Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ăn tạp spodoptera litura

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THU HOẠCH SÂU CHẾT ĐỂ
THU NHẬN VIRUS NPV TRÊN SÂU KHOANG ĂN TẠP
SPODOPTERA LITURA

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HAI
Sinh viên thực hiện
Lớp: 11HSH02

: NGUYỄN THỊ DIỄM CHI
MSSV: 1191111006

TP. Hồ Chí Minh, 2013


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận


tiện cho cây trồng phát triển. Đồng thời với cây trồng phát triển là sâu bệnh hại
cũng phát sinh, chúng gây hại đáng kể đến năng suất. Theo thống kê của Cục Bảo
vệ thực vật, hàng năm các loại dịch hại, bệnh hại đã làm giảm 35 – 40 % tổng sản
lượng, mặt khác làm giảm phẩm chất của nông sản. Để bảo vệ cây trồng thì mức chi
phí cho cơng tác bảo vệ thực vật, phịng trừ dịch hại đã khơng ngừng tăng lên trong
phạm vi tồn quốc. Trong đó, đáng đề cập đến là lồi sâu khoang ăn tạp
(Spodoptera litura), theo ước tính lồi sâu này có thể gây hại trên 290 loại cây trồng
thuộc 99 họ thực vật. Ở nước ta chúng là loài gây hại quan trọng trên các loại rau họ
thập tự, cà chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá, bông, thầu dầu,
điền thanh,… (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Để phòng trừ và làm giảm thiệt hại gây ra do sâu, bệnh hại nói chung và lồi
sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura) nói riêng người nơng dân đã sử dụng nhiều
biện pháp phịng trừ như canh tác thủ cơng, luân canh, chuyên canh, chọn tạo giống
mới, dùng thuốc hóa học. Trong đó biện pháp sử dụng thuốc hóa học được xem là
phổ biến vì dễ áp dụng, có hiệu quả ngay, kịp thời và hiệu quả cao mà giá thành lại
rẻ. Nhưng việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,
để lại dư chất hóa học trong nơng sản, giảm số lượng sinh vật có ích, làm mất cân
bằng sinh thái trong tự nhiên, làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh,…đã làm cho
việc phòng trừ sâu hại trở nên kém hiệu quả: Riêng đối với loài thiên địch, El zen,
G.W.et al (1987) cho thấy thuốc hố học trừ sâu có gốc lân hữu cơ và caramat rất
độc, gây chết 100% ong Microphilitis Croleipes (một loài ký sinh của sâu xanh). Ở
việt nam, các tác giả Vũ Quang Côn và ctv (1993), Nguyễn Thị Hai (1996), Phạm
Hữu Nhược (1996) đều cho rằng phun thuốc hố học làm giảm mật độ của các lồi
ăn thịt, ong mắt đỏ và các loài ong ký sinh khác.

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp


Việc phân tích các thí nghiệm ở California đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc hoá
học một cách khơng thận trọng đã kìm hãm sự phát triển tự nhiên của sâu hại, là
nguyên nhân làm cho sâu hại tái phát, mật độ sâu sau khi xử lý thuốc cao hơn trước
khi xử lý (Mariechel, J. Navarro, (1985). Tình hình sâu xanh tái phát cũng đã phát
hiện ở trung quốc: Theo tổng kết của Sheng, C.F (1993), sau một năm sử dụng
thuốc học đơn độc để trừ sâu, mật độ sâu xanh năm 1992 mật độ sâu xanh lên cao
hơn 40 lần so với năm 1982. Ở Việt Nam, Nguyễn Thơ (1993), cũng có nhận xét
nếu phun thuốc không đúng quy định sẽ tiêu diệt ong mắt đỏ cũng như các loài
thiên địch khác ngoài tự nhiên và lập tức sâu xanh bùng phát thành dịch. Một tác hại
lớn của thuốc hoá học trừ sâu hiện nay mà tồn thế giới đang quan tâm đó là: việc
sử dụng thuốc hoá học liên tục đã làm tăng sự sự chọn lọc gen của quần thể sâu hại
và làm cho sâu ngày càng chịu đựng với thuốc. Tính đến năm 1986 cả thế giới đã có
447 lồi sâu kháng thuốc, trong đó có 264 lồi phá hoại trong nơng nghiệp (Nguyễn
Thiện Thuật, 1996).
Ở Việt Nam, Sâu tơ hại bắp cải (Plutella xylostella St.) đã kháng hầu hết các
loài thuốc trừ sâu thơng dụng (Lê Trường,1981).
Tồn dư của thuốc hố học trừ sâu đã gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước, nhiễm
độc cho thức ăn. Frisbie, R. et al (1991) cho biết sự phun thuốc hoá học trừ sâu ở
Mỹ đã làm nhiễm độc nặng cho nguồn nước và thức ăn. Ở Việt Nam, Bùi Sĩ Oanh
và ctv (1995) đã cho biết dư lượng thuốc Cypermerthin trên các loài đậu đỗ đã lên
tới 0,4 -0,7 mg/kg, vượt xa so với mức tồn dư cho phép.
Do vậy, việc sử dụng thuốc hóa học chỉ là biện pháp tình thế.
Đứng trước thực trạng đó thì biện pháp sinh học là một giải pháp được đánh
giá là có hiệu quả cao, vì nó khơng những khơng gây hại cho người, an tồn cho gia
súc, khơng ảnh hưởng đến các lồi sinh vật có ích mà cịn góp phần cải thiện mơi
trường,… Trong số này, đáng kể nhất là virus đa diện nhân (NPV). Virus đa diện
nhân Nucleopolyhedrovirus (NPV) là một tác nhân gây bệnh rất phổ biến trên sâu
ăn tạp, được công nhận là một tiềm năng cho việc quản lý cơn trùng, có hiệu quả
tiêu diệt cao do tính chất lây lan virus NPV trong quần thể sâu, đồng thời virus sẽ
Trang 2



Đồ án tốt nghiệp

nhân nhanh sinh khối trong cơ thể sâu khoang làm tăng tính chất tiêu diệt sâu, nó
đặc biệt hấp dẫn bởi tính an tồn đối với mơi trường và các sinh vật khác. Ưu điểm
quý giá của NPV là khơng ảnh hưởng xấu đến các lồi thiên địch, ở Mỹ, các nghiên
cứu trong phòng cũng cho thấy chuồn chuồn cỏ và các lồi ong khơng bị nhiễm
NPV (Heins, K.M. et al, 1995., Nitt. L. et al, 1995). Ngồi tác động diệt sâu tức
thời, NPV cịn có khả năng truyền sang các thế hệ sau (Khaire, V.M. et al, 1986).
Do có nhiều ưu điểm, NPV đã được nghiên cứu để trừ sâu hại trên nhiều loại cây
trồng. Bertucci, B.M (1985) đã sử dụng NPV trừ ruồi đục thân (Neodiprion sertifer)
trên cây tùng tại Ý. Rabindra, R.J. et al (1985) nghiên cứu sử dụng HaNPV trừ sâu
xanh hại hướng dương ở Ấn Độ. Virus được nghiên cứu trừ sâu hại trên các vườn
cây ở Nhật và nhiều nước khác (Sato t.,1989). Trần Quang Tấn và ctv (1995)
nghiên cứu sử dụng NPV trừ sâu dóm hại thơng ở Việt Nam. Tất cả các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả trên đều cho kết quả: NPV có tác dụng trừ sâu hại trên
các loại hoa màu tương đương hoặc cao hơn thuốc hoá học. Một trong những bước
đầu tiên và quan trọng nhất là phải nhân nuôi và thu nhận sinh khối lớn NPV nhằm
phục vụ cho việc sản xuất chế phẩm virus NPV. Nhưng thời gian thu nhận sâu chết
đã nhiễm virus đóng vài trị quan trọng trong quy trình sản xuất NPV nói chung và
NPV sâu khoang nói riêng (Senthil và cộng sự, 2010). Bởi vì, nếu ta thu nhận quá
sớm, lượng virus sẽ không cao, ngược lại nếu thu nhận quá trễ, xác sâu vỡ ra lượng
virus thất thốt ra mơi trường cũng đáng kể. Vì vậy, việc xác định thời điểm thu
nhận cho sản lượng virus cao nhất, hiệu quả kinh tế nhất là rất cần thiết để giảm chi
phí, hạ giá thành sản xuất chế phẩm. Xuất phát từ nhu cầu trên, sinh viên tiến hành
đề tài: “xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus NPV trên sâu
khoang ăn tạp Spodoptera litura”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định thời điểm thu nhận để có lượng PIBs cao nhất

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp những dữ liệu khoa học là cơ sở cho việc xác định thời gian
thu nhận sâu chết để thu nhận NPV trên sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura thích
Trang 3


Đồ án tốt nghiệp

hợp trong quy trình sản xuất sinh khối lớn NPV nhằm cung cấp cho quá trình sản
xuất chế phẩm NPV trên quy mô lớn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Nuclear polyhedrosis virus – NPVgây chết sâu khoang thu được từ tự nhiên và
nhân lên trong điều kiện phịng thí nghiệm.
Nguồn sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura dùng để nhân nhiễm virus NPV
được bắt từ tự nhiên đem về nhân nuôi để thu được F1.
 Địa điểm
Các thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Khoa mơi
trường và công nghệ sinh học, trường đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhân nhiễm virus NPV trên bề mặt thức ăn nhân tạo của
McKInley (1985)
Số liệu thí nghiệm được đưa vào xử lý thống kê, bằng chương trình Microsoft
Excel, Statgraphic centurion.

Trang 4


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)
1.1.1. Phân loại khoa học
- Tên khoa học: Spodoptera litura Fabricius
- Họ: Noctuidate (ngài đêm)
- Bộ: Lepidoptera (cánh vảy)

Hình 1.1: Sâu khoang (Spodoptera litura)
1.1.2. Phân bố và ký chủ
Sâu ăn tạp (SAT) là lồi có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế
giới và được ghi nhận lần đầu tiên ở huyện Nelson gây hại cho cây thuốc lá (Cottier
và Gourlay,1955).
Sâu ăn tạp cịn có tên gọi là sâu khoang, sâu đàn, sâu keo là loài phân bố rộng
khắp thế giới, ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Bắc Phi. Ở nước ta SAT có ở
khắp nơi.
Đây là lồi đa thực, theo ước tính có thể gây hại trên 290 loại cây trồng thuộc
99 họ thực vật. Ở nước ta chúng là loài gây hại quan trọng trên các loại rau họ thập
tự, cà chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá, bơng, thầu dầu,…
(Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì
sâu có thể gây hại khoảng 200 loại cây trồng. Loài này phân bố khắp nơi ở vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới, kể cả một số nước ôn đới, châu Úc, châu Á và đảo Thái Bình
Dương (Feaking và Franz, 1977 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008).
1.1.3. Đặc điểm gây hại
Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng ổ gặm

nhắm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá nên người ta còn gọi là sâu ổ hay sâu đàn.
Sau khi sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ để lại gân lá, có thể cắn trụi hết lá, cắn
trụi cành hoa, chui và đục khoét trong quả, nụ hoa.
Khi SAT phát sinh thành dịch, chúng gây thiệt hại khá nặng cho cây trồng.
Đối với rau ăn lá thì bị giảm sản lượng và giá trị thương phẩm, đối với cây lấy quả
như cà chua, đậu đũa thì hoa nụ sẽ bị rụng và quả bị hại cũng sẽ rụng sớm hoặc trở
nên thối khi gặp trời mưa.

Hình 1.2: Hoa màu bị phá hủy bởi sâu khoang
1.1.4. Đặc điểm hình thái và sinh thái
Sâu khoang có nhiều loại, bướm trưởng thành có chiều dài thân từ 20 - 25
mm, sải cánh rộng từ 35 - 45 mm, cánh trước màu nâu vàng. Phần giữa từ mép
trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng. Trong đường vân
này có 2 đường vân màu nâu (ở con đực khơng rõ). Cánh sau màu trắng lống phản
quang màu tím. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ thuộc vào điều kiện
thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng khi gặp điều kiện
thích hợp bướm có thể đẻ từ 900 - 2.000 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2004). Theo Phạm Thị Nhất (2000) ở điều kiện Việt Nam thì tổng số trứng trung
bình của sâu ăn tạp là 1000 trứng/ổ. Thời gian đẻ trứng trung bình kéo dài từ 5 - 7
ngày nhưng cũng có khi lên đến 10 hoặc 12 ngày.

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3: Trứng sâu khoang
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm. Bề
mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 - 39 đường)
và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ơ nhỏ. Trứng mới đẻ

có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.
Trứng xếp với nhau thành từng ổ có lơng từ bụng bướm mẹ phủ bên ngoài. Thời
gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu có 5 - 6 tuổi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và phát triển trong
khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35 - 53 mm, hình ống
trịn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn chuyển dần sang màu nâu đen hoặc
nâu đậm. Sâu tuổi nhỏ tồn thân có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi tuổi
lớn với 1 sọc màu vàng sáng ở hai bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt
cuối, dọc theo những đường ấy có những điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến
đốt thứ tám của bụng mỗi đốt có một chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu
này để phân biệt với các loài sâu khác cùng giống. Trong đó có 2 chấm đen ở đốt
thứ nhất là to nhất và gần như giao nhau khi sâu tuổi lớn tạo thành một khoang đen
trên lưng nên người ta còn gọi sâu này là "Sâu Khoang" (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
Nhộng dài 18 - 20 mm màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống trịn. Mép trước
đốt bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm. Cuối
bụng có một đơi gai ngắn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen (2004) thì thời gian nhộng từ 7 - 10 ngày.
Trang 7


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.4: Nhộng sâu khoang
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của sâu ăn tạp,
ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho tất cả các giai đoạn phát triển của sâu ăn tạp là 370C,
sâu ngừng hoạt động và sẽ chết khi nhiệt độ >400C, trứng sâu ăn tạp sẽ nở khoảng 4
ngày trong điều kiện nhiệt độ ẩm và có thể lên 11 - 12 ngày ở nhiệt độ thấp hơn
(Rang Rao et al., 1989 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008).
Ẩm độ cùng với nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động bắt cặp của thành trùng.

Khi ẩm độ thấp và nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng hoạt động của thành trùng và
ngược lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao, kết hợp với ẩm độ thấp sẽ làm giảm số lượng
cũng như tỷ lệ trứng nở. Ẩm độ thích hợp cho sự sinh trưởng của ấu trùng sâu ăn
tạp dao động từ 85% - 100%.

Hình 1.5 Thành trùng, trứng và ấu trùng sâu ăn tạp trong đất (Nguồn: Trần Văn
Hai, ĐHCT

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.6: Sơ đồ vịng đời của sâu khoang
1.1.5. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
Theo Lê Thị Sen (1999) bướm thường vũ hố vào buổi chiều và bay ra ngồi
hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ.
Thời gian hoạt động từ tối đến nửa đêm. Bướm bay rất khoẻ, có khi bay xa đến vài
chục mét và có thể cao đến 6 - 7 m. Sau khi bắt cặp vài giờ bướm có thể bắt cặp và
1 ngày sau là có thể đẻ trứng.
Bướm có xu tính mạnh với mùi vị chua ngọt và với ánh sáng đèn, đặc biệt là
đối với đèn có bước sóng ngắn (3,650 A0). Thành trùng đẻ trứng vào đêm thứ 2 sau
khi vũ hóa. Một đời con cái giao phối 3 - 4 lần, trong khi đó con đực có thể giao
phối 10 lần (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp


Bướm có tính chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, bướm đẻ trứng thành từng ổ
khoảng vài trăm trứng, thường đẻ ở mặt dưới lá, ổ trứng có phủ lơng màu vàng.
Thời gian đẻ trứng kéo dài 6 - 8 ngày.
Thời gian sống của bướm ở nhiệt độ cao (hè - thu) ngắn hơn ở nhiệt độ thấp
(đông - xuân), bướm được cho ăn thêm sống lâu hơn là không ăn. Sâu non vừa nở
ăn gặm vỏ trứng và sống quần tụ với nhau quanh ổ trứng. Lúc này nếu bị khua động
nhẹ chúng có thể bị phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ bng mình xuống đất, ở
giai đoạn này sâu chỉ ăn gặm ở mặt dưới lá, chừa lại lớp biểu bì trên và gân lá. Sang
tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu có phản ứng rõ rệt
đối với ánh sáng, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng nên ban ngày sâu thường ẩn vào
những nơi tối hoặc chui xuống kẻ đất nứt, ban đêm mới chui lên cây. Vào những
ngày râm mát hoặc có mưa nhẹ thì ban ngày sâu có thể bị lên hoạt động trên cây
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu có thể di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, ở đất cát pha
hoặc đất thịt nhẹ sâu có thể ăn cả bộ phận dưới mặt đất của cây trong thời gian ẩn
nấp ban ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sâu có 6 tuổi, sâu tuổi cuối có thể nặng tới 800 mg, trung bình giai đoạn sâu
non có thể ăn hết 4g lá, trong đó 80% bị tiêu thụ bởi sâu tuổi cuối. Sâu tuổi lớn có
tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành
và trái non. Khi sắp hoá nhộng sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm
n trong đó để hố nhộng bên trong. Đất có hàm lượng nước 20% là thích hợp cho
sâu hố nhộng, đất q khơ hoặc q ẩm đều khơng thuận lợi (Nguyễn Đức Khiêm,
2006).
Sâu ăn tạp là lồi ưa điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sâu sinh
trưởng và phát dục là 29 - 300C và độ ẩm khơng khí thích hợp là trên 90%.
Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu và cây trồng thuận lợi cho sâu phát sinh
và phát triển và thường gây hại cho cây trồng vào các tháng mùa hè và mùa thu (từ
tháng 4 - 10). Dịch sâu thường phát sinh vào tháng 5 - 6, còn các tháng khác có thể
gây hại nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào điều kiện địa điểm và cây trồng.
Trang 10



Đồ án tốt nghiệp

Sâu ăn tạp phát sinh quanh năm trên rau. Mỗi năm có 7 đỉnh cao mật độ sâu
trên đồng ruộng, thời gian giữa 2 đỉnh cao là 20 - 26 ngày. Trong thời gian từ tháng
5 đến tháng 11 thì các đợt mưa lớn kết hợp với sự phát sinh bệnh thối nhũn do virus
NPV là nguyên nhân làm giảm mật số sâu ăn tạp trên đồng ruộng ở đồng bằng sơng
Hồng (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

Hình 1.7: Thiệt hại do sâu ăn tạp trên lá đậu nành, ớt, cải xà lách và dưa hấu
(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
1.1.6. Biện pháp phịng trị
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) thì trong những năm gần đây để phòng trừ
sâu ăn tạp trên thế giới cũng như ở nước ta đã và đang áp dụng các biện pháp quản
lý dịch hại tổng hợp (JA Wightman, ICRISAT, DNAhra Pradesh, India, 1996) vì
sâu này kháng thuốc rất mạnh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu trước khi
phát sinh thành dịch, bao gồm các biện pháp sau:
+ Dùng bẫy đèn và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt. Vừa có ý nghĩa trong dự
báo vừa làm giảm số lượng thành trùng trước khi đẻ trứng.
+ Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt bỏ ổ trứng là biện pháp có hiệu
quả. Khi dự tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2 - 3 ngày 1 lần đi thu
bắt sâu tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở.
+ Tiến hành cày bừa, phơi ải kỹ đất trước khi trồng rau, kết hợp với làm cỏ
xung quanh bờ ruộng để tiêu diệt chỗ ẩn náu của thành trùng. Có thể cho ruộng
ngập nước từ 2 - 3 ngày để diệt nhộng.
+ Sử dụng bẫy pheromone.
+ Bảo vệ và thả các lồi ong ký sinh sâu non, có thể sử dụng loài bắt nồi ăn
thịt Conocephalus sp.
Trang 11



Đồ án tốt nghiệp

+ Sử dụng ong ký sinh trứng để hạn chế số lượng sâu: ở giai đoạn trứng của
SAT có khoảng 4 lồi ong mắt đỏ (Trichogramma), một loài ong thuộc họ
Selionidae và một loài ong họ Braconidae; ngồi ra cịn có thêm lồi Chelonus sp.
và Telenomus spp.. Ở giai đoạn ấu trùng, ngay từ giai đoạn nhỏ đến khi trưởng
thành và hố nhộng có khoảng 8 lồi ký sinh đã được ghi nhận trong đó có ong
Ichneumon sp. và lồi Chelonus sp. Kí sinh chủ yếu ở giai đoạn nhộng non (Phạm
Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thuỳ Minh, 2001).
+ Sử dụng các loài nấm ký sinh trên cơn trùng: theo Trịnh Thị Xn (2006),
thì có 4 loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp: Paecilomyces sp, Nomurae rileyi,
Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc et al (2002) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều
Khuyên (2002) thì sâu ăn tạp ở Đồng bằng Sơng Cửu Long bị ký sinh bởi loài
Nosema bombycis. Theo một số tác giả sâu ăn tạp còn bị chết bởi N. carpocapsae
tại nhiều nơi trên thế giới.
Sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc sử dụng NPV (sử dụng 500
sâu non nhiễm virus/ ha).
Ở nước ta hiện nay, các chủng virus nhân đa diện (NPV) đã được nghiên cứu
và sử dụng có kết quả trên sâu xanh hại bông, sâu tơ bắp cải, sâu ăn tạp, sâu keo da
láng… Đây là những triển vọng rất lớn để sử dụng trong chương trình phòng trừ
sinh học trên cây trồng ở Việt Nam (Nguyễn Cơng Thuật, 1996).
Khi cần có thể phun thuốc theo liều khuyến cáo, tránh sử dụng một loại thuốc
quá hiều lần có thể gây ra tính kháng thuốc ở sâu. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ
sâu thông dụng để trị khi sâu còn nhỏ. Các loại thuốc thường dùng như Cyperan
10EC, Karate 2,5EC, Regent 800WG,… nên phun thuốc vào chiều mát và phun lúc
sâu còn tuổi nhỏ để chúng ít kháng thuốc.
1.2. Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

1.2.1. Giới thiệu về biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh, biện pháp sinh học là biện
pháp:
Trang 12


Đồ án tốt nghiệp

- Tạo môi trường thuận lợi cho các lồi sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi
độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng
cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ thuật canh tác
hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ
có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an tồn với sức
khỏe con người và môi trường
- Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh
vật để phòng trừ sâu hại cây trồng.
Trong tự nhiên, phòng trừ tự nhiên (Natural control) hay đấu tranh sinh học
ln có mặt một cách tích cực tại mọi hệ sinh thái trên khắp hành tinh, khống chế
trực tiếp đến 95% các lồi chân khớp hại (100 000 lồi được phịng trừ tự nhiên),
trong khi các biện pháp mà con người thực hiện bây giờ chủ yếu tập trung vào 5000
loài mục tiêu. Chi phí hàng năm về thuốc trừ dịch hại là khoảng 8,5 tỷ USD, trong
khi tổng số chi phí ước tính cho phịng trừ tự nhiên hàng năm vào khoảng 400 tỷ
USD (dẫn theo Van Lenteren, 2005).
Biện pháp sinh học cổ điển áp dụng cho 350 triệu ha tức bằng 10% diện tích
canh tác có tỷ lệ thuận trên gia thành là 20-500 lần, cao hơn nhiều so với biện pháp
sinh học ni nhân và phóng thích thiên địch (BPSH tăng cường).
Biện pháp sinh học tăng cường được áp dụng cho 16 triệu ha tức bằng 0,046%
diện tích canh tác có tỷ lệ lợi nhuận/giá thành là 2-5 lần.

Tổng hợp trong 120 năm qua, trên 196 nước và vùng lãnh thổ đã có 5000 lần
giới thiệu 2000 lồi chân khớp ngoại lai để phòng chống chân khớp hại và hiện có
trên 150 lồi thiên địch (ký sinh, bắt mồi và vi sinh vật) đang được nhân nuôi và
thương mại trên thế giới (Vũ Văn Đĩnh và ctv, 2004).
Các nhà sản xuất và nông dân nêu lên 9 ưu điểm của biện pháp sinh học (Van
Lenteren, 2005):

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

- Giảm một cách rõ rệt sự phơi nhiễm của nơng dân đối với thuốc hóa học
BVTV.
- Khơng có dư lượng thuốc BVTV trên nơng sản.
- Khơng có ảnh hưởng sinh lý xấu đến sinh trưởng của cây non, phần non của
cây.
- Phóng thích thiên địch tốn ít thời gian hơn phun thuốc và dễ chịu hơn nhiều,
nhất là trong nhà kính nóng ẩm.
- Việc phóng thích thiên địch được tiến hành ngay sau khi gieo trồng, người
nơng dân có thể kiểm tra sự thành cơng của biện pháp này và chỉ cần một vài
lần kiểm tra sau đó nhưng đối vơi biện pháp hóa học cần sự kiểm tra thường
xuyên trong suốt vụ.
- Đối với một số lồi đã hình thành tính kháng thuốc thì biện pháp hóa học là rất
khó khăn .
- Đối với ruộng phịng trừ sinh học, có thể thu hoạch sản phẩm vào bất kỳ thời
gian nào nếu thấy giá có lợi nhất, trong khi biện pháp hóa học cần phải chờ
đợi cho hết thời gian cách ly.
- Khi có được thiên địch tốt sẽ đảm bảo sự thành công của biện pháp sinh học.
- Biện pháp sinh học được nhân dân thừa nhận, sản phẩm sẽ dễ bán hơn và giá

bán cao hơn.
Ngoài ra, các nhà quản lý và ứng dụng còn đưa thêm 4 ưu thế nữa của BPSH
(Vũ Văn Đĩnh và ctv, 2004):
- Ít gây nguy hại đến thực phẩm, nước và mơi trường.
- Đóng góp cho sản xuất thực phẩm bền vững.
- Đóng góp cho bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.
- Khơng có dư lượng trên nông sản.
1.2.2. Một số thành tựu của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại
1.2.2.1. Châu Âu

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp

Theo kinh nghiệm của người nông dân Trung Quốc, người trồng cây có múi ở
vùng Địa Trung Hải đã biết sử dụng loài kiến bắt mồi Oecophylla smaragdia
Fabricius phòng chống sâu ăn lá cam (Mc Cook 1882, Clausen 1966).
Ngay từ thời xa xưa người trồng chà là ở Ả rập đã nhân ni kiến bắt mồi để
phịng chống kiến ăn cây chà là. Đây cũng được coi là những trường hợp đầu tiên
con người biết sử dụng kẻ thù tự nhiên (thiên địch) với mục đích của biện pháp sinh
học. Họ biết phân biệt các loài kiến dựa trên tập tính ăn của chúng.
Vallisnieri (1661-1730) là người Italia đầu tiên đề nghị sử dụng ong ký sinh
Apanteles glomeratus Linneaus phòng chống bướm trắng hại cải Pieris rapae
Linneaus (Doutt 1964). Tiếp theo đó, vào những năm đầu của thế kỷ 18 nhiều báo
cáo đã đề cập đến tập tính ký sinh của một số lồi cơn trùng. Các tác giả cho rằng
nhiều lồi thiên địch có thể được sử dụng như một tác nhân quan trọng phòng chống
sâu hại cây trồng. Có thể khẳng định, ngay từ thế kỷ 18 những kết quả ứng dụng
đầu tiên biện pháp sinh học ở châu Âu chủ yếu tập trung sử dụng cơn trùng ký sinh
hoặc bắt mồi để phịng chống sâu hại cây trồng mà chưa có đề nghị nào về việc

nhập nội thiên địch để phòng chống sâu hại cây trồng ở địa phương.
Năm 1991, ở một số nước châu Âu đã nghiên cứu nhân nuôi và sử dung ong
mắt đỏ Trichogramma sp. phịng chống nhiều lồi sâu thuộc bộ cánh vẩy hại táo,
bắp cải, củ cải đường,… (Meyer, 1991). Cho tới nay nhiều nước châu Âu đã có nhà
máy sinh học sản xuất hàng loạt ong mắt đỏ bằng dây chuyền cơ khí hóa, tự động
hóa, góp phần đáng kể nâng diện tích cây trồng được sử dụng ong mắt đỏ phòng
chống sâu hại. Từ năm 1973 đến 1987, Liên xô cũ đã nghiên cứu nhân nuôi và sử
dụng ong mắt đỏ Trichogramma sp. và ong vàng Habrobracon để phòng chống sâu
xám Agrotis và sâu xanh Helicoverpa armigera đạt hiệu quả.
Theo Petov (1964) các loài bọ mắt vàng (chuồn chuồn cỏ) thuộc họ
Chrysopidae là những loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hịa số lượng sâu hại
chính trên cây trồng ở Bungari. Cũng theo Zeleuny 1965 ở Tiệp Khắc cũ người ta
đã sử dụng loại bọ mắt vàng Chrysopa carnea Steph để phòng chống sâu hại trên
cây cơng nghiệp ngắn ngày có hiệu quả tốt.
Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Kể từ khi nhà khoa học Louis Pasteur phát hiện ra loài vi khuẩn Bacillus
thuringiensis gây bệnh trên sâu non tằm vào những năm đầu thế kỷ 19. Tiếp đến
1915, E. Bertiner (người Đức) cũng đã phân lập và xác định vi khuẩn Bacillus
thuringiensis gây bệnh cho sâu non ngài Địa Trung Hải Anagasta kuchniella. Từ đó
nhiều nước ở châu Âu đã tập trung nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi
sinh Bt để phịng chống trên 525 lồi sâu hại cây trồng nơng, lâm nghiệp có kết quả
tốt.
Ngay từ năm 1720 Phillips đã phát hiện virus gây bệnh cơn trùng. Từ đó
nhiều nhà khoa học ở các nước phát triển của châu Âu đã đi sâu nghiên cứu và sử
dụng virus, một nhóm vi sinh vật gây bệnh có nhiều triển vọng để phòng chống sâu
hại cây trồng.

Balisneri (1709) đã phát hiện nấm gây bệnh trên côn trùng đã tạo điều kiện
cho nhiều nhà khoa học ở các nước châu Âu nghiên cứu và sử dụng nấm gây bệnh
cơn trùng để phịng chống các loài sâu hại cây trồng. Năm 1878, Metschnhikov đã
phát hiện và phân lập được nấm xanh Metashizium aurisophiae trừ sâu non bọ cánh
cứng hại lúa mì Anisophiae austrinia có hiệu quả phòng chống sâu non, trưởng
thành bọ đầu dài hại củ cải đường Bothinoderes pauctiventris.
V.I. Bilai (1961), G. Seiketov (1962), Domsch (1980) đã lần lượt phát hiện
nấm Trichoderma là những thành viên phổ biến trong hệ vi sinh vật đất, có khả
năng đối kháng với các vi sinh vật khác thông qua việc tiết ra các chất kháng sinh,
men rượu các chất có hoạt tính sinh học cao tạo khả năng ức chế các nấm dịch hại
cây trồng như Rhizoctonia, Sclerotium, Verticillium. Đến nay nhiều nước châu Âu
đã nghiên cứu sản xuất và sử dụng nấm Trichoderma để phòng chống hơn 150 loài
vi sinh vật gây hại trên 40 loại cây trồng khác nhau.
Ngay từ giữa thế kỷ 19 đã hình thành hướng nghiên cứu sử dụng tuyến trùng
phịng chống côn trùng. Trước hết phải kể đến những công trình khoa học của các
nhà tuyến trùng học như P. Bovien, J. R. Christie, N. A. Cobb, I. N. Filipjev, G.
Fuchs, G. Steiner, G. Thorne (Nickle và Welch 1984). Theo Hara (1991) tuyến
trùng ký sinh cơn trùng (EPN) có phổ sâu chủ rộng, khả năng tìm kiếm sâu chủ và
Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

sinh trưởng rất mạnh. Khoảng đầu những năm 1980, người ta đã có thể nhân ni
hàng loạt tuyến trùng ký sinh côn trùng bằng in vi tro với các loài vi khuẩn cộng
sinh của chúng (Beđing 1981, 1984) gắn liền với việc sử dụng những loài EPN nay
phịng chống có hiệu quả sâu đục thân (Lindegren 1981), bọ cánh cứng hại nho đen
(Ređing và Miller 1981, Simons 1981) tạo khả năng thương mại hóa sản phẩm sinh
học tuyến trùng EPN diệt côn trùng gây hại cây trồng.
Brooks (1986) chỉ rõ hầu hết các loài Nosema thuộc nguyên sinh động vật

Pzotozoa đã được nghiên cứu sử dụng trong biện pháp sinh học phòng chống sâu
non bộ cánh vẩy và sâu non thuộc bộ cánh thẳng như châu chấu, cào cào (Maddix
vàctv, 1981). Lewis (1997) cho rằng từ năm 1980 một số nước châu Âu đã phát
hiện và sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius cucumeris để phòng chống bọ trĩ hại hành
Thrips tabaci, bọ trĩ Frankliniella occidentalis, F. tritici và T. Obscuratus hại dưa
chuột có hiệu quả rõ rệt.
Mơt số hiệu quả sử dụng biện pháp ĐTSH phòng chống sâu hại cây trồng ở
các nước châu Âu:
- Sử dụng ong ký sinh Allotropa burelli và Pseudaphicus malimus nhập nội
từ Nhật Bản vào năm 1934-1941 phịng chống có hiệu quả Rệp Pseudococcus
coustocki hại táo ở Liên xô cũ.
- Vào những năm 60 của thế kỷ 20, viện BVTV của Liên xơ cũ đã sản xuất
thành cơng chế phẩm Virus phịng ngừa có hiệu quả sâu non ngài Portheroa dispar,
sâu non bướm cải Barathra brassicae.
- Từ năm 1972 ở Bungari đã sử dụng chế phẩm Beauveria để phòng trừ bọ lá
khoai tây, sâu hại lúa, sâu hại mận có hiệu quả tốt. Cũng từ năm 1930 thế kỷ 20 ở
Pháp đã sử dụng nấm Arthrobotrys oligospora, Dactylella ellipsospora để phòng
chống tuyến trùng hại cây cải đường, khoai tây, cà chua,…
1.2.2.2 Châu Mỹ
Ngay từ năm 1883 ở các bang Colombia, Mitsuri,… của Mỹ đã sử dụng thành
công ong kén nhỏ Apanteles glomeratus nhập nội từ Anh phòng chống sâu bướm

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

trắng hại cải và đã trở thành một tác nhân sinh vật có ích tồn tại trong hệ sinh thái
đồng rau cho tới nay ở các bang đó.
Năm 1887 người ta lại thành cơng trong việc nhập nội bọ rùa châu Úc Rodilia

cardinalis vào Mỹ để phòng chống có hiệu quả Rệp sáp Icerya purchasi hại cam,
chanh ở bang Califonia. Kết quả kỳ diệu này gắn liền với tên tuổi của nhà khoa học
A. Koebele. Ông là người đầu tiên nghiên cứu biện pháp ĐTSH chống cỏ dại.
Vào những năm 70 của thế kỷ 20 ở Mỹ đã nhân ni và sử dụng có hiệu quả
ong mắt đỏ Trichogramma sp. và ong vàng Habrobracon sp. để phòng chống sâu
xanh hại ngô, rau, đậu.
Từ năm 1980 ở Mỹ đã phát hiện 86 giống với 1380 loài bọ mắt vàng, trong đó
một số lồi đã được nhân ni và sử dụng phịng chống có hiệu quả sâu hại bơng,
đay,…
Năm 1947 ở Haoai, Mỹ đã nhập nội ong ký sinh Opius oophibis từ Ấn Độ,
Malasia để phòng chống ruồi đục quả Dacus dorsalis đạt kết quả tốt.
Năm 1938 ở Haoai, Mỹ đã nhập nội và sử dụng thành công côn trùng bắt mồi
Telsimia nitida từ Guama và Chilocorus nigritus từ Ấn Độ để phòng chống Rệp sáp
Pinnapis buxi hại dừa, cọ. Năm 1993 ở Mỹ đã sản xuất chế phẩm virus NPV của
sâu Spodoptera exigua cũng như một số chế phẩm virus khác được sử dụng có hiệu
quả phịng chống sâu keo da láng hại bông, sâu cắn lá rau, đậu, cây lâm nghiệp,…
ngay ở những nơi mà biện pháp hóa học bị cấm.
1.2.2.3. Châu Á
Hirashima (1990) cho rằng ở Nhật Bản ngay từ 1986 đã sử dụng ong Cotesia
phitellae, Tetrastichus sokolowski và Diadromus subtilicornis phòng chống sâu tơ
hại bắp cải trên diện rộng có kết quả tốt.
Wauchrea (1988) chỉ rõ ở Trung Quốc ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20
người nông dân ở các tỉnh An Huy, Vũ Hán, Hồ Bắc,… đã sử dụng ong mắt đỏ
Trichogramma japonicum, Trichogramma dendrolimi để phòng chống sâu cuốn lá
lúa, sâu róm hại thơng, sâu cuốn lá hoa lan có hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ ong ký sinh đạt
trên 70% so với ruộng không thả ong.
Trang 18


Đồ án tốt nghiệp


Từ những năm 1985-1990 ở Nhật người ta đã tạo ra quy trình sản xuất bọ mắt
vàng Chrysopa theo quy mô công nghiệp và sử dụng chúng phòng chống sâu ăn lá
khoai tây, sâu hại bắp cải đạt hiệu quả cao.
Rachappa và Naik (2000) cho rằng ngay từ năm 1930 của thế kỷ 20 ở Ấn Độ
đã sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis, Trichogramma japonicum phòng
chống sâu đục thân mía trên diện rộng, đặc biệt trên ruộng mía trồng xen với rau
mùi cho hiệu quả hơn hẳn những khu ruộng mía khơng thả ong.
Chen (1963) cũng khẳng định ở Đài Loan đã sử dụng khá thành cơng ong mắt
đỏ Trichogramma chilonis phịng chống sâu đục thân mía từ những năm 60.
UbDNAi và Sunaryo 1986 chỉ rõ ở Malasia và Indonesia đã sử dụng thành công
ong kén trắng C. Flavipes phịng chống sâu đục thân mía D. Saccharalis.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20 ở Trung Quốc người đã sản xuất chế
phẩm nấm Metarhizium anisophiae (gọi là nấm xanh) và Beauvernia bassiana (gọi
là nấm trắng) và phòng chống bọ cánh cứng hại khoai tây, sâu đục thân ngơ, lồi
sâu hại khác thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera hại rau, đậu,… có hiệu quả hẳn so với
đối chứng không sử dụng biện pháp ĐTSH.
Zen và ctv (1991) cho rằng từ năm 1990 đến nay Trung Quốc đã sản xuất hàng
loạt chế phẩm tuyến trùng ký sinh côn trùng Steinernema carprocapsae và phịng
chống có hiệu quả nhóm sâu đục thân Holcocerus insularis hại cây gỗ và Zeuzera
muthitrigata hại cây bóng mát.
1.3. Khái qt về virus gây bệnh cơn trùng
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu virus gây bệnh côn trùng
Lịch sử cổ đại ghi nhận những phát hiện về bệnh tằm dâu và ong khi con
người bắt đầu nhân nuôi, thuần dưỡng hai lồi cơn trùng có ích này.
Năm 384-322 Trước công nguyên Aristotle đã miêu tả bệnh của ong, nhưng
người Trung quốc đã có những quan sát về bệnh tằm dâu từ 2700 năm trước công
nguyên.

Trang 19



Đồ án tốt nghiệp

Năm 1856 Cornalia và Maestri đã mô tả bệnh tằm nghệ - bệnh virus. Các tác
giả này đã phát hiện thấy các thể đa diện trong cơ thể tằm. Bolle (1898) mơ tả sự sự
hồ tan thể đa diện trong ruột tằm và giải phóng các hạt.
Năm 1919 Akkva, Komarek và Breidl (1923) đã phát hiện dịch qua lọc có bản
chất virus và gây bệnh, tạo nên những thể đa diện ở cơn trùng.
Người đầu tiên nhìn thấy virus gây bệnh côn trùng là Bergold trong những cơng
trình cơng bố 1943-1947 sau khi có kính hiển vi điện tử.
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng virus cơn trùng trên thế giới
Virus gây bệnh côn trùng là một nhóm tác nhân sinh học có nhiều triển vọng
trong phịng chống côn trùng gây hại cây trồng. Bệnh virut hại côn trùng dược mô
tả sớm hơn bệnh virus hại thực vật. Bệnh virus hại côn trùng đầu tiên do Cornalia
và Maestri mơ tả vào năm 1856 chính là bệnh tằm nghệ (mặc dù bệnh này được biết
từ trước đó rất lâu). Các tác giả này là những người đầu tiên phát hiện thấy khi hòa
tan thể vùi trong ruột tằm sẽ giải phóng ra các thể nhỏ. Komarek và Breindl vào
năm 1923 đã khẳng định bản chất virus của bệnh tằm nghệ và bệnh thối nhũn ở sâu
róm Lymantria monacha. Tuy nhiên, người đầu tiên tìm thấy các virus gây bệnh
côm trùng lại là Bergold với các nghiên cứu công bố từ năm 1943 đến năm 1947.
Sau đó trên thế giới xuất hiện hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về virus gây bệnh
cho côn trùng, đặc biệt sau khi có kính hiển vi điện tử (dẫn theo P.V.Lầm, 1995).
Đến năm 1975, Martignoni và Iwai đã đưa ra danh sách 647 lồi cơn trùng
thuộc các họ khác nhau bị virus tấn công. Đến những năm giữa thập niên 80, các
nhà khoa học đã mô tả hơn 700 virus gây bệnh cho 800 lồi cơn trùng khác nhau
(Jayaraj, 1985).
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định có khoảng hơn 1.450 loài virus gây
bệnh khác nhau thuộc 13 họ siêu vi khuẩn thiên địch được phân lập từ côn trùng và
ve bét, trong đó khoảng 90% là thể vùi (Georghe và Gerard, 1984).

Virus gây bệnh cho côn trùng (hay virus côn trùng) chỉ có khả năng sống, sinh
sản ở trong các mô, tế bào sống, không thể nuôi cấy trên các mơi trường dinh dưỡng
nhân tạo. Virus cơn trùng có đặc điểm nổi bật là tính chun hóa hẹp, chỉ gây bệnh
Trang 20


Đồ án tốt nghiệp

cho côn trùng và chỉ xâm nhiễm ở những mô nhất định của vật chủ. Virus côn trùng
có thể tạo thành thể vùi như NPV, CPV, GV, EPV hoặc không tạo thành thể vùi
như Iridovirus, Densovirus, Baculovirus trần (Jayaraj, 1985; Ramakrishnan, 1985).
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng virus côn trùng để trừ sâu hại ở Việt
Nam
Ở nước ta, các nghiên cứu sử dụng virus côn trùng để trừ sâu hại mới được bắt
đầu từ những năm cuối thập niên 1980. Các nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào
nhóm NPV. Nghiên cứu sử dụng virus cơn trùng trong phịng chống sâu hại gồm 2
mảng cơng việc riêng biệt là: nghiên cứu nhân nuôi hàng loạt sâu vật chủ bằng môi
trường thức ăn và nghiên cứu phát triển, sử dụng chế phẩm sinh học từ NPV.
Từ năm 1988 Viện Bảo vệ thực vật bắt đầu nghiên cứu môi trường thức ăn
tổng hợp để nuôi sâu non các lồi cơn trùng cánh vẩy, như sâu cắn gié M. Separata,
sâu xanh H. Armigera, sâu khoang S. Litura, sâu keo da láng S. Exigua, sâu đục
thân ngô O. Furnacalis, sâu tơ P. Xylostella và sâu xanh bướm trắng P. rapae. Viện
BVTV đã chế được 10 môi trường thức ăn từ ngun liệu phế thải có sẵn ở trong
nước để ni sâu xanh, sâu khoang và sâu keo da láng. Các môi trường này được
Cục sở hữu công nghiệp Nhà nước cấp bằng sáng chế.
Từ 1989 - 1990, Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố đã nuôi sâu xanh
thành công bằng môi trường thức ăn nhập nội từ Ấn Độ, Thái Lan. Sau đó, Trung
tâm nghiên cứu cây bơng đã cải tiến những môi trường này cho phù hợp với Việt
Nam.
Cho đến nay, việc nghiên cứu môi trường thức ăn thành công nhất chỉ là đối

với sâu khoang, sâu xanh. Có thể ni hai lồi sâu này trong điều kiện thủ cơng ở
phịng thí nghiệm với lượng lớn để phục vụ sản xuất chế phẩm NPV.
Viện BVTV và Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố đã xây dựng được
quy trình sản xuất chế phẩm NPV của sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu đo
xanh hại đay, sâu róm thơng. Các chế phẩm HaNPV, SeNPV, S1NPV được sản xuất
ở cả dạng lỏng và dạng bột thấm nước (1,5x107 PIB/mg).

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp

Trong phịng thí nghiệm, hiệu lực các chế phẩm AfNPV, HaNPV và S1NPV
đối với sâu đo xanh hại đay, sâu xanh và sâu khoang tương ứng là 72,2-100; 78,7100 và 52,6-100%.
Ở điều kiện đồng ruộng, hiệu quả chế phẩm NPV đối với sâu xanh, sâu keo da
láng, sâu khoang, sâu đo xanh hại đay và sâu róm thông dùng trong liều lượng 2501000 sâu chết/ha rất biến động phụ thuộc vào cây trồng, địa điểm và thời gian sử
dụng. Hiệu lực của chế phẩm HaNPV đối với sâu xanh trên thuốc lá tại Đồng Nai
đạt 57,8-78,6%, còn tại Hà Nội chỉ đạt 31,6-51,1%. HaNPV để trừ sâu xanh trên
bông ở Nha Hố và Sơn La cho hiệu lực tương ứng là 34,0-65,0 và 43,4-89,8%,…
(P. H. Nhượng và nnk, 1996, 1997; H. T. Việt và nnk, 1999, 2000).
Đến nay chỉ mới có chế phẩm HaNPV được sử dụng nhiều hơn cả. Hàng năm
chế phẩm được sử dụng trên diện tích vài trăm ha bơng ở phía Nam. Sau đó là chế
phẩm NPV sâu keo da láng được sử dụng trên hàng trăm ha hành tây, nho, đậu xanh
ở Nam Trung Bộ.
1.3.2. Cơ sở khoa học sử dụng virus diệt côn trùng trong đấu tranh sinh học
Khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, các virus nhân lên ngay trong nhân hoặc
trong chất nguyên sinh của tế bào, phá huỷ các mô và làm cho vật chủ chết. Những
côn trùng cịn sống sót vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng trong giai đoạn nhộng (nhộng bị
thối, ngài vũ hoá bị biến dạng), trong giai đoạn ngài (khả năng đẻ trứng giảm) và
ảnh hưởng tới các thế hệ sau. Nguồn virus tồn đọng trong tự nhiên lại gây lây nhiễm

cho các thế hệ mới. Trên cơ sở khoa học này, virus gây bệnh côn trùng ngày càng
được chú ý nghiên cứu và được coi là một trong những nhân tố có triển vọng trong
phương pháp đấu tranh sinh học phòng chống sâu hại cây trồng trong tương lai.
Năm 1923, Tanaka và Kaya đã miêu tả hơn 20 nhóm (họ) virus gây bệnh cho
cơn trùng. Trong đó 2 họ được nghiên cứu nhiều là Baculoviridae và Reoviridae.
Đại diện của họ Baculoviridae là virus đa diện nhân (NPV- Nuclear polyhedrosis
viruses) và đại diện của họ Reoviridae là virus đa diện tế bào chất (CPV Cytoplasmic polyhedrosis viruses).

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp

Theo các tác giả Granados và Federici (1986); Possee (1993), Tanada và Kaya
(1993), có hơn 600 lồi sâu thuộc bộ Lepidoptera, Hymenoptera, Coleoptera,
Diptera...là vật chủ của Baculovirut. Do đó có rất nhiều nghiên cứu và sản xuất
thuốc trừ sâu virus tập trung vào nhóm virus này. Hầu hết Baculo virus thuộc tính
chun hố cao, chỉ ký sinh trong một lồi sâu, thậm chí ký sinh một số mơ nhất
định nào đó của sâu (Groner, 1986). Baculovirut của Autographa californica
(AcMNPV) và Baculovirut của Autographa falcifera có vật chủ của hơn 30 lồi cơn
trùng thuộc bộ cánh vảy - Lepidoptera. Những tác động có hại của Baculovirut đối
với thiên địch và các ong kí sinh trưởng thành chưa được phát hiện trong tự nhiên
(Groner, 1990).
1.3.3. Hình thái và cấu trúc của virus
-

Virus có cấu tạo vỏ gọi là Capsid có bản chất protein.

-


Trong vỏ capsid là nhân (Nucleoid) chứa ADN hoặc ARN.

+ Hình thái:
Virus có cấu trúc hình học, 5 - 6 đến 20 cạnh với nhiều nhóm virus khác nhau.
Các axit nucleic (ADN, ARN) gồm dạng sợi đơn và sợi đôi.
+ Cấu trúc:
- Vỏ và nhân:
ADN virrus

Sợi đơn

ARN virus

Sợi đơi

Sợi đơn

Sợi đơi

Khi có bộ gen trong vỏ capsid thì gọi là virion hoặc là hạt virus. Vậy virion là
hạt virus đầy đủ về hình thái, nó có thể là một nucleocapsid có vỏ bọc gọi là virus
có vỏ, hoặc là một nucleocapsid trần gọi là virus không vỏ (Hình 1.8):

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp

Axit Nucleic
Nucleocapsid


Capsid

Virion

Capsomer
Virus khơng vỏ

Axit Nucleic
Nucleocapsid

Capsid

Virion

Capsomer

Virus có vỏ

Hình 1.8: Cấu tạo virus
- Nucleocapsid là cấu trúc bao gồm capsid và axit nucleic.
- Capsid là một vỏ protein của hạt virus bao gồm nhiều capsomer.
1.3.4. Phân loại nhóm virus diệt côn trùng
Phân loại virus hại côn trùng gắn liền với lịch sử phát minh và những cấu trúc
đặc trưng của chúng. Virus ký sinh trên vật chủ riêng biệt cho nên tên của virus
được gắn với tên của ký chủ. Ví dụ virus đa diện nhân tằm có tên virus đa diện nhân
Bombyx mori viết tắt là BmNPV, virus đa diện nhân của sâu xanh đục quả có tên
virus đa diện nhân Helicoverpa armigera, viết tắt là HaNPV…
Virus côn trùng được phân thành 14 nhóm. Mỗi nhóm được miêu tả như một
“họ” mặc dù phân loại virus côn trùng vẫn đang phát triển, đặc biệt là các đặc điểm

hóa sinh, cho nên việc phân nhóm này khơng nên coi như là một quyết định cuối
cùng. Khi nghiên cứu để xác định loại virus, các nhà khoa học thường dựa vào sự
xuất hiện của các thể protein khác nhau, bởi virus cơn trùng thường có vỏ protein
Trang 24


×