Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dị ứng thuốc chống lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.81 KB, 5 trang )

Dị ứng thuốc chống lao


Bệnh lao đang có dấu hiệu bùng phát trở lại ở nhiều nơi trên thế giới
sau một thời gian dài được kiểm soát. Mặc dù đã có một số tiến bộ trong việc
nghiên cứu phát triển các thuốc mới nhưng việc điều trị bệnh lao trong
những năm gần đây vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Cùng với trực
khuẩn lao đa kháng trị liệu, những phản ứng không mong muốn, đặc biệt là
các phản ứng do thuốc chống lao đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho
các thầy thuốc lâm sàng trong điều trị bệnh lao.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống lao.

Sự phối hợp đa hóa trị liệu trong các phác đồ điều trị lao đã làm tăng nguy
cơ của các phản ứng phụ, trong đó hay gặp nhất là các biểu hiện nhiễm độc và dị
ứng do thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS. Cũng như mọi
loại thuốc khác, tất cả các thuốc chống lao hiện nay đều có thể gây ra các phản
ứng dị ứng, hay gặp nhất là do rifampicin (khoảng 6%), ethambutol và
streptomycin, các thuốc còn lại như pyrazinamide, isoniazid, rifabutin ít gặp hơn.
Phản ứng dị ứng nặng xuất hiện trong khoảng 1% các trường hợp. Những biểu
hiện dị ứng với thuốc chống lao có thể xuất hiện một cách cấp tính, sau dùng thuốc
vài phút đến vài giờ, nhưng đa số trường hợp xuất hiện khá muộn, thường sau
dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần, có trường hợp đến 2 tháng.
Biển hiện lâm sàng có thể nhẹ và thoáng qua với những triệu chứng như
mày đay, ban đỏ, ngứa, sốt nhẹ sau dùng thuốc đến những biểu hiện nặng hơn như
hồng ban đa dạng, đỏ da toàn thân, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell,
mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, xuất huyết giảm tiểu cầu do thuốc. Sốc phản
vệ và co thắt phế quản đôi khi có thể xảy ra, thường sau tiêm streptomycin. Do các
phản ứng dị ứng với thuốc chống lao thường xuất hiện tương đối muộn và thường
kết hợp với tình trạng nhiễm độc thuốc, cùng với việc phải dùng phối hợp đồng
thời nhiều loại thuốc làm cho việc chẩn đoán chính xác loại thuốc gây dị ứng gặp


khó khăn.
Điều trị những trường hợp dị ứng với thuốc chống lao bao gồm 2 vấn đề cơ
bản là xử trí tình trạng dị ứng và tiếp tục điều trị bệnh lao như thế nào. Thái độ
điều trị phụ thuộc vào mức độ của tình trạng dị ứng.
Những trường hợp nhẹ chỉ có mày đay hoặc ban đỏ ngứa khu trú ở một số
vị trí, điều trị bằng các thuốc kháng histamin như: cetirizin, chlorpheniramin....
thường là đủ để giải quyết các triệu chứng dị ứng, trong những trường hợp này các
thuốc chống lao vẫn có thể tiếp tục sử dụng cùng với thuốc chống dị ứng nhưng
cần được theo dõi chặt chẽ.
Những trường hợp dị ứng nặng như ban đỏ da toàn thân, hội chứng Stevens
- Johnson, hội chứng Lyell, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, nếu không xác
định được chính xác loại thuốc gây dị ứng, tất cả các thuốc chống lao cần được
ngưng sử dụng ngay lập tức.
Nếu tình trạng bệnh lao vẫn đang tiến triển, bệnh nhân nên được chuyển
sang dùng các thuốc chống lao mới như levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin
phối hợp amikacin hoặc kanammycin.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm khi ngưng dùng các thuốc chống
lao gây dị ứng và sử dụng thuốc kháng histamin, bệnh nhân có thể được điều trị
một đợt corticosteroid liều thấp ngắn ngày.
Sau khi các triệu chứng dị ứng thuyên giảm, có thể thử dùng lại các thuốc
chống lao đã gây dị ứng, nên dùng thử lần lượt từng loại, cách nhau 2-3 ngày.
Rifampicin nên được thử đầu tiên vì đây là thuốc quan trọng nhất trong phác đồ
điều trị lao, sau đó đến isoniazid, streptomycin, ethambutol và pyranamide.
Nếu triệu chứng dị ứng tái xuất hiện, thuốc cuối cùng thêm vào nên được
ngưng sử dụng trước tiên. Nếu sau khi dùng thử đến 3 thuốc mà không tái lại các
triệu chứng dị ứng thì thuốc thứ 4 không nên được thêm vào trừ khi triệu chứng dị
ứng không nghiêm trọng và thuốc thứ 4 là cần thiết đối với tính trạng lao của
người bệnh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×