Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.04 KB, 19 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU QUỸ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BHXH
1. Vài nét về khái niệm và đối tượng BHXH
Trong thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp những thuận lợi,
có đầy đủ thu nhập và những điều kiện sinh sống bình thường, trái lại có rất
nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người
ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như bất ngờ bị
ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, hoặc khi tuổi già. Khả năng lao động,
khả năng tự phục vụ đều suy giảm.
Khi rơi vào những trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động nói trên,
các nhu cầu của cuôc sống không vì thế mất đi. Trái lại có cái còn tăng lên, thậm
chí có thể xuất hiện thêm nhu cầu mới, như khi ốm đau sẽ rất cần thuốc chữa
bệnh … Bởi vậy muốn tồn tại con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực
tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết.
Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, xuất hiện việc thuê mướn nhân
công, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động. Dần dần về sau, phải
cam kết đảm bảo cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang
trải những nhu cầu sinh sống cần thiết khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn, tuổi già
… Trong thực tế nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra nên người chủ
không phải chi ra một đồng tiền nào. Nhưng cũng có khi lại xảy ra dồn dập,
buộc người chủ nhiều lúc phải bỏ ra một khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì
thế, giới thợ phải liên kết với nhau buôc giới chủ buộc phải thực hiện những gì
đã cam kết. Dần dần trong cơ chế thị trường đã xuất hiện một bên thứ 3 đóng vai
trò trung gian giúp thực hiện cam kết giữa giới chủ và giới thợ bằng hoạt động
thích hợp của nó. Nhờ vậy, thay vì cho việc phải chi trực tiếp những khoản tiền
lớn khi lao động bị ốm đau, tai nạn, giới chủ chỉ phải trích ra những khoản tiền
nho nhỏ được tính toán chặt chẽ giựa trên những cơ sở xác suất những biến cố
1
1
của tập hợp những người lao động làm thuê. Số tiền này được giao cho bên thứ


3 tồn tích dần thành một quỹ tiền tệ. Làm như thế một mặt giới chủ đỡ bị thiệt
hại về kinh tế do không phải một lúc chi những khoản tiền lớn. Mặt khác người
lao động làm thuê được đảm bảo chắc chắn một phần thu nhập khi ốm đau, tai
nạn. Nhờ đó, mỗi ông chủ chỉ phải đóng một phần mà mình chịu được nhưng
vẫn phải đủ để giải quyết mọi phát sinh theo cam kết với tất cả giới thợ. Song
trên thực tế, vấn đề lợi ích luôn luôn vận động với tất cả những khía cạnh của
nó. Giới thợ luôn đòi hỏi được đảm bảo nhiều hơn trước tình hình kinh tế - xã
hội phát triển, còn giới chủ thì lại mong muốn phải chi ít hơn tức là phảI đảm
bảo cho giới thợ ít hơn nên tranh chấp chủ thơ lại tiếp diễn. Trước tình hình như
vậy, nhà nước đã phải can thiệp đIềuchỉnh. Sự can thiệp này, một mặt làm tăng
vai trò của nhà nước, giới chủ buộc phải đóng góp thêm, đồng thời giới thợ cũng
phải đóng góp một phần vào sự đẳm bảo cho chính mình, cả giới chủ và giới thợ
đều thấy mình có lợi và được bảo vệ. Mặt khác, Nhà nước phải tăng chi tiêu
ngân sách song chính là nhờ vào những mối quan hệ rằng buộc như vậy mà rủi
ro, bất lợi của người lao động được dàn trải theo nhiều chiều, một quỹ tiền tệ tập
chung trên phạm vi quốc gia nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi
bị ốm đau, tai nạn, tuổi già, tàn tật…. được thiết lập. Nhờ vậy đã tạo ra khả năng
giải quyết những phát sinh rủi ro, bất lợi lớn nhất với một tổng dự trữ nhỏ nhất,
trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro của cả tập hợp người lao động trong phạm vị
bao quát của quỹ.
Đặc trưng cơ bản của BHXH:
- Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động
- Các rủi do của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như: ốm đau,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết…
Do những rủi ro này mà người lao động giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Họ
cần có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng
rất cơ bản của BHXH.
- Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ
đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng
2

2
BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn. Sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu
phát sinh về BHXH.
- Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế
độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ rằng buộc chặt chẽ như
trên, được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy có thể
hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập chung được
tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động với người lao động
dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo phần thu nhập để thoả
mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ, khi
họ gặp nhiều biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động.
Tất cả những khía cạnh nêu trên cho thấy BHXH được lập ra là để tác động
vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác
BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong
trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất
hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu
cầu sinh sống thiết yếu cho họ.
2. Sự cần thiết phải có hệ thống BHXH
Trong thực tế cuộc sống không phải người lao động nào cũng có đủ điều
kiện về sức khoẻ khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành
nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống
ấm no hạnh phúc. Ngược lại, không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh
như ốm đau, tai nạn hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh
hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác
nhân xã hội khác.
Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất
đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi
vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra

nhiều cách giải quyết. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn
3
3
cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục người lao động phải
được sự bảo trợ của cộng đồng tập thể của các tổ chức cơ quan Nhà nước và xã
hội. Sự bảo trợ này không thể bằng những nguồn vật chất cần thiết, nhằm phục
hồi nhanh chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hộ góp phần làm giảm bớt
những khó khăn của bản thân và gia đình người lao động khi có những hẫng hụt
về thu nhập trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, mất việc làm, hoặc khó khăn khi về già… Tất cả những cái đó đã
trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của người lao động, sự đối
mặt với cuộc sống thật nan giải. Tình cảnh này đưa đến những hành động tập thể
phát huy truyền thống tương thân, tương ái vốn có từ trong nhân dân, đồng thời
cũng đòi hỏi giới chủ, giới thợ và Nhà nước từng bước can thiệp để duy trì lực
lượng nhân công cần thiết cho xã hội.
Qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa vấn đề của giới chủ và giới
thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cùng
với trình độ chuyên môn và nhận biết về BHXH của người lao động ngày càng
được nâng cao, cách chủ động khác phục khi không may gặp những rủi ro xảy ra
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những
tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và
có hiệu qủa nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài
người trong quá trình phát triển đất nước.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên
trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần
thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã trở thành
nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất
yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người.
3. Các mối quan hệ bên trong của BHXH
Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa

vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Trong BHXH, mỗi
quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia
BHXH, bên BHXH và bên được BHXH:
4
4
- Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà
nước (trong một số trường hợp).
Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở
san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động
mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng còn vì lợi ích của
chính họ, ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập
đoàn người sử dụng lao động, để đảm bảo cho quá trình sản xuất của họ
không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH.
Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động
của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm giá trị đồng vốn, hỗ trợ cho quỹ BHXH,
bảo đảm giá trị đồng vốn và hỗi trợ cho quỹ BHXH trong những trường
hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể
quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động
BHXH.
- Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên
BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty …) do Nhà nước lập ra (ở
một số nước có thể do tư nhân lập ra) nhận sự đóng góp của người lao động,
người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực
hiện chi trả nợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho
quỹ BHXH phát triển.
- Bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và nhân thân của họ theo
quy định của pháp luật. Bên được BHXH được quyền nhận các loại trợ cấp khi
phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi
ro được bảo hiểm gây ra.

Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường,
bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (người lao động chẳng
hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là
người được quyền hưởng BHXH vì đóng phí được BHXH để bảo hiểm cho
chính họ.
5
5
4. Bản chất của BHXH
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi trình độ phát triển
kinh tế của một quốc gia đặt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều
kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển
của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát
triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững
mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ
BHXH ngày càng phong phú.
Thực chất BHXH là sự đền bù hậu quả của những “rủi ro xã hội”. Sự đền
bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Như vậy BHXH
cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vị toàn xã hội, BHXH là
một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát
sinh nhu cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
già yếu, chết...
Vì vậy thực chất của BHXH là thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế
cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập
cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh
tế của người lao động và an toàn xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân
phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn bảo đảm
trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của
BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của
mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải

những rủi ro xảy ra. ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù
cho số ít”
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rồi mà đan xen
lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là
đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại
đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.
6
6
Dưới góc độ kinh tế, bản chất BHXH chính là sự đảm bảo thu nhập, bảo
đảm cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động.
Có nghĩa là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp
phải các rủi ro thuộc phạm vị BHXH.
Dưới góc độ chính trị, bản chất của BHXH là sự liên kết của những người
lao động, xuất phát từ lợi ích chung của họ.
Dưới góc độ xã hội, bản chất của BHXH được hiểu như là một chính sách
xã hội nhằm đảm bảo khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thông qua đó bảo
vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng xuất
lao động ổn định trật tự xã hội.
5. Chức năng cơ bản của BHXH
Cũng như các thành phần khác của kinh tế bảo hiểm, BHXH có hai chức
năng cơ bản là chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám
đốc. Tuy nhiên, do tính đặc thù của mình, BHXH không những có tính kinh tế
mà còn có tính xã hội rất cao. Vì vậy, về tổng quát, BHXH có những chức năng
sau:
- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảo
hiểm khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo
những điều kiện xác định.
Sở dĩ như vậy vì giữa người lao động với cơ quan BHXH có mối quan hệ
hết sức chặt chẽ. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan
hệ tài chính BHXH. Quan hệ đó diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia bảo hiểm,

bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
- Phân phối lại thu nhập.
Những người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp vào quỹ BHXH là
để bảo hiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà cho người lao động
do người sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp, những người lao
động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyền hưởng trợ cấp nhưng do
còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thường nên không được
hưởng trợ cấp bảo hiểm. Số lượng những người không được hưởng trợ cấp
7
7

×