Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
..

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------F×G-----

Ngành Quản Trị Ngoại Thương
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO KHI SỬ DỤNG
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
CHI NHÁNH QUANG TRUNG.
GVHD :

Th.S ĐINH TIÊN MINH

SVTH

:

ĐỖ THỊ THU THỦY

LỚP

:

06DQN

MSSV


:

106401290

TP.HCM, tháng 10 năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các
số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nam Á – Chi nhánh Quang Trung , không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tơi
hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010
Tác giả
(ký tên)

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ cũng như trong
suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á – Chi nhánh
Quang Trung, em đã học hỏi được nhiều kiến thức cơ bản và những kinh nghiệm bổ ích
cho bản thân mình, đó chính là nền tảng vững chắc để em bước vào công việc thực tế một
cách tốt đẹp.
Để hoàn thành bài luận văn này, trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn đến
Ban Giám Hiệu nhà trường và cùng tồn thể các thầy cơ trường Đại học Kỹ Thuật
Cơng Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Quản Trị
Kinh Doanh đã dạy dỗ cho em trong suốt quá trình học tập.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Đốc
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á cùng các anh chị Phịng Kế tốn tại Chi nhánh
Quang Trung, những người đã giúp đỡ em nhiệt tình trong việc thu thập, tìm tài liệu cũng
như cho em những lời khuyên quý giá để chuyên đề có được những số liệu cập nhật
chính xác, đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đinh Tiên Minh – người đã đồng hành
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp này.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc tập thể các thầy cơ giáo nhà trường dồi dào
sức khỏe để tiếp tục giảng dạy nhằm xây dựng trường mình thành trường Đại học
chất lượng hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thu Thủy

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : ĐỖ THỊ THU THỦY
MSSV :

106401290

Khoá :

2006


1. Thời gian thực tập
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Bộ phận thực tập
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Kết quả thực tập theo đề tài
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
5. Nhận xét chung
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày......tháng.....năm 2010
Đơn vị thực tập

iii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : ĐỖ THỊ THU THỦY
MSSV :


106401290

Khố :

2006

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày......tháng.....năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
-----FỈG----Từ viết tắt

Diễn giải


BCT................................................................Bộ chứng từ
HĐNT ............................................................Hợp đồng ngoại thương
L/C .................................................................Tín dụng thư
NAB ...............................................................Ngân hàng TMCP Nam Á
NK..................................................................Nhập khẩu
TDCT .............................................................Tín dụng chứng từ
TMCP.............................................................Thương mại Cổ phần
TTQT .............................................................Thanh toán quốc tế
TTXNK ..........................................................Thanh toán xuất nhập khẩu
XNK...............................................................Xuất nhập khẩu
XK..................................................................Xuất khẩu

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................1
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO KHI
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Giới thiệu tổng quan về Thanh toán Quốc tế ............................................................... 4
1.1.1. Thanh toán Quốc tế và các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế ........................ 4
1.1.1.1. Khái niệm Thanh toán Quốc tế ................................................................... 4
1.1.1.2. Các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế..................................................... 4
1.1.2. Sơ lược về các phương thức thanh toán trong Thương mại Quốc tế................... 6
1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền............................................................................. 6
1.1.2.2. Phương thức nhờ thu ................................................................................... 7

1.1.2.3. Phương thức Tín dụng Chứng từ ................................................................ 9
1.2. Rủi ro trong Thanh toán Quốc tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ................... 14
1.2.1. Sơ lược về rủi ro trong hoạt động Thanh toán Quốc tế ..................................... 14
1.2.2. Các loại rủi ro chủ yếu trong thanh toán Tín dụng Chứng từ............................ 15
1.2.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu .................................................................... 15
1.2.2.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu..................................................................... 18
1.2.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng........................................................................... 19
1.2.3. Các loại thư tín dụng và những rủi ro tiềm ẩn................................................... 20

vi


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á.......................................... 22
2.2. Lịch sử hình thành và định hướng phát triển tại Ngân hàng...................................... 23
2.3. Vài nét về tình hình tài chính và hoạt động thanh tốn xuất – nhập khẩu tại Ngân hàng
trong thời gian qua ............................................................................................................ 26
2.4. Tổng quan về Chi nhánh Quang Trung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á
........................................................................................................................................... 29
2.5. Nghiệp vụ thanh toán theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Chi Nhánh
Quang Trung. .................................................................................................................... 30
2.5.1 Quy trình mở L/C ............................................................................................... 30
2.5.2. Quy trình thanh toán L/C .................................................................................. 32
2.5.3. Cách kiểm tra Bộ chứng từ ................................................................................ 34
2.5.3.1. Hối phiếu................................................................................................... 34

2.5.3.2. Hóa đơn thương mại.................................................................................. 35
2.5.3.3. Vận tải đơn ................................................................................................ 36
2.5.3.4. Chứng từ bảo hiểm.................................................................................... 38
2.5.3.5. Phiếu đóng gói........................................................................................... 39
2.5.3.6. Các chứng từ khác..................................................................................... 40
2.6. Thực trạng rủi ro trong thanh tốn Tín dụng Chứng từ tại Chi nhánh....................... 40
2.6.1. Khái quát tình hình Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh Quang Trung. ............. 40
2.6.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh tốn Tín dụng Chứng từ tại Chi nhánh
Quang Trung. ............................................................................................................... 44
2.6.2.1. Rủi ro xảy ra đối với hình thức L/C nhập khẩu trả chậm ......................... 46
2.6.2.2. Rủi ro xảy ra khi Bộ chứng từ không hợp lệ............................................. 49

vii


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á – CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á
năm 2010 .........................................................................................................................51
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh tốn Tín dụng Chứng từ tại
Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Quang Trung................................................................52
3.2.1. Về nghiệp vụ thanh tốn Tín dụng Chứng từ ..................................................52
3.2.2. Cải tiến kỹ thuật công nghệ và tăng cường huấn luyện nhân sự .....................55
3.2.3. Về chiến lược khách hàng ...............................................................................57
3.2.4. Mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài.........................................58
3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra kiểm toán nội bộ để phòng ngừa
rủi ro...........................................................................................................................59

3.3. Một số kiến nghị.......................................................................................................60
3.3.1. Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu......................................60
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á...........................61

KẾT LUẬN..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 70
PHỤ LỤC........................................................................................................ 71

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nam Á giai đoạn 2007 – 2009 .......................................................................................... 26
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu............................................................. 27
Bảng 2.3: Mức thu phí thanh tốn mở L/C tại Ngân hàng Nam Á ................................... 32
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi nhánh Quang Trung trong
những năm qua .................................................................................................................. 41
Bảng 2.5: Hoạt động thanh tốn Tín dụng Chứng từ 6 tháng đầu năm 2010 tại
Chi nhánh .......................................................................................................................... 43
Bảng 2.6: Khách hàng sử dụng nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C qua các năm tại
Chi nhánh .......................................................................................................................... 46
Bảng 2.7: Dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Chi nhánh Quang Trung.................................................................................................... 48

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Trang

Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền.......................................................................... 7
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn ....................................................................... 8
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu qua các năm.................................... 28
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh Quang Trung ...................................................... 30
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các phương thức Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh
Quang Trung ..................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.3: Tổng doanh số Thanh toán Quốc tế và thanh toán L/C các năm qua........... 43
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tỷ trọng sử dụng nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C từ năm
2007- 2009......................................................................................................................... 47

Quy ước:

“ , ” : dấu phân cách hàng ngàn.
“ . ” : dấu phân cách thập phân.

x


1

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

LỜI MỞ ĐẦU
[V\
Ngân hàng là một trong những ngành đóng vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hệ thống tài chính của một quốc gia vững mạnh
trong đó có phần xuất phát từ sự bền vững của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng là
nơi huy động vốn, cũng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Ngày nay trong

xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế và Thương mại Quốc tế ngày càng phát triển,
Thanh toán Quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, là một mắc xích khơng thể
thiếu trong tồn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán Quốc tế là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán
Quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, làm
tăng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút
một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.
Hoạt động Thanh toán Quốc tế cũng làm tăng tính thanh khoản cho
ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn
ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức ký quỹ chờ
thanh tốn.
Ngồi ra, hoạt động này cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại và
khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường Quốc tế,
trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn
trên thị trường Tài chính Quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Nhìn
chung, hoạt động Thanh tốn Quốc tế đã đóng một vai trị quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của đất nước.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Chi nhánh Quang Trung, em nhận thấy Tín dụng Chứng từ là phương thức
thanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu
của hai phía: người bán hàng đảm bảo nhận tiền, người mua nhận hàng và có

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

2


GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức Tín dụng Quốc tế an tồn nhất hiện nay,
đặc biệt là trong thanh tốn hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập vừa qua, em quyết định chọn
đề tài : “Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức thanh tốn

Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Chi nhánh Quang Trung ”.
Ý nghĩa của chuyên đề là muốn tìm hiểu rõ thực trạng rủi ro theo phương
thức Tín dụng Chứng từ. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho hoạt động
thanh toán theo phương thức này tại ngân hàng ngày càng hồn thiện hơn.

• Mục tiêu đề tài
Trên góc độ lý thuyết, chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về
quy trình thanh tốn bằng phương thức Tín dụng Chứng từ. Trên góc độ thực tiễn,
chuyên đề sẽ tìm hiểu thực trạng rủi ro khi thanh toán bằng phương thức này và
kèm theo một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng TMCP Nam Á Chi nhánh Quang Trung.

• Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và khách quan, các phương pháp được sử dụng
song hành và đan xen lẫn nhau:
Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, làm cơ sở phân tích và xử lý số liệu.
Phương pháp quan sát để hiểu rõ hơn các bước thực hiện khi khách hàng đến
giao dịch tại Chi nhánh Quang Trung.

• Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực tập và nghiên cứu luận văn có hạn cùng với phương pháp
tiếp cận, thu thập thông tin về ngân hàng, kết hợp vốn kiến thức ở trường,
tham khảo tài liệu và các sách liên quan, em chỉ giới hạn trong phạm vi: Tìm hiểu

phương thức thanh tốn Tín dụng Chứng từ và đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức này tại Ngân hàng TMCP Nam Á Chi nhánh Quang Trung từ giai đoạn 2007 đến tháng 06/2010.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

3

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

• Giới thiệu kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thanh toán Quốc tế và rủi ro khi sử dụng
phương thức thanh tốn Tín dụng Chứng từ
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động Thanh tốn Quốc tế theo
phương thức Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Chi nhánh Quang Trung
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro theo phương thức thanh tốn
Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh
Quang Trung
Do thời gian tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế, cũng như kinh nghiệm
thực tế chưa tích lũy nhiều, chắc chắn bài luận văn của em sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, những lời
nhận xét, góp ý chân thành của Q Thầy Cơ, và các anh chị tại Chi nhánh
Quang Trung để giúp em có thêm cơ hội học hỏi nhằm vận dụng vào thực tế
tốt hơn.


Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


4

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO KHI
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Giới thiệu tổng quan về Thanh toán Quốc tế
1.1.1. Thanh toán Quốc tế và các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm Thanh toán Quốc tế
“Thanh toán Quốc tế là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một
quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước
liên quan.” (Nguyễn Đăng Đờn, 2006)
TTQT giúp hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác
khoa học- kỹ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước.
Phương thức TTQT là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc
thực hiện toàn bộ quá trình, cách thức nhận- trả tiền hàng trong giao dịch mua bán
ngoại thương giữa người NK và người XK. Hay nói cách khác là việc thực hiện các
khoản thu và chi đối ngoại của một nước đối với các nước khác.
1.1.1.2. Các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế

Điều kiện tiền tệ
Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước
nào đó. Vì vậy, trong những HĐNT đều có quy định điều kiện tiền tệ, tức là
quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng giữa các bên.
Gồm có 2 loại:
Đồng tiền ghi sổ: là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính tốn tổng
giá trị hợp đồng.
Đồng tiền thanh toán: là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán ngoại
thương. Đồng tiền thanh tốn có thể là đồng tiền của nước NK, của nước XK hoặc
có thể là đồng tiền quy định thanh toán của nước thứ ba.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

5

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Thông thường, bên XK và NK đều muốn sử dụng đồng tiền của nước mình
vì có những lợi ích như: nâng cao được vị trí đồng tiền quốc gia mình trên thế giới,
khơng phải mua ngoại tệ để trả tiền thanh toán hay trả nợ cho đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, sử dụng đồng tiền thanh tốn nội tệ có thể tránh rủi ro do tỉ giá tiền tệ
biến động, tạo điều kiện tăng thêm hàng XK nước mình.
Điều kiện thời gian thanh toán
Đây là điều kiện quan trọng, phức tạp và thường xuyên xảy ra tranh chấp
trong đàm phán và ký kết hợp đồng giữa các bên. Có 3 cách quy định về thời gian
thanh toán, như sau:

Trả tiền trước là việc bên NK trả cho bên XK toàn bộ hay một phần
tiền hàng sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn
đặt hàng của bên NK. Đây là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của người NK cho
người XK. Thông thường, tiền ứng trước chỉ nằm trong phạm vi 5- 10% của giá trị
đơn hàng.
Trả tiền ngay: tại nơi giao hàng quy định hoặc sau khi người bán lập BCT
gửi hàng và chuyển đến người mua, người mua trả tiền ngay sau khi nhận BCT.
Việc trả ngay có thể tiến hành bằng cách trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc hoặc
bằng cách trả từng phần. Đối với việc trả ngay từng phần, căn cứ vào điều kiện
giao hàng, người mua trả cho người bán 80- 90% tiền hàng và phần còn lại sẽ
được trả khi người mua đã nhận hàng hoặc khi chấm dứt thời gian bảo hành.
Trả tiền sau là việc người NK trả tiền cho người XK sau một khoảng
thời gian nhất định kể từ khi giao hàng hoặc sau khi nhận được BCT.
Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên,
có thể ở nước NK, XK hoặc ở một nước thứ 3.
Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng
giữa các bên quyết định, đồng thời cũng cịn thấy rằng dùng đồng tiền ở nước nào
thì địa điểm thanh tốn cũng ở nước đó.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

6

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh


Điều kiện về phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là cách người mua trả tiền và người bán thu tiền về
như thế nào. Có nhiều phương thức thanh tốn khác nhau. Tùy từng trường hợp
cụ thể mà các bên lựa chọn phương thức thích hợp sao cho bảo đảm an tồn, chính
xác, về quyền lợi.

1.1.2. Sơ lược về các phương thức thanh tốn trong Thương mại
Quốc tế
Có rất nhiều phương thức thanh tốn, nhưng trong đó có 3 phương thức
thường sử dụng rộng rãi là:
1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền (Transfer)
Khái niệm
“Đây là phương thức thanh tốn trong đó khách hàng (người có yêu cầu
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.” (Lê Văn Tề, 2007)
Các bên tham gia gồm có:
Người yêu cầu chuyển tiền: là người NK, mắc nợ hoặc có nhu cầu chuyển vốn.
Người thụ hưởng: là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng.
Ngân hàng ủy nhiệm chuyển tiền là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.
Ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng
chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.
Có 2 hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Chi phí cao hơn nhưng
tốc độ chuyển tiền nhanh hơn bằng thư. Ngày nay, hầu hết nghiệp vụ chuyển tiền
đều thực hiện trên mạng SWIFT.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy


Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

7

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Quy trình thanh tốn bằng chuyển tiền
Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền
Người chuyển tiền

(1)

Người hưởng lợi

(2)

(4)
(3)

NH chuyển tiền

NH trả tiền

Nguồn: Nguyễn Đăng Đờn (2006). Thanh Toán Quốc Tế. NXB Tổng hợp TP.HCM
(1) Người XK chuyển giao hàng và BCT hàng hoá cho người NK.
(2) Người NK sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc BCT hàng hoá), nếu thấy phù
hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng

phục vụ mình.
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua Ngân hàng đại lý
(hoặc Chi nhánh).
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
1.1.2.2. Phương thức nhờ thu
Dựa trên cơ sở những quy định của “Điều lệ thống nhất về nhờ thu”
(The Uniform Rules for Collection) do ICC phát hành, số 522 có hiệu lực từ
01/01/1996 và căn cứ vào hối phiếu do người XK lập ra.
Gồm có 2 loại sau đây:
Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection):
“Là phương thức nhờ thu trong đó người XK uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền
từ người NK căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra cịn chứng từ hàng hố thì gửi
thẳng cho người NK, khơng gửi cho ngân hàng.” (Lê Văn Tề, 2007)
Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn:

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


8

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn
(3)
Ngân hàng ủy thác


Ngân hàng đại lý
(6)

(2)

(7)

(5)

Người XK

(4)
Người NK

(1)
Nguồn: Nguyễn Đăng Đờn (2006). Thanh Toán Quốc Tế. NXB Tổng hợp TP.HCM
(1) Người XK giao hàng và BCT hàng hoá cho người NK.
(2) Người XK lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người NK.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo
cho người NK biết.
(4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người NK để yêu cầu chấp nhận
thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định hoặc thanh toán ngay. Nếu hợp đồng
thoả thuận điều kiện thanh toán D/A (Documents against Acceptance) người NK chỉ
cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P (Documents against Payment) người NK phải
thanh toán ngay cho người XK.
(5) Người NK thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán.
(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người NK chuyển sang ngân hàng
uỷ thác thu để ghi có cho người XK trong trường hợp người NK đồng ý trả tiền
hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết, trong trường hợp người NK từ chối
trả tiền.

(7) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người XK hoặc thông báo cho
người XK biết việc người NK từ chối trả tiền.
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection):
“Đây là phương thức nhờ thu trong đó người XK sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền ở người NK khơng chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào Bộ
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

9

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người NK thanh tốn hoặc chấp
nhận thanh tốn thì ngân hàng mới trao Bộ chứng từ cho người NK nhận hàng hoá.”
(Lê Văn Tề, 2007)
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ: (sơ đồ tương tự như 1.2)
(1) Người XK giao hàng cho người NK nhưng khơng giao BCT hàng hố.
(2) Người XK gửi hối phiếu và BCT hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để
nhờ thu hộ tiền ở người NK.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và BCT sang ngân hàng đại lý để
thông báo cho người NK.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận thanh toán đến người NK yêu cầu
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
(5) Người NK thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền.
(6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người NK chuyển tiền sang cho Ngân hàng

nhận uỷ thác thu để ghi có cho người XK hoặc là thơng báo việc từ chối trả tiền của
người NK.
(7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thơng báo việc từ chối trả tiền cho
người XK.
1.1.2.3. Phương thức Tín dụng Chứng từ (Letter of Credit)
Khái niệm
“L/C là văn bản quan trọng nhất trong phương thức thanh tốn Tín dụng
Chứng từ. Đây là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này
xuất trình Bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó.”
(Lê Văn Tề, 2007)

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

10

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Nội dung của L/C bao gồm:
Số hiệu: thường gồm 13 ký tự chữ và số được quy định như sau:
- 3 chữ đầu thể hiện loại nghiệp vụ: ILC (L/C nhập), ELC ( L/C xuất), IDP
(Nhờ thu hàng nhập), EDP (Nhờ thu hành xuất), TTR (chuyển tiền)
- 2 số kế tiếp là mã chi nhánh
Vd: tại Ngân hàng Nam Á: 01 (chi nhánh Tân Định), 02 (chi nhánh
An Đông),…

- 3 số kế tiếp là số thứ tự của từng loại nghiệp vụ.
- Kế đến là tên viết tắt của ngân hàng
Vd: NAB ( Ngân hàng Nam Á)
- Cuối cùng là năm thực hiện: 08, 09, 10,…
Địa điểm, ngày mở L/C
Ðịa điểm mở L/C là nơi ngân hàng mở phát hành L/C để cam kết trả tiền cho
người hưởng lợi. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết
của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức
chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn
khơng...
Loại thư tín dụng
Khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C
khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới L/C cũng
khác nhau.
Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức Tín dụng Chứng từ
Người yêu cầu mở L/C.
Người hưởng lợi.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

11

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh


Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền (nếu có),
Ngân hàng xác nhận (nếu có)
Số tiền của L/C
Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau.
Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác.
Thời hạn hiệu lực L/C
Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người
này xuất trình được BCT trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong
L/C đó.
Thời hạn trả tiền của L/C
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C hoặc nằm ngoài
thời hạn hiệu lực tùy thuộc vào quy định của HĐNT đã ký kết.
Thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu hai
bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở L/C
cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của L/C cũng được kéo dài thêm một số ngày
tương ứng.
Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,
quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong nội dung L/C.
Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về
giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,... cũng
được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung L/C.
Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:
Ðây là một nội dung rất quan trọng của L/C. BCT thanh toán là căn cứ để
ngân hàng kiểm tra mức độ hồn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hố của người
NK để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương



Luận văn tốt nghiệp

12

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Thông thường một BCT gồm có:
Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange)
Hố đơn thương mại (Commercial Invoice)
Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)
Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
Danh sách đóng gói (Packing List)
Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một
khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng
với thời gian lập và kiểm tra chứng từ cộng với thời gian lưu giữ và chuyển
chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C.
Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam:
+ Đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3 - 4 ngày;
+ Đi Châu Âu: Italia, Ðức, Bỉ... mất 5 - 7 ngày.
Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ Việt Nam:
+ Đến các nước Châu Á hết 5 - 7 ngày.
+ Đến các nước Châu Âu hết 10 - 15 ngày.
Ðịa điểm hết hiệu lực: thường là tại nước người bán.
Sự cam kết của ngân hàng mở L/C

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở
L/C đối với L/C mà mình đã mở.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

13

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

Một số loại L/C thương mại thường gặp.
- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : là loại L/C mà người NK có quyền
tự ý đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà khơng cần
báo trước cho người XK biết.
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại được áp dụng rất phổ biến
trong thương mại ngày nay.
- L/C khơng hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là loại L/C
không hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của
ngân hàng mở L/C đó. Đây là loại L/C đảm bảo quyền lợi cho nhà XK nhất.
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc
đã hết thời hạn hiệu lực, lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau
một thời gian nhất định.
Ví dụ : Một lô hàng trị giá 1.8 triệu USD được giao hàng trong 6 tháng, mỗi
tháng một lần với trị giá 300,000 USD. Để tiện lợi, nhà NK sẽ mở L/C tuần hoàn
với 300,000 USD cho 6 lần giao hàng
- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở ra căn cứ vào một L/C

khác đã được mở trước làm đảm bảo.
Ví dụ: Nhà NK Việt Nam yêu cầu NAB mở L/C (1) cho nhà XK Singapore
thụ hưởng. Nhà XK Singapore lại mua hàng từ nhà cung cấp Nhật. Nhưng nhà XK
Singapore khơng đủ tiền thanh tốn nên đã đưa L/C (1) và yêu cầu ngân hàng tại
Singapore mở L/C (2) – L/C giáp lưng cho người hưởng lợi nước Nhật.
- L/C thanh toán dần (Deferred L/C): là loại L/C mà ngân hàng mở sẽ
thanh toán dần dần trị giá L/C cho người hưởng lợi theo tiến trình hồn thành
nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với bên mua.

Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


Luận văn tốt nghiệp

14

GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh

1.2. Rủi ro trong Thanh tốn Quốc tế theo phương thức Tín dụng
Chứng từ
1.2.1. Sơ lược về rủi ro trong hoạt động Thanh tốn Quốc tế
Ngoại thương là việc bn bán của một nước với các nước khác, bao gồm
toàn bộ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong giao dịch sẽ gặp
một số khó khăn, trở ngại như khơng cùng ngơn ngữ, mỗi nước có một luật lệ, chính
sách ngoại thương khác nhau. Ở mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của mình, cũng
như khác về địa lý, phong tục tập qn bn bán.
Trong q trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một
bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu là việc chứng từ khơng được

thanh tốn, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu
của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia, trong
buôn bán quốc tế thường gặp các rủi ro sau:
Rủi ro về chính trị
-

Chiến tranh, nổi loạn, đảo chính,…

-

Cấm vận trong thanh tốn (các tài khoản tiền gửi ở nước ngồi bị phong tỏa).

-

Trì hỗn thanh tốn.

Để có thể giảm bớt rủi ro này người ta đã hình thành các bảo hiểm. Tại Đức chịu
trách nhiệm 10% rủi ro thanh tốn với ngun nhân về chính trị.
Rủi ro trong thực hiện hợp đồng
-

Khả năng thanh toán yếu.

-

Khả năng tiếp nhận hàng hóa đã giao.

Các bên tham gia hợp đồng cần có sự thỏa thuận với nhau về những điều kiện
thanh toán hợp lý cũng như các điều kiện khác. Có thể yêu cầu ngân hàng đứng ra
bảo lãnh cho mình.

-

Rủi ro khi lập BCT thanh tốn – đây là khâu dễ gặp rủi ro nhất, chỉ cần một

sai sót nhỏ có thể khiến BCT trở thành bất hợp lệ và bị ngân hàng từ chối
thanh toán.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy

Ngành Quản Trị Ngoại Thương


×