Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đề tài " quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.76 KB, 22 trang )



TRƯỜNG..........................
KHOA……………………






Tiêu luận


Đề tài

Quan điểm toàn diện, đặc biệt là
quan điểm toàn diện trong đổi mới
kinh tế ở nước ta hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua 20 năm (1986 - 2006), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt
được những thành tựu to lớn, và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Điều đó chứng
tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Nhờ đổi mới mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,
kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các
tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đổi mới làm thay đổi gần như
tất cả mọi mặt đời sống kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội Đảng VI (12/1986)
đến nay đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng, tiết
kiệm đầu tư, chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi mới đã tạo ra


nguồn động lực sáng tạo cho hàng tiêu dùng Việt Nam thi đua sản xuất đưa
kinh tế đất nước tăng trưởng trung bình trên 7%/ năm từ 1987.
Xét riêng về kinh tế, thứ nhất đổi mới đã chuyển nền kinh tế Việt Nam
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh
tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đều được
khuyến khích phát triển không hạn chế; thứ hai, đã chuyển 1 nền kinh tế khép
kín, thay thế nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập,
hướng mạnh về xuất khẩu, thứ ba, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và
công bằng xã hội trong từng giai đoạn đổi mới và phát triển ở Việt Nam,
trong đó xoá đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm là 2 ưu tiên trọng
tâm; thứ tư, cùng với đổi mới kinh tế đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị
với trọng tâm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, hợp lý
quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh
tế ở nước ta hiện nay.

1

2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lí luận của quan điểm
toàn diện
a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
b. Các tính chất của mối liên hệ
• Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách
quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác

cũng đang ngày hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật hiện
tượng khác nhau (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) tự nhiên, dù muốn hay
không, cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng khác. Đó là tính
khách quan của mối liên hệ.
• Ngoài ra, mối liên hệ vốn có tính phổ biến. Tính phổ biến của mối
liên hệ thể hiện:
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện
tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong
thời đại ngày nàykhông có một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với
các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội và ngay cả Việt Nam ta khi
tham gia tích cực vào các tổ chức như ASEAN, hay sắp tưói đây là WTO
cũng không ngoài mục đích là quan hệ, liên hệ, giao lưu với nhiều nước trên
thế giới.
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt cụ thể
tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là
biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
c. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện

3
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến
và về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo
hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong
mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng
ta phải xem xét nó thông qua các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói
cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện
chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất
hay về tính qui luật của chúng.
2. Nội dung của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức sự vật trong mối liên

hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật đó
với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ
trên cơ sở đó chúng ta mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt
từng mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật.
Quan điểm toàn diện không chỉ đòi hỏi chúng ta nắm bắt những cái
hiện đạng tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tương
lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi
có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để
vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
3. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người
Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật hiện tượng từ nhiều khía
cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh từ mối
liên hệ với sự vật hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc,
toàn diện về sự vật và hiện tượng đó tránh được quan điểm phiến diện về sự
vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận về bản chất qui
luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác

4
động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả coa nhất cho hoạt động của bản thân.
Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển
hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định.
II. QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm trước đổi mới
Sau khi đất nước được giải phóng (năm 1976) và đất nước thống nhất
năm (1976). Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp
dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù có nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát
triển kinh tế, Nhà nước đã đầu tư khá lớn nhưng vì trong chính sách có nhiều

điểm duy ý chí nên trong 5 năm đầu (1976 - 1980) tốc độ tăng trưởng kinh tế
chậm chạp chỉ đạt 0,4%/năm (kế hoạch là 13 - 14%/năm) thậm chí có xu
hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng. Biểu hiện ở các mặt.
• Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
lần thứ hai và ba không đạt được. Tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm
1976 - 1980 đều không đạt được, thậm chí tỉ lệ hoàn thành còn ở mức rất
thấp. Chỉ có 7 chỉ tiêu đạt 50 - 80% so với kế hoạch (điện, cơ khí, khai hoang,
lương thực, chăn nuôi lợn, than, nhà ở) còn 8 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 - 48%
(trồng rừng, gỗ tròn, vải lụa, cá biẻn, giấy, xi măng, phân hoá học, thép).
• Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế Quốc dân còn yếu
kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ nói chung còn lạc hậu (phổ biến là trình
độ kỹ thuật của những năm 1960 trở về trước) lại chỉ phát huy được công suất
ở mức 50% là phổ biến công nghiệp nặng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu
tối thiểu; công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệu nhập khẩu. Do
đó đa bộ phận lao động vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản
xuất nhỏ. Phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội
rất thấp.
• Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm
trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng vưói sức lao động và vốn

5
đầu tư bỏ ra. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn, phải dựa vào
nguồn bên nogài ngày càng lớn. Toàn bộ qũy tích luỹ (rất nhỏ bé) và một
phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài (riêng lương thực phải
nhập 5,6 triệu tấn trong thời gian 1976 - 1980. Năm 1985 nợ nước ngoài lên
tới 8,5 tỉ Rup - USD cái hố ngăn cách giữa nhu cầuvà năng lực sản xuất ngày
càng sâu.
• Phân phối lưu thông bị rối ren. Thị trường tài chính, tiền tệ không ổn
định. Ngân sách Nhà nước liên tục bị bội chi và ngày càng lớn năm 1980 là
18,1%, 1985 là 36,6% dẫn đến bội chi tiền mặt. Năm 1976, trên phạm vi cả

nước, lạm phát đã xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng giá cả tăng nhanh.
Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, do đó tiêu cực và bất công xã hội
tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Những điều đó chứng tỏ trong giai đoạn
này nước ta bị khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng lãnh đạo
thực hiện công cuộc đổi mới.
2. Nội dung của đổi mới
Tại Đại hội Đảng VI (tháng 12 / 1986) đã xem lại một cách căn bản về
vấn đề cải tạo XHCN và đưa ra quan điểm về xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần và coi nó là nhiệm vụ cơ bản cho quá trình đổi mới toàn diện nền
kinh tế. Vậy nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thực chất là nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
2.1.Xây dựng nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Cơ sở khách quan cho sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam, gồm 3 cơ sở chính:
• Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ,
sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế

6
độc lập, lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế hàng hoá giữa họ chỉ có thể thực
hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ.
• Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất
hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về
chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa
phương cũng ngày càng phát triển sự phát triển của phân công lao động được
thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm
đưa ra trao đổi trên thị trường.
• Quan hệ hàng hoá, tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối

ngoại đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc,
vĩ mô nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng
hoá đưa ra tra đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên
tắc ngang giá.
Mặt khác xây dựng kinh tế thị trường còn nhiều tác dụng to lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam.
+ Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH mang
nặng tính tự cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần
kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá
sản xuất. Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể
sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để giảm chi phí nhờ đó
có thể cạnh tranh về giá cả. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động sáng tạo của chủ thể kinh
tế kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối
lượng hàng hoá và dịch vụ. Sự phát triển của kinh tế chuyên môn hoá sản
xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng vùng, cũng như lợi
thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.

7

×