Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chăm sóc trẻ mắc 4 bệnh mùa nắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.13 KB, 6 trang )

Chăm sóc trẻ mắc 4 bệnh mùa nắng

1. Viêm phế quản cấp do siêu vi:
Tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra bất kỳ nơi nào ở phổi trẻ
em. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho khan kéo dài và tăng dần,
không đàm. Khi trẻ thở ra nghe được tiếng ran ở phế quản. Cơn ho thường
dai dẳng, sau đó xuất hiện đàm nhớt. Sau 7 – 10 ngày thì đàm nhớt giảm,
cơn ho cũng hết dần. Nguyên nhân thường do nhiều loại siêu vi nên cần loại
trừ phân biệt với ho gà, lao, bạch cầu, suyễn. Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ cần loại
trừ trường hợp dị dạng bẩm sinh đường thở, hóc dị vật... Bệnh này thường
gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Vì vậy
phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Bệnh có tính lây lan nên cần cách
ly trẻ bệnh. Để phòng ngừa, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường để
tránh khói bụi, cho trẻ đi chích hoặc uống thuốc ngừa đúng hẹn. Chú ý đảm
bảo cho trẻ mặc ấm khi đi đường, nếu lỡ mắc mưa cần mau đưa trẻ về nhà
lau khô và ủ ấm. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ăn uống; không bắt trẻ
thức khuya, tránh tiếp xúc khói thuốc lá.
2. Sốt cao co giật do siêu vi:
Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ đang khỏe mạnh, chơi bình thường
bỗng tỏ ra mệt mỏi với diễn biến nhanh và sau đó là sốt cao, lên cơn co giật
khiến cho các bật cha mẹ hoảng hốt. Trước lúc đưa trẻ đến bệnh viện, các
bậc cha mẹ và những cô nuôi trẻ cần bình tĩnh để cắt cơn co giật bằng những
việc làm cụ thể như: lau mát cơ thể bằng khăn nhúng nước ấm thấp hơn
nhiệt độ cơ thể lúc bấy giờ ít nhất là 2
0
(chẳng hạn nhiệt độ trẻ đang sốt cao
ở mức 39
0
thì cần nhúng khăn trong nước 37
0
, vắt khô). Cho trẻ nằm ngửa


đầu nghiêng sang một bên để đảm bảo đường thông đàm nhớt ra ngoài.
Phòng việc trẻ cắn lưỡi trong cơn co giật bằng cách dùng cán muỗng hoặc
vật tương tự có quấn gạc và đưa vào miệng trẻ. Tuyệt đối không cho uống
bất kỳ thứ gì khi trẻ đang trong cơn co giật, không chích lễ, nặn chanh... Cần
dùng viên hạ sốt Paracetamol (loại nhét hậu môn) với liều dùng 10 –
20mg/kg thể trọng nhét vào hậu môn trẻ.
3. Sốt phát ban:
Triệu chứng ban đầu thường là sốt, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ
lúc đầu ở mặt, sau lan xuống bụng, rồi chân tay. Đặc điểm để phân biệt ban
do hậu quả của sốt phát ban và ban do các nguyên nhân khác ở chỗ thường
thể hiện những chấm mịn như cám, màu đỏ, tuyệt đối không cho các chấm
ban màu trắng trong niêm mạc miệng. Ban thường lặn sau 3 ngày nhưng
mọc lại và có thể vài lần như thế. Trẻ sốt phát ban thường không gây hoảng
hốt nhiều cho cha mẹ như khi sốt lên cơn co giật do siêu vi, nhưng thường
được nhận biết muộn và do chủ quan nên dễ dẫn tới nhiều hậu quả khác.
Quá trình xử lý tại nhà, các bậc cha mẹ cần lưu ý là chỉ cho trẻ ăn nhẹ các
thức như cháo, sữa, tránh những thức ăn dễ gây dị ứng ngoài da như cá biển,
cua, ốc... Việc lau rửa vệ sinh cơ thể cho trẻ chỉ tiến hành vào buổi trưa,
dùng nước ấm và lau nhanh.
4. Tiêu chảy cấp mất nước nặng:
Các thức ăn uống, nhất là hàng rong, vào thời tiết này thường bị
nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn như E.Coli, phẩy khuẩn tả... Vi khuẩn hay
siêu vi theo thức ăn vào ruột gây viêm ruột non cấp tính, niêm mạc và gây
rối loạn hấp thu. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của
bệnh tiêu chảy như trẻ ói, sau đó đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đàm, có
lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, sốt, bụng chướng. Ở mức độ tiêu
chảy cấp mất nước nặng thì sẽ có hai trong bốn dấu hiệu đặc trưng sau: li bì
hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống được hoặc uống rất ít, véo
vào da thấy dấu véo mất chậm. Trong tình trạng này, việc cấp thiết nhấh là
bù ngay lượng nước cho cơ thể trẻ, nếu trẻ không uống được thì bù nước

bằng cách cho truyền tĩnh mạch với dung dịch được chọn là Lactate Ringer
và khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.
- Phối hợp (kỹ thuật bánh mì kẹp).
- Mổ hở (nước ta đang phổ biến).
Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng siêu âm truyền qua môi trường
thường là nước xuyên qua phần mềm của cơ thể và khi chạm vật cứng như
sỏi sẽ làm nát vụn từng phần và sau đó bệnh nhân tiểu ra dần những mảnh
sạn nhỏ như cát. Tuy nhiên phương tiện này thường chỉ hiệu qủa nhất khi sỏi
có kích thước dưới 2cm, kỹ thuật của bác sĩ cao định vị đúng vị trí sỏi. Đây
là kỹ thuật ít sang chấn, có thể đau lưng nhẹ, bệnh nhân không bị gây tê, gây
mê, có thể xem ti vi, nghe nhạc trong khi điều trị. Bệnh nhân có thể xuất
viện trong vòng 24 giờ, tuy nhiên phí tổn điều trị tương đối cao tùy theo
bệnh viện và tùy theo bệnh lý.
Lấy sỏi qua da: thay vì phải mổ một đường dài người ta sẽ tạo đường
xuyên qua da vào thận và có thể nhìn trực tiếp viên sỏi qua một ống nội soi
nếu sỏi có kích thước nhỏ hơn của ống nội soi sẽ được gắp ra trực tiếp. Còn
nếu sỏi lớn hơn ống nội soi sẽ được tán trực tiếp cho nhỏ ra và sau đó mới
gắp, vụn sỏi sẽ được máy hút, vụn nhỏ nhuyễn ra ngoài theo đường tiểu. Lấy
sỏi qua da thường được dùng khi sỏi lớn trên 3cm.
Phối hợp: sỏi quá lớn như sỏi bán san hô hay san hô, thường gồm lấy
sỏi qua da rồi tán sỏi ngoài cơ thể, rồi lấy sỏi qua da.
Mổ hở: tại Việt Nam còn phổ biến vì hai phương tiện kia giá thành
điều trị khá mắc, đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật khá tốn kém. Sỏi đơn giản
khối lớn bệnh nhân chỉ mổ một lần. Tuy nhiên, 5, 10 năm có thể tái phát trở
lại.
Trong trường hợp sỏi phức tạp, nhất là có nhiều sỏi nhỏ có thể bị sót
sỏi. Đây cũng là nguyên nhân gây tái phát sỏi sớm sau đó. Những trường
hợp này phải theo dõi điều trị tích cực.
Ngoài ra còn có kỹ thuật nữa gọi là tán sỏi nội soi, được sử dụng
trong trường hợp sỏi niệu quản ở 1/3 dưới hoặc tán những sỏi có kích thước

lớn để có thể gắp qua da. Trên thế giới mổ hở còn 5%, hầu hết các sỏi xử trí
bằng một trong các kỹ thuật trên. Ở Việt Nam mổ hở đang phổ biến vì các
phương tiện điều trị khác có giá thành cao , chỉ vài nơi có như BV. Bình dân,
Quân y 108. Việc điều trị tùy theo kích thước của sỏi và các bệnh lý đi kèm
ví dụ: bệnh nhân có sỏi lớn và bệnh lý hệ niệu như hẹp khúc nối bể thận
chẳng hạn sẽ phải mổ hở.
Làm sao người bình thường biết mình bị sỏi thận?
Nên đi khám định kỳ hàng năm vì triệu chứng không rõ ràng và
không đặc hiệu. Tuy nhiên, sự hiện diện một số chất tạo sỏi được phát hiện
qua phân tích nước tiểu không bắt buộc có nghĩa là bệnh nhân bị sỏi, trường
hợp này từ chuyên môn gọi là tiểu tinh thể (một số bệnh nhân thử nước tiểu
có Ca, acid uric hay P không có nghĩa là bị sỏi).
Để xác định chính xác cần làm siêu âm và Xquang hệ niệu.
Những triệu chứng điển hình nhất của bị sỏi là đau lan ra trước bụng
xuống rốn và bộ phận sinh dục kèm theo có thể có ói mửa, vật vã... đôi khi
tiểu ra máu. Danh từ chuyên môn gọi triệu chứng này là cơn đau bão thận.
Thực tế cho thấy không phải bất cứ bệnh nhân nào có sỏi là bị cơn
đau nêu trên. Đáng sợ nhất là sỏi yên lặng nghĩa là sỏi không gây triệu
chứng nhưng sẽ phá hủy dần dần thận bị sạn do bế tắc và hoặc nhiễm trùng
mạn tính.

×