Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu tiêu chuẩn hóa hợp chất kháng acetylcholinesterase của một số loài trong họ thạch tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC CHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HĨA HỢP CHẤT KHÁNG
ACETYLCHOLINESTERASE CỦA MỢT SỐ LOÀI
TRONG HỌ THẠCH TÙNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC CHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HĨA HỢP CHẤT KHÁNG
ACETYLCHOLINESTERASE CỦA MỢT SỐ LOÀI
TRONG HỌ THẠCH TÙNG

Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất
Mã số: 62720410


LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRẦN CƠNG LUẬN
TS TRẦN MẠNH HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở
bất kỳ nơi nào.

Tác giả luận án


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT ............................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1.

TỔNG QUAN .....................................................................................3


1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC ..........................................................3
1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ...........................................7
1.3. CÁC PHƯƠNG CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ PHÁP PHÂN TÍCH
HUPERZIN A .......................................................................................................18
1.4. THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU ................................................................20
1.5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH ỨC CHẾ
ACETYLCHOLINESTERASE ............................................................................22
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM VỀ TRÍ NHỚ ..............................23
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỌ THẠCH TÙNG ..............................25
Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................27

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................................27
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................27
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................28
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...............................................29
2.4. CỠ MẪU ........................................................................................................29
2.5. XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ...........................................................................30
2.6. DUNG MÔI - HÓA CHẤT - TRANG THIẾT BỊ .........................................30
2.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................31
Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................51

3.1. KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC .....................................................................51
3.2. TÁC DỤNG ỨC CHẾ ACETYLCHOLINESTERASE IN VITRO CỦA CÁC
LOÀI THẠCH TÙNG ..........................................................................................58
3.3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC ............................................................................61

3.4. THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU ................................................................82


ii
3.5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HUPERZIN A TRONG DƯỢC
LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CZE VÀ HPLC..................................................88
3.6. NGHIÊN CỨU IN VIVO TÁC DỤNG CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA THẠCH
TÙNG NGHIÊN .................................................................................................104
Chương 4.

BÀN LUẬN .......................................................................................106

4.1. VỀ MẶT THỰC VẬT HỌC ........................................................................106
4.2. VỀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ACETYLCHOLINESTERASE IN
VITRO CỦA CÁC LỒI THẠCH TÙNG .........................................................110
4.3. VỀ MẶT HĨA HỌC ...................................................................................112
4.4. VỀ MẶT THIẾT LẬP CHẤT ĐỐI CHIẾU ................................................119
4.5. VỀ MẶT XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG HUPERZIN A TRONG
DƯỢC LIỆU .......................................................................................................121
4.6. VỀ MẶT THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC ....................................................125
KẾT LUẬN .............................................................................................................129
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT
Từ viết tắt Tiếng Anh


Tiếng Việt

AChE

Acetylcholinesterase

AD

Alzheimer's Disease

BuChE

Butylcholinesterase

CC

Column Chromatography

COSY

Correlation Spectroscopy

DCM

Dicloromethan

Bệnh Alzheimer's
Sắc ký cột

DĐVN


Dược điển Việt Nam

DEPT

Distortionless
Enhancement
Polarization Transfer

DTNB

5,5ʹ-dithio-bis-nitro benzoic

EtOAc

Ethyl acetat

FDA

by

Cơ quan quản lý thực phẩm
dược phẩm Hoa Kỳ

Food and Drug Administration

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation


HPLC

High Pressure Liquid Chromatography

Sắc ký lỏng cao áp

HRMS

High Resolution Mass Spectrometry

Khối phổ phân giải cao

HSQC

Heteronuclear
Correlation

IC

Inhibitory Concentration

Nồng độ ức chế

IR

Infrared

Hồng ngoại

MS


Mass Spectrometry

Khối phổ

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Cộng hưởng từ hạt nhân

Multiple

Quantum

Sắc ký lớp mỏng

SKLM
UV
PCRS

Ultraviolet

Tử ngoại

Primary Chemical Reference Standard

Chất đối chiếu hóa học sơ
cấp


SCRS

Secondary Chemical Reference Standard Chất đối chiếu hóa học thứ
cấp

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantitation

Giới hạn định lượng


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................29
Bảng 2.2. Thành phần một mẫu thử nghiệm theo phương pháp Ellman ..................32
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái khác nhau của các chi trong họ Thạch tùng ..............55
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm cao chiết MeOH và hiệu suất chiết các dược liệu
...................................................................................................................................58
Bảng 3.3. Kết quả tác động ức chế AChE của mẫu thử nghiệm ...............................59
Bảng 3.4. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật .....................................61
Bảng 3.5. Kết quả so sánh 2 quy trình phân lập alcaloid ..........................................62
Bảng 3.6. Các phân đoạn của cột Diaion HP-20.......................................................64

Bảng 3.7. Các phân đoạn của cột sắc ký MeOH 100 % ...........................................65
Bảng 3.8. Dữ liệu phổ 1H, 113C và DEPT của hợp chất 1 ........................................66
Bảng 3.9. Dữ liệu phổ 1H, 113C và DEPT của hợp chất 2 ........................................68
Bảng 3.10. Dữ liệu phổ 1H, 113C và DEPT của hợp chất 3 ......................................70
Bảng 3.11. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất 4................................72
Bảng 3.12. So sánh kết quả của PP1, PP2, PP3 ........................................................73
Bảng 3.13. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 5 ...........................................................77
Bảng 3.14. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất 6................................78
Bảng 3.15. Kết quả tác động ức chế AChE của các hợp chất phân lập được ...........80
Bảng 3.16. Các phân đoạn của cột R-1 .....................................................................81
Bảng 3.17. Các phân đoạn của cột R-2 .....................................................................81
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát hàm ẩm và nhiệt độ nóng chảy, độ tinh khiết ...........82
Bảng 3.19. Bảng tóm tắt điều kiện sắc ký thích hợp kiểm tra độ tinh khiết sắc ký của
huperzin A .................................................................................................................83
Bảng 3.20. Kết quả xác định độ tinh khiết sắc ký (%) các nguyên liệu thiết lập CĐC
...................................................................................................................................84
Bảng 3.21. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố theo ANOVA........................87
Bảng 3.22. Kiểm tra tính phù hợp hệ thống và kết quả xác định hàm lượng huperzin
A tại 2 phịng thí nghiệm (n = 6) ...............................................................................87
Bảng 3.23. Xác định giá trị công bố .........................................................................87
Bảng 3.24. Kết quả kiểm tra tính phù hợp hệ thống trên mẫu chuẩn .......................92
Bảng 3.25. Kết quả kiểm tra tính phù hợp hệ thống trên mẫu thử ............................92


v
Bảng 3.26. Kết quả độ lặp lại của phương pháp định lượng huperzin A trong Thạch
tùng răng....................................................................................................................93
Bảng 3.27. Tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ diện tích đỉnh chuẩn hóa của huperzin
A ................................................................................................................................94
Bảng 3.28. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng huperzin A .....95

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống trên mẫu chuẩn huperzin A ....97
Bảng 3.30. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp định lượng huperzin A trong
Râu rồng ....................................................................................................................98
Bảng 3.31. Kết quả tính toán hàm lượng huperzin A trong cây Râu rồng ...............99
Bảng 3.32. Tương quan nồng độ và diện tích đỉnh của huperzin A .........................99
Bảng 3.33. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng ......................100
Bảng 3.34. Kết quả xác định hàm lượng huperzin A của 10 loài trong họ Thạch tùng
.................................................................................................................................103
Bảng 4.1. Các hệ thống phân loại họ Thạch tùng ...................................................107


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của bốn nhóm Lycopodium alcaloid .............................................8
Hình 1.2. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung lycodin ................................8
Hình 1.3. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung lycopodin ............................9
Hình 1.4. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung fawcettimin .........................9
Hình 1.5. Cấu trúc của một số Lycopodium alcaloid trong cây Thạch tùng răng .....10
Hình 1.6. Cấu trúc của một số acid phenolic được phân lập từ lồi Lycopodium
clavatum ....................................................................................................................11
Hình 1.7. Cấu trúc một số terpenoid được phân lập từ lồi Lycopodium japonicum
...................................................................................................................................11
Hình 1.8. Cấu trúc của một số flavonoid trong chi Lycopodium ..............................12
Hình 1.9. Cấu trúc của một số alcaloid trong cây Thạch tùng nghiên ......................14
Hình 1.10. Cấu trúc của huperzin A..........................................................................15
Hình 3.1. Các lồi Thạch tùng nghiên cứu ...............................................................54
Hình 3.2. So sánh đặc điểm vi phẫu rễ của 3 loài thuộc 3 chi trong họ Thạch tùng 56
Hình 3.3. So sánh đặc điểm vi phẫu thân của 3 loài thuộc 3 chi trong họ Thạch tùng
...................................................................................................................................57

Hình 3.4. So sánh đặc điểm vi phẫu lá của 3 loài thuộc 3 chi trong họ Thạch tùng 58
Hình 3.5. Sắc ký đồ dịch chiết alcaloid từ quy trình 1 và quy trình 2 ......................62
Hình 3.6. Sắc ký đồ các phân đoạn MeOH 100 % ...................................................64
Hình 3.7. Cơng thức cấu tạo của huperzin A ............................................................67
Hình 3.8. Công thức cấu tạo của một số hợp chất khung cấu trúc Phlegmariurin B 68
Hình 3.9. Cơng thức cấu tạo của hợp chất 2 (Lycosquarosin A) ..............................69
Hình 3.10. Các tương tác xa của hợp chất 2 (lycosquarosin A) ...............................69
Hình 3.11. Cơng thức cấu tạo của acetylaposerratinin .............................................71
Hình 3.12. Cơng thức cấu tạo của huperzinin ...........................................................72
Hình 3.13. Sắc ký đồ các phân đoạn alcaloid ...........................................................75
Hình 3.14. Sắc ký đồ các phân đoạn cột Diaion .......................................................75
Hình 3.15. Cơng thức cấu tạo của lycocernuin .........................................................76
Hình 3.16. Khung cấu trúc dihydrobenzofuran neolignan glycosid .........................79
Hình 3.17. Cấu trúc hóa học và các tương tác của lycocernuasid A.........................80
Hình 3.18. Sắc ký đồ các phân đoạn cột R-1 ............................................................81


vii
Hình 3.19. Sắc ký đồ HPLC của chất chuẩn huperzin A ..........................................83
Hình 3.20. Điện di đồ của mẫu thử khảo sát dung dịch đệm ....................................88
Hình 3.21. Điện di đồ của mẫu thử khảo sát nồng độ dung dịch đệm ......................88
Hình 3.22. Khảo sát nồng độ đệm đến (a) độ phân giải, (b) thời gian dịch chuyển, (c)
thời gian xuất hiện pic chuẩn nội ..............................................................................89
Hình 3.23. Điện di đồ của mẫu thử khảo sát sự ảnh hưởng của pH .........................89
Hình 3.24. Khảo sát pH theo độ phân giải (a) và theo cường độ dịng (b) ...............90
Hình 3.25. Điện di đồ của mẫu thử khảo sát điện thế ...............................................90
Hình 3.26. Khảo sát điện thế theo (a) độ phân giải, (b) thời gian dịch chuyển ........90
Hình 3.27. Diện di đồ của mẫu thử khảo sát phương pháp chiết ..............................91
Hình 3.28. Điện di đồ mẫu thử chiết huperzin A trong Thạch tùng răng bằng MeOH
lần thứ 4 .....................................................................................................................91

Hình 3.29. Phổ UV huperzin A trong mẫu thử và mẫu chuẩn ..................................92
Hình 3.30. Điện di đồ các mẫu trắng (a), chuẩn (b), thử (c), thử thêm chuẩn (d) ....93
Hình 3.31. Đồ thị tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ diện tích đỉnh chuẩn hóa của
huperzin A .................................................................................................................94
Hình 3.32. Sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn khảo sát pha động MeOH - acid
phosphoric 0,1 % (18:82) ..........................................................................................96
Hình 3.33. Sắc ký đồcủa mẫu thử khảo sát dung mơi chiết ......................................96
Hình 3.34. Sắc ký đồ dịch chiết MeOH lần thứ 4 của mẫu thử ................................97
Hình 3.35. Sắc ký đồ của mẫu thử và mẫu chuẩn khảo sát tính chọn lọc .................98
Hình 3.36. Đồ thị tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của huperzin A ..........99
Hình 3.37. Sắc ký đồ của mẫu thử Huperzia phlegmaria .......................................101
Hình 3.38. Sắc ký đồ của mẫu thử Huperzia carinata ............................................101
Hình 3.39. Sắc ký đồ của mẫu thử Huperzia fordii ................................................101
Hình 3.40. Sắc ký đồ của mẫu thử Huperzia tetrasticha ........................................102
Hình 3.41. Sắc ký đồ của mẫu thử Huperzia serrata ..............................................102
Hình 3.42. Sắc ký đồ của mẫu thử Lycopodium complanatum...............................102
Hình 3.43. Sắc ký đồ của mẫu thử Lycopodium clavatum ......................................102
Hình 3.44. Sắc ký đồ của mẫu thử Lycopodium casuarinoides ..............................103
Hình 3.45. Sắc ký đồ của mẫu thử Lycopodiella cernua ........................................103
Hình 4.1. Cơng thức cấu tạo của huperzin A và huperzinin ...................................115
Hình 4.2. Công thức cấu tạo của lycosquarosin A và acetylaposerratinin .............117


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Vị trí phân loại của Lycopodiaceae……………………………………….3

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................28
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ thử nghiệm mơ hình mê cung bơi..................................................50

Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết xuất và phân lập các hợp chất trong cây Râu rồng .........63
Sơ đồ 3.2. Quy trình chiết xuất và phân lập các hợp chất trong cây Thạch tùng nghiên
...................................................................................................................................74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả thử nghiệm tránh né thụ động (n = 5) ...................................104
Biểu đồ 3.2. So sánh thời gian chuột tìm đến chân đế (n = 5) ................................105
Biểu đồ 3.3. So sánh thời gian chuột bơi trong vùng có chân đế (n = 5)................105


1

MỞ ĐẦU
Bệnh Alzheimer là một chứng suy giảm trí nhớ phổ biến nhất, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của người lớn tuổi. Vì bệnh khơng thể chữa khỏi, người
bệnh cần được chăm sóc bởi người thân. Đây quả thực là áp lực rất lớn về mặt xã hội,
tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối với cuộc sống của những người trong gia đình. Do đó,
bệnh Alzheimer trở thành một thách thức lớn cho xã hội trong thế kỷ này [21] [95]
[111].
Alzheimer được xem như một triệu chứng của quá trình lão hố mà đặc trưng
của bệnh là sự suy thối trí nhớ và sự mất trí nhớ tồn bộ xảy ra khi bệnh tiến triển.
Những nghiên cứu về căn bệnh đã xác định mối tương quan đáng kể giữa sự hiện
diện của chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholin, vốn cần cho việc hình
thành và lưu giữ trí nhớ, với sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Acetylcholin tồn tại
càng lâu trong não thì các tế bào não có thể gợi nhắc trí nhớ càng lâu. Ngày nay,
phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng các chất có tác dụng ức chế
acetylcholinesterase như tacrin, donepezil, galantamin và rivastigmin [33] [94] [112].
Huperzin A được chiết xuất từ cây Thạch tùng răng đã gây được rất nhiều chú ý bởi
các công dụng của nó trong điều trị chứng bệnh mất trí nhớ. Các nghiên cứu khoa
học hiện đại đã chỉ ra rằng huperzin A có khả năng ức chế enzym acetylcholinesterase,

loại enzym quan trọng trong quá trình gây ra bệnh mất trí nhớ. Huperzin A đã được
cơng nhận là một loại thuốc điều trị mất trí nhớ hiệu quả ở Trung Quốc và hiện nay
đã được cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là 1 loại thực phẩm
chức năng cho các bệnh nhân bị Alzheimer [9] [17]. Huperzin A đã được chứng minh
bởi nhiều cơng trình nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng ghi nhớ và lưu trữ
thông tin của não cũng như cải thiện sự sa sút về trí tuệ của các bệnh nhân ở Trung
Quốc [35] [49] [136]. Huperzin A cũng có khả năng bảo vệ khác như điều chỉnh tiền
chất beta-amyloid protein, qua đó chống lại sự oxi hóa, sự tự chết của tế bào thần
kinh theo quá trình apoptosis, rối loạn chức năng của ti thể và có khả năng chống
viêm nhiễm. Những khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh của huperzin A đã giúp ích
rất nhiều cho các bệnh nhân Alzheimer [57] [117] [124] [125].
Thạch tùng răng có tên khoa học là Huperzia serrata (Thunb. ex Murray)
Trevis thuộc họ Thạch tùng (Lycopodiaceae). Trong y học cổ truyền Trung Quốc,
Thạch tùng được sử dụng để điều trị sưng phù nề tâm thần phân liệt [9]. Theo các tài
liệu cổ, Thạch tùng được sử dụng trong dân gian ở Việt Nam dùng để điều trị các tổn
thương, nôn ra máu, trĩ, đinh nhọt, viêm da, và rắn cắn [2].


2
Ở Trung Quốc, cùng với Huperzia serrata, các thực vật khác thuộc họ
Lycopodiaceae có thể chứa hợp chất huperzin A như là Huperzia crispata (Ching)
Ching, Huperzia miyoshiana (Makino) Ching và một số lồi khác [67] [70]. Trong
khi đó ở Việt Nam, một số cây thuộc họ Lycopodiaceae cũng có thể là nguồn thực
vật cung cấp các hợp chất tự nhiên theo hướng tác dụng sinh học cải thiện trí nhớ như
Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis (Râu rồng), Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.
(Thạch tùng nghiên ) và nhiều loài khác. Thực tế hiện nay chưa có những đánh giá
chi tiết và hồn chỉnh về tác động ức chế enzym acetylcholinesterase và hàm lượng
các thành phần Lycopodium alcaloid trong thực vật có thể chứa những hợp chất thuộc
dạng này.
Với những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa hợp chất kháng

acetylcholinesterase của một số loài trong họ Thạch tùng” được thực hiện với
những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu so sánh đặc điểm thực vật học của một số loài thuộc họ Thạch
tùng (Lycopodiaceae).
2. Thử nghiệm in vitro sàng lọc tác dụng kháng acetylcholinesterase của cao chiết
của một số loài Thạch tùng.
3. Phân lập một số hợp chất tự nhiên trong cây Râu rồng (Huperzia squarrosa
(Forst.) Trevis.), Thạch tùng nghiên (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) và
đánh giá tác dụng kháng acetylcholinesterase của các chất phân lập được.
4. Thiết lập chất chuẩn hợp chất kháng enzym acetylcholinesterase phân lập được.
5. Xây dựng phương pháp định lượng hợp chất có tác dụng kháng enzym
acetylcholinesterase trong các loài Thạch tùng bằng phương pháp điện di mao
quản và HPLC.
6. Thử nghiệm in vivo tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết alcaloid của loài
Thạch tùng nghiên có trữ lượng lớn và tiềm năng.
.


3

Chương 1.

TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Tổng quan về họ Lycopodiaceae
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Họ Thạch tùng hay cịn được gọi là họ Thơng đất (Lycopodiaceae) bao gồm hơn
400 lồi cổ thực vật có mạch, tồn tại từ cuối kỷ Silur cách đây khoảng 400 triệu năm,
phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Đây là họ thực vật thuộc lớp Thông đất, theo hệ

thống phân loại của Øllgaard năm 1989, họ Thạch tùng được phân loại theo Sơ đồ 1.1
[2] [82] .

Lycopodiophyta
(Ngành Thông đất)

Lycopodiopsida
(Lớp Thông đất)

Lycopodiales
(Bộ Thông đất)

Lycopodiaceae
(Họ Thông đất)

Chi Lycopodium L.

Chi Lycopodiella
Holub

Chi Huperzia
Bernh.

Chi Phyloglossum
Kunze

Sơ đồ 1.1. Vị trí phân loại của Lycopodiaceae

“Ng̀n: Øllgaard Benjamin, (1989)” [82]
Thực tế hiện nay, họ Lycopodiaceae cịn có nhiều hệ thống phân loại khác được

đề xuất bởi các nhà khoa học trên thế giới. Phổ biến nhất là hệ thống phân loại của
Øllgaard 1989 phân chia bộ Thông đất chỉ có 1 họ Thạch tùng và trong đó có 4 chi như
trên. Đối với hệ thống phân loại của Holub 1985 thì phân chia bộ Thơng đất thành 2 họ


4
là Huperziaceae và Lycopodiaceae, trong đó có 11 chi [40] [144]. Tác giả Ching cũng
đề xuất phân chia bộ Thông đất thành 2 họ là Huperziaceae có 2 chi (Huperzia và
Phlegmariurus) và họ Lycopodiaceae có 5 chi (Lycopodium, Diphasiastrum,
Palhinhaea, Lycopodiella và Lycopodiostrum) [40] [69] [81]. Chính vì thế mà vẫn còn
tồn tại nhiều tên đồng danh xuất phát từ một lồi. Cụ thể như cây Râu rồng có tên khoa
học là Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis., tên đồng danh của nó là Lycopodium
squarrosum Forst. hay Thạch tùng nghiên có tên khoa học là Lycopodiella cernua (L.)
Pic. Serm., tên đồng danh là Lycopodium cernuum (L.), Palhinhaea cernua (L.) Franco
& Vasc., Lepidotis cernua (L.) P.Beauv [145].
Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) có thể bào tử, có rễ thật. Thân phát triển
mạnh, phân nhánh rẽ đơi, mang nhiều lá nhỏ dạng vảy hay hình kim, xếp xoắn ốc, có
mạch dẫn. Lá bào tử hợp thành bơng lá bào tử ở đầu cành. Ngành Thông đất được chia
thành 2 lớp: Lớp Thông đất – Lycopodiopsida và lớp Thủy phỉ – Isoetopsida. Trong đó,
lớp Thơng đất có đặc điểm: Thân đứng hoặc bị trên mặt đất, khơng có lóng và mắt,
phân nhánh theo lối rẽ đơi. Lá nhiều, nhỏ, nguyên, một gân. Lá bào tử tụ thành bông ở
ngọn. Túi bào tử đính ở gốc các lá bào tử và chỉ có một ơ. Cây đẳng bào tử hay dị bào
tử. Lớp Thông đất được chia thành 2 bộ, mỗi bộ có 1 họ: Bộ Thơng đất (Lycopodiales)
đẳng bào tử, họ Thông đất (Lycopodiaceae) và bộ Quyển bá (Selaginellales) dị bào tử,
họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Các loài trong họ Thông đất thuộc thân thảo đa niên, sinh sản bằng bào tử, phân
bố ở nhiều nước châu Á và vùng Trung Mỹ, được phát hiện ở trong các khu rừng nhiệt
đới ẩm ướt. Ở Việt Nam, phát hiện được 3 chi là Lycopodium L., Lycopodiella Holub,
Huperzia Bernh và có khoảng 16 loài, phân bố ở những vùng núi cao trên 1000 m thuộc
các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam, Nghệ An, Lào Cai, Cao Bằng, bao gồm [1]

[2]:
Chi Huperzia:
• Huperzia chinense (Christ) Ching (Thạch tùng Trung Quốc)
• Huperzia serrata (Thunb.) Trevis (Thạch tùng răng)
• Huperzia cancellata (Spring.) Trevis (Thạch tùng bơi)
• Huperzia carinata (Poir.) Trevis (Thạch tùng sóng)
• Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis (Thạch tùng hamilton)
• Huperzia subdisticha Mak (Thạch tùng song đính)
• Huperzia obovalifolia (Bon.) (Thạch tùng xoan ngược)
• Huperzia phlegmaria (L.) Roth (Thạch tùng đuôi ngựa)


5
• Huperzia salvinoides (Herter) Alston (Thạch tùng bèo)
• Huperzia fordii (Baker) R. D. Dixit (Thạch tùng Ford)
• Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis (Râu rồng)
Chi Lycopodium:
• Lycopodium complanatum L (Thạch tùng dẹp)
• Lycopodium annotinum L (Thạch tùng nhiều bơng)
• Lycopodium carsuarinoides L (Thạch tùng dương)
• Lycopodium clavatum L (Thạch tùng dùi)
Chi Lycopodiella:
• Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. (Thạch tùng nghiên )
1.1.1.2. Đặc điểm Phân bố, sinh thái
Họ Lycopodiaceae bao gồm các loài thân thảo đa niên sống trên mặt đất hay sống
phụ sinh. Nhóm sống trên mặt đất có thể phát triển trên các vùng đất bạc màu ẩm hay
trong và xung quanh vùng đầm lầy, áp suất thấp. Do đó, chúng thường được tìm thấy
trên các vùng núi cao và vùng phụ cận núi cao. Nhóm phụ sinh thường phát triển trên
các thân cây to hay mọc trên các vách đá. Chúng thường được tìm thấy ngày càng nhiều
trong các khu rừng ẩm ướt và rừng nhiệt đới ở độ cao, ở trong và giữa rêu và thực vật

biểu sinh khác [2].
Bốn chi thuộc họ Lycopodiaceae phân bố ở các vùng khác nhau. Chi Lycopodium
và chi Lycopodiella gồm các loài mọc trên mặt đất hoặc leo bám lên thân cây khác, mỗi
chi gồm khoảng 40 loài. Chi Lycopodium phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và ơn đới. Cịn
chi Lycopodiella phân bố rộng ở các vùng ẩm ướt, ôn đới và nhiệt đới trên thế giới
nhưng đặc biệt đa dạng ở châu Mỹ. Chi Phyloglossum bao gồm các loài thực vật nhỏ
mọc ở đất. Đây là một chi đơn loài (Phyloglossum drummondii) đặc hữu của miền nam
Australia và New Zealand. Chi Huperzia gồm hơn 200 loài sống phụ sinh hay mọc trên
mặt đất có thể phát triển từ vùng nhiệt đới đến các vùng Bắc cực và từ mực nước biển
tới mơi trường núi cao [2] [66].
1.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật
Thân: Có nhánh hoặc khơng phân nhánh, nhánh đứng hoặc treo thõng xuống đất
nhưng không bao giờ leo. Nếu thân cây được phân nhánh, các nhánh luôn luôn là phân
đôi. Thông thường các phân đôi liên tiếp và phân đơi về góc bên phải với nhau.
Lá: Lá nhỏ, đơn giản, không cuống, nhiều và bao phủ gần hết thân cây. Thơng
thường lá dài 2-10 mm và xếp theo hình xoắn ốc khép kín như ở lồi Lycopodium
clavatum và Lycopodium annotinum. Trong khi đó ở một số trường hợp khác lá xếp


6
theo hình vịng xoắn như Lycopodium verticillatum và Lycopodiella cernua. Ở một số
loài khác lá lại xếp theo từng cặp đối diện nhau như Lycopodium alpinium, ở loài khác
lá lại không sắp xếp theo bất kỳ quy tắc nào. Lá có dạng mũi mác. Các lá đều giống
nhau về kích thước và hình dạng, nhưng trong một vài lồi chẳng hạn như Lycopodium
complanatum, Lycopodium volubile và Lycopodium chamaecyparissus có lá lưỡng hình
và được xếp theo 4 hàng dọc trên thân, 2 hàng kích thước lớn hơn và 2 hàng kích thước
nhỏ hơn [7].
Rễ: Phát sinh đơn lẻ hoặc theo nhóm hướng ngọn dọc theo phía dưới của thân
cây. Ở một số lồi, ví dụ Lycopodium selago, Lycopodium phlegmaria và một số lồi
khác rễ phát sinh bên ngồi trung trụ khơng xuyên qua khu vực vỏ của thân. Những rễ

này chuyển xuống dưới và xuyên qua vùng vỏ giữa và cuối cùng nó chỉ xuất hiện ở thân
cây. Rễ như vậy được gọi là rễ vỏ hay rễ bên trong. Ở một số loài như Lycopodium
obscurum và Lycopodium lucidulum điểm nổi bật của q trình phân nhánh ở rễ là phân
đơi. Q trình phân đơi theo hướng về bên phải của lần phân nhánh trước đó. Ở nhiều
lồi sự phân nhánh không rõ [24].
Nhánh mang bào tử: Lá thường và lá bào tử giống nhau hoặc khác nhau về hình
dạng và kích thước. Nhánh mang bào tử rất đa dạng ở các loài khác nhau. Các nhánh
bào tử nằm khắp chiều dài của thân cây. Ở một số loài khác, trên nhánh bào tử có mang
lá bào tử. Lá bào tử có thể giống hay khác lá dinh dưỡng về kích thước, độ đậm nhạt
trong màu sắc và mép răng cưa. Trong một số loài như Lycopodium clavatum và
Lycopodium complanatum nhánh mang bào tử thường sinh ra trên thân cứng dài, và vẫn
còn được phủ với một lượng nhỏ lá. Trong một số lồi nhánh mang bào tử khơng cuống
ví dụ Lycopodium inundatum, Lycopodium alpinum [116].
Bào tử: Các lồi có bào tử nhỏ. Bông bào tử mang nhiều lá bào tử xếp xoắn ốc
trên một trục. Mỗi túi bào tử có dạng hình cầu hay hình thận nằm ở nách lá bào tử. Cây
sinh sản bằng bào tử. Khi bào tử nảy mầm cho nguyên tản hình tim mang túi tinh và túi
noãn, noãn cầu thụ tinh tạo ra hợp tử và phát triển trên nguyên tản tạo thành cây mới
[24].
Đặc điểm vi phẫu của rễ: Tiết diện cắt ngang của rễ cho thấy cấu tạo của rễ gồm
những phần sau: Rễ bao gồm lớp biểu bì, vùng vỏ và trung trụ như thực vật có mạch
khác. Lớp biểu bì là lớp duy nhất làm phát sinh lông hút. Các lông hút được hình thành
theo cặp. Lơng hút được hình thành do sự phân chia xiên hoặc nếp lồi của tế bào biểu
bì non. Nằm ngay dưới lớp biểu bì là vùng vỏ rộng, bao gồm một số tế bào vách dày.
Vùng trung trụ gồm tiền mộc chiếm đa số trong tổng thể. Thơng thường rễ có 1 khối
libe nằm xen giữa khối gỗ hình chữ C hoặc hình chữ U [7].


7
Đặc điểm giải phẫu thân: Vi phẫu cắt ngang của thân cây trưởng thành của
Lycopodium clavatum cho thấy: Biểu bì là một lớp tế bào dày, bên ngồi có phủ lớp

cutin. Vùng vỏ là khá rộng và thay đổi rất nhiều trong độ dày tương đối từ loài này sang
loài khác. Ở một số loài độ dày gấp nhiều lần so với trung trụ, ở các loài khác hai vùng
này là tương đương nhau. Vỏ có ba vùng. Các vùng bên ngồi và trung tâm bao gồm
các tế bào hóa mô cứng dày trong khi vùng giữa bao gồm các tế bào lớn hơn và mỏng
có chứa một vài lục lạp. Vùng trung trụ chiếm khoảng một nửa diện tích của phần này,
bao gồm các tế bào có hình dạng không đều, gồm gỗ xen kẽ với libe. Gỗ bao gồm: chủ
yếu là quản bào hình thang, khơng có mạch và tế bào mơ mềm. Mỗi bó gỗ được bao
quanh bởi duy nhất một lớp mô mềm. Libe chỉ gồm các ống rây và mô mềm. Sự phát
triển của cả libe và gỗ hướng tâm. Các tiền mộc gồm các quản bào xoắn ốc. Các tiền
mộc nằm ở cạnh ngoài của bó gỗ. Ở mặt trong của vùng vỏ có thể có một lớp nội bì, ít
nhất là ở vùng thân non có thành xuyên tâm dày đặc. Các nội bì của của các lồi thuộc
Lycopodium được cho là có nguồn gốc từ vùng trung trụ, không phải từ vùng vỏ. Bên
trong nội bì là lớp trụ bì gồm nhiều lớp. Lớp trụ bì thường có từ 3-6 lớp tế bào dày [7].
Đặc điểm giải phẫu của lá: Tiết diện cắt ngang của lá có cấu tạo như sau: Gân
giữa có một bó dẫn duy nhất. Gỗ ở trung tâm khá nhỏ, không phân biệt được cấu tạo
cấp 1 và cấp 2. Gỗ bao gồm thành dày bao quanh. Libe bao gồm mơ mềm libe và ống
rây. Nội bì khó nhìn thấy. Các bó mạch vẫn cịn bao quanh bởi trụ bì hóa mơ cứng. Mơ
mềm lá nằm giữa bó mạch và lớp biểu bì. Lớp biểu bì của hầu hết các lồi có lỗ khí trên
cả hai mặt của lá như trong Lycopodium clavatum, Lycopodium selago. Tuy nhiên, ở
các lồi có lá lưỡng hình các lỗ khí thường được tìm thấy trên một mặt của lá như trong
Lycopodium complanatum và Lycopodium volubile [7] [24].
1.2.

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Các nhóm hoạt chất được phát hiện nhiều nhất từ các lồi thuộc họ Thạch tùng
chủ yếu bao gồm nhóm Lycopodium alcaloid, terpenoid, flavonoid và các acid phenolic
[66] [97] [149].
1.2.1. Lycopodium alcaloid
Các Lycopodium alcaloid này thường có khung cấu trúc 16 carbon, 32 carbon,

một số ít cơng thức hóa học có ít hơn 16 carbon và được chia thành 4 nhóm là lycopodin,
lycodin, fawcettimin và nhóm có cấu trúc khác tương tự như phlegmarin [9] [54] [58]
[66].


8

O

N
B
13
NH

12

13

A

B

12

1

4

N


1

A

Lycodin
lycodin

H
N

OH

13

C

4

O

13 4

12

4

N

A


1

HN

A

C

C

B

12

C

1

Lycopodin
lycopodin

Fawcettimin
fawcettimin

Phlegmarin
Phlegmarin

Hình 1.1. Cấu trúc của bốn nhóm Lycopodium alcaloid

“Ng̀n: Ma X., 2004” [66]

Theo đề xuất về sinh phát nguyên của Corony, khung cấu trúc của các
Lycopodium alcaloid này có cấu tạo bởi 2 đơn vị 2 - propylpiperidin, liên kết với nhau
tạo thành khung phlegmarin. Sự hình thành liên kết giữa C4 và C13 tạo ra khung
lycodan. Các alcaloid thuộc nhóm này phân lập được trong tự nhiên đa số đều có vịng
A bị oxy hóa thành vịng pyridin và pyridon. Sự thay đổi ở vị trí C1 gắn với Nα được
tách ra và gắn lại vào Nβ đã tạo ra khung lycopodin. Khung fawcettimin được hình thành
từ sự dịch chuyển C4 liên kết với C13 chuyển sang C4 liên kết với C12 [66].
Nhóm lycodin: Khung cơ bản của nhóm này cũng bao gồm 4 vịng 6 cạnh liên
kết với nhau nhưng khác với nhóm lycopodin là vịng A mở và sắp xếp lại thành vòng
piridin hoặc vòng piridon. Tất cả các Lycopodium alcaloid nhóm này có hoạt động ức
chế AChE, đáng chú ý nhất là huperzin A, huperzin B, N-methyl-huperzin B [64] [91].

H
Me

H
N

H
N
O

N

O

N

H
N


H
N

HO

β-Obscurin

O

+

O

Casuarin B

Huperzinin N-oxid

OH

H
N

H

O

NH

OH


H

H 2N

NH

N
H

NH

O

Huperzin B

Lycoparin C

O

Huperzin U

Hình 1.2. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung lycodin

“Nguồn: Zhang, Dong-Bo, 2013” [152]


9
Nhóm lycopodin: Là nhóm có nhiều hợp chất được phân lập nhất của
Lycopodium alcaloid. Nhóm này được đặc trưng bởi 4 vịng 6 cạnh liên kết với nhau,

trong đó vịng A và vịng C là vịng quinolizidin.

Lycocarinamin A

Malycorin B

Hình 1.3. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung lycopodin

“Nguồn: Kogure, Noriyuki và cộng sự, 2016” [55]
Nhóm fawcettimin: Đặc điểm khung cấu trúc của nhóm này là liên kết đơi ở
carbon số 13 và 14. Do đó, nó dễ dàng bị hydrat hóa để gắn hydroxyl vào vị trí C13.

Palhicerin D

Phlegmariurin B

Hình 1.4. Cấu trúc của một số hợp chất alcaloid khung fawcettimin

“Ng̀n: Tang Yu., 2016” [109]
Nhóm lycopodium alcaloid khác: Các hợp chất trong nhóm này có cấu trúc rất
đa dạng. Khung cơ bản của nhóm là phlegmarin. Khung phlegmarin được xem là chất
trung gian để sinh tổng hợp các Lycopodium alcaloid khác. Khác với 3 nhóm trên, nhóm
này có C4 không nối với C12 và C13 qua cầu nối C-C, khung cấu trúc chỉ có 3 vịng,
thay vì ba nhóm trên khung cấu trúc có 4 vịng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp
ngoại lệ, một số hợp chất thuộc nhóm này nhưng khung cấu trúc có 6 vòng như huperzin
J, lucidin A, oxolucidin A, lucidin B, oxolucidin B. Cermizin A giống phlegmarin nhất
chỉ khác ở Nα và C9. Cernuin, lycocernuin có cấu trúc khác với phlegmarin, các hợp
chất này mở vòng D ở C7-C12 tạo thành khung tetracyclic. Ngồi ra, nhóm này cịn có
5 alcaloid có 2 vòng: huperzinin B, phlegmariurin N, cermizin C, senepodin G và
senepodin H là những alcaloid lycopodin có cấu trúc đơn giản nhất, vòng quinolizidin



10
của cermizin C, senepodin G và senepodin H có liên quan đến nguồn gốc vòng
quinolizidin (vòng A và C) của nhóm lycopodin [54] [114].
Một số Lycopodium alcaloid đã phân lập được trong họ Lycopodiaceae như:
Huperzin W, huperserratinin, serratin, lucidiolin, serratanidin (Huperzia serrata) [150];
complanadin A, lycopladin B, lycopladin C, lycopladin D, lyconadin B (Lycopodium
complanatum) [45] [53]; lycoparins A-C (Lycopodium casuarinoides) [38];
lycopoclavamin A-B, dihydrolycopoclavamin A (Lycopodium clavatum) [52]; cermizin
A-D, senepodin G-H, cernuin N-oxide, lycocernuin N-oxide, cernuin, lycocernuin; 2hydroxycernuin (Lycopodiella cernua) [77]. Nhiều cơng trình nghiên cứu in vitro và in
vivo về tác dụng dược lý cho thấy các lycopodium alcaloid có những ảnh hưởng nhất
định trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch, thần kinh cơ và hoạt
động ức chế AChE. Những alcaloid này được chứng minh có tác động tích cực đến trí
nhớ và khả năng học tập. Trong đó, hợp chất được quan tâm nhiều nhất đó là huperzin
A vì có tác dụng ức chế chọn lọc AChE, cải thiện trí nhớ và sự tiếp thu kiến thức, chống
oxy hóa [44] .
16
15
8

O

14
7

H
10

6


12
11

13

5

4

N

A

H
N
1

O

N

2

3

huperzinin

OH
O


H

H
N

B

H

O

N

huperzin T

8,15-dihydrohuperzinin
OMe

O

O

O
H

O

O
N


O

O

O

H

N

N

OH

huperzin R

huperzin W

huperserratinin

Hình 1.5. Cấu trúc của một số Lycopodium alcaloid trong cây Thạch tùng răng

“Nguồn: Ma X., 2004” [66]
1.2.2. Các nhóm hợp chất khác
Acid phenolic: Một số acid phenolic đã được phân lập từ loài Lycopodium
clavatum L., Lycopodiaceae [20] [83].


11


HO

OH

OH

O

O

O

MeO
OH

OH
HO

HO

acid dihydrocaffeic

acid 4-hydroxybenzoic

acid ferulic

COOH

H3C


OH

O
HO
OH

MeO

O

OMe

O

HO

OH

acid vanillic

acid syringic

acid p-coumaric

Hình 1.6. Cấu trúc của một số acid phenolic được phân lập từ loài Lycopodium clavatum

“Nguồn: Erdogan Orhan Ilkay, 2007” [20]
Terpenoid: một số triterpenoid đã được phân lập và định danh từ các loài trong
họ Thạnh tùng.

OH

R

2

OH

H
H

CHO

HO

R

OH

1

- HO

Lycopodiin A
2

- R1 = α-OH, R2= H: Lycoclavanol
- R1= α-OH, R2= OH: Lycoclaninol
- R1= β-OH, R2= H: 3-epilycoclavanol


Hình 1.7. Cấu trúc một số terpenoid được phân lập từ lồi Lycopodium japonicum

“Ng̀n: Orhan, 2003” [86]
1


12
Flavonoid
Một số falavonoid đã được phân lập [58] [90].
OH

OH
8

HO

OH

O

7

HO

O

6
5

OH


OH

O

Apigenin

O

Luteolin
OCH3

OCH3
OH

HO

O

OH
HO

O
OCH3

OH

OH

O


Chrysoeriol

O

Tricin

HO

O
OCH3

O
HO
HO

O

O

OCH3

O
OCH3

OH

OH

O


5.5'-Dihydroxy-2',4'-dimethoxyflavone-7-O-  -D-(6"-O-Z-p-coumaroyl)glycopyranosid
Hình 1.8. Cấu trúc của một số flavonoid trong chi Lycopodium

“Nguồn: Markham, 1983” [72]


13
1.2.3. Thành phần hóa học của cây Râu rồng
Những nghiên cứu về thành phần hóa học về Lycopodium alcaloid của lồi Râu
rồng nhằm mục đích tìm ra chất mới có tác dụng thay thế huperzin A và thay thế cho
loài Thạch tùng răng đang ngày càng trở nên cạn kiệt. Những thử nghiệm nhân giống
in vitro cho thấy hàm lượng huperzin A trong loài Râu rồng cao hơn rất nhiều so với
Thạch tùng răng [67].
Cơng trình của các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được một số alcaloid
khác thuộc nhóm fawcettimin từ cây Râu rồng khi tiến hành nghiên cứu 3 loài đại diện
trong họ Thạch tùng. Các alcaloid này đã được xác đinh cấu trúc bao gồm [52]:
Lycopo-squarrosamin-A,
Acetylaposerratinin,
8α-hydroxyfawcettimin, 8β-hydroxyfawcettimin,
8β-acetoxyfawcettimin, acetyllycoposerramin-U, lycoflexin N-oxide.
1.2.4. Thành phần hóa học của cây Thạch tùng nghiên
Cũng giống như các loài thuộc họ Lycopodiaceae, trong cây Thạch tùng nghiên
cũng có 4 thành phần hóa học chủ yếu là: Alcaloid, triterpen, flavonoid, acid phenolic.
Trong đó các alcaloid đã được xác định cấu trúc bao gồm:
Nhóm chất có khung gần giống phlegmarin chỉ khác ở Nα và C-9: Cermizin A
và cermizin B.
Nhóm chất có vịng quinolizidin: cermizin C, senepodin G và senepodin H.
Nhóm chất có vòng quinolizidin và piperidin: Cermizin D, đây là một alcaloid
C16N2, và được xem là tiền chất của cernuin, lycocernuin.

Nhóm chất có vịng tetracyclic (alcaloid cernuin): Cernuin, lycocernuin, 2hydroxycernuin, cernuin N-oxid, lycocernuin N-oxid [76] [77].
Đa số những công bố chỉ tập trung chủ yếu vào alcaloid nhằm tìm ra chất có tác
dụng sinh học giống huperzin A để có thêm thuốc mới trong việc điều trị bệnh
Alzheimer. Chưa có nhiều báo cáo về những thành phần hóa học khác trong cây Thạch
tùng nghiên. Một số hợp chất khác đã được phân lập và định danh như sau:
Triterpenoid: Acid lycocernuic A–E; serrat-14-en-3 β, 21 β -diol và serrat-14en-3 β, 21 α-diol.
Flavonoid: Apigenin-4-O-(2ʹ,6ʹ-di-O-coumaroyl)-β–D-glucopyranoside,
apigenin-7-O-(2ʹ,6ʹ-di- O-(E)-coumaroyl) - β - D –glucopyranosid.
Acid phenolic: Acid caffeic, ester của acid quinic, 1-O-caffeoyl-β-Dglucopyranosid [147].


14
3

3
2

4

H
H

H

11
10

18

HOOC


7

12

9

H

1

5

6

N

H

N
H

10
15

9

H

7

5

3

N
+

2

3

H

5

16

Cermizin C
H
4
3

H

2

14

3


6
5

H

N

2
1

O

7

16

8

H

4
3

5

15
14

H


N

2

N

6

1

O

12
11

7

10

11

OH

Lycocernuin

15

N

14

13
12

10

H
16

8

4
3

H

14

H

Cernuin N-oxide

H

N

2
1

12


6
5

15

13

O

H

7

2-Hydroxycernuin

N
9

13

9
10

H

16

8

11


Cernuin
H

H

H

9

O

14

H

N

H

11

H

1

HO

12


10

6
5

15

13

OH

Senepodin G

1

11

16

8

9

O

2

9

N


1

13

4

N

8

H

7

N

2

1
12

11

8

14

H


6

3

5

Cermizin B
4

4

7

15

N
H

H

H

4

9

N

6


10

13

16

14

H

8

7

12

Cermizin A
6

H

11

8

H

1

5


6

13

17

10

2

4

O

H
7

H

N

15
14

13

9
10


16

8

O
11

12

OH

Lycocernuin N-oxide

Hình 1.9. Cấu trúc của một số alcaloid trong cây Thạch tùng nghiên

“Nguồn: Ma X., 2004” [66]
1.2.5. Tổng quan về huperzin A
Phát hiện Huperzin A
Cây Thạch tùng răng (Huperzia serrata) và các cây khác cùng chi được sử dụng
để trị bệnh xáo trộn trí nhớ và tâm thần phân liệt ở Trung Quốc. Những nghiên cứu hóa
thực vật đã chỉ ra rằng những cây này chứa thành phần chủ yếu là triterpen loại serraten
và Lycopodium alcaloid. Đầu thập niên 1970, nhà khoa học Trung Quốc báo cáo rằng
alcaloid toàn phần của Huperzia serrata giúp làm dịu cơ và giảm nhẹ triệu chứng nhược
cơ nặng trên động vật thử nghiệm. Thử nghiệm sinh học đối với những hợp chất khung
Lycopodium alcaloid trở thành tâm điểm nghiên cứu và kết quả phân lập chất hóa học
là huperzin A [64] [151].


×