Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.61 KB, 20 trang )

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CHỦ XE CƠ GIỚI
1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM:
1.1.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội.
Sau đây nhận định của Henry Ford (nhân vật nổi tiếng thế giới) về vai trò và sự
cần thiết của Bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội: “New York không phải là nơi
khai sinh ra lồi người, nhưng sản sinh ra những nhà bảo hiểm … Không có bảo hiểm, sẽ
không có những tòa nhà chọc trời bởi không có một công nhân nào chấp nhận làm việc
ởđộ cao như vậy khi mà họ có thể rơi xuống chết người để lại một gia đình trong sự
khốn khổ. Không có bảo hiểm, sẽ không có một nhà tư bản nào dám đầu tư hàng triệu
đô la để xây dựng các tòa nhà lớn như vậy bởi vì một điếu thuốc có thể thiêu hủy nó
thành một đám tro tàn. Không có bảo hiểm, không ai dám lái xe qua các phố. Một
người lái xe giỏi cũng cóý thức rằng anh ta có thểđâm vào một người đi bộ bất cứ lúc
nào”.
Thật vậy trong cuộc sống, con người luôn bị những rủi ro rình rập là: Đau ốm,
tai nạn, động đất, khủng bố…… Mà không ai dám nói chắc là mình không bao giờ gặp
phải. Bên cạnh cuộc sống hiện đại người ta phải đối phó với những rủi ro rất lớn về
người và vật chất điển hình những vụ thiệt hại gây chấn động thế giới: Sự kiện khủng
bố 11/09 ở Mỹ, khủng bố tàu điện ngầm ở Tây Ban Nha, vụđộâng đất ở Iran, vụ cháy
ITC ở Việt Nam…vv…
Tổn thất một khi phát sinh nó thiệt hại rất lớn về người và của, nó còn làm gián
đoạn quá trình sản xuất, làm tê liệt nền kinh tế, nó gây hậu quả rất nghiêm trọng và kéo
dài một gian mới khôi phục hoặc có thể là ngưng vĩnh viễn.
Những rủi ro nói trên là nguồn gốc phát sinh trong hoạt động dự trữ bảo hiểm.
Những biện pháp thông thường để xử lý rủi ro nói trên:
- Biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất gồm: Né tránh rủi ro, phòng
tránh rủi ro.
- Biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro gồm: Chấp nhận tự gánh chịu (bằng
cách tiết kiệm, lập qũy dự trữ, dự phòng), chuyển nhượng rủi ro (chuyển nhượng đơn
thuần, chuyển nhượng trên nguyên tắc tương hỗ, phân tán rủi ro bằng cách cứu trợ, lập
quỹ chung).


Có nhiều loại quỹ dự trữ, bảo hiểm hoạt động theo cơ chếđó: Quỹ dự trữ quốc gia; bảo
hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thương mại….
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm.
1.1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thế giới.
Như ta đã thấy, bảo hiểm xuất hiện như một phương thức xử lý rủi ro, tổn thất
mà con người phải đối phó hàng ngày trong đời sống sinh hoạt sản xuất của mình. Cách
xử lýđó dựa trên ý niệm “cộng đồng hóa rủi ro, hiểm họa”.
- Vào 4500 năm trước công nguyên, ở Ai Cập các người thợđẽo đáđã biết
thành lập “quỹ tương trợ” để giúp nạn nhân trong vụ tai nạn đẽo đá.
- Trung Quốc 4000 năm trước công nguyên. Người ta cho rằng ở thời kỳ
này các nhà lái buôn Trung Quốc đã biết hợp tác tổ chức chuyên chở tài sản của mỗi
người phân tán trên nhiều thuyền khác nhau. Cách làm như vậy, giúp cho mỗi người
tránh việc phải gánh chịu tổn thất tồn bộ số hàng của mình. Đây chính là “phân tán rủi
ro”.
- Ơû Babylon 1700 năm trước công nguyên và Athenes 500 năm trước
công nguyên, người vay mượn với lãi suất cao, không phải trả nếu có rủi ro
- Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời vào năm 1424 ởÝ cho vận chuyển đường
biển vàđường bộ.
- Anh quốc năm 1600, nữ Hồng Anh quốc cho phép các hoạt động kinh
doanh bảo hiểm được thực hiện trong thời gian 90 năm. Năm 1720, các doanh nghiệp
bảo hiểm Lloyd’s ra đời và sau đó 60 năm, họ nắm giữ 90% rủi ro hàng hóa trên thế
giới.
- Năm 1667 sáu công ty bảo hiểm ra đời sau một đám cháy lớn thiêu hủy
13000 tòa nhàở Luân Đôn, bảo hiểm hỏa hoạn dần dần lan sang các nước châu Âu
khác.
- Công ty bảo hiểm nhân thọđầu tiên ra đời ở Anh vào năm 1762. Cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20, bảo hiểm phát triển vàđảm bảo cho nhiều rủi ro mới như: Mô tô,
máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngày nay bảo hiểm trở thành lĩnh vực hoạt động quan trọng trong nền kinh tế,
nóđóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế và làđộng lực thúc đẩy cho các ngành còn

lại.
1.1.2.2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam.
Giai đọan trước 1975
Ở miền Nam lúc bây giờ có hơn 52 Công ty bảo hiểm trong và nước hoạt động
tại Sài Gòn. Các công ty cũng thực hiện đa dạng các nghiệp vụ và cũng thành lập một
hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm nhằm thực hiện các chức năng thông tin, tư vấn, đào
tạo……
Ở miền Bắc: Ngày 17/12/1964 Công ty bảo hiểm Bảo Việt ra đời và hoạt động
15/01/1965 do nằm trong vùng chiến tranh hoạt động của Bảo Việt chưa phát triển
mạnh, những nghiệp vụ chủ yếu: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu
và tái bảo hiểm.
Giai đoạn sau 1975 đến trước ngày 18/12/1993
Sau giải phóng, việc quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam đã
dẫn đến thành lập công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA), trên cơ sở
quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm trước giải phóng, BIVINA một mặt thực hiện các
hợp đồng cũ với khách hàng do các công ty bảo hiểm trước đây thực hiện ký kết và tiếp
tục nhận các hợp đồng mới.
Ngày 01/03/1976 Bộ Tài Chính ra quyết định chuyển công ty BIVINA thành chi
nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Việt /
TPHCM). Bảo Việt lúc này là công ty bảo hiểm duy nhất của nhà nước hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chếđộ hạch tóan kinh tế thống nhất tồn ngành vào
01/01/1980. Bảo Việt làđơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính có chức năng giúp Bộ Tài
Chính thống nhất các quản lý bảo hiểm trong cả nước và trực tiếp tiến hành các nghiệp
vụ bảo hiểm trong cả nước.
Năm 1986 được nâng cấp lên thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam có chi
nhánh ở tất cả tỉnh thành trong cả nước.
Giai đoạn sau 18/12/1993
Ngày 18/12/1993 Nghịđịnh 100/CP của Chính Phủđã chấm dứt sựđộc quyền của
Bảo Việt, Từ Nghịđịnh này Có nhiều công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau thành lập:

- Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)
- Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
- Công ty cổ phần bảo hiểm nhà rồng (Bảo Long)
- Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC)
- Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
Các công liên doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm cũng lần lượt ra đời. Nhà
nước cũng mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngồi mở chi nhánh, đặt văn phòng
đại diện đểđầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Với dự xuất hiện của các công ty bảo hiểm trong và ngồi nước, đã tạo sư cạnh
tranh nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, làm sôi động thị trường bảo hiểm mà lâu
nay ngủ yên, giúp cho khách hàng lựa chọn được những sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
1.1.3 Vai trò, chức năng, tác dụng của bảo hiểm.
Xét về khía cạnh kinh tế xã hội:
Là hành lang bảo vệ an tồn cho mỗi cá nhân và tổ chức trước những rủi ro và sự
cố bất ngờ dẫn đến tổn thất làm ngưng trệ những hoạt động diễn ra bình thường. Quỹ
bảo hiểm được được tạo lập một cách có tổ chức khoa học nhằm đáp ứng kịp thời và
bùđắp các tổn thất phát sinh, từđó tái lập vàđảm bảo cho tính thường xuyên liên tục của
các quá trình xã hội.
Như vậy trên phạm vi rộng tồn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như
một công cụ an tồn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể
dân cư và nền kinh tế. Với vai tròđó bảo hiểm thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời
sống và phát huy tác dụng vốn có của mình: Thúc đẩy ý thức đề phòng – hạn chế tổn
thất cho mọi thành viên trong xã hội.
Xét về khía cạnh tài chính:
Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí trước bồi thường sau nên vào một
thời điểm nhất định, các tổ chức hoạt động bảo hiểm sẽ nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn
nhưng tạm thời nhàn rỗi và như vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm hiển nhiên trở
thành những nhàđầu tư lớn, quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, bảo hiểm không chỉđóng vai trò như một công cụ an tồn mà còn có vai
trò của một trung gian tài chính nắm giữ một phần quan trọng trong nền kinh tế. Với vai

tròđó bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng, đặc biệt, trong nền kinh tế thị
trường, đó là tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường
xuyên và liên tục.
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm.
1.1.4.1 Nguyên tắc sốđông.
Hoạt động bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng tạo
ra một “sựđóng góp của sốđông vào rủi ro của sốít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có
cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số
người tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức
độ thấp nhất, thể hiện ở mức phí phải đóng là nhỏ nhất đủđể mỗi chủ tham gia không
bịảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của mình.
1.1.4.2 Nguyên tắc trung thực.
Khi hợp đồng bảo hiểm dược ký kết, xem như rủi ro của người được bảo hiểm
chuyển sang cho nhà bảo hiểm khi người này đóng phíđầy đủ, nhà bảo hiểm cam kết sẽ
bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Lúc này sẽ có những nghi ngờ giữa hai bên như sau:
- Đối với nhà bảo hiểm:Không biết người được bảo hiểm có khai báo chính
xác rủi ro hay không và khi rủi ro xảy ra thì do nguyên nhân khách quan hay cốý.
- Đối với người được bảo hiểm:Khi họđóng phí bảo hiểm cho nhà bảo
hiểm, họ tự hỏi khi có rủi ro thì nhà bảo hiểm có bồi thường hay không hoặc cóđủ khả
năng bồi thường không.
Như vậy để có sự tin tưởng hai bên trên hợp đồng bảo hiểm phải gắn liền với sự
tin tưởng lẫn nhau vàđiều này đòi hỏi phải thực hiện nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
Ngồi ra đối với bảo hiểm nhân thọ còn thêm ba nguyên tắc:
 Nguên tắc lợi ích bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường.
 Nguyên tắc thế quyền.
1.1.5 Phân loại bảo hiểm thương mại
Có nhiều cách phân loại bảo hiểm: Phân loại theo đối tượng bảo hiểm, phân
loại theo kỹ thuật bảo hiểm, phân loại theo phương thức quản lý, phân loaị theo quy
định hiện hành. Ơû đây ta chỉ nói đến phân loại theo phương thức quản lý.

Phân loại theo phương thức quản lý:
a) Bảo hiểm tự nguyện:
Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hồn tồn trên sự cân nhắc
và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương
mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con
người.
b) Bảo hiểm bắt buộc:
Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các
vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của tồn bộ nền kinh tế – xã hội. Các hoạt hoạt nguy hiểm
có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân
sự nghề nghiệp thường làđối tượng của sự bắt buộc này. Thông thường, đối với các loại
bảo hiểm bắt buộc này gần như hầu hết các nội dung cơ bản của hợp đồng chỉ là do nhà
nước quy định: Người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được đảm bảo, phí
bảo hiểm,…
Ví dụ:Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người cóđối tượng mua bảo hiểm chứ
không bắt buộc mua bảo hiểm ởđâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm
được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm
cho mình. Hơn nữa, các quy định của nhà nước liên quan đến điều kiện bảo hiểm chỉở
mức tối thiểu, khách hàng bảo hiểm vẫn có thể thỏa thuận với nhà bảo hiểm đểđược
đảm bảo cao hơn, tốt hơn, phù hợp với nhu cầu đảm bảo cho rủi ro đang có và khả năng
của mình.
Ơû các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, số lượng các loại bảo
hiểm bắt buộc rất nhiều liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau và có xu hướng
không ngừng tăng lên khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển một cách có tổ chức.
Ơû Việt Nam hiện nay, ý nghĩa mục đích tốt đẹp đóđược thể hiện qua loại hình bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành
khách trên xe.
1.2 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ
GIỚI.

1.2.1 Nhu cầu và sự phát triển của bảo hiểm xe cơ giới.
Sự tồn tại và phát triển của ngành bảo hiểm xe cơ giới không tách rời sự tồn tại
và phát triển tất yếu của ngành bảo hiểm nói chung trong hệ thống kinh tế xã hội, nhất
là trong giai đoạn tăng trưởng kinh tếở mức độ cao, ổn định. Tuy nhiên cũng cần thấy
các nhân tố trực tiếp, cụ thể khẳng định sự cần thiết của các loại hình này, đặc biệt đối
với Việt Nam:
Kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo sự gia tăng về số lượng xe cơ giới nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển đó. Do cơ sở hạ tầng giao thông chật hẹp không đáp ứng kịp
sự phát triển của phương tiện đi lại. Người dân điều khiển phương tiện không cóý thức
chấp hành luật lệ giao thông nên số lượng xe cơ giới tăng cũng đồng nghĩa với việc gia
tăng tai nạn giao thông. Một khi tai nạn xảy ra không phải ai cũng có khả năng bồi
thường cho người thứ ba để khôi phục lai lại tài sản đã bị thiệt hại. Đểđáp ứng nhu cầu
được bảo vệ của các chủ xe, để bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân, do đó loại hình bảo
hiểm xe cơ giới ra đời.
Bảo hiểm xe cơ giới được các nhà bảo hiểm triển khai ở miền Nam trước 1975,
chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Sau 1975, loại hình này được
tiếp tục duy trìở thành phố Hồ Chí Minh và sau đó lan ra tồn miền Nam (1979) và cả
nước (1980). Năm 1988, nghịđịnh số 30/HDBT của hội đồng Bộ Trưởng và tiếp sau đó
là NĐ 115/1997/NĐ-CP được ban hành đưa ra chếđộ bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm
dân sựđối với tất cả các chủ xe cơ giới.
Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới thông thường gồm ba loại cơ bản sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
- Bảo hiểm vật chất xe.
- Bảo hiểm con người trong việc sử dụng xe.
1.2.2 Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận và bảo vệ quyền lợi bất khả xâm phạm
về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của mọi công dân. Vì vậy
pháp luật buộc mọi người phải có trách nhiệm chung là không làm hại về tinh thần cũng
như về vật chất của người khác. Nếu có hành vi vi phạm thì người bị thiệt hại được
pháp luật bảo vệ có thể khiếu nại đòi bồi thường từ phía người gây thiệt hại.

Xe cơ giới xếp vào nguồn gây nguy hiểm cao độ mà pháp luật qui định, do đó
các chủ xe khó có thể tránh khỏi những sai sót làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe,
tài sản của người khác. Dĩ nhiên, lúc đó họ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với
những sai sót đó mà ngay cả khi họ không có lỗi.
Vậy có thể hiểu trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm mà theo
qui định của pháp luật một người hay nhiều người là chủ xe cơ giới phải bồi thường
hậu quảđã gây ra cho một hay nhiều người hoặc đối tượng họđảm nhận chuyên chở.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hậu quả của trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự do
việc sử dụng xe cơ giới gây ra là không thể bảo hiểm.
Trong thực tế, trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có thể biểu hiện dưới hai dạng
là: TNDSCXCG trong hợp đồng và TNDSCXCG ngồi hợp đồng.
a) Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ngồi hợp đồng.
Nhưđã trình bày, TNDS là trách nhiệm bối thường thiệt hại. Trách nhiệm này
phải phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của người khác. Vậy trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ngồi hợp đồng là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba trong các vụ tai nạn xe cơ giới gây ra. Tuy
nhiên, trong thực tế, tại nạn do xe cơ giới gây ra có thể có nhiều nguyên nhân cho nên
cần phải điều tra thật đầy đủđể xác minh rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng. Do đó, khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cần chúý một
số trường hợp sau:
- Người lái xe gây ra tai nạn khi anh ta sử dụng vào việc riêng: Chủ xe vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng được đòi hỏi trách nhiệm của người
lái xe.
- Tai nạn xảy ra khi xe đang giao cho người khác mượn: Người mượn phải
bồi thường. Nếu chủ xe cho mượn cả lái xe thì chủ xe chịu trách nhiệm bồi thường.
- Tai nạn xảy ra khi xe lưu hành không có sựđồng ý của chủ xe: Người sử
dụng không được phép của chủ xe phải bồi thường.
- Tai nạn do người vị thành niên gây ra: Họ không chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại vì không có năng lực hành vi dân sự. Nếu người vị thành niên điều
khiển xe gây tại nạn thì thông thường cha mẹ hoặc người dám hộ là người chịu trách

nhiệm bồi thường.
b) Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hợp đồng được xác định trên cơ sở
những thỏa thuận dân sự giữa một bên là chủ xe với một bên là các đối tượng cần vận
chuyển (hành khách, hàng hóa). Trách nhiệm này có thểđưa ra trên cơ sở quy định

×