Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc chống ngủ ngáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.18 KB, 5 trang )

Thuốc chống ngủ ngáy


Tôi ngủ ngáy rất to. Nhiều lúc ngại và xấu hổ với vợ và bạn bè khi cùng đi
công tác. Xin quý báo giúp cho vì sao lại ngáy to thế? Và có thuốc gì chữa không?

Ngáy là tiếng động gây ra bởi sự rung động của mô mềm ở phần sau thanh
quản khi thở trong lúc ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ngáy như khi uống rượu đã làm giãn mô
khiến tăng sự rung động của thanh quản (kết quả thống kê tại Anh có hơn 51%
người bị ngáy công nhận vì uống rượu đã làm họ mắc chứng bệnh này) hay do bị
cảm lạnh, nghẹt mũi gây hẹp đường thở qua mũi dẫn đến phải thở bằng đường
miệng, cũng có khi do tế bào mỡ ở phần sau thanh quản xuất hiện ở những người
thừa cân gây nên hẹp đường thở mà sinh ngáy, người hay hút thuốc lá cũng gây
ngáy bởi thanh quản bị thuốc lá kích thích, ngay cả khi đường thở bị viêm tấy.

Không thể như câu nói xưa "Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà".
Chứng ngáy không những gây phiền toái cho người xung quanh khi ngủ cùng
phòng, vì ngáy đã gây nên cường độ tiếng ồn lên tới 30 decibels đủ làm gián đoạn
giấc ngủ, song âm thanh ngáy cũng có khi lên tới 80 decibels.

Nhưng đặc biệt hơn có khi gây nguy hiểm cho sức khỏe mà thông thường
người bị ngáy vẫn cảm thấy thiếu ngủ, uể oải, khó tập trung, nên dễ cáu bẳn, cũng
có thể dễ xảy ra tình trạng ngừng thở trong khi ngủ nặng hơn, đây là nguyên nhân
chính gây mất ngủ và trầm uất.

Trước sự tác hại của người mắc chứng bệnh ngáy như vừa nêu trên, ngành
dược học đã tìm ra loại thuốc có công hiệu trị bệnh ngáy với loại thuốc snoreeze.

Thuốc có hai dạng đó là dạng thuốc xịt vào cổ họng và dạng miếng dán trên
vòm họng. Thuốc được sử dụng bao gồm các vi thành phần tự nhiên như dầu bạc


hà để cải thiện luồng không khí.

Còn vitamine E và sodium hyaluronate để làm ẩm các mô họng. Cơ chế
hoạt động của thuốc là phủ lên bề mặt các mô ở mặt sau của cổ họng. Thuốc có tác
dụng làm săn chắc các mô mềm ở phần sau thanh quản đã bị giãn lỏng, giúp hơi
thở thoát ra được dễ dàng khiến cho độ rung của các mô này không gây ra tiếng
ngáy. Thuốc chỉ sử dụng sau 20 - 30 giây là đã có tác dụng.

Để có một giấc ngủ không tiếng ngáy, mỗi tối trước khi đi ngủ có thể sử
dụng một trong hai dạng thuốc này. Nếu dùng dạng xịt chỉ cần xịt 3 phát một lần
vào trong cổ họng; hoặc sử dụng miếng dán cần dán 1 miếng vào phía trên vòm
họng.

Điều cần lưu ý khi đã sử dụng thuốc là không được ăn uống gì trước khi
ngủ. Nếu lỡ quên mà ăn hay uống vào rồi thì cần phải xịt hoặc dán thuốc lại lần
nữa. Thuốc sẽ có công hiệu tối đa nếu như không uống rượu ít nhất 1 giờ trước khi
ngủ.

Một loại thuốc khác là asonor có thành phần chứa sodium chloride,
glycerol, polysorbate 80, edetatesodium, potassium sorbate và nước lọc. Cơ chế
tác dụng của asonor giúp bôi trơn và làm mềm màng nhầy và phần nào làm khít và
săn lại hệ cơ trong thanh quản khiến cho hơi thở không bị ngăn trở và miệng
không bị khô.

Loại thuốc này rất dễ sử dụng, trước khi đi ngủ chỉ cần nhỏ từ 4 - 6 giọt cho
mỗi lỗ mũi, làm sao đừng để thuốc chảy ra ngoài theo đường lỗ mũi trước mà để
thuốc có thể qua lỗ mũi sau mà thấm vào mô mềm của họng, thuốc sẽ làm trơn
thanh quản để khí thông và dễ thoát ra, không gây rung mô mềm để phát thành
tiếng.


Ngoài ra, có thể dùng chiếc gối chống ngáy được kết nối với máy vi tính và
đã cho kết quả khả quan trong việc giảm ngáy. Nhờ chức năng của máy tính nhận
biết được kiểu thở, sau đó sẽ bơm phồng hay làm xẹp gối để điều chỉnh... Hay ở
Đại học Essex tại Anh đã điều trị chứng ngủ ngáy bằng cách cho người ngủ ngáy
tập hát để cải thiện phần cơ vòm miệng mềm. Người ta còn chế tạo ra thiết bị
chống ngáy người bệnh chỉ cần đeo vào cổ tay trước khi đi ngủ để cải thiện tình
trạng ngáy của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×