Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.65 KB, 19 trang )

Lý luận chung
I - SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
 Sự cần thiết của bảo hiểm thương mại
Trong cuộc sống hàng cũng như trong hoạt động kinh doanh, mổi cá
nhân, cơ quan, doanh nghiệp thường gặp những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra mà
không ai lường trước được. Những rủi ro đó có thể tác động đến con người, tài
sản và cả trách nhiệm của con người. Có rất nhiều loại rủi ro phát sinh trong
thực tế. Nếu ghép lại, người ta có thể chia ra làm ba nhóm rủi ro chính đó là:rủi
ro do thiên tai gây ra,rủi ro do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
gây ra, những rủi ro do môi trường xã hội tạo ra.
Khi gặp rủi ro thường dẩn đến hậu quả, thiệt hại về mặt tài chính. Để
khắc phục hậu quả, từ trước đến nay, loài người đã có nhiều biện pháp khắc
phục như:tự tích luỹ, đi vay, hình thành các hội tương hổ...
Tuy vậy, do sự tiến bộ của khao học kỹ thuật và công nghệ, do quy mô
sản xuất ngày càng được mở rộng cho nên mổi cá nhân, mổi doanh nghiệp, mổi
cơ quan trong xã hội thường có những tài sản có giá trị rất lớn, có nhiều trách
nhiệm phát sinh. Hơn nữa, giá trị của con người không thể đo bằng tiền. Do đó
khi gặp rủi ro, các biện pháp trên không thể khắc phục nổi.
Hơn nữa, trong điều kiện cơ chế thị trường mổi cá nhân, mổi cơ quan,
doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính, Nhà nước không còn bao cấp
nữa. Đặc biệt trong cơ chế này, mỗi cá nhân, mổi doanh nghiệp muốn mở rộng
quy mô sản xuất hầu đều phải vay vốn của ngân hàng. Nếu không có thế chấp
hoặc mua bảo hiểm hầu như ngân hàng không cho vay vốn. Từ những vấn đề
trên bảo hiểm ra đời hết sức cần thiết.
 Tác dụng của bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại ra đời và có rất nhiều tác dụng trong đời sống kinh
tế xã hội:
* Bảo hiểm thương mại giúp nhiều thành viên trong xã hội, nhiều cơ quan
đơn vị ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh khi gặp rủi ro. Điều đó có nghĩa
là khi họ gặp rủi ro được bảo hiểm, họ có thể được công ty bảo hiểm chi trả tiền
bảo hiểm.


* Bảo hiểm thường góp phần giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội và góp
phần làm cho xã hội văn minh hơn, lành mạnh hơn. Tác dụng này của bảo hiểm
thương mại được thể hiện ở chổ, khi con người gặp rủi ro, nhất là những rủi ro
lớn, thiệt hại nghiêm trọng, họ thường bất ổn về mặt tinh thần. Điều đó có thể
dẩn đến sự bất ổn mang tính dây chuyền trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội.
Do đó để tránh mọi sự bất ổn, bảo hiểm chính là giải pháp cuối cùng. Điều này
được thể hiện qua các công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho các khách hàng
gặp rủi ro được bảo hiểm để họ giảm bớt khó khăn về mặt tài chính và tinh thần
của họ sẽ được ổn định hơn.
*Bảo hiểm thương mại góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất (qua việc các
công ty bảo hiểm làm đường lánh nạn, hướng dẩn, cung cấp các thiết bị phòng
cháy chữa cháy,...). Đây là tác dụng mang tính “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”
của bảo hiểm thương mại. Từ đó các công ty bảo hiểm có thể không phải hoặc
chỉ phải thanh toán ít tiền bảo hiểm hơn cho người được bảo hiểm khi rủi ro
không xãy ra hoặc rủi ro xảy ra với tổn thất nhỏ.
* Bảo hiểm thương mại còn góp phần vào việc đầu tư cho tăng trưởng và
phất triển của nền kinh tế quốc gia. Điều này thể hiện qua việc mổi công ty
bảo hiểm là một nhà đầu tư tài chính cỡ lớn. Nguồn tài chính của công ty chủ
yếu thu từ nguồn đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và vốn tự
có của công ty. Đối tượng đầu tư của các công ty chủ yếu là trái, cổ phiếu, bất
động sản, cho vay,...
* Bảo hiểm thương mại ra đời còn góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước, đồng thời còn làm tăng thu ngân sách và ngoại tệ cho Nhà
nước. Tác dụng này được thể hiện khi gặp rủi ro, người bảo hiểm có thể được
bồi thường để khắc phục lại hoạt động như cũ mà không cần sự giúp đỡ từ ngân
sách Nhà nước. Hơn nữa công ty bảo hiểm là một đơn vị kinh doanh, có nghĩa
vụ nộp Ngân sách và bán ngoại tệ cho Nhà nước.
* Bảo hiểm thương mại góp phần mở rộng các mối quan hệ kinh tế với
nước ngoài.Điều này được thể hiện chủ yếu qua hoạt động tái bảo hiểm ở nước
ngoài và qua hoạt động bán bảo hiểm cho các tổ chức quốc tế...

II - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO
HIỂM THƯƠNG MẠI
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, ở bất kỳ lĩnh vực nào khi tiến hành hoạt
động cũng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và bảo hiểm cũng
không phải là ngoại lệ, việc nghiên cứu những quy tắc đó có một ý nghĩa lý luận
và thực tiển rất cao. Chính vì vậy, ở đây xin trình bày những nguyên tắc mà khi
tiến hành bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, dù là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách
nhiệm hay bảo hiểm con người đều phải quán triệt những nguyên tắc cơ bản
sau:
* Nguyên tắc số đông: Về bản chất, hoạt động của bảo hiểm thương mại là
nhận một khoản tiền mà người ta gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải
trả cho bên đã đóng góp khoản tiền phí đó một số tiền (bồi thường, chi trả) lớn
hơn gấp nhiều lần. Để làm được điều này hoạt động bảo hiểm thương mại phải
dựa trên nguyên tắc số đông. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu
được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại nào, theo đó hậu quả rủi
ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền gom
được từ rất nhiều ng]ời có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường
cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm,
người bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật thống kê số lớn.
Nguyên tắc số đông bù số ít cho biết rằng, càng nhiều người tham gia bảo hiểm
thì qũi bảo hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dể dàng hơn, rủi
ro được san sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một nghiệp vụ bảo hiểm chỉ
có được triển khai khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm đó.
* Nguyên tắc lựa chọn rủi ro: Hoạt động bảo hiểm thương mại cung cấp
các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên
không phải trong mọi trường hợp, người bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu
bảo đảm. Hiếm có nhf kinh doanh bảo hiểm nào lại dại dột hứa sẽ bồi thường
cho ông chủ một ngôi nhà trong trường hợp có cháy xảy ra khi ngôi nhà đó chứa
đầy hóa chất, không hề trạng bị phòng cháy chữa cháy, và nằm ngây một cạnh

xưởng rèn. Cũng vậy, người bảo hiểm thật khó mà chấp nhận bảo đảm cho
những thiệt hại vật chất của một chiếc xe ô tô ở trong tình trạng không an toàn
về kỹ thuật hay không được phép lưu hành.
Nguyên tắc lựa chọn rủi ro nhằm tránh cho người bảo hiểm phải bồi
thường cho những tổn thất thấy trước mà với nhiều trường hợp như vậy chắc
chắn dẫn đến phá sản, đồng thời cũng giúp cho các công ty bảo hiểm có thể
tính được các mức phí chính xác, lập nên được một quĩ bảo hiểm đầy đủ để đảm
bảo cho công tác bồi thường. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho phía bên bảo
hiểm mà chính ngay người tham gia bảo hiểm cũng thấy công bằng hơn trong
trường hợp có những rủi ro không thuần nhất (xác suất không bằng nhau) khi
nguyên tắc nầy được áp dụng.
* Nguyên tắc phân tán rủi ro: Là người nhận các rủi ro được chuyển giao
từ người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm lúc này sẽ là người phải đối mặt với
những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù qũi bảo hiểm là một qũi-
tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc số
đông và như vậy, với tư cách là người tập trung và quản lý qũi, các công ty bảo
hiểm có khả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm. Nhưng trên thực tế,
không phải lúc nào người bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này, nhất
là trong những trường hợp quĩ bảo hiểm tập trung được còn chưa nhiều mà giá
trị bảo hiểm lại rất lớn hoặc trong trường hợp có tổn thất lớn liên tiếp xảy ra.
Để thực hiện được nguyên tắc phân tán rủi ro, các nhà bảo hiểm đẫ sử
dụng hai phương thức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Nếu trong đồng bảo
hiểm, nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo hiểm cho một rủi ro lớn thì tái bảo
hiểm lại là phương thức trong đó, một nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một
rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo
hiểm khác.
* Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ
khi người bảo hiểm nghiên cứu để soạn thảo một hợp đồng bảo hiểm đến khi
phát hành, khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinh doanh với khách
hàng.

Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi người bảo hiểm phải
có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo
đảm cho quyền lợi của cả hai bên. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có đảm bảo
hay không, giá cả có hợp lý hay không, quyền lợi của người được bảo hiểm có
đảm bảo đầy đủ, công bằng hay không…đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của
phía bên bảo hiểm.
Ngược lại, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham gia
bảo hiểm là phải khai báo rủi ro trung thực khi tham gia bảo hiểm để giúp cho
người bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận. Thêm
vào đó các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các
thiệt hại để đòi bồi thường sẽ được xử lí theo pháp luật.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi một loại hình bảo hiểm
thương mại sẽ có thêm các nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm từng loại.
III - SỰ CẦN THIẾT CỦA MAKETING TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
* Khái niệm chung về Marketing
Nhiều người thường lầm tưởng marketing với việc bán hàng và các hoạt
động kích thích tiêu thụ. Vì vậy, họ quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống
các biện pháp mà người bán hàng sử dụng để cốt làm sao bán được hàng và
được tiền về cho người bán.
Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động Marketing
của doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó lại không phải là khâu quan trọng nhất.
Một hàng hóa kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượng thấp,
kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt.. thì dù cho người ta có tốn bao nhiêu công
sức và tiền của để thuyết phục khách hàng thì việc mua chúng cũng rất hạn chế.
Ngược lại nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng,
tạo ra những mặt hàng phù hợp với nó, quy định một mức giá thích hợp, có một
phương thức phân phối thích hợp và kích thích tiêu thụ có hiệu quả thì chắc
chắn việc bán hàng hóa sẽ dể dàng hơn. Cách làm như vậy thể hiện sự thực
hành quan điểm Marketing hiện đại. Người ta định nghĩa marketing hiện đại
như sau :

Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với
mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc
Marketing là một dạng hoạt động của con người,bao gồm cả tổ chức nhằm thoả
mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Thông thường người ta cho rằng Marketing là công việc của người bán
hàng, nhưng hiểu một cách đầy đủ cả người mua cũng phải làm marketing
Hiện nay, trong điều kiện nhu cầu luôn biến động, đa dạng thì việc thu
hút nhiều khách hàng là một nhiệm vụ khó khăn. Thế nhưng, Marketing là một
công cụ hữu ích, nó sẽ giúp các nhà doanh nghiệp biết được nhu cầu thị trường
thông qua việc thu thập, điều tra, nghiên cứu các nhóm khách hàng. Từ đó
doanh nghiệp sẽ có những đối sách cụ thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng giúp các doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu kinh doanh của mình.
Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường,
nó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ phải phát huy điểm mạnh khắc phục
điểm yếu của mình, mà các doanh nghiệp còn phải nắm bắt được chiến lược,
sách lược, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Marketing sẽ là một vũ
khí cạnh tranh lợi hại, giúp doanh nghiệp giữ được các khách hàng cũ, thu hút
thêm nhiều khách hàng mới và từ đó mở rộng được thị phần của doanh nghiệp
trên thị trường.
* Những chức năng cơ bản của Marketing
Trong các ngành kinh doanh nói chung bảo hiểm nói riêng, muốn tăng
khả năng cạnh tranh đều phải có chính sách hợp lý, từ khi đưa sản phẩm ra thị
trường chào bán và đến khi hạch toán lợi nhuận. Marketing có một số chức
năng cơ bản sau đây:
+ Nghiên cứu
Việc nghiên cứu gồm hai nội dung là nghiên cứu bên trong và nghiên
cứu bên ngoài. Nghiên cứu bên trong là nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu
của doanh nghiệp, kết quả của hoạt động trước, những mục tiêu đòi hỏi của
doanh nghiệp. Nghiên cứu bên ngoài gồm nghiên cứu môi trường vi mô (như

giới trung gian, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, công chúng,... ) và môi
trường vĩ mô ( như nhân khẩu, kinh tế, chính trị, văn hoá,... ). Cuối cùng việc
tổng hợp những nghiên cứu trên để làm sáng tỏ những cơ hội rủi ro của
doanh nghiệp trên thị trường.
+ Sự lựa chọn
Kết quả nghiên cứu ở trên, cho phép người làm Marketing đánh giá đựơc
nhu cầu của khách hàng, xác định những đặc điểm của sản phẩm có thể đáp ứng
những mong đợi của nhu cầu và dự tính về vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm. Cụ
thể hơn, người làm Marketing còn đặt ra vấn đề Marketing- mix của sản phẩm
bao gồm: những tính chất thực của sản phẩm hoặc các dịch vụ phối hợp, mặt
bằng giá, phương pháp phân phối, phương pháp bán, thông tin về sản phẩm, các
hoạt động thương mại ... để đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, những nội

×