ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng.
1/Trong các từ sau, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?
A/ Biển cả. B/ Sông nước. C/ Ao hồ. D/ Khe suối.
2/Dòng nào nói đến đặc điểm của thuật ngữ?
A/Thuật ngữ có tính biểu cảm.
B/ Thuật ngữ được dùng trong lời nói hằng ngày.
C/ Một thuật ngữ biểu thị nhiều khái niệm.
D/ Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
3 /Câu nào mắc lỗi dùng từ?
A/ Cây bàng đang thay lá. B/ Bài thơ “Lượm” là một kiệt xuất của Tố Hữu.
C/ Nội dung của bài thơ “Lượm”rất hay. D/Mùa xuân đã đến rồi.
4 /Trong các cụm từ sau, những cụm từ nào có hiện tượng lặp nghĩa giữa các tiếng?
A/ Không ngủ, núi Thái Sơn, đèo Hải Vân.
B/ Cây cổ thụ, người đầy tớ, đi học nào.
C/ Sông Bạch Đằng, sông Lô, tháp Mỹ Sơn.
D/Gia nhập vào, đề cập đến, ngày sinh nhật.
5/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
A/ Tiếng Anh B/ Tiếng Pháp C/ Tiếng Hán D/ Tiếng La tinh
6/ Từ “ăn” trong “ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào?
A/ Nghĩa gốc B/ Nghĩa chuyển
C/ Nghĩa chính D/ Nghĩa phụ
7/ Nghĩa của yếu tố “phong” trong “phong tỏa” là gì?
A/ Gió B/ Gió thổi C/ Vây hãm D/ Mũi nhọn
8/ Loại dấu câu nào được dùng trong lời dẫn trực tiếp?
A/ Dấu ngoặc kép. B/ Dấu ngoặc đơn.
C/ Dấu gạch ngang. D/ Dấu chấm than.
9/ Trong tiếng Việt, thành ngữ nào có cùng nghĩa với hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét
trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
A/ Trứng chọi với đá. B/ Đầu voi đuôi chuột.
C/ Ngàn cân treo sợi tóc. D/ Châu chấu đá xe.
10/ Từ “ người dưng” có nghĩa là gì?
A/ Người hoàn toàn xa lạ, không thân thích với mình.
B/ Người có quan hệ họ hàng, thân thích với mình.
C/ Người cùng học tập và lao động với mình.
D/ Người có quan hệ hàng xóm, láng giệng với mình.
11/ Những từ “máu mủ, ngon ngọt” là:
A/ Từ đơn B/ Từ ghép C/ Từ láy D/ Từ láy phụ âm
12/ Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
A/ Ông, bà, bố, dì, dượng. B/ Chúng tôi, chúng ta, chúng nó.
C/ Anh, chị, con người, chúng sinh. D/ Con, em, ngài, trẫm.
II/ Tự luận: (7đ)
1/ Thế nào là cách dẫn gián tiếp? (1.0đ)
2/ Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của
các nghệ thuật đó trong đoạn văn.
* Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ
con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! (3.0đ)
(Thép Mới - Cây tre Việt Nam)
3/ Viết đoạn văn diễn dịch ( 6 đến 8 câu) chủ đề tự chọn, trong đoạn có sử dụng nghệ thuật
so sánh, và hai từ láy. (Có xác định nghệ thuật và các từ láy ) (3.0đ)
* MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số
Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Tổng kết từ vựng
6
1.5
/
2
0.5
/ /
1
3.0
/
1
3.0
8
2.0
2
6.0
Thuật ngữ
1
0.25
/ / / / / / /
1
0.25
/
Cách dẫn TT, GT
2
0.5
1
1.0
/ / / / / /
2
0.5
1
1.0
Xưng hô trong hội
thoại
1
0.25
/ / / / / /
1
0.25
* ĐÁP ÁN:
I/ Trắc nghiệm: (3.0đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A D B D C B C A C A B C
II/ Tự luận: (7.0đ)
1/ Nêu đúng khái niệm cách dẫn gián tiếp. (1.0đ)
2/ Phép điệp ngữ và nhân hóa.Những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác
giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương đất nước.
(1.0đ)
- Phép điệp từ ngữ ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn điệp từ ngữ còn nhấn
mạnh hình ảnh cây tre với những chiến công của nó.(1.0đ)
- Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người
đọc nhiều hơn.(1.0đ)
3/ Đoạn văn phải có chủ đề, các câu trong đoạn đều hướng tới chủ đề đó.(1.0đ)
- Phải đảm bảo số câu quy định (ít nhất 6 câu, nhiều nhất 8 câu), nếu đoạn văn hay nhưng
không đảm bảo số câu thì không đạt điểm tối đa.(1.0đ)
- Câu phải đúng ngữ pháp - không mắc lỗi chính tả.(1.0đ)