Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CNTT HỖ TRỢ
CHO HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN FPT

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:23.04.3898

PHẠM QUANG QUYẾT

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG

HÀ NỘI 2008


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... 2 
Lời nói đầu ..................................................................................................................................... 5 
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về giao dịch chứng khoán và hệ thống thông tin quản lý ............ 6 
1.1 

Các khái niệm cơ bản: ................................................................................................ 6 

1.1.1 



Vai trị của hệ thống thơng tin ................................................................................... 8 

1.1.2 

Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin ..................................................... 11 

1.1.3 

Phân loại hệ thống thông tin .................................................................................... 13 

1.1.3.1  Phân loại theo cấp ứng dụng ................................................................................... 13 
1.1.3.2  Phân loại theo mục đích phục vụ của thơng tin đầu ra ......................................... 14 
1.1.3.3  Phân loại hệ thống thông tin theo chức năng nghiệp vụ: ...................................... 16 
1.1.4 

Quy trình xây dựng hệ thống thông tin: ................................................................. 16 

1.1.5 

Các điều kiện triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin ....................................... 19 

1.1.5.1  Khả năng tài chính ................................................................................................... 19 
1.1.5.2  Năng lực công nghệ................................................................................................... 21 
1.1.5.3  Hạ tầng công nghệ hiện thời .................................................................................... 22 
1.1.5.4  Tiềm năng công nghệ của các đối tác...................................................................... 22 
1.2 

Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt nam ........................................................ 22 


1.2.1 

Giới thiệu chung ....................................................................................................... 22 

1.2.2 

Thị trường chứng khoán Việt Nam......................................................................... 23 

1.2.2.1  Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: ........................................... 23 
1.2.2.2  Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội: ........................................................... 25 
1.2.3 

Mơ hình hoạt động.................................................................................................... 26 

1.3 

Nghiệp vụ của cơng ty chứng khốn ....................................................................... 27 

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 2


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

1.3.1 

Nghiệp vụ mơi giới chứng khốn............................................................................. 27 

1.3.2 


Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán ............................................................................... 29 

1.3.3 

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành ................................................... 30 

1.3.4 

Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư ....................................................................... 31 

1.3.5 

Nghiệp vụ tự doanh .................................................................................................. 31 

1.4 

Kinh nghiệm thực tiễn ở một số công ty khác, quốc gia khác: ............................. 32 

1.4.1 

Hệ thống thông tin của thị trường chứng khốn Mỹ ............................................ 32 

1.4.2 

Hệ thống thơng tin của thị trường chứng khoán Trung Quốc ............................. 35 

1.4.3 

Bài học kinh nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam ......................... 36 


1.5 

Kết luận ..................................................................................................................... 38 

Chương 2: Phân tích thực trạng cũng như những điều kiện xây dựng hệ thống công nghệ
thông tin tại FPTS ....................................................................................................................... 39 
2.1 

Giới thiệu FPTS ........................................................................................................ 39 

2.1.1 

Sơ đồ tổ chức: ............................................................................................................ 39 

2.1.2 

Mơ hình hoạt động: .................................................................................................. 41 

2.1.3 

FPTS – Tầm nhìn và chiến lược: ............................................................................. 41 

2.1.4 

Các dịch vụ của FPTS: ............................................................................................. 42 

Mơi giới chứng khốn: ............................................................................................................ 42 
Quản lý cổ đơng và lưu ký chứng khốn: ............................................................................. 42 
Tư vấn tài chính doanh nghiệp: ............................................................................................. 42 

Mua bán và sát nhập doanh nghiệp( M&A): ........................................................................ 43 
Phân tích đầu tư: ..................................................................................................................... 43 
2.2 

Đặc điểm dịch vụ giao dịch chứng khoán tại FPTS............................................... 43 

2.2.1 

Hoạt động giao dịch nội bộ FPTS: .......................................................................... 43 

2.2.2 

Hoạt động giao dịch với bên ngoài .......................................................................... 49 

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 3


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

2.3 

Đặc điểm thị trường vi mô ....................................................................................... 53 

2.4 

Các điều kiện ứng dụng CNTT ............................................................................... 57 

2.4.1 


Khả năng tài chính ................................................................................................... 57 

2.4.2 

Năng lực cơng nghệ................................................................................................... 58 

2.4.3 

Trình độ của đội ngũ lãnh đạo ................................................................................ 59 

2.4.4 

Hạ tầng công nghệ hiện thời .................................................................................... 60 

2.4.5 

Tiềm năng công nghệ của các đối tác...................................................................... 60 

2.5 

Kết luận ..................................................................................................................... 60 

Chương 3: Xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giao dịch tại FPTS
...................................................................................................................................................... 62 
3.1 

Phương án ứng dụng CNTT cho FPTS .................................................................. 62 

3.2 


Quy trình xây dựng và đưa công nghệ vào FPTS .................................................. 63 

3.3 

Giải pháp công nghệ ứng dụng tại FPTS ............................................................... 64 

3.3.1 

Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................................... 64 

3.3.2 

Giải pháp phần mềm ................................................................................................ 67 

3.3.2.1  Giải pháp Front-End ................................................................................................ 68 
3.3.2.2  Giải pháp Back-End ................................................................................................. 71 
3.3.3 

Giải pháp phần cứng và hệ thống truyền thông .................................................... 72 

3.3.3.1  Giải pháp hạ tầng mạng ........................................................................................... 72 
3.3.3.1.1 Mơ hình tổng thể ....................................................................................................... 72 
3.3.3.2  Giải pháp bảo mật .................................................................................................... 76 
3.3.3.2.1 Nguyên tắc thiết kế ................................................................................................... 76 
3.3.3.2.2 Giải pháp ................................................................................................................... 77 
3.3.4 

Giải pháp cho cơ sở dữ liệu...................................................................................... 90 


3.4 

Kết luận ..................................................................................................................... 92 

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 4


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

Lời nói đầu
Thị trường chứng khốn Việt Nam là một thị trường khá mới mẻ và còn thiếu
nhiều kinh nghiệm so với các thị trường trong khu vực như Singapore, Thái Lan,
Malayxia…. Tuy nhiên, trải qua gần 8 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã cho thấy khả năng phát triển nhanh chóng cũng như tiềm năng to lớn của
mình. Với 6 cơng ty chứng khốn ngày đầu, đến nay (tính đến ngày 17/10/2008)
thị trường chứng khốn Việt Nam đã có 99 cơng ty chứng khốn, với khoảng
430.000 tài khoản khách hàng, và 312 công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch
HOSE và HaSTC với giá trị vốn hóa của cả hai sàn lên đến 232 nghìn tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khốn, số lượng các cơng ty chứng
khốn ra đời ngày càng nhiều, tính cạnh tranh giữa các cơng ty chứng khốn ngày
càng rở nên gay gay gắt. Với địi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh, các công ty
chứng khốn đã khơng ngừng đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống thơng tin của
mình.
Nhận biết điều đó, cộng với kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại công ty chứng
khoán, học viên đã chọn đề tài “XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CNTT
HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN FPT” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Bố cục luận
văn được chia làm ba chương chính:

¾ Chương 1: Cơ sở lý thuyết
¾ Chương 2: Phân tích thực trạng cũng như những điều kiện xây dựng hệ
thống công nghệ thông tin tại FPTS
¾ Chương 3: Xây dựng giải pháp ứng dụng cơng nghệ thông tin phục vụ
giao dịch tại FPTS

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 5


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

Đây là một nội dung khá mới mẻ, rất ít tài liệu tham khảo chuyên sâu. Do đó,
mặc dù học viên đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những nhận xét mang
tính chủ quan, phiến diện. Học viên rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo quý
báu của các thầy cơ.
Bằng tình cảm chân thành của mình, học viên xin gửi tới TS. Phạm Thị Thanh
Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này
lời biết ơn sâu sắc nhất.

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về giao dịch chứng khoán và hệ
thống thông tin quản lý
1.1 Các khái niệm cơ bản:
Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống chức năng thực hiện việc thu thập,
xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, điều khiển, phân tích
các vấn đề, và hiển thị các vấn đề phức tạp trong một tổ chức. (“Bài giảng môn học
Hệ thống thông tin – TS. Phạm Thị Thanh Hồng”)
3 yếu tố cơ bản của một HTTT: tổ chức, quản lý, công nghệ (thông tin)
Các hoạt động trong một hệ thống thông tin:


Cao học QTKD 2006-2008

Trang 6


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

Nhập dữ liêu

Xử lý thông tin

Xuất dữ liệu

Thường là các dữ
liệu thơ từ bên
trong hay bên
ngồi tổ chức

Biến đổi những thơng
tin thơ đó thành những
thơng tin có ý nghĩa hơn
như lời giải cho các bài
tốn, các biện pháp
quyết định…

Truyền những
thơng tin đã dược
xử lý cho những
người hoặc bộ

phận sử dụng
thông tin đó

Thơng tin phản hồi
Hình 1.1 -

Cao học QTKD 2006-2008

Hoạt động của hệ thống thông tin

Trang 7


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

1.1.1 Vai trị của hệ thống thơng tin

Hình 1.2 -

Vai trị của hệ thống thơng tin

Khác với thời kỳ những năm 1950, khi mà các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
hệ thống thơng tin để giảm chi phí cho các công việc giấy tờ thông thường, hiện
nay, hệ thống thông tin có thể đóng một vai trị chiến lược trong một tổ chức.
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống thông tin ở mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp.
Khơng chỉ đóng vai trò là người cung cấp báo cáo liên tục và chính xác, mà hơn
thế nữa, các hệ thống thơng tin đã thực sự trở thành một công cụ, một vũ khí chiến
lược để các doanh nghiệp dành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường và duy trì
những thế mạnh sẵn có:
¾ Đầu tư vào cơng nghệ thơng tin sẽ giúp quá trình điều hành của doanh

nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Thơng qua đó, doanh nghiệp có khả năng cắt
giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, và hồn thiện q trình phân phối
sản phẩm và dịch vụ của mình.

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 8


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

¾ Xây dựng hệ thống thơng tin sẽ giúp các doanh nghiệp có được ưu thế cạnh
tranh bằng cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và đối tác
cũng như các nhà cung cấp.
¾ Một tác dụng khác của hệ thống thơng tin là khuyến khích các hoạt động
sáng tạo trong doanh nghiệp. Đó là q trình phát triển các sản phẩm mới,
dịch vụ mới và các quá trình sản xuất hoặc hoạt động mới trong doanh
nghiệp. Việc này có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh hoặc các thị trường mới
cho doanh nghiệp.
¾ Một trong những vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là việc tạo thành các chi phí
chuyển đổi trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng hoặc người
cung cấp của nó. Điều đó có nghĩa là, khách hàng hoặc người cung cấp hàng
bị gắn chặt vào các thay đổi công nghệ bên trong doanh nghiệp, và họ phải
chịu những chi phí đáng kể về thời gian, tiền bạc, và cả sự không thuận tiện
nếu họ chuyển sang sử dụng hoặc cung cấp sản phẩm cho một doanh nghiệp
khác.
¾ Việc đầu tư vào cơng nghệ thơng tin cịn có khả năng tạo ra một số hoạt
động mới của doanh nghiệp:
ƒ Tổ chức ảo: Các tổ chức kiểu này không thực sự tồn tại ở dạng vật
chất. Chúng được tạo thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các đối tác

khác nhau. Một nhóm các cá nhân sẽ sử dụng các bảng in trên máy
tính để truyền đạt thơng tin, trao đổi các ý kiến với nhau. Dạng hoạt
động này thường hay tồn tại trong các tổ chức khoa học. Các thành
viên có thể tổ chức các cuộc hội thảo hàng kỳ với các thỏa thuận được
tra đổi thông qua thư điện tử.

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 9


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

ƒ Tổ chức theo thỏa thuận: Có một số tổ chức được hình thành thơng
qua các thỏa thuận và việc truyền thơng điện tử. Trong đó, các tổ chức
sử dụng hệ thống truyền thông tin để tạo ra những kho hàng ảo cho
việc lưu trữ hàng hóa. Nhờ đó, một doanh nghiệp cung cấp hoa tươi
như dịch vụ chuyển hoa của bưu điện có thể cung cấp hoa tươi cho
khách hàng ở bất kỳ nơi nào và bất cứ thời điểm nào.
ƒ Các tổ chức theo truyền thống với các bộ phận cấu thành điện tử:
Dạng tổ chức này rất quen thuộc với các doanh nghiệp. Nó chỉ thay
thế một số phòng ban của doanh nghiệp bằng cơ cấu truyền thông điện
tử. Sử dụng các thiết bị truyền thông điện tử hỗ trợ cho các tổ chức
theo truyền thống đòi hỏi người quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi liệu
hệ thống thơng tin có khả năng thay thế hồn tồn cho các thành phần
đó của tổ chức hay khơng.
Liên kết tổ chức: Đây là dạng tổ chức được thành lập giữa các khách hàng và
những nhà cung cấp. Các khách hàng lớn thường gửi đơn đặt hàng theo lịch trình
kinh doanh của họ và địi hỏi các nhà cung cấp nhỏ phải cung cấp cho họ như thể
đó là một thành viên của một tổ chức mẹ.


Cao học QTKD 2006-2008

Trang 10


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

1.1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin

Hình 1.3 -

Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin

Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin:
¾ Nguồn nhân lực: Là tồn bộ lực lượng những người xây dựng, vận hành,
phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Đây là thành
phần then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống thơng tin.
¾ Các chương trình phần mềm: Phần mềm của hệ thống thông tin giúp quản lý
các nguồn lực của hệ thống máy tính. Là các chương trình hỗ trợ các phòng
ban nghiệp vụ cũng như các cá nhân có thể thao tác nhằm mục đích hỗ trợ
các cơng việc của mình. Bằng cách sử dụng hiệu quả các chương trình phần
mềm, hiệu quả cơng việc của các phịng ban sẽ được cải thiện, nhờ đó giải

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 11


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT


phóng được nguồn lực, chuyển sang hoạt động nhiều hơn cho các công tác
nghiên cứu, tri thức. Các phần mềm trong hệ thống thông tin thường được
chia thành hai loại:
ƒ Phần mềm hệ thống: là những chương trình giúp cho người sử dụng
quản lý, điều hành hoạt động của các thiết bị phần cứng: máy in, máy
fax, máy tính…
ƒ Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình phần mềm ứng dụng thực
hiện nhiệm vụ hỗ trợ người dùng thực hiện các cơng việc của họ như
soạn thảo văn bản, tính tốn, vẽ đồ họa, nghe nhạc…Các phần mềm
ứng dụng có thể chia làm hai loại chính: phần mềm ứng dụng đa năng
(phần mềm xử lý văn bản, phần mềm quản lý thơng tin cá nhân, phần
mềm trình diễn văn bản…) và phần mềm ứng dụng chuyên biệt (phần
mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho
bãi…)
¾ Phần cứng: Là các thiết bị phần cứng: máy chủ, máy trạm, cá thiết bị
mạng…, yếu tố cơ sở để tạo nên hệ thống thơng tin. Khơng có các thiết bị
phần cứng thì sẽ khơng thể có các hệ thống thơng tin, nó là nền tảng để các
hệ thống thơng tin có thể hoạt động được. Đồng thời khi trang bị thêm một
thiết bị phần cứng, doanh nghiệp cần chú ý là các thiết bị phần cứng mới
phải phù hợp với các thiết bị phần cứng đã có sẵn của doanh nghiệp. Đây là
yếu tố hết sức quan trọng vị nó đảm bảo sự đồng bộ của tồn bộ hệ thống.
¾ Hệ thống truyền thơng: Là hệ thống cho phép tạo, truyền và nhận tin tức
điện tử. Hệ thống truyền thông cũng được gọi là hệ thống viễn thông hay
mạng truyền thông, một tập hợp các thiết bị nối với nhau bằng các kênh. Là
hệ thống, thiết bị giúp liên kết các thành phần của hệ thống thông tin. Khơng
một chương trình phần mềm nào có thể hoạt động một cách riêng lẻ được,
Cao học QTKD 2006-2008

Trang 12



Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

do đó cần phải có các hệ thống truyền thơng nhằm phát huy sức mạnh tối đa
cũng như nâng cao khả năng phối hợp giữa các hệ thống.
¾ Cơ sở dữ liệu: Là tập hợp các tổ chức của các dữ liệu có liên quan với nhau.
Các cơ sở dữ liệu thường được quản lý bằng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
và được sử dụng một cách rộng tãi trên cơ sở chia sẻ giữa những người dùng
và các chương trình phần mềm ứng dụng khác nhau.

1.1.3 Phân loại hệ thống thơng tin
Do có những mục đích khác nhau, các đặc tính và cấp độ sử dụng khác nhau,
nên có rất nhiều dạng hệ thống thơng tin tồn tại trong một tổ chức. Các dạng hệ
thống thông tin trong tổ chức có thể được phân loại theo các phương thức khác
nhau

1.1.3.1 Phân loại theo cấp ứng dụng
Theo cấp ứng dụng, hệ thống thông tin được chia thành các loại chính:
¾ Hệ thống thơng tin cấp tác nghiệp: trợ giúp các cấp quản lý bậc thấp như
trưởng nhóm, quản đốc… trong việc theo dõi các hoạt động và giao dịch cơ
bản của doanh nghiệp như bán hàng, hóa đơn, tiền mặt, tiền lương, phê
duyệt vay nợ và lưu thông nguyên vật liệu trong nhà máy. Mục đích chính
của hệ thống ở cấp nàylà để trả lời các câu hỏi thơng thường và giám sát lưu
lượng trong doanh nghiệp.
¾ Hệ thống thông tin cấp chuyên gia: Cung cấp kiến thức và dữ liệu cho những
người nghiên cứu trong một tổ chức. Mục đích của hệ thống này là giúp đỡ
các doanh nghiệp phát triển các kiến thức mới, thiết kế sản phẩm, phân phối
thông tin, và xử lý các công việc hành ngày trong doanh nghiệp.
¾ Hệ thống thơng tin cấp chiến thuật: được thiết kế nhằm hỗ trợ điều khiển,

quản lý, tạo quyết định, và tiến hành các hoạt động của các nhà quản lý cấp

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 13


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

trung gian. Quan trọng là hệ thống cần giúp các nhà quản lý đánh giá được
tình trạng làm việc xem có đang tình trạng tốt hay khơng. Ở cấp này, các
thông tin cung cấp chủ yếu thông qua các báo cáo hàng tháng, hàng quý,
hàng năm…Các hệ thống cấp chiến thuật thường cung cấp các báo cáo định
kỳ hơn là các thơng tin về các hoạt động
¾ Hệ thống thơng tin cấp chiến lược: giúp các nha quản lý cấp cao xử lý và
đưa ra các hướng chiến lược cũng như các xu hướng phát triển lâu dài. Mục
tiêu của hệ thống là giúp các doanh nghiệp có những khả năng thích ứng tốt
nhất với những thay đổi trong mơi trường kinh doanh.

1.1.3.2 Phân loại theo mục đích phục vụ của thơng tin đầu ra
Dựa vào mục đích phục vụ của thông tin đầu ra, hệ thống thông tin được chia
thành các loại chính:
¾ Hệ thống thơng tin xử lý giao dịch: là hệ thống thông tin cơ bản phục vụ cấp
tác nghiệp của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin xử lý giao dịch là một hệ
thống thông tin giúp thi hành và lưu lại các giao dịch thông thường hàng
ngày cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống xử lý giao dịch
thường đóng vai trị chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đến nỗi
sự cố của hệ thống xử lý giao dịch trong vòng ít giờ đồng hồ có thể gây thiệt
hại nặng nề cho cơng ty và cịn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các cơng ty
khác.

¾ Hệ thống thơng tin phục vụ quản lý: phục vụ các mục đích quản lý của tổ
chức. Cac hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản
lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng chủ yếu dựa vào các cơ sở dữ liệu
được tạo ra bởi các hệ thống xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu
ngoài tổ chức. Do các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ
liệu sản sinh từ các hệ thống thông tin xử lý giao dịch, chất lượng thông tin
Cao học QTKD 2006-2008

Trang 14


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

mà chúng sinh ra phụ thuộc nhiều vào quá trình vận hành của hệ thống xử lý
giao dịch. Thông thường hệ thống chỉ quản lý các sự kiện nội bộ. Hệ thống
thông tin quản lý chủ yếu phục vụ các chức năng lập kế hoạch giám sát và
quyết định ở mức quản lý.
¾ Hệ thống thơng tin hỗ trợ ra quyết định: là hệ thống được thiết kế với mục
đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Về nguyên tắc, một hệ
thống hỗ trợ ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép ngườ ra quyết
định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ra. Thêm vào đó, nó
cịn phải có khả năng mơ hình hóa để có thể phân lớp và đánh giá các giải
pháp. Đây là một hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiểu cơ
sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mơ hình để biểu diễn và đánh giá tình
hình.
¾ Hệ thống thơng tin hỗ trợ điều hành: là hệ thống tạo ra một môi trường khai
thác thông tin chung chứ không cứ cung cấp bất kỳ ứng dụng hay chức năng
cụ thể nào. Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định được thiết kế để tổng hợp
dữ liệu cả về những sự kiện bên ngoài như các quy định thuế mới hay các
động thái của đối thủ cạnh tranh, và cả những thông tin tổng hợp từ các hệ

thống nội bộ. Hệ thống sàng lọc, đúc kết và chỉ ra những dữ liệu chủ chốt,
giảm thiểu thời gian và công sức để nắm bắt thơng tin hữu ích cho các lãnh
đạo.
¾ Hệ thống chuyên gia: là những hệ thống cơ sở trí tuệ nhân tạo, có nguồn gốc
từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ
tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Hệ thống
chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí tuệ và một hệ động cơ suy
diễn. Có thể xem lĩnh vực hệ thống chuyên gia như mở rộng của những hệ
thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chuyên gia hoặc như một cơ sở
Cao học QTKD 2006-2008

Trang 15


Xây dựnng phương án ứng
ứ dụng CNT
TT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng
C
khoán FPT
F

tiiếp nối củaa lĩnh vực hệ thống hỗ
h trợ ra quyết
q
định có tính chhun gia hoặc
h
n một sự tiếp nối củủa lĩnh vựcc hệ thống trợ giúp laao động trí tuệ.
như

1.1.3.33 Phân lo

oại hệ thống thôn
ng tin theeo chức năng
n
nghiiệp vụ:
Tươ
ơng tự như
ư phân loạii theo cấp tổ chức, hệ
h thống thhơng tin cịịn có thể được
đ
phân loại theo chứ
ức năng chhúng phục vụ trong doanh
d
nghiệp. Theo cách phânn loại
này, mỗỗi dạng hệệ thống thôông tin sẽ được gọi tên theo chức
c
năng nghiệp vụụ mà
chúng hỗ
h trợ trong
g cả cấp táác nghiệp, cấp chiến thuật, và cấp
c chiến lược.
l
Nhữnng ví
dụ về hệ
h thống th
hông tin dạạng này baao gồm: hệệ thống thôông tin quảản lý bán hàng
h
và markketing, hệ thống
t
quảnn lý nhân sự
ự, hệ thốngg thơng tinn kế tốn, tài

t chính…


1.1.4 Quy
Q trình
h xây dựn
ng hệ thốống thơngg tin:
Quyy trình pháát triển hệ thống nói chung và hệ thống thơng
t
tin nói
n riêng được
đ
thiết kế qua ba bư
ước:

Khảo sát vàà phân
K
tíích hệ thốn
ng
• Khảo sát sơ
ơ bộ
• Nghiên cứu
u tính
khả thi
• Lập lược đồ
ồ dịng
dữ liệu

Thiết kế hệ th
hống

• Thhiết kế giao diện
d
nggười sử dụngg
• Thhiết kế dữ liệệu
• Thhiết kế quá trrình
• Đặặc tả hệ thốnng
• Tiêu chuẩn thiiết
kếế

Thực hiện và bảảo
trì hệ thống

Hình 1.44 - Quy trrình xây dự
ựng hệ thốnng thông tiin

Q
2006-2008
Cao học QTKD

Traang 16


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

¾ Khảo sát và phân tích hệ thống: Mục tiêu chủ yếu của bước này là để xác
định những vấn đề của hệ thống đang tồn tại, tìm hiểu những u cầu mới về
thơng tin và xác định những hình thức kỹ thuật mới có khả năng hỗ trợ.
ƒ Khảo sát sơ bộ: Nhằm đạt được những hiểu biết về hệ thống đang tồn tại,
phát triển tốt mối quan hệ với người sử dụng hệ thống, thu thập dữ liệu
hữu ích tiềm ẩn trong hệ thống và xác định bản chất của vấn đề đang

được điều tra.
ƒ Nghiên cứu tính khả thi: Nhằm đánh giá các phương án khác nhau và đưa
ra một phương án thích hợp nhất. Tính khả thi của một phương án được
xác định theo bốn tiêu chuẩn: kỹ thuật, hoạt động, thời gian và tính kinh
tế:
• Tính khả thi về mặt kỹ thuật liê quan tới việc lựa chọn một kỹ
thuật hoặc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
Tiêu chuẩn này có thể xác định một cách dễ dàng nhờ những lời
khun của các chun gia trong và ngồi doanh nghiệp.
• Tính khả thi về hoạt động xác định những sự thay đổi cho hệ thống
có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu hoạt động
của nó hay khơng.
• Tính khả thi về thời gian xác định khoảng thời gian dự định xây
dựng hệ thống như vậy có phù hợp và đảm bảo hồn thành được
hay khơng.
• Tính khả thi về kinh tế liên quan tới việc xác định xem sự thay đổi
hệ thống có đáng giá hay không. Nhiều dự án phát triển hệ thống
kéo dài từ hai tới ba năm và địi hỏi một chi phí rất lớn. Do đó,
việc ước tính khả thi về mặt kinh tế là hữu ích trong suốt q trình

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 17


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

phân tích hệ thống. Trong đó, người nghiên cứu cần phải xác định
rõ những chi phí và lợi ích hàng năm với những lợi ích và chi phí
xảy ra một lần.

ƒ Lập lược đồ dòng dữ liệu: Giúp xác định các quá trình thành phần của hệ
thống và mối tương tác giữa chúng. Lược đồ dòng dữ liệu chỉ cách thức
dữ liệu được đưa vào trong hệ thống, nơi tới của dịng dữ liệu, và những
gì được xử lý nhờ các phương tiện kỹ thuật thông tin hoặc nhờ phương
tiện truyền thơng bên trong hệ thống.
¾ Thiết kế hệ thống: Sau bước điều tra và phân tích hệ thống, những hình dung
sơ bộ về hệ thống đã được thiết lập để thỏa mãn yêu cầu thông tin cho người
sử dụng. Bước thiết kế hệ thống đặc tả cách thức hoàn thành những yêu cầu
này.
ƒ Thiết kế giao diện với người sử dụng
ƒ Thiết kế dữ liệu
ƒ Thiết kế quá trình
ƒ Đặc tả hệ thống
ƒ Tiêu chuẩn thiết kế
¾ Thực hiện và bảo trì hệ thống: Sau khi đã được thiết kế, hệ thống thông tin
cần được đưa vào thực hiện. Việc thực hiện này thực chất là việc tiến hành
mua sắm các thiết bị phần cứng, phần mềm theo yêu cầu thiết kế, kiểm tra
các chức năng, chương trình của hệ thống. Quá trình này cũng bao gồm việc
tiến hành đào tạo sử dụng, vận hành hệ thống cho người sử dụng tùy theo
nhu cầu công việc cụ thể. Sau khi người sử dụng đã có thể thao tác thuần
thục với hệ thống sẽ là giai đoạn bàn giao hệ thống.

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 18


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

Quá trình thực hiện và bảo trì hệ thống là một q trình rất mất thời gian

và khó khăn. Nó điểm mấu chốt để đảm bảo sự thành công lâu dài của hệ
thống. Trong giai đoạn này, sau một thời gian sử dụng, thông thường là
khoảng 6 tháng, người ta thường tiến hành xem xét đánh giá lại hệ thống để
xác định khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống mới: mức độ sử dụng hệ
thống, sự hài lòng của người sử dụng, chi phí và lợi ích.
Cũng trong giai đoạn này, người ta cố gắng phát hiện ra sớm nhất các lỗi
của hệ thống, tìm cách để sửa chữa nó và hồn thiện hệ thống. Cơng việc
bảo dưỡng cần được tiến hành trong suốt thời gian tồn tại của hệ thống và
bao gồm cả hai mặt bảo dưỡng phần cứng và bảo dưỡng phần mềm máy
tính.

1.1.5 Các điều kiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.5.1 Khả năng tài chính
Để có thể triển khai xây dựng hệ thống thơng tin, trước tiên doanh nghiệp cần
phải có kinh phí xây dựng. Các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang tồn tại một
nghịch lý rất rõ nét, đó là các doanh nghiệp lớn, các tập đồn lớn lại chính là các
doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần thì phần
lớn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi các doanh nghiệp lớn có khả
năng tài chính hùng hậu thì khả năng triển khai xây dựng hệ thống thơng tin lại rất
khó, cịn các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng
tin thì lại hạn chế về vốn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân ta thấy: các doanh nghiệp
nhà nước ln có một sức ỳ rất lớn, đó là sự hạn chế trong nhận thức về công nghệ
thông tin, là sự lo lắng khi đổi mới, sự ngại thay đổi, và đâu đó trong các doanh
nghiệp nhà nước vẫn tồn tại kiểu tư duy bao cấp; bên cạnh đó là bộ máy doanh
nghiệp quá đồ sộ và khó thay đổi trong thời gian ngắn. Trái ngược với điều đó, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin,
Cao học QTKD 2006-2008

Trang 19



Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

nhất là các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần. Bởi hơn ai hết họ biết rằng ứng dụng
công nghệ thơng tin là gia tăng lợi ích của họ thơng qua việc nâng cao năng suất
lao động cũng như hiệu quả quản lý. Đồng thời, có một yếu tố mà mọi người đều
ngầm thừa nhận là chất lượng đội ngũ cán bộ trong khối nhà nước, nhất là cán bộ
ngành cơng nghệ thơng tin đang có một khoảng cách khá lớn so với đội ngũ nhân
viên công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khả năng tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định mức độ triển khai ứng dụng hệ
thống thông tin trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hạn chế về vốn thì có muốn
cũng khơng thể triển khai những ứng dụng công nghệ thông tin lớn được bởi chi
phí cho các ứng dụng này là rất lớn. Trong lĩnh vực chứng khốn điều đó cũng đã
được phản ánh rõ nét trong thời gian vừa qua, nhất là khi có những thay đổi về
phương thức, hình thức giao dịch. Thời gian đầu, khi thị trường chứng khốn cịn
nhỏ và thu hút ít sự quan tâm của giới đầu tư, các cơng ty chứng khốn ra đời cịn
ở dạng nhỏ với mục đích phục vụ số ít nhà đầu tư. Khi đó việc đầu tư xây dựng các
hệ thống thơng tin lớn là rất lãng phí cũng như không thiết thực. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển của thị trường, nhiều cơng ty chứng khốn mới ra đời, có những
cơng ty rất lớn với số vốn điều lệ lên tới hàng ngàn tỷ đồng, họ sẵn sàng đầu tư xây
dựng những hệ thống cơng nghệ có giá trị lên tới vài triệu USD, tương ứng với
mấy chục tỷ đồng để có thể phục vụ số lượng khách hàng ngày một đông. Đến lúc
này, các hệ thống thông tin cũ đã tỏ rõ sự yếu thế bởi nghèo nàn về chức năng, hạn
chế về công nghệ. Tuy nhiên, việc đổi mới hay thay thế hệ thống công nghệ không
hề dễ dàng. Thứ nhất, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng tài chính để
làm điều đó; thứ hai, những doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính thì lại phải đối
mặt với vấn đề chuyển đổi cơ sở dữ liệu cũng như thay đổi quy trình nghiệp vụ khi
ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin mới. Qua đó, trong lĩnh vực chứng khốn
ta thấy, việc đầu tư xây dựng hệ thống thông tin không những chỉ mang lại giá trị


Cao học QTKD 2006-2008

Trang 20


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

cạnh tranh kịp thời mà cịn là sự duy trì giá trị cạnh tranh đó trong một thời gian
dài, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tính về giá trị tài chính,
đầu tư những hệ thống thơng tin lớn trong các cơng ty chứng khốn nhiều khi tính
về lâu dài lại tốn ít chi phí hơn so với các hệ thống nhỏ rồi lại phải nâng cấp hay
chuyển đổi, trong khi giá trị mang lại, nhất là giá trị cạnh tranh lại lớn hơn rất
nhiều.

1.1.5.2 Năng lực cơng nghệ
Khi doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để xây dựng hệ thống thơng tin thì
để có thể triển khai được thành cơng doanh nghiệp cịn cần phải tính đến khả năng
cơng nghệ của mình. Tùy vào hình thức triển khai cũng như loại ứng dụng mà yêu
cầu về năng lực công nghệ đối với doanh nghiệp sẽ khác nhau. Trong đó doanh
nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề về năng lực cơng nghệ:
¾ Năng lực công nghệ của nhà cung cấp: Năng lực công nghệ của nhà cung
cấp sẽ là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng
từ nhà cung cấp, và ở đây chính là chất lượng của hệ thống thơng tin. Tuy
nhiên, đứng ở góc nhìn khách quan, sự thành công cũng như chất lượng của
hệ thống thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ khơng chỉ năng
lực của nhà cung cấp.
¾ Năng lực cơng nghệ của đội ngũ nhân viên công nghệ của doanh nghiệp: Đủ
khả năng đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển, vận
hành, khai thác các hệ thống công nghệ trong doanh nghiệp. Họ là những
người quyết định sự thành bại trong việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào

trong doanh nghiệp, do đó các u cầu kỹ năng công nghệ đối với họ phải
xem xét thật cẩn thận sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ của
doanh nghiệp.

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 21


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

¾ Năng lực cơng nghệ của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ: Phải nắm bắt các quy
trình nghiệp vụ, có những người có khả năng hiểu biết và nắm bắt được các
nội dung có thể tin học hóa, hay nói cách khác cần phải có những người vừa
hiểu quy trình nghiệp vụ, vừa có hiểu biết cơ bản về cơng nghệ. Bên cạnh đó
các nhân viên nghiệp vụ cần phải có các kiến thức tin học tối thiểu đủ khả
năng vận hành khai thác khi các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa.

1.1.5.3 Hạ tầng cơng nghệ hiện thời
Khi triển khai xây dựng hệ thống thơng tin, có một yếu tố mà các doanh nghiệp
khơng thể bỏ qua đó là hạ tầng cơng nghệ hiện có. Đó là vấn đề mà các nhà lãnh
đạo sẽ phải suy nghĩ khi xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, doanh nghiệp sẽ
xây dựng hệ thống mới như thế nào trên nền tảng cơng nghệ hiện có, sẽ bỏ đi và
làm mới hồn tồn hay tận dụng những gì hiện có và tận dụng như thế nào.

1.1.5.4 Tiềm năng công nghệ của các đối tác
Sự thành công của một hệ thống công nghệ thông tin không chỉ là sự thành
công về mặt đáp ứng các yêu cầu nội bộ doanh nghiệp mà cịn là sự thành cơng về
tính mở của hệ thống, về khả năng sẵn sàng mở rộng và kết nối được với các hệ
thống khác, phục vụ định hướng phát triển và mở rộng và doanh nghiệp. Điều đó

càng được thể hiện rõ nét trong thời gian vừa qua, khi các chính sách cho thị
trường chứng khốn thường xun thay đổi, nó địi hỏi tính sẵn sàng cao của các
cơng ty chứng khốn nói riêng và các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng
khốn nói chung.

1.2 Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt nam
1.2.1 Giới thiệu chung
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai,
xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Vào thế kỷ XV ở tại những thành

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 22


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán
cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hóa… lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ,
sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện
hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy
ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có
giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”. Quá trình giao
dịch chứng khốn diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát. Các phương
thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng
tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ
ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khốn chính thức được
thành lập.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các
phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến theo

tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch.
Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh và chuyển dần từ
giao dịch thủ cơng kết hợp với máy tính sang sử dụng hồn tồn hệ thống giao dịch
điện tử.

1.2.2 Thị trường chứng khốn Việt Nam
1.2.2.1 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh:
Thị trường chứng khốn Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000, đánh
dấu bằng phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 của trung tâm giao dịch
chứng khốn Hồ Chí Minh – HoSTC, nay là Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí
Minh – HOSE. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo
ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta.
Cao học QTKD 2006-2008

Trang 23


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ
giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao
dịch chứng khốn tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc
mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động
quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký
và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.
Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính
đến ngày 31/12/2007, tồn thị trường đã có 507 loại chứng khốn được niêm yết,

trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có
6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu
tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời gian
tới, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều do
Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân
hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường Trước sự
tăng trưởng của TTCK, số lượng cơng ty chứng khốn thành viên của SGDCK
TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mơ và chất lượng dịch vụ. Tính
đến hết ngày 31/12/2007, tồn thị trường đã có 62 cơng ty chứng khốn đăng ký
làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các thành viên
hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi
giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng lượng
cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, trong
cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ chức. Đến cuối năm 2006, số lượng
tài khoản của nhà đầu tư mở tại các cơng ty chứng khốn thành viên lên tới trên
106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của nhà đầu tư

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 24


Xây dựng phương án ứng dụng CNTT hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán FPT

mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài
khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

1.2.2.2 Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội:
Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg
thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán

Nhà nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp
có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt
động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;
2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký
chứng khoán;
4. Thực hiện đăng ký chứng khốn.
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu
một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cao học QTKD 2006-2008

Trang 25


×