tải lượng ô
nhiễm từ các ngành cơng nghiệp thuộc khu vực TP.HCM, nhằm tìm ra chất gây ơ

nhiễm chính do các hoạt động cơng nghiệp và ngành sản xuất gây ơ nhiễm chính tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sơ đó, ta xác định được:
 Chất gây ơ nhiễm chính ở từng mơi trường thành phần (khơng khí, nước) phát

H

thải ra do các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại Thành
phố Hồ Chí Minh.

C

 Ngành gây ơ nhiễm chính ở từng mơi trường thành phần (khơng khí, nước) phát
thải ra do các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại Thành

U
TE

phố Hồ Chí Minh.

 Cuối cùng là đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp với xu hướng phát
triển hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Các doanh nghiệp, xí nghiệp đang hoạt động sản xuất tại TP.HCM.

H

 Các thông số ô nhiễm, ngành gây ô nhiễm và khu vực ô nhiễm.
 Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ khu vực TP.HCM.

4. Nội dung nguyên cứu

 Tổng quan các nguồn gây ô nhiễm tại các đô thị, các nghiên cứu về tính tốn hệ
số phát thải và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
 Xác định các thông số phát thải chất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ở
TP.HCM.
 Sử dụng bộ dữ liệu hệ số phát thải IPPS để tính tốn tải lượng ơ nhiễm do hoạt
động cơng nghiệp tại TP.HCM.


4

 Nghiên cứu các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm và tải lượng ô
nhiễm đã hiệu chỉnh theo độc tính từ ngành cơng nghiệp chế tạo và chế biến.
 Xác định các chất gây ô nhiễm lớn nhất về khối lượng và độc tính, và ngành
gây ô nhiễm nhất do các hoạt động của ngành công nghiệp chế tạo và chế biến
tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của một số ngành công
nghiệp tại TP.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên và các nội dung đề ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ

H

thể như sau (các phương pháp sẽ trình bày chi tiết ở chương 2):
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu trong và ngồi nước

C

về các nguồn gây ơ nhiễm, các nghiên cứu xác định hệ số phát thải chất ô nhiễm do

hoạt động công nghiệp. Thu thập các tài liệu giới thiệu cơ sở lý thuyết của các mơ hình

U
TE

được sử dụng trong nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn
gây ô nhiễm ở các thành phố lớn đặc biệt là Tp HCM. Sử dụng các phương pháp thống
kê và các phần mềm liên quan …để xử lý số liệu và tính tốn hệ số phát thải, so sánh,
đánh giá kết quả mô phỏng và đo đạc thực tế.

H

- Phương pháp ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp IPPS để đánh giá tải
lượng ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp. Chi tiết các phương pháp sẽ được trình
bày ở chương 2.

6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
“Ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp để đánh giá tải lượng ơ nhiễm” có ý
nghĩa hết sức quan trong, bởi đây là một trong những biện pháp giải quyết các vấn
đề ô nhiễm môi trường có hiệu quả nhất hiện nay, nó chủ động phân cấp được các
chất ô nhiễm trong một ngành và đồng thời phân cấp tải lượng ô nhiễm của các thông
số ô nhiễm từ các ngành khác nhau. Qua đó, xác định phí phát thải ơ nhiễm của nước
thải và khí thải đối với từng ngành khác nhau cần phải khác nhau.


5

Việc áp dụng “hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp” là một chiến lược ngăn ngừa

tổng hợp để giảm rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện “dự báo ô nhiễm
công nghiệp” là yêu cầu cấp bách đối với ngành công nghiệp của nước ta. Xác định
phương pháp cho các nhà quản lý môi trường, nhằm quản lý và giảm thiểu ô nhiễm tốt

H

U
TE

C

H

hơn.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CÔNG
NGHIỆP TẠI TP.HCM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HIỆN NAY
1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía
Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đơng và Đơng Bắc giáp Đồng Nai, phía Đơng
Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang,
phía Nam giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển khoảng 15 km.

H

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về

phía Đơng Nam. Là thành phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận

C

lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu
mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Ngày

U
TE

05/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ – CP về việc thành lập
các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính
các phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh,
Cần Giờ và Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, hiện nay thành phố Hồ Chí

H

Minh có 19 quận và 5 huyện (Bộ Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2010).
1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và
Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đơng Nam. Nhìn chung có thể chia địa
hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí
các cơng trình xây dựng: dạng đất gị cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m,
trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%,
phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Mơn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng
đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối
thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Mơn nằm dọc theo sơng
Sài Gịn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây



7

nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp
đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0
m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).
1.1.3 Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức
xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 27,50C. Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp
là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật.
Ngồi ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt.

H

Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gịn với địa hình tương đối bằng
phẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngịi khơng những chịu ảnh

C

hưởng mạnh của thuỷ triều biển Đơng mà cịn chịu tác động rất rõ nét của việc khai

U
TE

thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai (như các hồ chức
Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ…).

Thành phố nằm giữa hai con sơng lớn là: sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ Đơng và chịu
ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai, sông Sài Gịn là sơng có độ dốc nhỏ, lịng dẫn hẹp

nhưng sâu, ít khu chứa nên thuỷ triều truyền vào rất sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn,

H

thuỷ lực của kênh rạch trong thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sơng Sài Gịn.
Sơng Vàm Cỏ Đơng rất sâu, nhưng lại nghèo về nguồn nước do vậy vào mùa khô mặn
thường xâm nhập sâu vào đất. Vàm Cỏ Đơng có rất nhiều nhánh và kênh rạch nối với
sông Vàm Cỏ Tây và Đồng Tháp Mười. Do vậy, khi dòng triều truyền vào bị biến
dạng và giảm biên độ đáng kể. Sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính của thành
phố với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m3
nước. Trong tương lai khi có hồ chứa Phước Hồ, sơng Sài Gịn sẽ được bổ sung một
lưu lượng khoảng 42 m3/s góp phần đáp ứng yêu cầu cấp nước của thành phố.


8

Hệ thống kênh rạch của thành phố có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ
vào sơng Sài Gịn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức, và kênh Đôi – kênh Tẻ như: rạch Tân
Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá – Lò Gốm…(Bộ Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM,
năm 2010).
1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Cấu trúc cơng nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng những nhóm ngành cơng
nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong cơ

H

cấu sản phẩm đã được TPHCM đề ra và thực hiện trong 10 năm qua. Trong đó, Thành
phố đã định hướng 4 nhóm ngành cơng nghiệp mũi nhọn gồm: cơ khí; điện tử, viễn


C

thơng và cơng nghệ thơng tin; hóa chất - nhựa - cao su; chế biến tinh lượng thực - thực
phẩm. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, để kinh tế

U
TE

TP.HCM thể hiện được vai trò một đầu tàu kinh tế của cả nước.
Theo nhận định của Sở KH-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, qua 5 năm triển khai thực
hiện, chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh
tế Thành phố phát triển theo hướng tích cực; đã có sự chuyển biến theo hướng tăng
dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp,

H

dần đưa Thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp - công nghệ
cao của cả nước. Nội bộ các ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ
trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học - kỹ
thuật cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây ơ nhiễm mơi trường, dần
hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao.
Trong 4 nhóm ngành cơng nghiệp, tỷ trọng đã nâng lên từ 45% lên gần 60% tổng giá
trị sản phẩm công nghiệp toàn Thành phố. Bất chấp suy giảm kinh tế giai đoạn 2008 2009, dịch vụ thương mại vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng rất cao, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu kinh tế của TP.HCM với 54.5%, dự kiến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng


9

và chiếm 55.2% GDP. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu

các ngành dịch vụ, công nghiệp tiếp tục theo đúng định hướng của thành phố.
Ngành công nghiệp và dịch vụ tại Thành phố đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng
GDP năm 2010. Sự tăng trưởng của khu vực tư nhân chính là một trong những đặc
điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế ở Việt nam trong suốt hơn một thập kỉ qua. Khu
vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm hơn một nửa GDP năm 2007. Các ước
tính sơ bộ chỉ ra rằng doanh nghiệp tư nhân tạo ra gần 90% trong tổng số 7.5 triệu việc
làm được tạo ra trong suốt 5 năm từ 2005-2010. Một phần lớn trong số 1.6 triệu việc
làm mới ở Việt Nam cần tạo ra mỗi năm từ 2006 đến 2010 được trông cậy vào khu

H

vực tư nhân. Tuy vậy, việc thiếu lao động có tay nghề đã trở thành một vấn đề lớn như
hiện nay. Các nhà chức trách của các khu công nghiệp và khu chế xuất tại thành phố

C

Hồ Chí Minh cho biết các trường dạy nghề trong thành phố chỉ đáp ứng được khoảng
15% trong số lượng 500,000 công nhân mà ngành công nghiệp của thành phố có khả

U
TE

năng sẽ cần đến qua 2010.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành trọng điểm, ngành trọng điểm
là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ
đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Có thể coi các ngành công nghiệp trọng
điểm của Thành phố Hồ Chí Minh là cơng nghiệp chế biến nơng, lâm, thuỷ sản; công

H


nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp cơ khí và điện tử; cơng nghiệp dầu khí;
điện; hố chất và sản xuất các loại vật liệu xây dựng (Viện Nghiên cứu phát triển kinh
tế - xã hội TP.HCM, năm 2010 ).
Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là có nguồn nguyên liệu phong
phú. Việc định hướng thực hiện ba chương trình kinh tế (sản xuất lượng thực, thực
phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) tạo điều kiện cho ngành này có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà nổi bậc là các hàng dệt, may mặc có nhiều lợi
thế phát triển mạnh: nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn. Trên cơ sở phát


10

huy tiềm năng lao động và khả năng của tất cả các thành phần kinh tế, việc phát triển
ngành công nghiệp này nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân trong nước và góp phần
đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngồi.
Về chức năng của thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, các nhà kinh tế cho rằng cơ
cấu của thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã hình thành hai khu vực chính yếu: thương
mại - dịch vụ và công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhẹ). Trong các năm qua, tỉ lệ
cơng nghiệp đang có xu hướng tăng dần trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP);
còn khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nên tỉ lệ trong cơ cấu GDP có
giảm chút ít. Xu hướng trên sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn 1996 - 2000. Nhưng đến

H

giai đoạn 10 năm sau (2001 - 2010) thì khu vực thương mại - dịch vụ sẽ có tốc độ phát
triển tiếp tục tăng, trong khi đó khu vực cơng nghiệp giảm dần, nên tỉ lệ của mỗi khu

C


vực trong cơ cấu GDP sẽ được điều chỉnh lại. Xu hướng phát triển này phù hợp với lợi
thế so sánh của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

U
TE

Cho đến năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trong những trung tâm công
nghiệp hàng đầu của Việt Nam, xét về tỉ lệ, mặc dù trong thời kỳ này sẽ hình thành
nhiều khu cơng nghiệp lớn khác, trong cả nước. Tuy nhiên, vai trò này sẽ giảm dần ở
thời kỳ sau năm 2010. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở cơng nghiệp có trình độ cơng
nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày,

H

6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa,
5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ
tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính
phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện
đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn (Báo cáo khoa hoc Ths.
Phạm Anh Tuấn, năm 2009).
1.2.2 Định hướng phát triển
Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (KHPTKTXH) đã đề ra những mục tiêu và dự
kiến phát triển ngành công nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm


×