Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nhà nước việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 32 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
..

BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XIX NĂM 2017

CƠNG TRÌNH:
THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Mã số cơng trình: …………………………….
(Phần này do BTC Giải thưởng ghi)


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...................................... 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
TÓM TẮT .................................................................................................................... 3


1.

Mở Đầu ................................................................................................................ 4
1.1 Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt..................................................... 4

1.1.1 Thẻ thanh toán ............................................................................................. 4
1.1.2 Séc ............................................................................................................... 4

1.1.3 Lệnh chuyển khoản ...................................................................................... 5
1.1.4 Nhờ thu ........................................................................................................ 5
1.1.5 Các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác.......................................... 5

2. Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu ..................................................................... 6
2.1 Thực trạng việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam. ............................. 6
2.1.1 Lượng tiền mặt lưu thông trên phương tiện thanh toán ..................................... 6

2.1.2 Số liệu về thẻ thanh toán .............................................................................. 7
2.1.2.1 Số lượng thẻ Ngân hàng đã phát hành .................................................... 7
2.1.2.2 Giao dịch của khách hàng qua máy ATM/POS ...................................... 8
2.1.3 Số liệu về phương tiện thanh toán bằng Séc ...............................................10
2.1.4 Số liệu về phương tiện thanh toán bằng Lệnh chi ........................................11
2.1.5 Số liệu về phương tiện toán bằng Nhờ thu ...................................................12
2.1.6 Số liệu về phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác ...............................14
2.1.7 Tổng kết các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam. .............15
2.1.8 Một số thông số khác ..................................................................................16
3. Kết Quả Nghiên Cứu ...............................................................................................17
3.1 Kết luận về thực trạng việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam...........17
3.1.1 Lợi ích của phương thức thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam ...............18
3.1.2 Hạn chế của phương thức thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam ..............19
4. Kết Luận Và Kiến Nghị ...........................................................................................20

4.1 Kết luận .............................................................................................................20
4.2 Đề xuất giải pháp ...............................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................22

PHỤ LỤC ...................................................................................................................23


1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

-

NH

Ngân Hàng

KH

Khách Hàng

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

PTTT

Phương Tiện Thanh Tốn

KTM


Khơng Tiền Mặt

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Danh Mục Các Biểu Đồ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng lưu thơng tiền mặt trên tổng phương tiện
thanh tốn năm 2016

-

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ giá trị giao dịch qua ATM/POS (2016)

-

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ số lượng giao dịch qua PTTT Séc (2016)

-

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ số lượng giao dịch qua PTTT Lệnh chi (2016)

-

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ về số lượng giao dịch bằng PTTT Nhờ thu (2016)

-

Biểu đồ 2.6 Biểu đồ về số lượng giao dịch bằng PTTT KTM khác (2016)

-


Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện giao dịch thanh toán tại Việt Nam theo PTTT KTM

(2016)
Danh Mục Các Bảng

-

Bảng 2.1 Số lượng thẻ phát hành trong năm 2016

-

Bảng 2.2 Số liệu về giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC

-

Bảng 2.3 Số liệu về các phương tiện thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam

(2016)


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta ngày càng đi lên theo xu hướng hội nhập và phát
triển về nhiều mặt. Cùng với sự hội nhập không ngừng là sự xuất hiện của các
phương thức thanh toán mới nhằm đáp ứng được nhu cầu giao dịch giữa các chủ
thể kinh tế, đó là phương thức thanh tốn khơng tiền mặt. Đây được xem như là
phương thức thanh toán phổ biến nhất của các nước phát triển vì những lợi ích
mà nó mang lại và Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tiếp nhận và thúc đẩy

phát triển phương thức thanh toán này. Liệu phương thức này có thực sự phù hợp
với nền kinh tế ở Việt Nam?. Qua đề tài, chúng ta sẽ biết rõ thêm về sự vận hành
của việcthanh tốn khơng dùng tiền mặttại ngân hàng nhà nước Việt Nam
hiệnnay .
2. Mục tiêu đề tài
Làm rõ được khái niệm về phương thức thanh tốn khơng tiền mặt và thực trạng
của việc áp dụng phương thức này ở ngân hàng nhà nước Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc sử dụng phương tiện thanh toán không
tiền mặt tại ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt tại ngân hàng
nhà nước Việt Nam năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để làm rõ đề tài nghiên cứu.
5. Giới thiệu kết cấu đề tài
Đề tài gồm phần Mở đầu, Tóm tắt và 4 phần theo trình tự như sau:
1. Cơ sở lý thuyết của để tài
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3. Kết quả nghiên cứu
4. Kết luận và kiến nghị


3

TÓM TẮT
Mặc dù hoạt động TTKDTM được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế và đang trong giai đoạn được phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên
phương thức thanh toán này vẫn chưa thực sự được phổ biến, hiện đại và đạt
được hiệu quả như mong muốn.
Do vậy, để có thể thúc đẩy hoạt động TTKDTM phát triển sâu rộng và đem

lại nhiều tiện ích cũng như lợi ích cho dân cư cũng như nền kinh tế, cần có
một sự nỗ lực và thay đổi đồng bộ từ phía chính phủ, hệ thống ngân hàng
cũng như cộng đồng dân cư trong việc đưa ra các lộ trình hợp lý trong từng
giai đoạn, phát triển hệ thống thanh tốn, cơng nghệ thơng tin, máy móc hiện
đại và thay đổi thói quen thanh tốn.
Hi vọng rằng, bài nghiên cứu “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” có thể phản ánh phần
nào thực trạng TTKDTM tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và đóng góp
một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động TTKDTM cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, từ đó mang lại động lực phát triển cho nền kinh tế nói
riêng và đất nước nói chung.


4

1. Mở Đầu
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, việc sử dụng thanh toán qua các
kênh giao dịch, các hình thức trung gian đã khơng cịn xa lạ đối với người dân
Việt Nam.
Đây không chỉ thể hiện được sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, mà
cịn là bước tiến mới để thuận lợi, an toàn hơn trong việc mua bán, kinh doanh và
tạo điều kiện để nhà nước có thể giám sát, thống kê tiền tệ một cách nhanh
chóng, chính xác hơn. Nhìn chung đây là phương thức thanh toán hiện đại, cũng
đã được Nhà nước ta tạo điều kiện, thúc đẩy người dân sử dụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, bài viết
sau đây sẽ tiến hành làm rõ điều đó.
1.1 Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là phương thức thanh tốn hàng hóa và
dịch vụ khơng phát sinh sự chuyển giao tiền mặt giữa các chủ thể thanh toán.

Những phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt phổ biến trên thế
giới hiện nay bao gồm: lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thư tín dụng, thẻ thanh
tốn, séc, tiền điện tử, thanh tốn qua điện thoại…
Trong đó phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán được dùng phổ biến
nhất hiện nay.

1.1.1 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người sử hữu thẻ dùng
để thanh tốn, hay rút tiền tự động thơng qua các máy cà thẻ (POS) được lắp đặt
tại các cơ sở chấp nhận thẻ thanh toán (cửa hàng, khách sạn, sân bay…) hay các
máy rút tiền (ATM) đặt ở những nơi công cộng.
Hiện có các loại thẻ khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của người dân
như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt..
1.1.2 Séc
Séc là một tờ lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm
séc, người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy bằng tiền mặt hay
bằng chuyển khoản. Séc phát sinh từ thuộc tính, thanh tốn của tiền tệ, séc làm
phương tiện thanh toán thay tiền mặt.


5

Hành trình luân chuyển của tờ séc như sau: từ bên phát hành chuyển sang
bên hưởng thụ, bên hưởng thụ nộp séc vào ngân hàng thương mại hoặc kho bạc
nhà nước nơi bên phát hành mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Cuối cùng séc
quay về chi nhanh ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước nơi mở tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn của bên phát hành séc.
Có một số loại séc như: séc xác nhận, séc tiền mặt, séc chuyển khoản…


1.1.3 Lệnh chuyển khoản
Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền
lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi
mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để
trả cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để
trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc Ngân
hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là khơng được phép trừ trường hợp
đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.
Ủy nhiệm chi khơng có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm
chi phải do Khách hàng lập, ký và NH chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài
khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc NH tự động trích tài
khoản của KH là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng
văn bản.

1.1.4 Nhờ thu
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh tốn trong đó người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của
người bán lập ra.

1.1.5 Các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác
Phương tiện thanh tốn khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng
nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy
chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account,....
Các phương tiện này xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ đồng
thời thể hiện được sự sáng tạo, thích ứng và khơng ngừng đổi mới của các ngân
hàng với các dịch vụ cung cấp để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.



6

2.Dữ Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
2.1 Thực trạng việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay tức năm 2016, các dịch vụ, phương thức thanh
tốn khơng dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền

tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví
điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước

trong khu vực và trên thế giới.
Các thông số được thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn thực tế
hơn về sự phát triển của phương thức thanh tốn này.

2.1.1Lượng tiền mặt lưu thơng trên phương tiện thanh toán
Theo như thống kê của Ngân hàng nhà nước về tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên
tổng phương tiện thanh tốn thì tính đến tháng 11 năm 2016, tỷ trọng tiền mặt
trên tổng phương tiện thanh toán đang ở mức 11,49%(1) so sánh trong giai đoạn
dài thì lượng tiền mặt lưu thông đang giảm đáng kể, cụ thể từ giai đoạn năm 2004
đến năm 2010 là 20,3% giảm còn 14% (2)và tiếp tục giảm trong giai đoạn hiện tại.

(1)

Phụ lục 1: Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán, Website: Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Huyền Bảo, Thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Vẫn chưa đến đích,
www.baomoi.com, 2014.
(2)



7

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng lưu thơng tiền mặt trên tổng phương
tiện thanh tốn năm 2016

Nguồn: Vụ Thanh tốn – NHNNVN(3)
Điều này có thể cho thấy sự giảm đi của lượng tiền mặt đang lưu thông
trong nền kinh tế, đây là dấu hiệu cho thấy được càng ngày việc thanh toán bằng
tiền mặt càng giảm đi, thay vào đó là các phương tiện thanh tốn khác.

2.1.2 Số liệu về thẻ thanh toán
2.1.2.1 Số lượng thẻ Ngân hàng đã phát hành
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, tính đến hết năm 2016, Việt
Nam có số lượng thẻ nội địa được các ngân hàng phát hành đã ở mức hơn 100
triệu thẻ, trong khi dân số là hơn 90 triệu người. Như vậy trung bình mỗi người
dân Việt Nam đã sở hữu nhiều hơn 1 thẻ ngân hàng. Vì trong những năm trở lại
đây các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ với số lượng tăng đến chóng mặt. Nếu
năm 2010 số lượng thẻ chỉ ở mức 31 triệu thì đến 2016 con số này đã tăng gấp
hơn 3 lần.
Phụ lục 1: Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán, Website Ngân hàng

(3)

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


8


Bảng 2.1 Số lượng thẻ phát hành trong năm 2016

Nguồn: Vụ Thanh tốn - NHNNVN(4)
Điều này có phản ánh khách quan, nếu theo như thơng số này, thì ở Việt
Nam, hầu hết người dân đều giao dịch qua thẻ, nếu vậy việc thanh tốn khơng
qua tiền mặt ở Việt Nam đang phát triển vượt trội.
Dĩ nhiên, không phải như vậy, thực chất, số lượng thẻ phát hành không tỷ
lệ thuận với số người sử dụng, càng không phản ánh được tình hình thực tế. Theo
thống kê của Ngân hàng nhà nước, trong 111 triệu thẻ đã phát hành, chỉ có
khoảng 73 triệu thẻ hoạt động thực tế mà 73 triệu thẻ đó, chỉ là tài khoản của
khoảng 20 triệu người dân(5).

2.1.2.2 Giao dịch của khách hàng qua máy ATM/POS
Các giao dịch bằng thẻ thanh toán thường được thực hiện qua các máy
ATM/POS hoặc một số máy hỗ trợ thanh toán khác. Các dịch vụ thường được sử
dụng đó là: rút tiền mặt; các giao dịch về chuyển khoản như: chuyển tiền, thanh
tốn hóa đơn..; các giao dịch khác như: chi trả lãi vay, việc thanh toán qua lại
giữa khách hàng và các trung tâm tài chính.

Phụ lục 2: Số lượng thẻ Ngân hàng, Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

(4)

www.sbv.gov.vn
Theo Hương Dịu – Báo Hải Quan, Thanh toán thẻ tại Việt Nam chủ yếu tăng về số
lượng, www.cafef.vn, 2016.

(5)



9

Dưới đây là bảng số liệu về các giao dịch kể trên.
Bảng 2.2 Số liệu về giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
Thiết bị

Số lượng

Số lượng giao

Giá trị giao dịch (Tỷ

thiết bị

dịch (Món)

đồng)

17,472

182,714,349

477.,306

263,427

30,916,694

70,172


ATM
POS/EFTPOS/
EDC

Nguồn :Vụ Thanh toán – NHNNVN(6)
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ giá trị giao dịch qua ATM/POS (2016)

Giá trị giao dịch qua ATM/POS (Năm 2016)
500.000
450.000
400.000
350.000
300.000
250.000
200.000
150.000
100.000
50.000
0

Quý I/2016

Quý II/2016

454.607
58.296

431.270
60.567


ATM
POS/EFTPOS/EDC

Quý
III/2016
446.344
60.974

Quý
IV/2016
477.306
70.172

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(7)
Qua biểu đồ ta có thể thấy được đa số khách hàng vẫn sử dụng thẻ thanh
tốn qua các cây ATM là chính, mà các giao dịch qua cây ATM 80% lại là rút
tiền mặt, điều này cho thấy người dân vẫn chưa thực sự sử dụng tối đa các dịch
vụ thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự nỗ lực của
Phụ lục 3. Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC, Website Ngân hàng Nhà nước

(6)(7)

Việt Nam: www.sbv.gov.vn


10

Nhà nước và các tổ chức tài chính trong việc phát triển hệ thống thanh toán này,
từng bước đưa các dịch vụ đến gần người dân hơn.
Giao dịch qua các máy POS/EFTPOS/EDC tăng qua các quý điều này

cũng cho thấy sự phát triển về phương tiện thanh toán này trong năm, cho thấy
việc thanh tốn này đang ngày càng có xu hướng thông dụng hơn trong người
dân.

2.1.3 Số liệu về phương tiện thanh tốn bằng Séc
Tính đến Q IV năm 2016, thì tổng giá trị giao dịch qua Séc là 87.933 tỷ
đồng(8), so sánh giữa tình hình đầu và cuối năm 2016 thì con số này tăng gần 1,5
lần, cho thấy sự phát triển của phương tiện thanh toán này và nhìn tổng thể, có
thể thấy được nhu cầu của người dân đối với phương tiện này thường mạnh vào
dịp giữa đến cuối năm.
Bên dưới là biểu đồ cho ta thấy cái nhìn tổng quan hơn, về số lượng giao
dịch của phương tiện thanh toán này trong năm 2016.
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ số lượng giao dịch qua PTTT Séc (2016)

Số lượng giao dịch qua PTTT Séc (2016)
300
250
200
150
100
50
0

Số lượng giao dịch (Món)

Quý I/2016
175.713

Quý II/2016
197.546


Quý III/2016
205.944

Quý IV/2016
250.046

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(9)
Tuy vậy, việc thanh toán bằng Séc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thanh
tốn khơng tiền mặt. Cụ thể con số này chỉ gần 2%(10)và trong năm 2016 giá trị
(8)(9)(10) (11)

Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


11

giao dịch bằng Séc chỉ chiếm khoảng 0,5%(11)trong tổng các phương tiện thanh
tốn khơng tiền mặt khác. Và phương tiện này được sử dụng chủ yếu bởi các
doanh nghiệp, hầu hết người dân vẫn còn e ngại về việc thanh toán bằng Séc.
Thanh toán bằng Séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn
mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ dừng lại ở việc khuyến khích dùng
Séc.
Việc thanh tốn Séc cũng gặp khơng ít phiền phức. Hiện nay khách mua
và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến
ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ
trên tài khoản khách mua.Nhưng khi khách mua và khách bán khơng có tài khoản
ở cùng một ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải thơng qua hệ thống thanh

tốn bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Nếu các ngân hàng phát hành vài chục
nghìn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh tốn bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó
khăn.
Thêm vào đó, tâm lý của người bán nhận Séc thường lo ngại trên tài
khoản của người mua khơng cịn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch

nên hay từ chối việc thanh toán Séc.

2.1.4 Số liệu về phương tiện thanh toán bằng Lệnh chi
Phần lớn giao dịch mua bán hiện nay được sử dụng bằng phương thức
Lệnh chi hay cịn gọi Ủy nhiệm chi là chính, nhưng hình thức này thời gian thanh
tốn dài hơn, địi hỏi 2 bên phải ký hợp đồng mua bán mới có thể lập Lệnh chi
hay Ủy nhiệm chi để trả tiền.
Dưới đây là biểu đồ cho thấy số lượng giao dịch của Phương tiện thanh

toán bằng Lệnh chi ( Ủy nhiệm chi.


12

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ số lượng giao dịch qua PTTT Lệnh chi (2016)

Số lượng giao dịch qua PTTT Lệnh chi
(2016)
70.000.000
60.000.000
50.000.000
40.000.000
30.000.000
20.000.000

10.000.000

-

Quý
I/2016
Số lượng giao dịch (Món) 50.624.505

Quý
II/2016
50.784.778

Quý
III/2016
54.871.146

Quý
IV/2016
64.872.278

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(12)
Giá trị giao dịch của phương thức này chiếm 72,3%

(13)

trong tổng giá trị

giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác. Và trong năm
2016, giá trị giao dịch của phương tiện này là 12.001.815 tỷ(14), điều này cho thấy
sự phổ biến của phương tiện thanh tốn này.

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rõ ràng, phương tiện này thường tăng mạnh
số lượng giao dịch vào cuối năm, khi sự mua bán, trao đổi, thanh toán giữa các
doanh nghiệp, cá nhân tăng mạnh.

2.1.5 Số liệu về phương tiện toán bằng Nhờ thu

Phương tiên thanh toán này chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch
thanh toán quốc tế. Giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

(12)(13)(14)

Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


13

Dưới đây là biểu đồ thể hiện số lượng giao dịch của phương tiện này trong
tổng phương tiện thanh toán không tiền mặt.
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ về số lượng giao dịch bằng PTTT Nhờ thu (2016)

Số lượng giao dịch bằng PTTT Nhờ thu (
Năm 2016)
1.200.000
1.000.000
800.000
600.000
400.000
200.000

-

Số lượng giao dịch (Món)

Quý I/2016

Quý II/2016

748.859

779.375

Quý
III/2016
880.780

Quý
IV/2016
999.441

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(15)
Qua biểu đồ ta có thể thấy được số lượng giao dịch bằng phương tiện này
sẽ tăng mạnh và thường xảy ra vào cuối Quý III và Quý IV, tức là khoảng nửa
năm cuối 2016. Đây là lúc các chủ thể kinh tế thu hồi vốn để chuẩn bị cho vòng
quay sản xuất, mua bán tiếp theo trong năm tới.
Phương tiện thanh toán này cũng chiếm khoảng 0,5%(16)trong tổng giá trị
giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt trong năm 2016. Thơng
số này khá ít, vì đa số chủ thể sử dụng phương tiện này là các doanh nghiệp, gần
giống như phương tiện thanh tốn bằng Séc, tuy khơng nhiều người sử dụng,
nhưng với giá trị giao dịch gần 84.493 tỷ đồng


(17)

trong năm 2016, cho thấy đây

cũng là một phương tiện thanh toán không tiền mặt quan trọng đối với các doanh
nghiệp khi tiến hành mua bán trong nền kinh tế.
(15) (16)(17)

Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


14

2.1.6 Số liệu về phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác
Phương tiện thanh toán khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng
nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy
chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account,....
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số lượng giao dịch của các phương tiện thanh
tốn khơng tiền mặt khác vào năm 2016
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ về số lượng giao dịch bằng PTTT KTM khác (2016)

Số lượng giao dịch bằng PTTT KTM Khác
(Năm 2016)
70.000.000
60.000.000
50.000.000
40.000.000

30.000.000
20.000.000
10.000.000
-

Số lượng giao dịch (Món)

Quý I/2016

Quý II/2016

52.178.719

59.939.002

Quý
III/2016
63.503.615

Quý
IV/2016
61.353.707

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(18)
Số lượng giao dịch bằng PTTT KTM khác trong năm 2016 chiếm khoảng

25,9%(19) trong tổng số lượng giao dịch phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt.
Với giá trị giao dịch trong năm 2016 là 4.302.075 tỷ(20).
Điều này cho thấy, sự đa dạng và phát triển của các phương tiện thanh
tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam. Từ những phương tiện thanh tốn khơng tiền

mặt đơn giản, theo sự phát triển của công nghệ thông tin, trở nên ngày càng thuận
Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng

(18)(19) (20)

Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


15

lợi để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Qua đó, cũng cho thấy được sự nỗ
lực của Nhà nước ta và các Ngân hàng, trong việc khuyến khích người dân sử
dụng các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt trong giao dich, mua bán.
Tuy khơng có sự tăng trưởng vượt trội qua các Quý, nhưng có thể thấy sự
phát triển khá ổn định của các phương tiện thanh toán này. Việc này cũng cho
thấy người dân đang từ từ, từng bước tiếp nhận và sử dụng các phương tiện thanh
tốn này.
Hiện nay, ngồi các phương tiện thanh tốn trên, cịn có các trang Wed
thanh tốn, các tổ chức tín dụng trung gian khác phát triển các phương tiện thanh
tốn khơng tiền mặt. Cho thấy đây là phương tiện thanh toán đầy tiềm năng và sẽ
là xu hướng thanh toán trong tương lai.

2.1.7 Tổng kết các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam.
Dưới đây là bảng tổng kết số lượng giao dịch, cũng như các giá trị giao
dịch của các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam trong năm
2016, cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về các phương tiện thanh toán này.
Bảng 2.3 Số liệu về các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam

(2016)
Phương tiện thanh toán

Thẻ ngân hàng

Số lượng giao
dịch (Món)

Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)

23,800,682

127,580

250,046

87,933

Lệnh chi

64,872,278

12,001,815

Nhờ thu

999,441

84,493

61,353,707

4,302,075


Séc

Phương tiện thanh toán khác

Nguồn : Vụ Thanh toán – NHNNVN(21)
Và dưới đây là biểu đồ thể hiện sự so sánh giữ các phương tiện thanh tốn
khơng tiền mặt trong năm 2016.

(21)

Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


16

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện giao dịch thanh toán tại Việt Nam theo PTTT

KTM (2016)

Giao dịch thanh toán tại Việt Nam theo
PTTT KTM (Năm 2016)
70.000.000
60.000.000
50.000.000
40.000.000
30.000.000
20.000.000

10.000.000
0

Thẻ ngân
hàng
Số lượng giao dịch (Món) 23.800.682
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 127.580

Séc

Lệnh chi

Nhờ thu

250.046
87.933

64.872.278
12.001.815

999.441
84.493

Phương
tiện thanh
toán khác
61.353.707
4.302.075

Nguồn : Biểu đồ được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNNVN(22)


2.1.8 Một số thông số khác
Ngoài các số liệu từ các ngân hàng thương mại được ngân hàng Nhà nước
thống kê để làm rõ tình hình sử dụng thanh tốn bằng các phương tiện thanh tốn
khơng tiền mặt tại Việt Nam, thì cịn một số số liệu khác từ các tổ chức cung ứng
dịch vụ tiền gửi thanh tốn khác cũng góp phần phát triển phương tiện thanh toán
này tại Việt Nam. Như các tổ chức sau: Cơng ty CP Thanh tốn quốc gia Việt
Nam (NAPAS),Cơng ty CP giải pháp thanh tốn Việt Nam (VNPay), Công ty CP
Dịch vụ di động trực tuyến (M_Service), Công ty cổ phần thương mại điện tử

Bảo Kim…

(22)

Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT, Website Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn


17

Sau đây là một số thống kê được Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia
Việt Nam (NAPAS) thống kê về tình hình các giao dịch thanh tốn khơng tiền
mặt tại hệ thống của công ty này.
Theo Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) năm
2016, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống này đạt 320.000 tỷ đồng(23), tăng trưởng
50% so với năm 2015(24). Điều này cho thấy người dân đã giảm dần rút tiền từ
ATM mà chuyển sang chuyển khoản, thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Sự dịch
chuyển tỷ trọng giao dịch tiền mặt sang giao dịch thanh tốn hàng hóa dịch vụ là
tín hiệu tốt cho thị trường.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2016 của Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia
Việt Nam (NAPAS) tối 14/1, bà Nguyễn Tú Anh - Tổng giám đốc - cho biết tỷ
trọng rút tiền mặt qua hệ thống chuyển mạch của đơn vị này năm 2016 đã giảm
12,5% so với năm 2015(25). Ngược lại, tốc độ tăng trưởng về giá trị giao dịch
thanh tốn hàng hóa dịch vụ qua NAPAS lại gấp 1,7 lần(26) so với 2015. "Đặc
biệt sau khi hợp nhất dịch vụ chuyển tiền điện tử, với mạng lưới 39 ngân hàng
triển khai trên tất cả các kênh giao dịch ATM, Mobile Banking, Internet
Banking, SMS Banking, doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử 24/7 qua hệ thống
chuyển mạch quốc gia NAPAS đã đạt mức tăng trưởng gấp 3 lần so với năm
2015"(27), đại diện công ty cho hay.
Những số liệu này một lần nữa cho thấy sự dịch chuyển tỷ trọng giao dịch
tiền mặt sang giao dịch thanh tốn hàng hóa dịch vụ là tín hiệu lạc quan cho thị
trường, khẳng định các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân
hàng thương mại đang từng bước phát huy hiệu quả.

3.Kết Quả Nghiên Cứu
3.1 Kết luận về thực trạng việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Từ những số liệu bên trên, có thể thấy những thực trạng như sau của việc
thanh tốn khơng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay:

Theo Việt Hà, Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam đang
tăng nhanh, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam: www.vov.vn, 2017.

(23)(24) (25) (26) (27)


18

Nhà nước ta đang ngày càng hỗ trợ thúc đẩy việc phát triển thanh tốn


-

khơng tiền mặt bằng nhiều chính sách, cụ thể như việc trả lương cho người lao
động qua thẻ ATM, hỗ trợ người dân trong việc đóng phí sinh hoạt điện, nước,
viễn thơng và truyền thơng… qua các kênh giao dịch.
Mặc dù số lượng cây ATM rộng khắp nhưng theo kết quả thống kê thì

-

80% các giao dịch của người dân vẫn là rút tiền mặt.Thực tế cho thấy người dân
vẫn còn ngại trong việc sử dụng thẻ.
Các ngân hàng vẫn cịn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, các con số

-

về tài khoản vẫn mang tính chất “ ảo” khơng thực tế. Tình trạng chạy theo doanh
số vẫn cịn diễn ra.
Phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt được dùng phổ biến nhất vẫn là

-

phương tiện thanh toán bằng Lệnh chi ( Ủy nhiệm chi). Phương tiện thanh toán
bằng Thẻ ngân hàng vẫn được đa số người dân sử dụng. Phương tiện thanh toán
bằng Séc, Nhờ thu tuy cịn chiếm tỷ trọng ít trong tổng phương tiện thanh toán,
nhưng vẫn phát triển ổn định. Các phương tiện thanh tốn khơng tiền mặt khác
đang ngày càng phát triển nhờ vào tính tiện lợi, nhanh chóng của nhà cung cấp.
Từ những năm đầu phát triển đến nay, việc thanh tốn khơng dùng tiền

-


mặt đã và đang phát triển theo hướng tích cực ở Việt Nam.
Từ đó, chúng ta cũng thấy rõ được các mặt lợi, hại của phương thức thanh tốn
khơng tiền mặt ở Việt Nam.

3.1.1 Lợi ích của phương thức thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam

-

Đối với người sử dụng:

+ Thuận lợi trong các việc giao dịch mà không cần mang theo nhiều tiền mặt.
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí.
+ Khơng lo sợ bị mất cắp hay rơi.

+ Tạo sự an toàn khi thanh toán với đối tác trong làm ăn kinh doanh.
-

Đối với các cơ sở chấp nhận phương thức thanh toán này:

+ Tránh được tình trạng kiểm kê thiếu tiền, tiền giả trong quá trình giao dịch.
+ Dễ dàng lưu lại các chứng từ, đối chứng khi cần thiết.
+ Tiện lợi trong việc kiểm tra, theo dõi q trình thanh tốn khi cần thiết.

-

Đối với ngân hàng thương mại:


19


+ Lợi ích trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan cho khách hàng: như mobile
banking, internet banking, sms banking…
+ Hồn thiện hơn trong q trình phục vụ khách hàng qua các dịch vụ.
+ Nắm bắt được các thông tin, tình hình kinh tế nhanh chóng, thực tế từ đó giúp
ngân hàng trung ương có được thơng tin chính xác hơn trong q trình định
hướng các chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát cũng như ổn định thị trường tiền
tệ.
+ Tạo cầu nối giữa các ngân hàng thương mại, từ đó phát triển kênh giao dịch
rộng khắp hơn.

-

Đối với kinh tế xã hội:

+ Giúp người dân tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao hiểu biết của người dân,
hội nhập với sự tiến bộ của thế giới

+ Giúp cho sự ln chuyển tiền tệ nhanh chóng, trơi chảy hơn.
+ Khuyến khích tiêu dùng, thanh tốn dễ dàng, từ đó kích cầu và phát triển kinh
tế.

3.1.2 Hạn chế của phương thức thanh tốn khơng tiền mặt tại Việt Nam

- Thu nhập của người dân cũng là vấn đề, nhiều người có thu nhập khơng cao, thì
đối với họ, việc thanh tốn khơng tiền mặt hồn tồn khơng có lợi ích nhiều.

- Trình độ dân trí ở một số khu vực nước ta còn thấp, đa số các hoạt động trên
cây ATM chỉ là rút tiền mặt, nhiều người còn chưa biết hết các công dụng của
cây ATM hay các dịch vụ khác của ngân hàng, những dịch vụ này khá mới mẻ
với quần chúng.


- Mơi trường thanh tốn cịn hạn chế. Chẳng hạn như một số cây ATM chỉ chấp
nhận thanh tốn một số loại thẻ của số ít ngân hàng. Điển hình như vào dịp lễ tết,
chúng ta không hiếm bắt gặp cảnh người dân xếp hàng dài để rút tiền. Đa số
người dân cịn thích mua sắm tại các chợ, nơi mà thẻ thanh tốn hồn tồn không
được sử dụng.

- Thủ tục pháp lý khi đăng ký thẻ, khi có các vấn đề xảy ra thường khó khăn
trong việc giải quyết.

- Các loại phí áp dụng quá cao, không hợp lý, khiến người dân không hứng thú
với việc thanh toán này.


20

- Thơng tin và chế độ bảo mật cịn hạn chế. Các sự việc như máy ATM bị các tội
phạm công nghệ xâm nhập, các tài khoản của khách hàng đột nhiên bị mất tiền
khơng cịn xa lạ khi chúng ta vẫn nghe báo chí đề cập đến. Điều này cũng ảnh
hưởng đến lòng tin của người dân vào dịch vụ, ngân hàng mình sử dụng.

4. Kết Luận Và Kiến Nghị
4.1 Kết luận
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam, phương thức thanh tốn khơng tiền mặt đã
và đang thể hiện được nhiều mặt lợi ích của nó. Chính những lợi ích này sẽ giúp
nền kinh tế phát triển hơn. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận, việc áp dụng
phương thức này ở hiện tại cũng như trong tương lai là điều tất yếu của nền kinh
tế.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà phương thức này mang lại, không thể
khơng nói đến các mặt cịn hạn chế của nó. Tuy nhiên, nhìn vào q trình phát

triển của nó, chúng ta không thể không tin rằng, trong tương lai, phương thức này
sẽ ngày càng hoàn thiện, phát triển. Để làm được những điều trên, đó khơng phải
chỉ là nhiệm vụ của mỗi mình Nhà nước mà cịn là sự phối hợp, hợp tác giữa các
chủ thể trong nền kinh tế tại Việt Nam.
4.2 Đề xuất giải pháp
- Đối với bên cung cấp dịch vụ:

+ Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp lý về việc thanh tốn
khơng dùng tiền mặt để phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Tiếp tục mở rộng và xây dựng cơ cấu thanh toán liên ngân hàng, đồng thời tăng
cường chính sách bảo mật, tạo cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn cũng như
niềm tin về phương thức thanh toán này.

+ Phát triển mạnh, hợp lý mạng lưới các ATM và POS, thanh toán qua điện
thoại.

+ Đồng bộ các tiêu chuẩn của phương thức thanh toán để phù hợp với tình hình
trong nước và tạo sự quen thuộc, dễ sử dụng cho người dân.
+ Đồng bộ các phương án giải quyết các sự cố, tránh tình trạng bất hợp lý trong
cách khắc phục, xử lý khiến người dân lo ngại khi sử dụng.
+ Thay đổi tính chất thẻ chip qua thẻ từ nhằm nâng cao hệ thống bảo mật và ứng
dụng các dịch vụ mới.


21

+ Phát triển dịch vụ ở các khu vực nông thôn, tạo điều kiện tối đa cho người dân
được tiếp cận với dịch vụ.
-Đối với người dân:


+Tăng cường chính sách tiếp thị quảng cáo: đẩy mạnh quảng cáo trên truyền
thông.

+ Cần có các buổi hướng dẫn, tìm hiểu cho người dân về phương tiện thanh tốn
khơng qua tiền mặt.

+ Các chính sách thu phí khi sử dụng dịch vụ cần tối đa hóa lợi ích cho người sử
dụng, tránh tình trạng người dân cảm thấy bất hợp lý về phí sử dụng.

+ Khuyến khích các cơng ty lớn, các trung tâm mua bán tạo điều kiện cho khách
hàng thanh toán qua thẻ.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

2. Website của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS).
3. Ths.Đỗ Thị Lan Phương, “ Thanh tốn khơng tiền mặt: Xu hướng trên thế
giới và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính,(số 06/2014).

4. Website: vi.wikipedia.org.
5. Website: baomoi.com
6. Website: Cafef.vn


23


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
Phụ lục 2. Số lượng thẻ Ngân hàng
Phụ lục 3. Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
Phụ lục 4. Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
Phụ lục 5. Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
Phụ lục 6. Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
Phụ lục 7. Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi khách hàng tại tổ chức
tín dụng.


×