Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 12 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH
Tham gia BHXH là một nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm
thực hiện quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
Chính sách BHXH hiện nay đang thực hiện nhằm đạt tới mục tiêu là tạo nên một
quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước, thực hiện đảm bảo về tài chính để
chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, từ đó thu BHXH trở thành một
nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công tác BHXH,
góp phần tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH, góp phần thực hiện chính sách
an sinh xã hội.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH
1. Đối tượng đóng BHXH
Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ BHXH quy định tại điều lệ này:
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên.
- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài
hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Người lao động là việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành
chính, sự nghiệp, co quan Đảng, đoàn thể.
- Người lao động là việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực
lượng vũ trang.
- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử, làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước,
Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
- Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến
cấp huyện.
1
1


Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài
nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực
hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.
2. Căn cứ xác định mức đóng BHXH
Căn cứ xác định mức đóng BHXH chính là tiền lương. Tiền lương là cấp
bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu
vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có)
của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải
đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả thấp, tiền lương tháng trả
cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để
đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả
cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không thấp hơn mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
3. Cách xác định tổng quỹ tiền lương
Cộng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lại sẽ được tổng
quỹ tiền lương của đơn vị tham gia làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, muốn
biết tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cả đơn vị nhất thiết phải
lập danh sách lao động thuộc diện đóng BHXH, bao gồm các tiêu thức sau:
STT Họ và tên Năm
sinh
Nghề nghiệp,
cấp bậc,
chức vụ
Hệ số
bậc lương
Mức
lương
Các khoản

phụ cấp
Tiền lương
làm căn cứ
đóng BHXH
Mức đóng của
mỗi người
=
Tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH của từng người
x 20%
Mức đóng của
cả đơn vị
=
Tổng quỹ tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH
x 20%
Hoặc Mức đóng của cả đơn vị = số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại.
4. Thời gian và phương thức đóng BHXH
2
2
Theo quy định, ngay sau ngày trả lương hàng tháng, nếu trả lương tháng 02
kỳ thì đóng BHXH vào ngay sau ngày trả lương kỳ thứ hai trong tháng và có thể
đóng BHXH theo quý, nhưng phải đóng vào tháng giữa quý. Nếu đóng chậm
tháng nào phải nộp lãi suất tiền gửi ngân hàng ở thời điểm nộp chậm (quy định
tại Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/5/1995 của Bộ Tài chính).
Tại điều 4 phần III Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 của Bộ
Tài chính quy định: Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH
từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy
định tại điểm 8 - điều 11 trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 quy định xử
phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động còn phải nộp số tiền chậm nộp

theo mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại điểm
truy nộp, đồng thời BHXH các cấp được quyền yêu cầu Kho bực, Ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp BHXH và tiền phạt
chậm nộp BHXH mà không cần sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao
động.
Hàng tháng, hàng quý các cơ quan đơn vị sử dụng lao động đóng, căn cứ
vào kế hoạch quỹ tiền lương để đăng ký mức đóng với cơ quan BHXH. Đồng
thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương,
trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng và 5% tiền
lương do người lao động đóng. Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao
động cùng các cơ quan BHXH đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương,
lập bảng xác nhận nộp BHXH. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp
sẽ phải nộp tiếp trong quý sau hoặc coi như nộp trước cho quý sau và được
quyết toán trong năm.
Những đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm thời hạn nộp BHXH thì cơ
quan BHXH các cấp có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH đối với tất
cả những người lao động của đơn vị sử dụng lao động đó, đồng thời lập hồ sơ
chuyển sang cơ quan pháp luật đối với chủ sư dụng lao động.
3
3
Vì vậy, đóng BHXH là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
người sử dụng lao động và người lao động. Kết quả đóng BHXH là cơ sở để
thực hiện tốt các chế độ hưởng BHXH…
5. Tính đặc thù của công tác thu BHXH
Quá trình thu BHXH có những đặc thù sau:
- Việc quy định đóng BHXH đã thành mối quan hệ 3 bên: người lao động,
người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc
giám sát lẫn nhau về mock đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người
suốt quá trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện các chế độ BHXH theo luật định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ

thu BHXH không giống với các nghiệp vụ khác.
- Yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng
tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương
với mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Đây là công việc đòi hỏi tính
chính xác cao, thường xuyên, liên tục kéo dài hàng chục năm, lại có sự biến
động về mức đóng. Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH
của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần
giải quyết chế độ BHXH là mỗi lần kinh tế, xác định độ chuẩn xác của
nghiệp vụ BHXH.
- Trong nghiệp vụ Quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện
quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của
cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương
đúng kịp thời; còn có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao
động đăng ký đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị cùng với sổ BHXH
của từng người mà việc quản lý theo dõi phảI được thực hiện ở cả 3 cấp là:
BHXH thành phố quản lý danh sách, lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan
đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả
đóng lập thành hồ sơ gốc. BHXH quận, huyện làm nhiệm vụ đôn đốc và
đối chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý, từ đó
4
4
hướng dẫn cơ quan, đơn vị ghi kết qủa đóng BHXH vào sổ BHXH của
từng người. Đây là căn cứ để giải quyết chế độ hưởng BHXH.
Chính vì những đặc thù trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tập
trung thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn
tuyệt đối về tài chính tiền tệ, đảm bảo độ chính xác trong việc ghi chép kết quả
đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị đến từng lao động theo tiền lương, lấy đó
làm căn cứ đóng BHXH từng tháng trong nhiều năm, kể cả trường hợp liên tục
cũng như gián đoạn, làm việc một nơi hay nhiều nơi ... Như vậy, quá trình theo
dõi ghi kết quả thu BHXH đòi hỏi liên tục trong nhiều năm, kể cả thời gian

ngừng đóng BHXH vẫn phải lưu giữ để đảm bảo khi người lao động tiếp tục
đóng hoặc yêu cầu giải quyết chế độ đều được thực hiện ngay. Hoạt động thu
của BHXH là hoạt động của cả đời người, có tính kế thừa, cho nên nghiệp vụ
quản lý thu, lưu giữ sổ biều là không có giới hạn và thời gian.
III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU BHXH
Công tác quản lý thu BHXH thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch thu BHXH.
Lập kế hoạch thu BHXH là một khâu rất quan trọng, được thực hiện một
cách thường xuyên theo từng năm ở tất cả các đơn vị BHXH từ Trung ương đến
địa phương, bởi vì kế hoạch thu BHXH là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý
công tác thu BHXH ở từng đơn vị nói riêng và trên phạm vi toàn bộ hệ thống
BHXH nói chung. Hơn nữa, kế hoạch thu BHXH còn là cơ sở để các cơ quan
BHXH tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác khác của BHXH như
hoạch định phương hướng phát triển lâu dài, hoàn chỉnh hệ thống chế độ chính
sách, quản lý và bảo tồn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo cân đối quỹ lâu dài.
Chính vì vậy, kế hoạch lập ra càng sát với thực tế, phù hợp với điều kiện chung
về kinh tế - xã hội từng địa bàn thì công tác tổ chức, thực hiện và điều hành
quản lý công tác thu BHXH càng chủ động và được hoàn thiện hơn.
Việc lập kế hoạch thu BHXH được thực hiện cụ thể như sau:
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị phải căn cứ vào số lao
động mà mình sử dụng để lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích
5
5

×