Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của staphylococcus aureus tại viện pasteur thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 75 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA
STAPHYLOCOCCUS AUREUS TẠI VIỆN PASTEUR
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 5-7/2012

Ngành:

CƠNG NGHỆ SINH HỌC

Chun ngành: CƠNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS.BS.CAO HỮU NGHĨA
Sinh viên thực hiện
MSSV: 0851110161

: LẠC THIÊN NHƯ
Lớp: 08DSH1

TP. Hồ Chí Minh, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trong đồ án tốt nghiệp tôi sử dụng để bàn luận và kết quả tơi có được là trung thực,
chưa từng được ai cơng bố trong bất kì báo cáo nào khác.


Tác giả đồ án

Lạc Thiên Như


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu từ Thầy cô, Anh chị.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS.BS.CAO HỮU NGHĨA, Trưởng khoa Vi sinh, Viện Pasteur Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi suốt thời gian tôi thực hiện đồ án tốt
nghiệp.
Thầy, Cô giảng viên Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại
Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho tôi suốt thời gian tôi hoc tại trường.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Kỹ Thuật Cơng Nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
ThS.Vũ Lê Ngọc Lan và ThS.BS.Nguyễn Phương Quỳnh đã nhiệt tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tơi hồn thành đồ án này.
Cơ, Anh và Chị phịng vi sinh bệnh phẩm Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đồ án.
Trân trọng biết ơn
Tác giả đồ án

Lạc Thiên Như


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục ........................................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... vi
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Khái quát về S.aureus ...................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm vi sinh học ................................................................................... 3
1.1.1.1. Hình thái và cấu trúc .............................................................................. 3
1.1.1.2. Cấu trúc kháng nguyên .......................................................................... 4
1.1.2. Khả năng gây bệnh ...................................................................................... 5
1.1.2.1. Cơ chế gây bệnh ..................................................................................... 6
1.1.2.2. Biểu hiện lâm sàng ................................................................................. 6
1.1.3. Vi sinh lâm sàng .......................................................................................... 8
1.1.3.1. Bệnh phẩm ............................................................................................. 8
1.1.3.2. Tính chất ni cấy .................................................................................. 8
1.1.3.3. Nhuộm Gram.......................................................................................... 8
1.1.3.4. Thử nghiệm Catalase ............................................................................. 9
1.1.3.5. Thử nghiệm Coagulase .......................................................................... 9
1.1.3.6. Khả năng tăng trưởng và lên men trên môi trường M.S.A (Chapman)..9

-i-


Đồ án tốt nghiệp

1.2. Khái quát về MRSA (methicilline-resistant Staphylococcus aureus) .......... 9
1.3. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus trên thế giới
và Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 11
1.3.1. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus trên thế giới ........................ 11
1.3.2. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus tại Việt Nam ...................... 12
1.4. Cơ chế đề kháng kháng sinh của S.aureus .................................................. 14
1.4.1. Kháng sinh và cơ chế tác động .................................................................. 14
1.4.1.1. Kháng sinh ........................................................................................... 14
1.4.1.2. Phân loại ............................................................................................... 14
1.4.1.3. Cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn ...................................... 18
1.4.2. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn................................................. 20
1.5. Phương pháp dùng trong việc xác định hiện tượng kháng thuốc ............. 22
1.5.1. Kỹ thuật kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh
trên đĩa thạch (phương pháp Kirby Bauer) .......................................................... 22
1.5.2. Thử nghiệm phát hiện β-lactamase ............................................................ 23
1.6. Dịch tễ học và phòng bệnh ............................................................................ 24
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 26
2.1.1.1. Dân số mục tiêu.................................................................................... 26
2.1.1.2. Dân số chọn mẫu .................................................................................. 26
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 26
2.1.2.1. Thời gian chọn và thu mẫu................................................................... 26
2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 26
2.1.3. Cỡ mẫu ....................................................................................................... 26
2.1.4. Tiêu chí chọn mẫu...................................................................................... 27
2.1.4.1. Tiêu chí đưa vào ................................................................................... 27
2.1.4.2. Tiêu chí loại ra ..................................................................................... 27

-ii-



Đồ án tốt nghiệp
2.1.5. Dụng cụ và hóa chất................................................................................... 27
2.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................. 27
2.2.1. Qui trình ni cấy S.aureus trong các mẫu bệnh phẩm ............................. 27
2.2.2. Qui trình định danh S.aureus trên các mẫu bệnh phẩm ............................. 30
2.2.3. Quy trình thực hiện kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby-Bauer ......... 33
2.2.4. Thử nghiệm phát hiện β-lactamase ............................................................ 36
2.3. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................... 37
3.1. Tỷ lệ phân bố của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ........................... 37
3.1.1. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân nhiễm S.aureus theo lứa tuổi............................. 37
3.1.2. Tỷ lệ phân bố của từng mẫu bệnh phẩm trong tổng số mẫu bệnh phẩm ... 38
3.1.3. Tỷ lệ phân bố của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ........................... 39
3.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ..... 41
3.2.1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong tổng số 30 mẫu
thực hiện kháng sinh đồ ....................................................................................... 41
3.2.2. Tỷ lệ đề kháng đa kháng sinh của S.aureus trong tổng số 30 mẫu
bệnh phẩm thực hiện kháng sinh đồ .................................................................... 43
3.2.3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ....... 44
3.2.3.1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu dịch âm đạo ........ 44
3.2.3.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu dịch niệu đạo ...... 46
3.2.3.3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu mủ ...................... 47
3.2.3.4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu đàm .................... 48
3.2.3.5. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu nước tiểu ............ 49
3.2.3.6. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu máu .................... 51
3.2.3.7. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu phân .................... 51
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 54
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 54

4.1.1. Tỷ lệ phân bố của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ........................... 54

-iii-


Đồ án tốt nghiệp
4.1.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ....... 54
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i

-iv-


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT

AMC

Amoxicilline-clavulanic acid.

BCP

Bromocresol Purple Agar.

BHI

Brain Heart Infusion Broth.


CA

Chocolate Agar + polyvitex.

CA-FM

Comite de L’antibiogramme de la
Societe Francaise de Microbiologie.

CFU

Colony Forming Unit - Đơn vị tạo khuẩn lạc.

Chapman

Mannitol Salt Agar.

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute - Tiêu chuẩn dành
chun về bệnh viện và phịng thí nghiệm.

CM

Clindamycine.

CO

Columbia Agar + 5% máu cừu.


E

Erythromycine.

EP

Nước muối sinh lý vô trùng.

FA

Fusidic acid.

FOS

Fosfomycine.

GM

Gentamycine.

I

Intermediate - trung gian.

K

Kanamycine.

MHA


Mueller - Hinton Agar.

MRSA

Staphylococcus aureus kháng methicilline.

NCBI

National Center for Biotechnology Information - Trung tâm
quốc gia về thông tin Công nghệ sinh học.

OFX

Ofloxacine.

OX

Oxacilline.

P

Penicilline.

-v-


Đồ án tốt nghiệp
PBP

Penicilline-binding proteins - Protein gắn kết với penicilline.


PT

Pristinamycine.

R

Resistant - kháng.

RA

Rifampicine.

S

Susceptible - nhạy.

S.aureus

Staphylococcus aureus.

SXT

Trimethoprim-sulfamethoxazole.

VA

Vancomycine.

VISA


Vancomicine-intermediate Staphylococcus aureus Staphylococcus aureus giảm nhạy với vancomycine.

-vi-


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân nhiễm S.aureus theo lứa tuổi ............................... 37
Bảng 3.2 Tỷ lệ phân bố của từng mẫu bệnh phẩm trong tổng số
mẫu bệnh phẩm............................................................................................ 38
Bảng 3.3 Tỷ lệ phân bố của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm .............................. 39
Bảng 3.4 Kết quả kháng sinh đồ của S.aureus ............................................................ 41
Bảng 3.5 So sánh tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus theo các tác giả ................ 42
Bảng 3.6 Tỷ lệ đề kháng đa kháng sinh của S.aureus trong tổng số 30 mẫu
bệnh phẩm thực hiện kháng sinh đồ ............................................................ 43
Bảng 3.7 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu dịch âm đạo ................ 44
Bảng 3.8 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu dịch niệu đạo .............. 46
Bảng 3.9 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu mủ .............................. 47
Bảng 3.10 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu đàm ........................... 48
Bảng 3.11 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu nước tiểu .................. 49
Bảng 3.12 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu máu ........................... 51
Bảng 3.13 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu phân .......................... 51

-vii-


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Staphylococcus aureus chụp qua kính hiển vi (gấp 20 000 lần) ................. 3
Hình 1.2 Cấu trúc kháng nguyên của S.aureus .......................................................... 4
Hình 1.3 Các vị trí nhiễm trùng và các bệnh gây ra bởi S.aureus .............................. 7
Hình 1.4 Cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn ........................................... 18
Hình 1.5 Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................................ 20
Hình 1.6 Cơ chế đề kháng với Penicilline ................................................................ 21
Hình 1.7 Đĩa mơi trường MHA dùng cho kháng sinh đồ và đĩa kháng sinh ........... 23
Hình 2.1 Khúm trùng do S.aureus tạo ra trên mơi trường CO ................................. 30
Hình 2.2 Khúm trùng do S.aureus tạo ra trên mơi trường CA ................................. 30
Hình 2.3 S.aureus tăng sinh trong mơi trường BHI broth ....................................... 31
Hình 2.4 Khúm trùng do S.aureus tạo ra trên thạch BCP ....................................... 31
Hình 2.5 Khúm trùng do S.aureus trên mơi trường Chapman ................................. 31
Hình 2.6 Kết quả nhuộm Gram của S.aureus ........................................................... 32
Hình 2.7 Kết quả Catalase dương tính ..................................................................... 32
Hình 2.8 Kết quả Coagulase dương tính .................................................................. 33
Hình 2.9 Cách đọc kết quả kháng sinh đồ ................................................................ 35
Hình 2.10 Kết quả kháng sinh đồ của S.aureus (Mã số: 593) .................................. 35
Hình 2.11 Kết quả MRSA ........................................................................................ 36
Hình 2.12 Kết quả thử nghiệm β-lactamase ............................................................. 36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân nhiễm S.aureus theo lứa tuổi ........................ 37
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bố của từng mẫu bệnh phẩm trong tổng số mẫu
bệnh phẩm ........................................................................................... 38
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phân bố của S.aureus trong từng mẫu bệnh phẩm ....................... 39
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus ............................................... 42

-viii-



Đồ án tốt nghiệp
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ đề kháng đa kháng sinh của S.aureus trong tổng số
30 mẫu bệnh phẩm thực hiện kháng sinh đồ ...................................... 44
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu
dịch âm đạo ......................................................................................... 45
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu
dịch niệu đạo ....................................................................................... 46
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu mủ ....................... 48
Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu đàm...................... 49
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus trong mẫu nước tiểu ........... 50
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình cấy phân lập S.aureus trong mẫu máu, mủ, nước tiểu ............. 28
Sơ đồ 2.2 Quy trình cấy phân lập S.aureus trong mẫu đàm, phân, dịch niệu đạo,
dịch âm đạo ............................................................................................ 29
Sơ đồ 2.3 Quy trình thực hiện kháng sinh đồ ........................................................... 34

-ix-


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tụ cầu vàng - Staphylococcus aureus (S.aureus) là một trong những vi khuẩn gây
bệnh nguy hiểm đứng đầu danh sách các tác nhân thường gặp nhất trong các bệnh viện
và cả ngoài cộng đồng. Chúng gây ra nhiều ca nhiễm trùng trầm trọng cho người như
viêm da mãn tính, viêm xương khớp, áp-xe ở các cơ quan sâu, nhiễm trùng vết thương,
viêm phổi, viêm màng tim, viêm màng não…dẫn đến tử vong. Vì thế việc sản xuất
thành cơng thuốc kháng sinh là một bước tiến vĩ đại của ngành y học. Ban đầu, dưới tác

dụng của một liệu trình kháng sinh, đa số vi khuẩn bị giết chết nhưng sẽ có một số ít tồn
tại và phát triển theo ngun lý chọn lọc tự nhiên của Darwin. Vi khuẩn sẽ kháng thuốc
bằng cách sản sinh ra các enzyme mới phù hợp để phân huỷ các kháng thể. Nếu chúng ta
lạm dụng kháng sinh với mục đích dự phịng hoặc dùng không đủ liều lượng hay số ngày
qui định sẽ dẫn đến vi khuẩn không bị tiêu diệt mà ngày càng nhiều và trở nên kháng
thuốc rất nguy hiểm.
Năm 1941, tất cả các chủng tụ cầu vàng dễ dàng bị ức chế bởi kháng sinh Penicilline,
nhưng chỉ 3 năm sau vi khuẩn đã trở nên kháng Penicilline bằng cách sản sinh ra enzyme
penicillinase phân huỷ phân tử penicilline. Tương tự vậy, Methicilline được đưa vào sử
dụng năm 1959, ngay sau đó xuất hiện chủng S.aureus kháng Methicilline (MRSA).
Chủng S.aureus giảm nhạy cảm với Vancomycine cũng đã được tìm thấy ở Nhật lần đầu
tiên vào năm 1997 và một số nước khác.
Khả năng đề kháng kháng sinh nhanh chóng của S.aureus đã kéo dài thời gian nằm
viện, tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong của bệnh nhân lên nhiều lần. Với tình hình đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn như trên đã trở thành một vấn đề thời sự của y tế thế giới.
Tại Việt Nam: vấn đề này cũng không ngoại lệ, các bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng vẫn
luôn được đặt vào mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế và hiện nay đã có nhiều nghiên
cứu khoa học cảnh báo về tình trạng này.

-1-


Đồ án tốt nghiệp
Việc xác định kháng sinh đặc hiệu cho từng trường hợp nhiễm khuẩn là điều cần
thiết để hỗ trợ cho bác sĩ trong việc điều trị. Do đó, chúng tơi tiến hành “Khảo sát sự đề
kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 5-7/2012” nhằm cập nhật tình hình kháng kháng sinh của S.aureus hiện tại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của
Staphylococcus aureus tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5-7/2012” nhằm

mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự phân bố và đề kháng kháng sinh của S.aureus tại khoa Vi Sinh - Viện
Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5-7/2012.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định tỷ lệ phân bố của S.aureus trong các mẫu bệnh phẩm.

 Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của S.aureus trong đó có S.aureus đề kháng với
Methicilline (MRSA).

-2-


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về S.aureus
1.1.1. Đặc điểm vi sinh học
1.1.1.1. Hình thái và cấu trúc
Giới: Eubacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Cocci
Bộ: Bacillales
Họ: Staphylococcaceae
Chi: Staphylococcus
Lồi: aureus

Hình 1.1. Staphylococcus aureus
Chụp qua kính hiển vi (gấp 20 000 lần)


S.aureus có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1µm, sắp xếp thành chùm không
đều nhau. Trên phiến phết nhuộm Gram: vi khuẩn đứng thành đám hoặc dạng chùm
nho, bắt màu Gram dương, nhưng đôi khi thành Gram âm trong lứa cấy già, khơng di
động, khơng sinh bào tử.
S.aureus thuộc nhóm tụ cầu khuẩn có men coagulase nên trên mơi trường thạch
máu gây tiêu huyết, trên môi trường đặc mọc khuẩn lạc màu trắng sứ hoặc trắng ngà
hoặc màu vàng [1].
Tụ cầu vàng phân bố khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, khơng khí. Quần thể
tụ cầu khuẩn sống phổ biến trên cơ thể người. Rất nhiều người khỏe mạnh có mang tụ
cầu khuẩn nhưng khơng bị nhiễm bệnh. Khi những vi khuẩn này gây bệnh thì người bị
bệnh được gọi là “nhiễm tụ cầu khuẩn”. Trong đa số trường hợp, tụ cầu khuẩn khơng
gây ra vấn đề gì hoặc chỉ gây nhiễm khuẩn nhẹ như nổi mụn hoặc bóng nước. Nhưng
trong một số trường hợp, tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn trầm trọng hơn [19].
Tụ cầu được tìm thấy ở hốc mũi trước (30-40%) [2], ở ngồi da và các vị trí cơ
thể hay nóng, ẩm ướt. Không hiếm trường hợp phân lập được từ phân [2].

-3-


Đồ án tốt nghiệp
1.1.1.2. Cấu trúc kháng nguyên

Hình 1.2. Cấu trúc kháng nguyên của S.aureus
Tế bào S.aureus chứa nhiều polysaccharide và protein có tính kháng ngun và
những chất khác quan trọng trong cấu trúc vách tế bào:
 Petidoglycan (PGN) là 1 polymer của polysaccharide, giữ cho vách được
vững chắc và góp phần quan trọng trong cơ chế gây bệnh (kích thích tế bào đơn nhân
sản xuất interleukin-1 lơi kéo bạch cầu, có hoạt tính như nội độc tố và hoạt hóa bổ thể).
 Acid Teichoic (TA) là những polymer của glycerol hay ribitol phosphate,
liên kết với peptidoglycan và có tính kháng nguyên. Ở bệnh nhân viêm màng tim có

chứa kháng thể chống lại acid teichoic của S.aureus.
 Protein A không hòa tan, nằm ở vách tế bào vi khuẩn. Protein này có nhiều
điểm gắn được vào phần Fc của kháng thể IgG. Trong phịng thí nghiệm, người ta có
thể cố định dễ dàng kháng thể IgG lên bề mặt vi khuẩn S.aureus để phát hiện kháng
nguyên tương ứng có trong môi trường nuôi cấy hay trong các loại bệnh phẩm (đó là
phản ứng đồng ngưng kết).
 Nang có tác dụng ngăn cản quá trình thực bào của bạch cầu [1].

-4-


Đồ án tốt nghiệp
1.1.2. Khả năng gây bệnh
S.aureus gây bệnh là do khả năng nhân lên rồi lan tràn vào mô, đồng thời tiết ra
enzyme (catalase, coagulase, staphylokinase, proteinase, lipase, β-lactamase,…) và độc
tố (enterotoxin A, B, C, D, E, F, Toxic shock syndrome toxin, Exfoliative toxin, αtoxin, β-toxin) vào bên trong cơ thể vật chủ [1].
Enzyme:
-

Catalase: biến hydrogen peroxide thành nước và oxygen.

-

Coagulase: có tác dụng làm đơng huyết tương, được xem như là một yếu tố
độc góp phần vào cơ chế gây bệnh.

-

Hyuluronidase: làm tan hyaluronic acid giúp vi khuẩn lan tran trong mô cơ
thể.


-

Staphylokinase: làm tan fibrin (sợi huyết).

-

Proteinase: phá hủy protein.

-

Lipase: phá hủy lipid.

-

β-lactamase: phá hủy vòng β-lactam.

Độc tố:
-

α-toxin: là một loại protein khơng đồng nhất có khả năng ly giải hồng cầu,
gây tổn hại tiểu cầu tương tự như yếu tố gây chết và hoại tử da.

-

β-toxin: thối hóa sphingomyelin gây độc cho nhiều tế bào, cả hồng cầu
người.

-


Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây chết các tế
bào hạt cũng như chống lại đại thực bào.

-

Độc tố tróc vảy (Exfoliative toxin): làm bong biểu bì, tạo nốt phỏng ngồi
da. Kháng thể chun biệt có thể chống lại tác dụng của độc tố này.

-

Độc tố gây sốc (Toxic shock syndrome toxin): phần lớn S.aureus phân lập từ
bệnh nhân có hội chứng sốc nhiễm khuẩn đều tiết ra một loại độc tố gây sốc
1 (TSST 1). Trên người, độc tố này liên quan tới sốt, sốc và nhiều triệu
chứng khác kể cả vết đỏ bong lên ngồi da. Tuy nhiên chưa có bằng chứng

-5-


Đồ án tốt nghiệp
trực tiếp cho rằng độc tố này là nguyên nhân duy nhất gây ra hội chứng sốc
nhiễm khuẩn.
-

Sáu độc tố ruột (Enterotoxin A, B, C, D, E, F): bền nhiệt (chịu sôi được 30
phút) và không bị tác động của những enzyme ruột, khoảng 50% S.aureus
tiết được độc tố này. Là nguyên nhân quan trọng gây ngộ độc thực phẩm.

1.1.2.1. Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh của S.aureus dựa trên khả năng kết hợp các chất ngoại bào và
tính xâm lấn của vi khuẩn. Trong trường hợp ngộ độc thức ăn, yếu tố duy nhất là độc tố

có sẵn trong thức ăn [1].
Dạng nhiễm trùng ban đầu là nhọt hay những áp xe khu trú. Sự xâm nhập của
S.aureus vào nang lông làm da bị hoại tử. Coagulase được tiết ra làm đông sợi huyết
thanh sang thương, tạo một vách bao quanh và giới hạn quá trình tiến triển của sang
thương. Vách được củng cố bởi tế bào viêm và cuối cùng là mô sợi. Sau đó phần hố
lỏng do hoại tử. Nếu phá vỡ vách khi sang thương chưa hoá mủ sẽ tạo điều kiện cho vi
khuẩn lan đi nhanh chóng, bệnh tiến triển nặng, đặc biệt là mụn nhọt ở mặt.
Từ ổ nhiễm, S.aureus có thể xâm nhập vào các nơi khác qua đường bạch huyết,
máu và có thể gây viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thận, nhiễm khuẩn
máu, viêm tuỷ xương [1].
1.1.2.2. Biểu hiện lâm sàng
Tụ cầu có men coagulase gây nên rất nhiều bệnh lý khác nhau dựa vào khả năng
xâm nhập hay sinh độc tố của tụ cầu [18].

-6-


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3. Các vị trí nhiễm trùng và các bệnh gây ra bởi S.aureus
Các bệnh nhiễm trùng khu trú tại da và niêm mạc: chủ yếu ở các chân lông và
tuyến mồ hôi tạo thành áp xe. Tổn thương tại chỗ có thể nhẹ nhưng nó cũng là nguy cơ
phát tán vi khuẩn đến những cơ quan xa hơn. Mủ của các ổ áp xe do tụ cầu vàng gây ra
thường có màu vàng, đặc và khơng hôi.
Nhiễm trùng các cơ quan sâu: nhiễm trùng các cơ quan bên trong cơ thể có thể
do vi khuẩn theo đường máu và bạch huyết đến các cơ quan khác hoặc vi khuẩn đi từ
môi trường vào cơ thể thông qua vết rách da sau chấn thương hoặc trong quá trình phẫu
thuật. Các bệnh lý điển hình trong nhóm này: viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết, viêm
màng tim , viêm màng não mủ…
Viêm da bọng nước (bong da sơ sinh, hội chứng bong da do tụ cầu) thường gặp ở

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh là các chủng tụ cầu sản xuất độc tố
Exofoliatine. Ngay sau triệu chứng sốt và đỏ da, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bong
lớp biểu bì, hình thành bọng nước trên diện rộng. Bệnh thường diễn tiến lành tính.
Hội chứng sốc nhiễm độc: thường gặp ở phụ nữ trẻ trong kỳ kinh nguyệt dùng
băng thấm hút mạnh. Khoảng 20% phụ nữ có mang tụ cầu ở đường âm đạo. Triệu
chứng lâm sàng của hội chứng sốc nhiễm độc gồm đột ngột sốt cao, cảm giác mệt mỏi,

-7-


Đồ án tốt nghiệp
tiêu chảy toàn nước, nhức đầu, đau cơ, nổi ban ngoài da và một hoặc nhiều dấu hiệu
của sốc. Hội chứng này có tỉ lệ tử vong khá cao.
Ngộ độc thực phẩm là triệu chứng điển hình nhất khi nhiễm độc tố đường ruột
bền nhiệt của tụ cầu khuẩn. Sau khi ăn các thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm
tụ cầu đã được nấu chín.
1.1.3. Vi sinh lâm sàng
1.1.3.1. Bệnh phẩm
Tùy trường hợp bệnh lý mà ta có thể lấy bệnh phẩm như mủ, máu, đàm, họng,
phân, dịch cơ thể...[1].
1.1.3.2. Tính chất ni cấy
S.aureus dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường.
Nuôi cấy trên môi trường thạch máu, nhiệt độ 350±20C trong 24 giờ, quan sát hiện
tượng tiêu huyết và sắc tố khúm [1].
1.1.3.3. Nhuộm Gram
Nguyên tắc: nhuộm Gram là một trong những phương pháp nhuộm quan trọng
nhất để phân loại vi khuẩn, cho phép phân biệt thành 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và
Gram âm tùy vào phản ứng nhuộm. Khi nhuộm vi khuẩn với thuốc nhuộm Crystal
Violet và chất gắn màu Iodine, nếu ta tẩy màu bằng cồn 95% thì vi khuẩn Gram dương
bắt màu tím của Crystal Violet. Một số vi khuẩn Gram âm mất màu tím vì màng tế bào

chỉ có một lớp peptidoglycan. Nhuộm lại với dung dịch Safranin, nhóm Gram dương
vẫn cịn giữ màu tím, nhóm Gram âm sẽ bắt màu đỏ [4].
Kết quả: S.aureus là vi khuẩn Gram dương, dạng hình cầu đường kính khoảng
1μm, xếp thành đám hay từng đơi giống hình chùm nho.

-8-


Đồ án tốt nghiệp
1.1.3.4. Thử nghiệm Catalase
Nguyên tắc: S.aureus có enzyme catalase sẽ làm phóng thích O2 từ hydrogen
peroxide tạo hiện tượng sủi bọt [1].
H2O + ½ O2

H2 O2
1.1.3.5. Thử nghiệm Coagulase

Nguyên tắc: S.aureus chứa enzyme coagulase có khả năng làm đông huyết tương.
Loại coagulase gắn kết được xác định bằng kỹ thuật trên kính. Cịn loại coagulase
tự do được xác định bằng kỹ thuật trong ống nghiệm [1].
1.1.3.6. Khả năng tăng trưởng và lên men trên môi trường M.S.A (Chapman)
Nguyên tắc: các loại tụ cầu khuẩn đều tăng trưởng được trên môi trường MSA
chứa 7,5% NaCl. Riêng S.aureus do có khả năng lên men được đường mannitol nên tạo
thành vùng màu vàng bao quanh khóm vi khuẩn [1].
1.2. Khái quát về MRSA (methicilline-resistant Staphylococcus aureus)
S.aureus kháng methicilline - (MRSA) là một loại vi khuẩn có khả năng kháng lại
các loại thuốc kháng sinh như Methicilline, Amoxicilline, Penicilline, Oxacilline,
Gentamycine và thuốc kháng sinh khác. Điều trị khó khăn hơn so với hầu hết các
chủng S.aureus hay staphylococci bởi nó có khả năng kháng một số thuốc kháng sinh
đã từng điều trị nó [20].

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm cũng tăng ở
những bệnh nhân nhập viện được điều trị với Quinolones, người có hệ miễn dịch yếu,
trẻ em, người già, nhân viên y tế [34], [40]. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy 4,6%
bệnh nhân trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe bị nhiễm MRSA [21].
Con đường lây lan MRSA
MRSA lây lan qua tiếp xúc, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm MRSA khi tiếp
xúc với người mang tụ cầu trên da, hoặc có thể bị nhiễm khi tiếp xúc các vật dụng có
chứa tụ cầu khuẩn. Chủng MRSA nhiễm khoảng 1% trong dân số mặc dù hầu hết trong
số họ không bị nhiễm bệnh.

-9-


Đồ án tốt nghiệp
Nhiễm trùng MRSA rất phổ biến trong số những người có hệ thống miễn dịch yếu
và đang nằm viện, nhà điều dưỡng và các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Nhiễm trùng
có thể xuất hiện xung quanh vết thương trong phẫu thuật hoặc các dụng cụ như ống
thông hay qua ống xông dạ dày. Tỷ lệ lây nhiễm trong các bệnh viện, đặc biệt là đơn vị
chăm sóc chun sâu đang gia tăng trên tồn thế giới. Trong các bệnh viện ở Mỹ,
MRSA chiếm hơn 60% các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn [20].
Triệu chứng nhiễm MRSA
Nhiễm MRSA có thể là điển hình của nhiễm trùng S.aureus trên da, thường bắt
đầu bằng việc tụ cầu khuẩn xâm nhập qua da từ chỗ bị tổn thương và phát triển thành
nhiễm khuẩn. Các triệu chứng bao gồm:
 Đỏ, đau, sưng và nóng khi sờ vào, có thể chảy dịch.
 Viêm mô tế bào, tạo thành áp xe.
 Nhiễm tụ cầu khuẩn đôi khi bị nhầm lẫn với vết nhện cắn.
 Một số người còn bị sốt và lạnh.
Hầu hết tình trạng viêm da MRSA khá nhẹ nhưng chúng có thể tiến triển và trở
thành vết thương sâu hơn, nghiêm trọng hơn [19].

Phòng tránh MRSA:
Giữ tay sạch bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng và nước. Bao phủ và chà xát tất cả
bề mặt của tay. Cọ và chà trong ít nhất 10 giây.
Nếu khơng có vết dơ nhìn thấy trên da, có thể dùng nước vệ sinh tay có chứa cồn
(60% cồn etylic) để rửa tay.
Giữ sạch vết cắt và trầy xước và phủ lại bằng băng sạch cho đến khi lành.
Tránh tiếp xúc với vết thương của người khác hoặc những chất hoặc bề mặt
nhiễm bẩn từ vết thương.
Tránh tiếp xúc da với da từ người bị nhiễm khuẩn da.
Không dùng chung đồ cá nhân với người khác (như khăn, giẻ lau, dao cạo, quần
áo hoặc đồng phục).

-10-


Đồ án tốt nghiệp
Lau sạch những vật và bề mặt có thể dùng chung với người khác, như dụng cụ thể
thao trước khi dùng [19].
Hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm Glycopeptid, Cephalosporine và đặc biệt là
Quinolones [35], [40].
Điều trị:
Hầu hết các nhiễm khuẩn MRSA đều có thể được điều trị thành cơng qua việc
chăm sóc vết thương và da bằng cách sử dụng các kháng sinh có hoạt tính chống
MRSA. Nếu cần thiết phải dùng kháng sinh, thì có thể dùng kháng sinh dạng uống
[19]. Vancomycine và Teicoplanine được sử dụng để điều trị MRSA. Tuy nhiên có một
số chủng MRSA đã kháng Vancomycine và Teicoplanine. Linezolid, Daptomycine
được sử dụng để điều trị những chủng kháng Vancomycine [27].
Một thủ thuật của nhà cung cấp dịch vụ y tế là dẫn lưu mủ ra khỏi vùng nhiễm
khuẩn (gọi là cắt và dẫn lưu hoặc "I & D") là cần thiết.
Một số loại nhiễm khuẩn MRSA khó điều trị và tiến triển thành nhiễm khuẩn trầm

trọng và có thể đe dọa mạng sống. Do đó, ta có thể điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh
mạch [19].
1.3. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus trên thế giới và Việt Nam hiện
nay
1.3.1. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus trên thế giới
Năm 1941, Penicilline bắt đầu được đưa vào điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do
staphylococci thì năm 1943 đã xuất hiện chủng S.aureus kháng Penicilline [24].
Năm 1946 ở London, M.Barber và L.P.Garrod phân lập được 14% S.aureus đề
kháng Penicilline do tiết ra penicillinase. Tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng: năm 1947 là
38%, đến năm 1948 là 59%.
Tại Pháp, từ năm 1948 hiện tượng này được Chabbert ghi nhận, đến năm 1962 là
17%, năm 1965 là 35%, năm 1974 là 44% [32].
Ngày nay có đến 90% S.aureus kháng Penicilline và đang có xu hướng gia tăng
chủng S.aureus kháng methicillin (MRSA). Các chủng MRSA được xem là kháng với

-11-


Đồ án tốt nghiệp
các kháng sinh nhóm β-lactam gồm Penicilline (Methicilline, Dicloxacilline,
Nafcilline, Oxacilline…) và các Cephalosporine [8].
Năm 1961 tại Anh, MRSA được phát hiện. Các trường hợp đầu tiên được báo cáo
của MRSA đã xuất hiện vào giữa những năm 1990 ở Úc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp…[37].
Tại Anh, đến năm 1993 có 51 ca tử vong liên quan đến MRSA, năm 2005 có 1.629 ca
tử vong, năm 2006 có 1.652 ca tử vong liên quan đến MRSA chiếm 50% [30].
Từ đầu những năm 1980, Vancomycine đã được đưa vào điều trị các nhiễm khuẩn
do MRSA, đặc biệt là đối với những ca nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, chủng
S.aureus giảm nhạy cảm với Vancomycine (VISA) đã được tìm thấy ở Nhật lần đầu
tiên vào năm 1997, sau đó ở một số nước khác như Úc, Đức,…Gần đây hai chủng
S.aureus đề kháng hồn tồn với Vancomycin đã được tìm thấy tại Mỹ năm 2002 [23],

[29].
1.3.2. Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus tại Việt Nam
Báo cáo “Hội nghị tổng kết công tác hội đồng thuốc và điều trị, hoạt động theo
dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp năm 2005”, nghiên cứu trên 5
bệnh viện cho kết quả: S.aureus (10,7%), Acinetobacter spp. (10,3%), E.coli
(16,7%)…[7].
Báo cáo “Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất từ 15/10/2004 đến 30/6/2005” của Vũ Thị Kim
Cương năm 2007 cho thấy: S.aureus (13,3%), Klebsiella (18,2%), P.aeruginosa
(29,5%), E.coli (13,3%) [8].
Báo cáo “Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn S.aureus - kết quả nghiên cứu
trên 235 chủng vi khuẩn” của Phạm Hùng Vân năm 2005, các chủng vi khuẩn S.aureus
từ 7 bệnh viện ở Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy
S.aureus tỷ lệ kháng Methicilline 47%, Gentamicine 42%, Erythromycine 63%,
Azithromycine 68%, Ciprofloxacine 39%, Cefuroxime 38%, Amoxicillin-clavulanic
acid 30%, Cefepime 34%, Ticarcilline clavulanic acid 28%, Chloramphenicol 38%,
Cotrimoxazol 25%, Levofloxacine 17% và chỉ 8% đối với Rifampicine. Nghiên cứu

-12-


Đồ án tốt nghiệp
cho thấy vi khẩn S.aureus kháng Methicilline (MRSA) có tỷ lệ đề kháng các kháng
sinh cao hơn rất rõ rệt so với vi khuẩn nhạy cảm Methicilline (MSSA) [16].
Báo cáo “Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Thống
Nhất trong năm 2006” của Cao Minh Nga đã phân lập được 1.884 chủng vi khuẩn từ
các bệnh phẩm. Trong đó, S.aureus kháng kháng sinh chiếm 7,27%. Xuất hiện chủng
S.aureus kháng ở mức trung gian với Vancomycine chiếm 0,76% [11].
Báo cáo “Hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006” tại 10 bệnh viện của Lê Văn Nhân cho

kết quả: S.aureus tỷ lệ đề kháng Oxacilline là 41.7%, tỷ lệ đề kháng Bactrim là 27.2%,
tỷ lệ đề kháng Vancomycine là 1.8% [12].
Báo cáo “Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện
Nhi Đồng tháng 2 năm 2007” của Trần Thị Ngọc Anh năm 2008 đã phân lập được 2.738
chủng vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm. Trong đó có 311 chủng S.aureus kháng
Methicilline (MRSA) chiếm 33,5% [5].
Báo cáo “Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một
số bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2010” của
GS.TS.Nguyễn Thanh Bảo và PGS.TS.Cao Minh Nga năm 2011, cho thấy có 6 loại vi
khuẩn thường gặp nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong đó S.aureus chiếm
7,66% [6].

-13-


×