Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường lao động của Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao và đề xuất những biện pháp giảm thiểu chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.69 KB, 105 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
----------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học
ngành: quản trị kinh doanh

đánh giá hiện trạng môi trường lao động
của công ty supe phốt phát và hoá chất lâm
thao và đề xuất những biện pháp giảm thiểu
chất thải

hứa thị tú oanh

hà nội 2006


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
----------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học

đánh giá hiện trạng môi trường lao động
của công ty supe phốt phát và hoá chất lâm
thao và đề xuất những biện pháp giảm thiểu
chất thải

chuyên ngành quản trị kinh doanh
mà số:
hứa thị tú oanh



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nghiến

hà nội 2006


Mục lục
Chương I. Cơ sở lý thuyết về đánh giá tác động của môi

4

trường

1.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý môi trường

4

1.1.1. Khái niệm môi trường lao động

4

1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường lao động

5

1.2. Các chỉ tiêu môi trường

6

1.2.1. Phân loại chỉ tiêu


6

1.2.2. Tiêu chuẩn môi trường

8

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh

9

doanh và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
1.3.1. Sự ảnh hưởng của yếu tố vi khí hËu

10

1.3.2. Sù ¶nh h­ëng cđa u tè vËt lý

13

1.3.3. Sù ¶nh h­ëng cđa u tè sinh häc

15

1.4. Mèi quan hƯ giữa môi trường và sức khỏe

16

1.5. Cơ sở lý luận về các giải pháp giảm thiểu chất thải


16

1.5.1. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất

17

1.5.2. Đầu tư lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô nhiễm

20

1.5.3. Sản xuất sạch hơn

21

1.5.4. Giảm qui mô sản xuất

24

1.6. Các biện pháp để chống lại ô nhiễm không khí và làm sạch môi

25

trường
1.7. Phương hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường
chương II: phân tích tình hình ô nhiễm môi trường của

27
29

Công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao


2.1. Những vấn đề « nhiƠm m«i tr­êng trong ngµnh hãa chÊt
2.2. Giíi thiƯu vài nét về Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm

29
34

Thao
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

34

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

36


2.2.3. Các loại hàng hóa chủ yếu của Công ty

38

2.2.4. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa của Công ty

38

2.2.5. Tổ chức sản xuất

40

2.2.6. Kết cấu sản xuất


40

2.2.7. Cơ cấu tổ chức

42

2.2.8. Tình hình công tác Bảo hộ lao động

44

2.2.9. Công tác quản lý môi trường

49

2.3. Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường của Công ty từ năm

55

2001 - 2005
2.3.1. Kết quả khảo sát vi khí hậu

55

2.3.2. Kết quả khảo sát tiếng ồn

58

2.3.3. Kết quả khảo sát bụi


60

2.3.4. Kết quả khảo sát hơi khí độc

62

2.3.5. Chất thải rắn

66

2.4. Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường ngoài Công ty

66

2.4.1. Kết quả khảo sát tiếng ồn

66

2.4.2. Kết quả khảo sát hơi khí độc

67

2.4.3. Kết quả khảo sát bụi

68

2.4.4. Kết quả khảo sát nước thải

68


2.5. Tình hình sức khỏe của công nhân trong Công ty

70

2.6. Tình hình năng suất lao động của Công ty

73

Kết luận chương II

74

chương III. Một số giải pháp nhằm giảm ô nhiễm môi

76

trường lao động ở công ty supe phốt phát và hóa chất
lâm thao

3.1. Những biện pháp xử lý

76

3.1.1. Đối với tiếng ồn

76

3.1.2. Đối với chất thải rắn

78


3.2. Giải pháp thay đổi công nghệ

79

3.2.1. Đối với khí thải

79

3.2.2. Đối với nước thải

87


3.3. Các giải pháp về giáo dục, quản lý và giám sát môi trường

92

3.3.1. Giải pháp về giáo dục môi trường

92

3.3.2. Giải pháp về quản lý các chất gây ô nhiễm môi trường

93

3.3.3. Kiểm tra giám sát ô nhiễm môi trường

94


kết luận

99
các bảng, biểu, sơ đồ

Bảng 2.1. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động năm 2006

48

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp khảo sát vi khí hậu từ năm 2001-2005

55

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp khảo sát tiếng ồn từ năm 2001-2005

58

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp khảo sát bụi từ năm 2001-2005

60

Bảng 2.5. Danh sách bệnh nhân tử vong

65

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chi phí khám chữa bệnh cho từng năm

73

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp giá trị sản lượng từ năm 2001 2005


73

Bảng 3.1. Bảng dự kiến các chi phí nhằm cải thiện môi trường cho những

97

năm tiếp theo
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh vi khí hậu qua các năm

56

Biểu ®å 2.2. BiĨu ®å so s¸nh tiÕng ån qua c¸c năm

58

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ so sánh bụi trọng lượng qua các năm

60

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ so sánh bụi hô hấp qua các năm

61

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải kho lưu huỳnh

82

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải phân xưởng sản xuất NPK


85

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp

89

hóa học


Các chữ viết tắt
BOD

Nhu cầu ôxy sinh học

BOD 5

Nhu cầu ôxy 5 ngày

PAC
pH

Poly nhôm clorua
Thang

đo

pH(<5:

axit;>5: kiềm)


CO

Các bon ôxit

SO2

Anhydrit sunfulrơ

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

SO3

Anhydrit sunfulric

CaSO 4

Canxi sunfat

SiF 4

Silic florua

DO

Ôxy hòa tan

SiO2


Silicat

DOC

Các bon hữu cơ hòa tan

V2 O5

Chất xúc tác

H 2 SO 4

Axit sunfuric

H2S

L­u huúnh

HF

Axit floric

H 2 SiF6

Axit hexa floro silisic

NO

Oxyt nitric


N2 O

Proto xytnit¬

N2 O 3

Anhydrit nit¬

NO 2

Nitrit

NO 3

Nitrat

NH 3

Amoniac

N2 O 5

Anhydrit nitric

Na 2 SiF 6

Thuèc trõ s©u

NaHSO3


Natri bisunfit

Na2SO3

Natri sunfit


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Phần mở đầu
I. đặt vấn đề

Trong lịch sử tiến hóa văn minh thì loài người luôn phải đương đầu với sự
khủng hoảng sinh thái. Việc phấn đấu để đạt được mục tiêu dân giàu nước
mạnh, chống đói nghèo, bệnh tật, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đÃ
trở thành sự quan tâm của toàn nhân loại. Mặc dù, ở một số nước phát triển đÃ
cơ bản giải quyết xong nạn đói nghèo nhưng chưa một nước nào đà giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường một cách trọn vẹn.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa, trong đó sản xuất công nghiệp đóng một vai trò hÕt
søc quan träng trong nỊn kinh tÕ qc d©n. Cïng với sự phát triển đó, môi
trường lao động cũng có thay đổi theo cả hai chiều hướng. Một mặt có những
ngành, cơ sở môi trường lao động được cải thiện hơn, song mặt khác cũng
xuất hiện nhiều nguy cơ mới làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động cũng
như môi trường nói chung.
Cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, công nghiệp hoá học đÃ
tạo ra rất nhiều sản phẩm quan trọng và thiết yếu cho nhu cầu con người và xÃ
hội, góp phần phát triển kinh tế Văn hoá - XÃ hội toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng. Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao sản xuất
các sản phẩm hóa chất cơ bản và hóa chất tiêu dùng trong đó có supe lân và

phân bón NPK phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp tăng năng suất
cây trồng, góp phần xoá đói giảm nghèo qua nhiều thập kỷ, đóng góp lớn về
mặt phát triển xà hội của cả nước nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng.
Công tác đánh giá hiện trạng môi trường lao động và tác động của nó tới
sức khoẻ công nhân và cộng động còn nhiều hạn chế, hậu quả là dư luận xÃ
hội đang quan tâm rất nhiều về câu chuyện Làng ung thư bên cạnh Công
ty.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

1

Khoa Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Xuất phát từ thực tế đó, trong luận văn này dựa trên các nghiên cứu và
thực tế các kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm của Công ty nhằm Đánh giá
hiện trạng môi trường lao động của Công ty Supe phốt phát và hóa chất
Lâm Thao và đề xuất các phương pháp giảm thiểu chất thải.
II. Mục đích

- Mô tả hiện trạng môi trường lao động trong Công ty, môi trường ngoài
Công ty;
- Mô tả tình hình bệnh tật và tử vong của công nhân trong Công ty;
- Phân tích, đánh giá những tác động của sản xuất tới môi trường;
- Đề xuất những phương pháp nhằm cải thiện thích hợp để nâng cao chất
lượng môi trường lao động và môi trường ngoài Công ty.
iii. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp hồi cứu về thực trạng môi trường lao động từ các tài liệu
giám sát định kỳ đối với Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao;
- Các tài liệu giám sát được xử lý và tổng hợp nhờ phương pháp thống kê
học;
- Phân tích mối liên quan giữa môi trường trong Công ty với môi trường
ngoài Công ty.
* Địa điểm nghiên cứu: Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.
* Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 2005.
* Phạm vi nghiên cứu: Gồm 5 xí nghiệp sản xuất chính và 2 phân xưởng
sản xuất phù trợ.
IV. kết cấu

Chương I. Giới thiệu cơ sở lý thuyết về đánh giá tác động của môi
trường. Lý luận chung về môi trường lao động, ô nhiễm môi trường lao động,
các nhân tố ảnh hưởng và cơ sở lý luận về các giải pháp nhằm giảm thiểu chất
thải, cải thiện môi trường lao động.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

2

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Chương II. Giới thiệu chung về Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm
Thao. Nêu lên thực trạng môi trường lao động của Công ty và đánh giá những
tác động của của các yếu tố môi trường đến người lao động.

Chương III. Trên cơ sở đưa ra những ưu nhược điểm của các giải pháp
cải thiện môi trường lựa chọn các giải pháp phù hợp với Công ty.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

3

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

chương I
cơ sở lý thuyết về đánh giá tác động
của môi trường
1.1. Cơ sở lý thuyết quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường lao động
Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển của xÃ
hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đà nói: Xà hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ
người lao động, trí óc mở mang cũng là nhờ người lao động. Vì vậy, lao động
là sức chính của tiến bộ loài người. Cũng vì thế, chế ®é b¶o hé lao ®éng ra
®êi nh»m mơc ®Ých b¶o đảm cho người lao động một môi trường làm việc
thuận lợi, bảo đảm sản xuất an toàn và vệ sinh, bảo đảm tiến bộ xà hội và mức
sống tốt hơn cho người lao động.
Để tìm hiểu và nhìn nhận đúng được tầm quan trọng của vấn đề, trước
tiên ta phải xem xét về khái niệm môi trường lao động.
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa hoặc khái niệm khác nhau về
Môi trường lao động tùy theo quan niệm của từng nước nhưng đều thống nhất
với nhau về bản chất.
Theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Môi trường lao

động là lĩnh vực cực kỳ quan trọng, là tập hợp các yếu tố tác động tiêu cực đến
con người tạo ra các rủi ro nghề nghiệp. Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc UNDP định nghĩa: Môi trường lao động bao gồm những yếu tè sinh
häc, y häc, vËt lý häc, triÕt häc, t©m lý học, xà hội học và kỹ thuật ảnh hưởng
đến người lao động trong không gian lân cận nơi làm việc.
Đối với nước ta, khái niệm môi trường lao động tại nơi làm việc đà được
nói đến ở rất nhiều công trình khoa học và ngay cả trong các nghị định của
Chính phủ đó là: Môi trường lao động là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học,
sinh học và các mối quan hệ xung quanh ảnh hưởng tới quá trình lao động và
sức khỏe người lao động trong các không gian làm việc của người lao động.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

4

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, môi trường lao động được xem là
thành phần của điều kiện lao động thể hiện trong định nghĩa: Điều kiện lao
động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xà hội, kinh tế, kỹ thuật được thể hiện
bằng các công cụ; phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, quá trình công nghệ ở một không gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp,
tác động qua lại giữa các yếu tố đó đối với con người tạo nên một điều kiện
nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Như vậy, theo định nghĩa của ILO và các nhà khoa học Việt Nam đà thừa
nhận môi trường lao động bao gồm các yếu tố nhân tạo ®ã lµ yÕu tè vËt lý, hãa
häc, sinh häc vµ yếu tố tự nhiên mà trong đó thể hiện là các mối quan hệ xung

quanh xảy ra tại nơi làm việc của người lao động.
Môi trường lao động có tính đa dạng và phức tạp luôn vận động theo tiến
trình phát triển và nhận thức của con người. Trong phạm vi luận văn quan tâm
tới chất lượng môi trường lao động tại khu vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường lao động
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm môi
trường trở thành độc hại. ( Điều 2, luật Bảo vệ môi trường Việt Nam)
Theo công ước số 148 ngày 1/6/1977 Công ước và khuyến khích về
môi trường lao động của Tổ chức lao động thế giới ILO, các định nghĩa về ô
nhiễm môi trường lao động được ghi rõ:
Ô nhiễm không khí: Là chỉ không khí bị nhiễm bẩn bởi các chất bất kỳ
ở trạng thể nào mà gây độc hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt.
Ô nhiễm ồn: Chỉ âm thanh có thể dẫn đến một sự tồn tại thính giác hoặc
gây độc hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác.
Ô nhiễm rung: Chỉ mọi sự rung động truyền cho cơ thể người bởi những
cơ cấu rắn và gây tác hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

5

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Ô nhiễm môi trường đang là hiểm họa đe dọa toàn bộ hành tinh chúng ta.
Khi các chất ô nhiễm vượt quá giới hạn khả năng bảo vệ làm mất cân bằng

sinh thái tự nhiên. Chất ô nhiễm được tạo ra phát triển và lan truyền đi theo
nước, không khí, đất đang là mối nguy hại nhất cho nền văn minh hiện đại.
Ô nhiễm môi trường lao động nhất là ô nhiễm môi trường lao động trong
sản xuất công nghiệp đà và đang là mối lo chung của toàn xà hội và là mối
quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong công cuộc đổi mới của đất
nước, hướng tới phát triển bền vững. Con người và søc kháe cđa hä lµ vèn q
cđa x· héi, søc khỏe sinh mạng của con người là vô giá nếu mất đi sẽ không
có bất cứ một của cải nào có thể thay thế và bù đắp được.
Những sai lầm vấp phải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đà phải trả giá
đắt và không phải luôn luôn giải quyết được hậu quả của nó. Đây đang là thời
điểm mà nhân loại trên hành tinh cần phải có những cố gắng chung để ngăn
chặn sự nguy hại sinh ra bởi nạn ô nhiễm môi trường.
Vì vậy: Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ môi trường trong
lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn,
khắc phục các hiệu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. ( Điều
2, luật Bảo vệ môi trường Việt Nam)
1.2. Các chỉ tiêu môi trường
1.2.1. Phân loại chỉ tiêu
* Các yÕu tè vi khÝ hËu: Vi khÝ hËu trong lao động là điều kiện khí tượng
ở môi trường lao động trong một khoảng không gian thu hẹp, có liên quan tới
quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể. Đó là các yếu tố vật lý của không khí
gồm: nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc gió, ánh sáng, bức xạ nhiệt.
+ Nhiệt độ không khí: Là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí
ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ cơ thể. Trong sản xuất nhiệt độ không
khí có thể tăng cao, có thể giảm thấp so với nhiệt độ bên ngoài.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

6


Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

+ Độ ẩm của không khí: Là khái niệm chỉ lượng hơi nước có trong không
khí trong đó độ ẩm tuyệt đối được tính bằng gram hơi nước có trong 1m3
không khí. Độ ẩm tối đa là lượng hơi nước đà bÃo hòa tối đa trong không khí
ở nhiệt độ nhất định.
Khái niệm hay được dùng trong thực tế là độ ẩm tương đối: được tính
bằng tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.
+ Tốc độ gió còn gọi là chuyển động của không khí: làm tăng hoặc giảm
thải nhiệt của cơ thể.
+ ánh sáng: - ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu
trời sinh ra thích hợp và có tác dụng tốt đối với sinh lý con người.
- ánh sáng nhân tạo là ánh sáng do con người tạo ra phục vụ
vho mục đích của mình.
+ Bức xạ nhiệt: Là các tia bức xạ mang năng lượng nhiệt phát ra một ít
tia từ bề mặt của các vật thể hoặc người gồm chủ yếu là các tia hồng ngoại và
một ít tia rử ngoại. Nhiệt độ bề mặt càng cao thì cường độ bức xạ nhiệt càng
lớn và có nhiều tia sóng ngắn.
* Các yếu tè vËt lý: TiÕng ån, ®é rung.
+ TiÕng ån: “TiÕng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số
khác nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho
người nghe cản trở con người làm việc nghỉ ngơi. Tiếng ồn còn được định
nghĩa: Là những âm thanh mà người ta không mong muốn.
* Các yếu tố hóa học: Bụi, hơi khí độc ( SO 2 , CO, CO 2 , H 2 S )
Bụi trong sản xuất là tập hợp các hạt chất rắn được phát sinh trong quá
trình gia công, chế biến đóng gói nguyên vật liệu và tồn tại trong không khí ở

dạng bụi bay, bụi lắng, hoặc khí dung ( hơi, khói, mù).
* Các yếu tố sinh học: Chất thải hữu cơ
* Môi trường nước thải.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

7

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

+ Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với
trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt
của chúng trong nước làm cho nước trở thành độc hại.
Thay đổi về lý học: mầu, mùi, vị, độ trong.
Thay đổi thành phần hóa học: các chất hữu cơ, vô cơ, các chất độc.
Thay đổi về sinh vật: làm tăng hoặc giảm các vi sinh vật hoại sinh, vi
khuẩn và virut gây bệnh, hoặc xuất hiện thêm các vi sinh vật mới.
1.2.2. Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường. Trong hoạt động quản lý môi trường, tổ chức môi
trường vừa được xem là công cụ kỹ thuật vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà
nước quản lý môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất
lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đó đÃ
bị ô nhiễm hay chưa? Ô nhiễm đến mức nào? Ai là người gây ô nhiễm? Trên
cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp
ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lý kịp thời các

vi phạm môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường năm 1993 (khoản 7, điều 2) Tiêu chuẩn
môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm
căn cứ để quản lý môi trường.
Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi
chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có
thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đÃ
giới hạn an toàn để bảo vệ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
Tuy nhiên việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ
thực tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

8

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

học và công nghệ sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất
lượng môi trường mà không gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế.
Song song với sự phát triển của sản xuất, của khoa học kỹ thuật công
nghệ, nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ngày càng tăng. Đây là một vấn
đề tưởng như vô lý nhưng lại đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Thực trạng điều kiện lao động và ô nhiễm môi trường
lao động tại các doanh nghiệp hiện nay là rất lo ngại. Các tiêu chuẩn về vệ
sinh cho phép của nước ta đà quy định thấp hơn so với mức trung bình của
Thế giới, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều có những yếu tố vượt quá tiêu

chuẩn thậm chí vượt nhiều lần.
* Hiện nay, chúng ta vẫn đang áp dụng theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ y tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số về
vệ sinh lao động.
Ví dụ:
+ Tiêu chuẩn tối đa cho phép của Việt Nam đối với nhiệt độ không khí
là:
- Không vượt quá 320C
- Nơi sản xuất nóng không quá 370C
- Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 50C
+ Đối với độ ẩm : qui định độ ẩm tương đối 75 - 85%
+ Đối với bức xạ nhiệt: qui định cường độ bức xạ nhiệt 1 cal/cm2/phút
+ Đối với vận tốc gió: qui định không quá 2m/s
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của
người lao động, mà còn giảm năng suất lao động, tăng chi phí trong quá trình
sản xuất, nâng tỷ lệ lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

9

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

tình trạng này vẫn còn kéo dài do những hạn chế về khả năng kinh tế của các

doanh nghiệp, xu hướng chạy theo lợi nhuận, ý thức nhận thức của bộ phận
cán bộ còn thấp nên đà xảy ra tình trạng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết
bị quá cũ.
Những ảnh hưởng của các yếu tố độc hại ®èi víi ng­êi lao ®éng ®­ỵc thĨ
hiƯn nh­ sau:
1.3.1. Sù ¶nh h­ëng cđa vi khÝ hËu
Vi khÝ hËu lµ mét yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động lao động
sản xuất. Trong bất cứ môi trường lao động nào người lao động cũng đều tiếp
xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như các yếu tố: nhiệt ®é, ®é Èm, tèc
®é giã, ¸nh s¸ng. NÕu c¸c yÕu tố này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác
hại đến sức khỏe, đời sống người lao động.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng lớn nhất đối với cảm giác nóng lạnh
của con người . Tăng cao nhiệt độ trong mùa lạnh sẽ đảm bảo điều kiện ấm áp
cho người, hạ thấp nhiệt độ trong mùa nóng sẽ làm cho người lao động cảm
thấy mát mẻ dễ chịu. Biên độ dao động nhiệt độ không khí trong ngày là một
chỉ tiêu có quan hệ đến điều kiện vƯ sinh ®èi víi ng­êi lao ®éng. Dao ®éng
nhiƯt ®é càng lớn, cơ thể con người càng phải có sự tự điều tiết nhiều vì vậy
càng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu dẫn đến ảnh hưởng đén tiến độ công việc.
Lao động ở nơi có nhiệt độ cao gây chảy mồ hôi, mất muối, mất nước
ảnh hưởng tới toàn cơ thể do rối loạn chuyển hóa. Mất cân bằng điện giải gây
ra các hiện tượng say nóng, chóng, ngất tới trơy tim m¹ch... cã thĨ nguy hiĨm
tíi tÝnh m¹ng. Lao động ở nhiệt độ nóngdễ nặng thêm một số bệnh thần kinh,
tim mạch và bệnh ngoài da... Lao động ở nhiệt độ lạnh gây thấp khớp, viêm
đường hô hấp, nứt nẻ da, khô niêm mạc. Mặt khác, mỗi ngành sản xuất lại đòi
hỏi một giá trị nhiệt độ khác nhau do vậy việc tạo ra một chế độ nhiệt ẩm
thích hợp là yêu cầu không thể thiếu đối với con người và sản xuất.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh


10

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

+ Biến đổi sinh lý khi lao động ở nhiệt độ cao:
- Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cơ thể tăng 10C đà cần chú ý, tăng 20C đà ở
ngưỡng nguy hiểm.
- Mất nước và mồ hôi: Khi lao động trong môi trường nóng, cơ thể sẽ thải
nhiệt qua må h«i, cã thĨ tíi 1,5 lÝt/giê. MÊt må hôi kéo theo mất nước, mất
các chất ion như K, Na, Clo, Ca cùng các vitamin... đó là những ion rất cần
cho cơ thể.
- ảnh hưởng tuần hoàn và hô hấp: Lao động và lao động nóng đòi hỏi
lượng máu dồn đến các cơ gấp từ 20 đến 40 lần so với lúc bình thường. Do
mất nước nên thể tích máu giảm, tim phải làm việc tăng tới 125% đồng thời
hô hấp cũng phải tăng để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
- ảnh hưởng tới hoạt động thần kinh: Lao động trong môi trường nóng
làm giảm sự chú ý, giảm sự phối hợp các động tác, giảm quá trình kích thích
phản xạ, giảm chức năng điều hòa nhiệt... từ đó làm giảm năng suất lao động.
* Độ ẩm:
Là yếu tố quyết định cho quá trình bay hơi mồ hôi của cơ thể vào không
khí. Nếu độ ẩm quá lớn sẽ làm giảm quá trình bay hơi mồ hôi trên da. Còn
nếu độ ẩm quá bé ở mức độ nhẹ sẽ gây mệt mỏi quá mức cho cơ thể, mức độ
nặng sẽ gây rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến choáng ngất.
Độ ẩm tối đa là độ ẩm đà bÃo hòa hơi nước. Độ ẩm tuyệt đối là độ ẩm
trong không khí đo đạc. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ % của độ ẩm tuyệt đối và độ
ẩm tối đa. Trong quá trình sản xuất độ ẩm tương đối là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định sự tăng giảm chất lượng sản phẩm.

* Vận tốc gió:
Là yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tỏa nhiệt của cơ thể. Riêng đối với
một số ngành sản xuất đặc biệt tốc độ lưu chuyển của không khí phù hợp sẽ
gây ảnh hưởng đến quy trình làm việc của dây chuyền công nghệ như sản xuất
sợi, bông, ngành dệt.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

11

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

* ánh sáng:
Hệ thống chiếu sáng gồm có: hệ thống ánh sáng tự nhiên và hệ thống
chiếu sáng nhân tạo.
+ ánh sáng tự nhiên được truyền vào trong nhà từ trên mái (chiếu sáng
trên), từ cửa sổ ( chiếu sáng bên). Hệ số độ rọi tự nhiên tiêu chuẩn lấy giá trị
trung bình đối với chiếu sáng trên và giá trị cực tiểu đối với chiếu sáng bên.
+ Chiếu sáng nhân tạo còn gọi là chiếu sáng điện vì có sử dụng các
nguồn sáng điện (bóng đèn nung sáng, bóng đèn huỳnh quang, thủy ngân cao
áp...). Tùy theo đặc điểm công việc có thể áp dụng hệ thống chiếu sáng chung
(treo đèn lên trần nhà, tường nhà) hoặc chiếu sáng tại chỗ ( đèn bàn, gắn đèn
trên máy công cụ ...). Hệ thống chiếu sáng nhân tạo được đánh giá bằng giá trị
độ rọi (Lux) trên bề mặt làm việc.
Bên cạnh các điều kiện về khí hậu, ánh sáng cũng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến môi trường lao động. ánh sáng là một trong những yếu
tố không thể thiếu được không chỉ trong công việc mà cả trong sinh hoạt hàng

ngày. Môi trường làm việc tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người và
công việc. Khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ nguy hiểm làm
giảm tầm nhìn của mắt dẫn đến các thao tác không được chính xác, làm căng
thẳng thần kinh, làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thiếu ánh
sáng cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây tại lao động, bệnh nghề
nghiệp.
* Bức xạ nhiệt:
Là yếu tố gây ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh của cơ thể, gây các
bệnh về mắt. Cụ thể như: làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tia bức
xạ nhiệt có thể đâm xuyên hun nóng tổ chức nÃo, màng nÃo gây các biến đổi
làm say nắmg. Tia hồng ngoại còn gây bệnh đục nhân mắt, sau nhiều năm làm
việc thị lực giảm dần và có thể bị mù hẳn. Tia tử ngoại (trong quá trình hàn,
đúc...) gây bỏng da độ 1-2, gây viêm màng tiếp hợp cấp tính, làm giảm thị lực.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

12

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

Nếu bị tác dụng nhẹ, lâu ngày gây mệt mỏi suy nhược, mắt khô, thị lực giảm,
đau đầu, chóng mặt.
1.3.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
ë n­íc ta, « nhiƠm tiÕng ån c«ng nghiƯp cã ở hầu hết các ngành quan
trọng. Chống tiếng ồn đang là một trong những vấn đề cấp bách để bảo vệ sức
khỏe nhân dân sống ở đô thị, gần các khu công nghiệp và trong rất nhiều nghề
nghiệp tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn mạnh. Nhà bác học Rôbekốc (người phát

hiện ra trực khuẩn gây bệnh lao) đà tiên đoán: Sẽ tới ngày loài người phải
chống lại tiếng ồn như ngày nay đang phải chống lại bệnh dịch tả và dịch
hạch... phải chăng lời tiên đoán đó đến nay đà thành sự thật. Dưới tác động
của tiếng ồn sản xuất, cơ thể người lao động có nhiều rối loạn không những ở
cơ quan thính giác mà còn ở nhiều cơ quan hệ thống toàn cơ thể, năng suất lao
động có thể bị giảm xuống từ 20 40%, tai nạn lao động dễ xảy ra hơn. Tại
nước ta, theo các nghiên cứu mới đây tại 5 nhà máy của 5 ngành khác nhau,
khám 1139 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,5
1,42%, tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 11,59 0,94% và bệnh tim mạch cũng

chiếm 7,98%. (Nguyễn Thị Toán, Lê Trung và cộng sự Viện Y học Lao
động). Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào tính chất vật lý chủ yếu do mức ồn
quyết định. Tiếng ồn liên tục gây khó chịu hơn tiếng ồn gián đoạn, tần số ồn
cao gây khó chịu hơn tần số ồn thấp, thời gian bị kích thích với tiếng ồn càng
dài thì càng có hại.
Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao có thể làm cho tỉ lệ loét dạ dày và
huyết áp cao tăng lên. Nghiên cứu ở những khu dân cư gần những sân bay lớn,
tỉ lệ huyết áp cao, rối loạn thần kinh, viêm loét dạ dày cao gấp 2 4 lần các
khu dân cư khác.
Khi người công nhân làm việc trong điều kiện tiếng ồn vượt quá tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp: điếc, viêm

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

13

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe


thần kinh thực vật... về mặt kỹ thuật còn làm giảm khả năng tập trung trong
lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén ... dẫn đến tai nạn lao động.
+ Độ rung: Rung chuyển là những chuyển động dao động cơ học
truyền trực tiếp lên cơ thể hoặc các bộ phận riêng biệt của cơ thể người. Sự
khác biệt về tính chất rung gây ra các ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể người
lao động. Người công nhân làm việc trong điều kiện độ rung vượt quá tiêu
chuẩn cho phép có thể dẫn đến : rối loạn vận mạch, tổn thương hệ cơ và xương
khớp
+ Bụi: Tác hại nguy hiểm nhất của bụi là gây nên các bệnh phổi nhiễm
bụi. Tùy theo loại bụi có kích th­íc nhá d­íi 5 um, theo kh«ng khÝ thë lät vào
phế nang và đọng lại gây nên các bệnh bụi phỉi kh¸c nhau nh­ bƯnh bơi phỉi
silic, bƯnh bơi phỉi amiăng, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi sắt, bệnh bụi
phổi bông... Các bệnh bụi phổi đều dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp gây
nên biến chứng lao phổi, suy phổi, viêm phổi, xơ hóa phổi... rất nguy hiểm và
có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bụi còn gây các bệnh đường hô hấp như
viêm mũi, viêm phế quản, gây bệnh ngoài ra, chấn thương mắt, gây cháy nổ...
+ Hơi khí độc: Trong quá trình sản xuất ở mỗi phân xưởng mặc dù đà có
những biện pháp để hạn chế và xử lý nhưng lượng bụi, hơi khí độc vẫn ảnh
hưởng đến người lao động. Khí thải phát tán trong không gian không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường của mỗi phân xưởng mà còn gây ra
những ảnh hưởng lan tỏa ròng tiêu cực đến các phân xưởng khác và các khu
dân cư gần phân xưởng. Như chúng ta đà biết, các bon oxit (CO) và CO2 là
những chất gây khó thở, mệt mỏi choáng váng và ở nồng độ càng cao thì càng
gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Hơi khí độc trong
sản xuất thường xuất hiện phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ và thiết bị máy
móc. Các chất độc có trong môi trường làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể
qua 3 đường: Qua hô hấp: Sự hấp thụ qua phổi là đường xâm nhập chính của
các chất độc trong không khí: hơi, khói, khí dung. Qua đường tiêu hóa: Chủ


Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

14

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

yếu hấp thụ qua thức ăn hàng ngày qua da: Có thể bằng các con đường sau:
hấp thụ qua biểu bì, hấp thụ qua nang quanh chân lông.
Trong tất cả các loại nhu cầu vật chất hàng ngày cho cuộc sống của con
người thì không khí đặc biệt quan trọng mà con người cần đến tiếp xúc liên
tục từng giờ từng phút không nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời mình.
Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10 m3
do đó nếu trong không khí có lẫn những chất độc hại: bụi, hơi khí độc thì phổi
và cơ quan hô hấp sễ hấp thụ toàn bộ các chất độc hại đó và tạo điều kiện cho
chúng thâm nhập sâu vào cơ thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng cho sức
khỏe và tính mạng con người.
Vì chất ô nhiễm có một đặc tính là tích lũy nên ngay khi nồng độ chất ô
nhiễm còn thấp cũng cần phải đầu tư hệ thống xử lý khí thải để vừa đảm bảo
sức khỏe cho công nhân, vừa tăng năng suất lao động, tránh sự khiếu kiện của
dân cư trong địa bàn lân cận. Nếu không với một lượng tích lũy vừa đủ, chất ô
nhiễm sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm và còn gây ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn.
1.3.3. Sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học
* Chất thải rắn công nghiệp: bao gồm như xỉ than, gạch, đá, bụi... và rác
thải sinh hoạt. Rác thải công nghiệp khác chủ yếu sinh ra do việc thu dọn vệ
sinh hàng ngày hoặc định kỳ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.
Sự ảnh hưởng của môi trường nước thải:

Trong hoạt động sản xuất, yếu tố ô nhiễm môi trường nước phải kể đến
đó là nước thải.
Nước bẩn thải ra trong quá trình sản xuất đà đưa vào nguồn nước một
khối lượng khá lớn chất bẩn đa dạng và làm thay đổi những đặc tính cơ bản
của nước tự nhiên và gây ra hiện tượng nước bị ô nhiễm.
Số lượng và thành phần của nước thải công nghiệp thay đổi và phụ thuộc
vào từng ngành công nghiệp khác nhau. Làm ảnh hưởng xấu tới quá trình tự

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

15

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

làm sạch của nước, gây độc hại cho các sinh vật sống trong nước và tiêu diệt
các loài hải sản dùng làm thức ăn cho người và gia súc, gây các bệnh nhiễm
độc cho người khi dùng nước vào mục đích ăn uống.
Tóm lại: Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động, mà còn giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, tăng chi phí để xử lý môi trường.
1.4. Mối quan hệ giữa môi tr­êng vµ søc kháe.

Ỹu tè
+ Lý häc
+ Hãa häc
+ Sinh học
Nguồn ô

nhiễm:
Sản xuất sinh
hoạt

Đường lây,
lan truyền:
+ Đất
+ Nước
+ Không khí
+ Trực tiếp

Người và các
sinh vật:
+ Dân cư
+ Công, nông
dân
+ Thực vật,
động vật

1.5. Cơ sở lý luận về các giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải
Quan điểm phòng chống ô nhiễm:
- Tư tưởng chủ đạo là giảm tối thiểu và triệt tiêu ô nhiễm ngay tại nguồn
gây ô nhiễm.
- Trong việc xử lý phế thải công nghiệp, nên suy xét đến tính kinh tế lâu
dài của việc kết hợp xử lý chất phế thải phân tán và tập trung theo quy mô
vùng, nhất là đối với phế thải lỏng và rắn.
- Quy hoạch xây dựng, quản lý phế thải cho từng vùng nhất là các khu
công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
- Nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu về phế thải toàn quốc và có thể nối
mạng được, lấy đó làm cơ sở quy hoạch tái sử dụng phế thải công nghiệp ở

quy mô vùng hay toàn quốc.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

16

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

- Các công nghệ xử lý phế thải đà được nghiên cứu nhiều, nhưng phải
được lựa chọn trên cơ sở hiệu quả, xử lý, giá thành và nhất là tính phù hợp với
điều kiện Việt Nam. Khuyến khích việc nhập thiết bị toàn bộ và chuyển giao
công nghệ xử lý phế thải.
- Về luật pháp: nên mạnh dạn ¸p dơng c¸c ®iỊu lt mang tÝnh kinh tÕ
nh­: th­ëng và phạt, trả thuế ô nhiễm.
- Về mặt kinh tế: để tạo vốn cho các cơ sở công nghiệp làm tốt hơn môi
trường công nghiệp, có thể nên:
+ Cho phép sử dụng một phần vốn khấu hao vào các mục đích môi
trường.
+ Tạo các nguồn vốn lớn để cho các cơ sở vay với lÃi suất ưu tiên cho các
công trình xử lý chất thải, cải tiến công nghệ,
+ Chính sách ưu tiên cho những đơn vị triển khai tốt quá trình sản xuất
sạch hơn.
+ áp dụng phương pháp đơn giản để tính tổng hợp lượng ô nhiễm trên
mỗi đơn giá sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân
bón và thuốc trừ sâu.
Mặt khác phải đưa ra phương hướng và các giải pháp kỹ thuật xử lý ô
nhiễm môi trường lao động. Trước những ảnh hưởng của môi trường lao động

tới sức khỏe người lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn
đề giảm thiểu chất thải là cần thiết đối với các doanh nghiệp. Giảm thiểu ô
nhiễm có thể sử dụng các phương pháp như: đầu tư đổi mới công nghệ, giảm
quy mô sản xuất, sản xuất sạch hơn.
1.5.1. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất
Đầu tư đổi mới bao gồm hai lĩnh vực: đổi mới công nghệ sản xuất và đổi
mới công nghệ xử lý chất thải.
Công nghệ khoa häc kü thuËt lµ mét trong 3 yÕu tè cơ bản của môi
trường lao động, là động lực để phát triển sản xuất nâng cao năng suất lao

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

17

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

động, cải tiến chất lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời đại
hiện nay, thực chất của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa chính là
quá trình vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ dựa trên
những đổi mới công nghƯ nh»m chun hƯ thèng kinh tÕ x· héi cđa đất nước
từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính
sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả cao dựa trên những phương
pháp công nghiệp và công nghệ tiên tiến.
Công nghệ ®ång thêi cịng lµ mét trong 4 u tè quan trọng của lợi thế
cạnh tranh, bên cạnh tài nguyên, vốn và lao động. Hơn nữa công nghệ càngcao
đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất. Việc đưa công nghệ mới vào sản xuất
ngày nay đang là một xu hướng tất yếu mà lợi ích lớn nhất đem lại là cải thiện

được điều kiện lao động, giảm thiểu ô nhiễm, tạo môi trường làm việc trong
sạch.
Tuy nhiên, để có thể lựa chọn công nghệ hợp lý cho sản xuất cũng như
xử lý ô nhiễm cần phải có sự nghiên cứu và có sự đầu tư. Đầu tư các công
nghệ cần đảm bảo tính hiện đại, tính kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện
thực tế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, việc lựa chọn công nghệ phải được
kết hợp giữa các loại công nghệ: công nghệ thích hợp, công nghệ thông dụng,
công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ sạch.
* Công nghệ thích hợp: Theo quan điểm bảo vệ môi trường, công nghệ
thích hợp được đưa ra xem xét ngoài các chỉ tiêu thích hợp về công nghệ sản
xuất ra các sản phẩm của ngành mình còn phải là công nghệ đảm bảo các yếu
tố về bảo vệ môi trường cụ thể là:
ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm.
Không sử dụng quá nhiều hoặc liên quan đến việc khai thác nguồn tài
nguyên quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
ít sử dụng các nguyên liệu cho quá trình đốt cháy, không sử dụng quá
nhiều nhân công lao động cho các công việc chân tay.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

18

Khoa kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải của Công ty Supe

* Công nghệ thông dụng: Là công nghệ đà được áp dụng ở nhiều nước,
nhiều khu vực đà được ứng dụng vào thực tế và cho hiệu suất làm việc cao,
tránh việc đầu tư công nghệ mới mẻ có thể gây ra lúng túng cho người sử dụng

hoặc giá thành đầu tư quá cao mà hiệu suất lại không nâng lên được bao
nhiêu.
* Công nghệ ít hoặc không chất thải: Đây là xu hướng hiện nay của các
nước đang phát triển nhằm hạn chế ô nhiễm ở các đô thị và khu công nghiệp.
Đối với các ngành công nghiệp đang hoạt động thì phương hướng sạch hóa
sản xuất, tận dụng chất thải công nghiệp và xây dựng các công nghệ không
hoặc ít chất thải đang được nhà nước quan tâm và các cơ quan chuyên ngành
đầu tư nghiên cứu.
* Công nghệ sạch: Thực chất không có xí nghiệp công nghiệp nào không
tạo ra chất thải. Công nghệ sạch ở đây được xem là công nghệ hoặc không tạo
ra các chất thải từ quá trình sản xuất hoặc các chất thải tạo ra không gây ô
nhiễm cho môi trường và con người.
* Ưu điểm: Việc đổi mới công nghệ sẽ tạo ra được năng suất cao, có thể
sẽ tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, sử dụng ít lao động thủ công hơn từ đó
giảm bớt số lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường lao động bị ô
nhiễm. Từ những thực trạng nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra tiếng
ồn, bụi, hơi khí độc là do máy móc đà cũ vì thế sự thay đổi công nghệ có thể
làm cho môi trường lao động được nâng cao không ảnh hưởng đến người lao
động. Đây là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong xu thế hiện nay.
* Nhược điểm: Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với Doanh nghiệp cần
phải có sự nghiên cứu sao cho có thể lựa chọn được công nghệ đảm bảo phù hợp
với tình hình tài chính của Doanh nghiệp, công nghệ không quá mới mẻ gây ra
sự lúng túng cho người lao động. Đồng thời trong quá trình sản xuất lại không
tạo ra chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Sinh viên Hứa Thị Tú Oanh

19

Khoa kinh tế và Quản lý



×