Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình tại quận gò vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TẬN THU NƯỚC MƯA GÓP
PHẦN GIẢM NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI QUẬN GỊ VẤP

Ngành:

Kỹ thuật môi trường

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lâm Vĩnh Sơn
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Thiên Trang

MSSV: 1151080224

Lớp: 11DMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:


Những nội dung trong Đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của ThS. Lâm Vĩnh Sơn.
Mọi tham khảo dùng trong Đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
cơng trình, thời gian, địa điểm cơng bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Thiên Trang


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Lâm Vĩnh Sơn,
người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành Đồ án tốt nghiệp trong suốt thời gian 6
tháng qua. Trong khoảng thời gian thực hiện Đồ án, tơi đã gặp khơng ít khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Sơn cùng sự giải đáp của các
Thầy Cô đã giúp tơi vượt qua và tìm hiểu thêm được rất nhiều tài liệu hay, các
thơng tin bổ ích hỗ trợ tích cực cho tơi trong việc hồn thành tốt Đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Dũng cùng các Thầy
Cô Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường – Trường Đại học Công
nghệ TP. HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích về cơ sở cũng như
chuyên mơn trong suốt q trình 4 năm học để tơi có được những kiến thức vững
chắc khi bước vào thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn Ba Mẹ đã khích lệ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Bên
cạnh đó, tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn tồn thể các bạn trong lớp 11DMT01 đã
cùng nhau gắn bó, động viên, chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích, giúp đỡ nhau
những lúc khó khăn trong suốt 4 năm học vừa qua.
Trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp, chắc chắn sẽ có những thiếu sót,
kính mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của Thầy Cô nhằm giúp tơi
hồn chỉnh đề tài hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Nội dung của đề tài ..................................................................................................... 3
5. Phương pháp thực hiện................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................... 5
1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 5
1.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 5
1.1.2 Địa hình.............................................................................................................. 5
1.1.3 Điều kiện khí tượng thuỷ văn ............................................................................ 8
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................ 14
1.2.1 Dân cư .............................................................................................................. 14
1.2.2 Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 16
1.2.3 Cây xanh đô thị ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP VÀ CÁC GIẢI
PHÁP CHỐNG NGẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUẬN GỊ
VẤP ............................................................................................................................... 19
2.1 Hiện trạng ngập úng ................................................................................................ 19
2.2 Nguyên nhân gây ngập ............................................................................................ 23
2.2.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 23
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 25
2.3 Các giải pháp chống ngập hiện nay tại TP. HCM ................................................... 28
2.3.1 Biện pháp cơng trình ........................................................................................ 28

2.3.2 Biện pháp quản lý ............................................................................................ 29

i


2.4 Hiện trạng, nguyên nhân ngập và hướng giải quyết tại quận Gò Vấp .................... 30
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA THU GOM SỬ DỤNG NƯỚC
MƯA ............................................................................................................................. 32
3.1 Cơ sở của việc tận dụng nước mưa tại TP. HCM ................................................... 32
3.1.1 Đặc điểm chế độ mưa TP. HCM ..................................................................... 32
3.1.2 Chất lượng nước mưa thu trực tiếp .................................................................. 33
3.1.3 Chất lượng nước mưa thu qua mái nhà ............................................................ 35
3.1.4 Lợi ích khi sử dụng nước mưa ......................................................................... 36
3.2 Hiện trạng thu hồi và sử dụng nước mưa ................................................................ 37
3.2.1 Trên thế giới ..................................................................................................... 37
3.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................... 45
3.3 Một số mơ hình cho việc thu gom nước mưa tại TP. HCM.................................... 49
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THU HỒI NƯỚC MƯA TẠI
QUẬN GÒ VẤP ........................................................................................................... 53
4.1 Thu gom nước mưa hộ gia đình đơn lẻ ................................................................... 53
4.1.1 Thu nước mưa từ nhà mái ngói........................................................................ 53
4.1.2 Thu gom nước mưa từ nhà có sân thượng ....................................................... 62
4.1.3 Thu gom nước mưa từ nhà mái tôn ................................................................. 64
4.2 Thu gom nước mưa theo cụm nhà .......................................................................... 67
4.3 Thu gom nước mưa trữ trong hồ chứa cho một lưu vực ......................................... 71
4.4 Hiệu quả giảm ngập từ việc thu gom nước mưa ở quận Gò Vấp............................ 77
4.4.1 Các điểm ngập và thơng số ngập tại quận Gị Vấp .......................................... 77
4.4.2 Tính tốn giảm ngập từ việc thu gom nước mưa ............................................. 77
4.5 Tổng kết .................................................................................................................. 82
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................ 83

5.1 Kết luận ................................................................................................................... 83
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTSX

Giá trị sản xuất

HTTN

Hệ thống thốt nước

KCX – KCN

Khu chế xuất – Khu cơng nghiệp

MSL (Mean Sea Level)

Mực nước biển trung bình (12/2007/QĐ-BGTVT)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTĐHCTCNN

Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ tại quận Gò Vấp ............................................................................... 9
Bảng 1.2. Chế độ mưa tại quận Gò Vấp ....................................................................... 10
Bảng 1.3. Giá trị độ ẩm tại quận Gò Vấp ...................................................................... 11
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp về dân số và diện tích của quận Gị Vấp .............. 15
Bảng 1.5. Tình hình phát triển kinh tế quận Gò Vấp qua các năm ............................... 17
Bảng 2.1. Số lần xuất hiện của trận mưa có vũ lượng >100 mm trong 180 phút ......... 24
Bảng 2.2. Thống kê tình trạng ngập nước do mưa tại một số tuyến đường tại quận
Gị Vấp .......................................................................................................................... 30
Bảng 3.1. Số ngày mưa bình quân trong năm của các trạm ở TP. HCM ...................... 32
Bảng 3.2. Thời gian kéo dài các trận mưa trên 40 mm ................................................. 33
Bảng 3.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về nước mưa ở TP. HCM ............................. 34

Bảng 4.1. Bảng tính tốn phễu thu nước mưa và ống đứng .......................................... 55
Bảng 4.2. Kiểm tra thể tích bể chứa nước mưa ............................................................. 57
Bảng 4.3. Các thơng số chính lắp đặt hệ thống thu nước mưa từ mái nhà ................... 58
Bảng 4.4. Dự tốn chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa ................................... 61
Bảng 4.5. Các thông số lắp đặt hệ thống thu nước mưa trên sân thượng ..................... 62
Bảng 4.6. Dự tốn chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa ................................... 64
Bảng 4.7. Các thông số xây dựng và lắp đặt hệ thống thu nước mưa từ mái tơn ......... 65
Bảng 4.8. Dự tốn chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa ................................... 67
Bảng 4.9. Đặc điểm cụm nhà thu gom nước mưa ......................................................... 68
Bảng 4.10. Xác định thể tích bể chứa nước mưa .......................................................... 69
Bảng 4.11. Dự tốn chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa ................................. 71
Bảng 4.12. Dự tốn chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa cho Giả định 1 ........ 75
Bảng 4.13. Dự toán chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa cho Giả định 2 ........ 76
Bảng 4.14. Dự toán chi phí lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa cho Giả định 3 ........ 76
Bảng 4.15. Các điểm ngập và thơng số ngập tại quận Gị Vấp..................................... 77
Bảng 4.16. Hiệu quả giảm ngập từ việc thu gom nước mưa......................................... 78
Bảng 4.17. Hiệu quả giảm ngập từ việc thu gom nước mưa......................................... 79

iv


Bảng 4.18. Hiệu quả giảm ngập từ việc thu gom nước mưa......................................... 80
Bảng 4.19. Tổng kết dự tốn chi phí và hiệu quả giảm ngập của các phương án ........ 82

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP. HCM .......................................................................... 7
Hình 1.2. Bản đồ quận Gị Vấp ....................................................................................... 7

Hình 2.1. Biểu đồ thống kê tình trạng ngập lụt tại TP. HCM 2003 – 2011 .................. 19
Hình 2.2. Đường Kinh Dương Vương ngập sâu hơn nửa mét ...................................... 22
Hình 2.3. Ngập nặng bên hông cầu Nguyễn Hữu Cảnh ................................................ 22
Hình 2.4. Tuyến cống bị rị rỉ nước thải ........................................................................ 26
Hình 3.1. Mái nhà loại Fibro – ximăng, mái tơn, mái ngói .......................................... 35
Hình 3.2. “Nước của Trời” – sáng kiến của ơng Murase .............................................. 38
Hình 3.3. Dinh thự hồnh tráng của tổng thống Ấn Độ ................................................ 40
Hình 3.4. Hệ thống thu gom nước mưa tại dinh thự ..................................................... 40
Hình 3.5. Mái hứng nước mưa nhà thi đấu Sumo Kokugikan ...................................... 41
Hình 3.6. Bơm tay bơm nước mưa từ bể chứa nước ngầm tại nhà thi đấu ................... 41
Hình 3.7. Kênh ngầm thốt nước bên ngồi đơ thị Nhật Bản ....................................... 42
Hình 3.8. Sân vận động mái vịm Tokyo ...................................................................... 43
Hình 3.9. Khách sạn Parkroyal với hệ thống thu và xử lý nước mưa ........................... 43
Hình 3.10. Vườn cây và hồ bơi trên mái khách sạn Marina Bay Sands ....................... 44
Hình 3.11. Khu tổ hợp cơng trình Garden by the Bay .................................................. 44
Hình 3.12. Ba cơng cụ trong thiết kế đô thị nhằm lưu trữ nước mưa làm giảm tốc độ
và lưu lượng dịng chảy ................................................................................................. 45
Hình 3.13. Người dân huyện Cần Giờ, tỉnh Tiền Giang hứng nước mưa để uống ....... 46
Hình 3.14. Người dân thơn Mỹ Phú 1, An Hiệp (Tuy An) Phú Yên tận thu nước
mưa từ hệ thống máng hứng để sử dụng ....................................................................... 46
Hình 3.15. Cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng Hệ thống cấp nước uống từ
nước mưa H.O.P.S ........................................................................................................ 47
Hình 3.16. Thu nước mưa tại toà nhà CENTer – Cần Thơ và Thu gom nước mưa tại
hộ gia đình ..................................................................................................................... 48
Hình 3.17. Mơ hình thu gom nước mưa và hệ thống làm mát mái nhà do thanh niên
Cần Thơ thực hiện ......................................................................................................... 48

vi



Hình 3.18. PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ giới thiệu hệ thống thu gom nước mưa được
nghiên cứu và thí điểm thành cơng ............................................................................... 49
Hình 3.19. Mơ hình thu nước mưa tại các chung cư ..................................................... 50
Hình 3.20. Thu nước từ mái hiên .................................................................................. 50
Hình 3.21. Mơ hình thu nước mưa từ mái và bức tường của nhà cao tầng .................. 51
Hình 3.22. Cơng viên nước mưa ................................................................................... 51
Hình 3.23. Hệ thống thốt nước mưa trong đơ thị ........................................................ 52
Hình 4.1. Sơ đồ các phương án đề xuất thu gom nước mưa ......................................... 53
Hình 4.2. Mơ hình nhà thu nước mưa trên mái ............................................................. 54
Hình 4.3. Máng dẫn nước mưa ..................................................................................... 55
Hình 4.4. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Hồ, 2014 .............. 56
Hình 4.5. Thiết bị loại bỏ nước mưa đầu trận ............................................................... 58
Hình 4.6. Mơ hình thu gom nước mưa trên mái nhà ..................................................... 59
Hình 4.7. Mơ hình cột lọc cát xử lý nước mưa ............................................................. 60
Hình 4.8. Mơ hình nhà thu nước mưa ở sân thượng ..................................................... 62
Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa từ nhà sân thượng ................................. 63
Hình 4.10. Mơ hình nhà thu nước mưa bằng mái tơn ................................................... 65
Hình 4.11. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa từ nhà mái tơn ..................................... 66
Hình 4.12. Mơ hình cụm nhà thu gom nước mưa ......................................................... 68
Hình 4.13. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa sử dụng cho cụm nhà .......................... 70
Hình 4.14. Sơ đồ hệ thống hồ trữ nước mưa tập trung ................................................. 74

vii


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 300 năm thành lập, TP. HCM hiện bao gồm 19 quận nội thành (440 km2)

và 5 huyện ngoại thành (1657.7 km2) với dân số trên 8 triệu người, đây là đô thị lớn
nhất đồng thời là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – khoa học kỹ thuật – du
lịch của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã phát triển rất nhanh và tương
lai sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là cơng trình giao thơng, hệ thống cấp, thốt nước phục vụ cho công nghiệp,
nông nghiệp, dân sinh, … ngày một cao. Thực tế cho thấy, song song với tốc độ
phát triển, TP. HCM đã và đang phải đối mặt với vấn nạn ngập lụt thường xuyên
xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như phát triển đô thị cùng với sự gia tăng
dân số dẫn đến việc khai thác mặt bằng không theo quy hoạch, sông rạch bị bồi lấp,
mặt thống bị chiếm dụng, dịng chảy bị cản trở... Trong khi đó, hệ thống tiêu thốt
nước được xây dựng theo kiểu chắp vá, tồn tại trong quy hoạch thiết kế, xây dựng,
quản lý… nên thường cứ đến mùa mưa lũ và triều cường là nhiều nơi trong thành
phố bị ngập úng. Đáng chú ý là tình trạng ngập lụt khơng những chỉ xảy ra ở mùa
mưa mà ngay cả trong mùa khơ, khi có triều cường là đủ gây ngập cho những vùng
đất thấp.
Quận Gị Vấp với diện tích tự nhiên 1.975,85 ha, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc
TP. HCM. Địa hình tương đối bằng phẳng, được chia thành hai vùng: vùng trũng
đất thấp hay bị ngập mỗi khi có những trận mưa tương đối lớn, cịn vùng cao là nơi
q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, các cơng trình xây dựng chủ yếu ở nơi đây,
đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ngập chủ yếu trong địa bàn quận
Gị Vấp mỗi khi có mưa lớn. Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một
quận có tốc độ đơ thị hóa cao của thành phố và đã có thời điểm khơng kiểm sốt
được. Q trình đơ thị hóa q nhanh đã làm cho Gị Vấp trở thành một trong ba
quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cùng với đó là các cơng trình
nhà ở, các xí nghiệp vừa và nhỏ xen lẫn trong các khu dân cư mọc lên ngày càng

1


Đồ án tốt nghiệp


nhiều làm cho diện tích đất tự nhiên biến mất dần và thay vào đó là các vật liệu
chống thấm như bê tông, nhựa đường. Mỗi khi có những trận mưa lớn thì nước
thốt khơng kịp dẫn đến ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn quận Gị Vấp.
Trước thực trạng đó, những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề
xuất giải pháp chống ngập cho TP. HCM, các giải pháp đề xuất đã được triển khai
ứng dụng chủ yếu là nâng nền đường, cải tạo hệ thống kênh rạch, cống thoát nước,
xây dựng đê bao, cống ngăn triều, trạm bơm… đã phần nào mang lại hiệu quả ở một
số khu vực nhưng còn mang tính cục bộ, có thể giảm ngập vùng này nhưng lại gây
ngập cho vùng khác. Vấn đề cấp thiết là cần có một khảo sát chi tiết và đánh giá
đúng thực trạng ngập lụt do mưa ở TP. HCM trong giai đoạn hiện nay và dự báo
cho những năm tiếp theo, đồng thời tận dụng được nguồn nước mưa, giảm nhu cầu
cấp nước phục vụ nội thành góp phần giảm sự thất thoát nước, tiết kiệm năng lượng
quốc gia và giảm các tác động đến môi trường ở mức thấp nhất. Từ đó có thể làm
cơ sở đề xuất, xây dựng các giải pháp chống ngập và công nghệ kiểm soát ngập cho
tổng thể TP. HCM và cụ thể cho một số vùng ngập lụt đặc trưng (ngập do mưa,
ngập do triều và ngập do tổ hợp mưa và triều ...) bằng các biện pháp cơng trình và
phi cơng trình.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước
mưa góp phần giảm ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu điển hình
tại quận Gị Vấp” là hợp lý, rất cấp thiết và đúng thời điểm.
2. Mục tiêu của đề tài
Tận dụng khả năng trữ nước mưa bằng các biện pháp thu gom nhằm tăng hiệu
quả chống ngập, tạo cảnh quan môi trường, điều hịa khơng khí và tận dụng nguồn
nước sẵn có phục vụ sản xuất và dân sinh.


Đánh giá điều kiện tự nhiên và hệ thống tiêu thoát nước hiện tại.




Đánh giá diễn biến thủy triều và mưa trong vùng.



Đánh giá các giải pháp chống ngập hiện có.

2


Đồ án tốt nghiệp



Đề xuất được giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập tại quận Gị
Vấp – TP. HCM.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu: Điển hình tại quận Gị Vấp thuộc TP. HCM.



Đối tượng: Tình hình ngập lụt do các trận mưa cường độ lớn và các giải pháp
tận thu nước mưa và chống ngập lụt trên địa bàn TP. HCM.

4. Nội dung của đề tài



Điều tra, thu thập và khảo sát tài liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu: Khảo sát,
thu thập tài liệu địa hình, khí tượng, thủy văn, chất lượng nước.



Nghiên cứu tổng quan đánh giá các kết quả về chống ngập ở trong và ngoài
nước.



Đánh giá hiện trạng ngập – xác định nguyên nhân gây ngập và các giải pháp
chống ngập ở TP. HCM.



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nguồn nước mưa chống ngập và
phục vụ nội thành.



Nghiên cứu điển hình: lập dự án tận thu nước mưa chống ngập bằng giải pháp
thu nước trên mái và trữ vào hộ gia đình theo từng cụm để phục vụ cho các
mục đích khác nhau.



Thu thập thơng tin để tính diện tích bề mặt cần thu và lượng nước thu được.




Tính tốn hiệu quả giảm ngập khi áp dụng các giải pháp thu trữ nước mưa cho
quận Gò Vấp.

5. Phương pháp thực hiện


Phương pháp điều tra thu thập và phân tích tổng hợp: Điều tra thu thập tài liệu,
khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu để từ đó
rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng trong thực tiễn.

3


Đồ án tốt nghiệp



Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu, phát triển
các kết quả nghiên cứu đã có và tiếp thu công nghệ liên quan đến đề tài.



Tiếp cận thực tiễn vùng nghiên cứu.



Phương pháp thủy văn – thủy lực: Tính tốn dung tích bể tối ưu, tính tốn khả
năng cung cấp nước của bể trữ, tính tốn mạng lưới thủy lực ...

4



Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh:
TP. HCM có tổng diện tích tự nhiên là 2093,70km2, với 17 quận huyện nội
thành (440km2) nằm ở hạ lưu các con sông lớn: sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng
Bé, ven rìa Đồng bằng sơng Cửu Long.
Phía Đơng: giáp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phía Tây: giáp tỉnh Long An.
Phía Nam: giáp tỉnh Long An và biển Đơng.
Phía Bắc: giáp tỉnh Bình Dương.
Quận Gị Vấp:
Tổng diện tích tự nhiên tồn quận: 1975,85 ha trải dài theo hướng Đông – Tây
với chiều dài khoảng 7,5 km và chiều rộng hướng Bắc – Nam nơi rộng nhất khoảng
5,9 km. Quận Gị Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc TP. HCM, có ranh giới như sau:
Phía Đơng: giáp quận Bình Thạnh.
Phía Tây: giáp quận 12 qua kênh Tham Lương và quận Tân Bình.
Phía Nam: giáp quận Phú Nhuận.
Phía Bắc: giáp quận 12 qua sơng Bến Cát.
1.1.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh:
TP. HCM nằm trên vùng hạ lưu của lưu vực sông Đồng Nai. Đây là vùng
chuyển tiếp từ vùng gị đồi Đơng Nam Bộ. Cao độ địa hình biến thiên từ cao trình
+30 m (vùng phía Bắc quận Thủ Đức) đến +0,5 m (phía Nam quận 7, huyện Nhà
Bè). Độ dốc địa hình thấp dần từ Bắc Đơng Bắc đến Tây Tây Nam. Có thể phân
chia thành phố thành ba dạng địa hình:


5


Đồ án tốt nghiệp



Dạng địa hình gị đồi kiểu bát úp với cao độ biến đổi chủ yếu từ 2,0 m đến
30,0 m. Dạng địa hình này tập trung ở quận Thủ Đức, quận 9, các quận nội
thành, quận 12, huyện Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Tân. Đây là vùng đất cao,
khơng chịu ảnh hưởng thủy triều trừ một ít diện tích cục bộ nằm ven kênh rạch
với cao trình < +2 m.



Dạng địa hình đồng bằng thấp, với cao độ biến đổi từ 0,8 m đến 1,5 m phân bố
ở quận 2, quận 9, quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, Nhà Bè, ven sơng Sài Gịn.
Đây là đồng bằng ngập triều hoặc ngập lũ do ảnh hưởng thủy triều (trừ các dải
đất có dân cư với cao độ địa hình đến +3,0 m).



Dạng địa hình thấp trũng, với mặt đất lồi lõm, biến động (Cần Giờ, Nam Nhà
Bè). Đây là khu vực gần biển, có cao trình thay đổi từ 0,3 m – 2,0 m.
Quận Gò Vấp:
Quận Gò Vấp có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc chung dưới 1%.

Độ cao so với mặt nước biển từ 0,4 m đến 10 m, cao nhất ở khu vực ven sân bay
Tân Sơn Nhất, thấp nhất ở khu vực ven sơng Bến Cát. Địa hình tồn quận có thể

chia ra ba loại sau:


Địa hình trũng với cao trình biến thiên từ 0,4 m đến 2 m, phân bố ven sông
Bến Cát. Đây là vùng đất bưng, phát triển trên nền đất phèn tiềm tàng sâu,
thoát thủy kém và thường xuyên bị ngập theo thủy triều.



Địa hình cao với cao trình biến thiên từ 2 m đến 10 m chiếm phần lớn diện
tích đất của quận, đây là vùng đất gị phát triển trên nền đất xám phù sa cổ,
thốt thủy khá tốt, điều kiện địa chất cơng trình thuận lợi cho cơng việc xây
dựng các cơng trình lớn.



Địa hình chuyển tiếp giữa địa hình cao và địa hình trũng là phần chuyển tiếp
giữa đất gò và đất bưng của quận, điều kiện địa chất không thuận lợi cho việc
xây dựng các cơng trình, do mực nước ngầm cạn và hiện tượng chảy cát ảnh
hưởng đến các vật liệu xây dựng, dễ làm biến dạng, nứt nẻ hoặc nghiêng lệch
các cơng trình xây dựng.

6


Đồ án tốt nghiệp

(Nguồn: Trung tâm thông tin quy hoạch TP. HCM)

Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP. HCM


(Nguồn: ĐịaỐconline.vn)

Hình 1.2. Bản đồ quận Gò Vấp

7


Đồ án tốt nghiệp

1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn
1.1.3.1. Khí tượng
Thành phố Hồ Chí Minh:
TP. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa – khơ rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Hòa, qua các yếu tố
khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu TP. HCM như sau:


Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160 – 270 giờ. Nhiệt độ khơng khí trung bình 270C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C.



Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Trên

phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh
hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội
thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện
phía Nam và Tây Nam.



Ðộ ẩm tương đối của khơng khí bình qn/năm 79,5%; bình qn mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khơ 74,5% và mức thấp
tuyệt đối xuống tới 20%.



Về gió, TP. HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió
mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðơng Bắc. Ngồi ra có gió tín phong, hướng
Nam – Ðơng Nam.
Quận Gị Vấp:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quận Gị Vấp có nhiệt độ cao

đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới

8


Đồ án tốt nghiệp

tháng 11, cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27oC,
cao nhất lên tới 40oC, thấp nhất xuống 23,8oC, nhiệt độ trung bình 25 tới 28oC.
Lượng mưa trung bình của quận Gị Vấp đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt
cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm. Trên phạm vi không gian của quận,

lượng mưa phân bố không đều.


Nhiệt độ khơng khí
Chế độ nhiệt tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và khu vực quận Gị Vấp nói

riêng tương đối điều hòa. Nhiệt độ được đo tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được
trình bày trong bảng.
Bảng 1.1. Nhiệt độ tại quận Gò Vấp
Các đặc trưng

Trị số (0C)

Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm)

27,42

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (năm 1975)

41

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (năm 1937)

13,8

Nhiệt độ của tháng cao nhất (tháng 4 hàng năm)
Nhiệt độ của tháng thấp nhất (tháng 12 hàng năm)

29
25,5


(Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Hịa, năm 2014)

Như vậy, nhiệt độ trung bình ngày 270C, nhiệt độ cao nhất đạt đến 39 – 400C
và nhiệt độ thấp nhất là từ 24 – 250C.


Ánh sáng
Số giờ nắng bình quân: 6,3 giờ/ngày.
Số giờ nắng tối đa: 12 giờ/ngày.
Số giờ nắng thấp nhất: 5 giờ/ngày.
Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5 (205 giờ).
Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (138 giờ).



Chế độ mưa
Mưa có tác dụng làm sạch các chất ơ nhiễm trong khơng khí và pha lỗng các

chất ơ nhiễm trong nước sơng, kênh rạch. Tuy nhiên, chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn
đến vấn đề ngập lụt đường phố. Nước mưa cũng cuốn trôi các chất ô nhiễm, đặc

9


Đồ án tốt nghiệp

biệt là các chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có
thể ảnh hưởng đến nước ngầm vì tồn thành phố khơng có hệ thống thốt nước
mưa, do đó sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bị ngập lụt gây mùi hơi

thối từ các cống thốt nước và ách tắc giao thơng.
Lượng mưa có khuynh hướng tăng dần theo trục Đông Bắc – Tây Nam và về
mặt không gian lượng mưa phân bố không đều trên phạm vi quận. Lượng mưa trong
năm phân bố không đều, tập trung chủ yếu trong tháng 4 đến tháng 11; khô hạn xảy
ra nặng trong tháng 12 đến tháng 3 ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất. Kết
quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Hịa được thể hiện trong
bảng, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùa khô chiếm 5% cả
năm.
Bảng 1.2. Chế độ mưa tại quận Gò Vấp
Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa

Trị số (mm)

Lượng mưa trung bình năm

1979

Lượng mưa lớn nhất năm

2718

Lượng mưa nhỏ nhất năm

1553

Số ngày mưa trung bình năm

154

Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất


338 (tháng 9)

Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất

22 (tháng 9)

Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất

3

(Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Hịa – năm 2014)



Chế độ gió
Hai hướng gió chủ đạo trong năm là Tây – Tây Nam và Bắc – Đơng Bắc.
Gió Tây – Tây Nam thổi vào mùa mưa với tốc độ 3,6 m/s.
Gió Bắc – Đơng Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với

tốc độ trung bình 2,4 m/s.
Từ tháng 3 đến tháng 5 có gió Tín Phong Nam – Đơng Nam, vận tốc trung
bình khoảng 3,7 m/s.

10


Đồ án tốt nghiệp

Tháng có gió mạnh nhất là tháng 8, vận tốc bình quân 4,5 m/s và yếu nhất là

tháng 12: 2,3 m/s.
Hướng gió thịnh nhất là hướng Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 10, gió đem
mưa từ Vịnh Thái Lan vào. Từ tháng XI gió Đơng Bắc mát, khơng mưa. Tốc độ
bình qn 3 m/s.


Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực

tiếp rất lớn đến q trình chuyển hóa và phát tán các chất ơ nhiễm trong khí quyển,
đến q trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe cộng đồng. Độ ẩm biến thiên
theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt. Độ ẩm khơng khí rất cao vào các tháng mùa
mưa, lên chế độ bão hịa 100%. Vào các mùa khơ, độ ẩm giảm. Độ ẩm tương đối
cho trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Giá trị độ ẩm tại quận Gò Vấp
Tháng

Độ ẩm tương đối (%)
Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

1

99

77


23

2

99

74

22

3

98

74

20

4

99

76

21

5

99


83

33

6

100

86

30

7

100

87

40

8

99

86

44

9


100

87

43

(Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Hòa, năm 2014)

.

11


Đồ án tốt nghiệp

1.1.3.2. Thủy văn
Thành phố Hồ Chí Minh:
Về thủy văn, do nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Ðồng Nai – Sài Gịn, TP.
HCM có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất phát triển:
Sơng Ðồng Nai: bắt nguồn từ cao nguyên LangBiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000
km2. Nó có lưu lượng bình quân 20 – 500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ
lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính
của TP. HCM.
Sơng Sài Gịn: bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến
thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ
thống các chi lưu của sông Sài Gịn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng
54 m3/s.
Sơng Nhà Bè: hình thành từ chỗ hợp lưu của sơng Ðồng Nai và sơng Sài Gịn,
cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Ðơng Nam.

Ngồi trục các sơng chính kể trên ra, thành phố cịn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sơng Sài Gịn có các rạch Láng The, Bàu Nơng, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé,
Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðơi và ở phần phía Nam thành phố thuộc địa bàn
các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc.
Quận Gò Vấp:
Trên địa bàn quận Gò Vấp có kênh Tham Lương nằm ở phía Tây, sơng Bến
Cát nằm ở phía Bắc, sơng Vàm Thuật ở phía Đông. Các sông rạch trong quận đều
chịu sự chỉ lưu của sơng Sài Gịn:
Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật: dài tổng cộng
14.080 m chảy dọc biên giới 3 quận Tân Phú, Tân Bình, Gị Vấp.
Sơng Vàm Thuật: có tổng chiều dài 13 km nối với hệ thống sơng Sài Gịn.

12


Đồ án tốt nghiệp

Rạch Bến Cát: chảy trên địa bàn phường 12, bắt đầu từ rạch Hịn Đá đến
sơng Sài Gịn có tổng chiều dài 6500 m.
Rạch Lịng Lớn: chảy trên địa bàn phường 5, chảy trên sông Vàm Thuật có
chiều dài 1000 m.
Rạch Ơng Nên: ở ranh giới 2 quận Gị Vấp và Bình Thạnh. Nối rạch Lăng với
sơng Vàm Thuật dài 600 m.
Rạch Bà Miên: chảy trên địa bàn phường 15 và phường 17 có tổng chiều dài
3000 m.
Rạch Ông Cù: chảy trên địa bàn phường 5 đổ ra sơng Vàm Thuận có chiều
dài 1200 m.
Kênh Rạch Dừa: dài khoảng 500 m, chảy qua địa bàn 4 phường 5, 6, 7, 17
của quận Gò Vấp; bắt đầu từ đường Phan Văn Trị đến đường Dương Quảng Hàm

rồi đổ ra rạch Bến Cát. Miệng kênh rộng khoảng 13 – 15 m, sâu khoảng trên 10 m,
đáy lịng kênh hẹp.
Ngồi các sơng rạch nêu trên, quận Gị Vấp cịn khá nhiều rạch nhỏ nằm rải
rác các địa bàn trong quận, đó là hệ thống thốt nước khá hiệu quả cho tồn khu
vực.
Chế độ thủy văn
Các sơng, rạch được nối kết với nhau thành một hệ thống với mối tương quan
chặt chẽ về mặt chế độ thủy văn và cùng chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ bán nhật
triều từ biển Đơng đi vào. Mực nước triều bình qn cao nhất là 1,32 m và thấp nhất
là -2,07 m. Độ chênh lệch đỉnh triều cường ở các tần suất khác nhau nhỏ, vào
khoảng là 20 – 30 cm. Nước mặn theo thủy triều xâm nhập ngược dịng sơng Sài
Gịn tới tận phường 5, ảnh hưởng ít nhiều tới tồn bộ hệ thống kênh rạch của Quận
với nồng độ mặn 4% vào mùa khô.
Một năm chia làm 3 thời kỳ thủy triều:


Thời kỳ thủy triều lên cao: tháng 9 đến tháng 12.



Thời kỳ thủy triều xuống thấp: tháng 4 đến tháng 8.



Thời kỳ thủy triều trung bình: tháng 1 đến tháng 3.

13


Đồ án tốt nghiệp


Thủy triều lên cao vào các ngày 1 – 4 và các ngày 14 – 17 âm lịch, mỗi tháng
xuống thấp vào các ngày xen kẽ. Sự thay đổi biên độ thủy triều hàng tháng cao so
với sự thay đổi hàng năm. Hàng tháng lại có 2 kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng
vào các ngày 1, 2, 3, 15, 16 (âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào giữa các ngày nói trên.
Ảnh hưởng của triều khá xa hai sông: sông Đồng Nai lên đến Trị An cách biển
150 km; sơng Sài Gịn lên đến Dầu Tiếng cách biển 180 km. Cùng với thủy triều là
sự xâm nhập mặn, vào mùa mưa ảnh hưởng của triều đối với độ mặn trên sông thấp
nhưng về mùa khô do lưu lượng sông giảm nhiều, ảnh hưởng rất lớn.
Thủy triều tuyến kênh, rạch thuộc hệ thống sông Sài Gòn, theo chế độ bán
nhật triều, biên độ triều trung bình trong ngày là 2 m, mực nước cao nhất là +1,35
m, mực nước thấp nhất -1,8 m. Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy
triều. (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân cư
Thành phố Hồ Chí Minh:
Dân số bình quân trên địa bàn TP. HCM năm 2014 ước hiện có 8.047,7 ngàn
người, tăng 1,36% so với năm 2013. Theo dự báo, đến năm 2025, dân số của thành
phố đạt khoảng 10 triệu người (trong đó các quận nội thành là 7,4 triệu người), diện
tích đất xây dựng đơ thị khoảng 100.000 ha.
Quận Gị Vấp:
Theo số liệu thống kê của UBND quận Gò Vấp năm 2014, dân số trên địa bàn
quận là 595.880 người với 149.639 hộ. Dân cư phân bố khơng đều giữa các phường.
Phường có dân cư cao nhất là phường 12: 58.177 người. Phường có dân cư thấp
nhất là phường 13: 21.806 người. Dân số những năm qua của quận Gò Vấp tăng khá
nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

14



Đồ án tốt nghiệp

Nguyên nhân gia tăng dân số của quận một mặt do tăng tự nhiên, mặt khác do
dân nhập cư từ các nơi khác đến. Trong giai đoạn hội nhập từ quận ven trở thành
quận nội thành, quận Gò Vấp đã thu hút một lượng dân cư từ các nơi khác chuyển
đến sinh sống. Sự di chuyển của người dân đến đây cũng nói lên phần nào tiềm lực
phát triển kinh tế của quận.
Một số chỉ tiêu tổng hợp về dân số và diện tích
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp về dân số và diện tích của quận Gị Vấp
Đơn vị hành chính

Dân số

Mật độ dân số

Diện tích

(Phường)

(Người)

(Người/km2)

(km2)

1

Phường 1

22.579


38,564

0,5855

2

Phường 3

47.990

33,170

1,4468

3

Phường 4

22.560

60,289

0,3742

4

Phường 5

53.413


33,665

1,5866

5

Phường 6

28.935

17,563

1,6475

6

Phường 7

29.744

30,551

0,9736

7

Phường 8

30.899


26,464

1,1676

8

Phường 9

31.552

37,634

0,8384

9

Phường 10

45.884

27,738

1,6542

10

Phường 11

44.569


36,538

1,2198

11

Phường 12

58.177

40,426

1,4391

12

Phường 13

21.806

25,489

0,8555

13

Phường 14

37.619


17,955

2,0952

14

Phường 15

27.953

19,543

1,4303

15

Phường 16

50.389

39,518

1,2751

16

Phường 17

50.078


42,835

1,1691

STT

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp – 2013)

15


×