Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.23 KB, 25 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Việt Nam đang bị lạm phát nặng, mức lạm phát hai con số là nguy cơ cao
đe doạ sự ổn định vĩ mô nền kinh tế. Lương thực và dầu mỏ tiếp tục thổi mạnh
vật giá và gây hậu quả bất lợi cho các thành phần kinh tế. Thị trường chứng
khoán gặp nhiều bất trắc, sức nóng của vấn đề nhà đất vơi đi làm cho tính thanh
khoản của cổ phiếu, bất động sản sụt giảm trầm trọng. Thêm nữa, quá trình tự
do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt,
khiến cho hầu hết các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng phải đối mặt
với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường làm cho nợ
xấu gia tăng vì không có nguồn để trả.
Thời gian qua, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh do sự tăng trưởng nóng của
thị trường chứng khoán và bất động sản, trong khi chất lượng tín dụng không
đảm bảo. Trước tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, Việt Nam không khỏi bị
ảnh hưởng, từ đó tình hình kinh tế ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính
phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ban hành thêm một số quy định mới,
làm cho tình hình cho vay trở nên xấu đi, các doanh nghiệp không có nguồn tiền
để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi
được nợ… hàng loạt các vấn đề phát sinh đã tác động đến hoạt động tín dụng
ngân hàng.
Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc, mỗi ngân hàng
thương mại phải mua số lượng tín phiếu nhất định và chỉ cho vay trên số tiền
huy động, dẫn đến các ngân hàng phải tham gia vào cuộc đua lãi suất để làm sao
có thể huy động được càng nhiều đủ bù đắp và có thể cho vay. Trước tình hình
đó, ngân hàng tạm ngưng giải ngân cho các doanh nghiệp, những khách hàng
của ngân hàng, kéo theo đình trệ dây chuyền sản xuất, hệ thống kinh doanh của
các doanh nghiệp: không có tiền thanh toán cho đối tác, đầu tư sản xuất, đối tác
không thanh toán được tiền cho khách hàng, hay thanh toán tiền mua bất động
sản trả góp… nguy cơ khách hàng sẽ không trả được nợ vì không có nguồn thu.


Hay khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và quy định
trần lãi suất cho vay, thì các Ngân hàng thương mại tiếp tục cuộc cạnh tranh mới
vừa có thể huy động được tiền gửi vừa có thể cho vay đủ bù đắp chi phí. Giải
pháp đấy là tăng thu các loại phí liên quan đến tín dụng, đẩy lãi suất thực khách
hàng vay cao hơn nhiều so với trần lãi suất Nhà nước quy định, làm cho khách
hàng phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để trả lãi, như thế nguy cơ không trả được nợ
là khá cao.
Do vậy, tình hình kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.2.TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại:
2.2.1.1.Tình hình tăng trưởng huy động:
NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ
và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem
lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay
và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng. Qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng
huy động khá cao. Năm 2007, ngân hàng An Bình có tốc độ tăng trưởng huy
động tăng cao 337%, kế đến là ngân hàng Kỹ thương 156%, ngân hàng Á Châu
tuy tốc độ tăng trưởng kém hơn nhưng lại có tổng huy động cao hơn cả, hơn 55
ngàn tỷ đồng.
2.2.1.2.Tình hình tăng trưởng tín dụng:
Nếu như năm 2007, ngân hàng Á Châu có tổng huy động cao hơn hẳn,
thì trong tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có dư nợ tín
dụng nhiều hơn, khoảng 35 ngàn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 136%, cùng tốc
độ tăng trưởng đó là ngân hàng Kỹ thương với dư nợ tín dụng hơn 20 ngàn tỷ
đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất vẫn là ngân hàng An Bình, 506%.
2.2.1.3.Hiệu quả hoạt động:

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong
đó lợi nhuận trước thuế là một trong những chỉ số quan trọng. Trong 8 ngân
hàng nghiên cứu, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng tăng đều đặn qua các
năm, trong đó ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long có lợi
nhuận trước thuế là thấp nhất khoảng 195 tỷ đồng và ngân hàng Á Châu là cao
nhất hơn 2000 tỷ đồng.
Nhìn chung, qua các năm, các ngân hàng đều có tăng trưởng về
huy động cũng như tín dụng, đặc biệt là lợi nhuận cũng tăng hàng năm. Đây là
dấu hiệu khả quan cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.
2.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn:
Xét tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của các ngân hàng
thương mại cổ phần trong thời gian 3 năm gần nhất cho thấy Á Châu có tỷ lệ dư
nợ cho vay trên nguồn vốn huy động là thấp nhất và đều đặn qua các năm, kế
đến là ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, MHB và Đông Á có tỷ lệ dư nợ
cho vay trên nguồn vốn huy động còn khá cao, điều này chứng minh việc sử
dụng nguồn tiền cho vay vượt quá nguồn vốn huy động, làm tăng mức độ rủi ro
thanh khoản cho ngân hàng.
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)
2.2.3.Hệ số nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Á Châu giảm dần qua
các năm và thấp nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu, cụ thể là từ 1.66%
năm 2005 xuống còn 0.31% năm 2007, điều này cho thấy ngân hàng kiểm soát
rủi ro tín dụng tốt, quản lý nợ quá hạn có hiệu quả.
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng
2005 2006 2007
ACB 1.66% 1.11% 0.31%
SACOM 0.88% 0.95% 0.39%
ĐÔNG Á 1.26% 1.00% 0.64%
AN BÌNH 4.34% 5.15% 2.36%

TCB 1.85% 1.43% 1.41%
EXIMBANK 1.98% 1.56% 1.51%
MHB 3.93% 4.37% 3.36%
PHƯƠNG NAM 4.35% 10.82% 8.48%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)
Tuy nhiên tỷ lệ này ở ngân hàng Phương Nam vẫn còn khá cao, mặc dù
có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao nhất trong 8 ngân hàng đang
nghiên cứu. Con số 8.48% không nói lên tất cả nhưng cũng đủ cho thấy ngân
hàng vẫn chưa đẩy mạnh vai trò kiểm soát rủi ro tín dụng.
Ngân hàng Phương Nam ngày nay, do sự sáp nhập của ngân hàng Đại
Nam và ngân hàng Phương Nam xưa, sau một thời gian hoạt động và khắc phục
hậu quả của sự thua lỗ mà ngân hàng Đại Nam để lại vẫn chưa thật sự hiệu quả,
công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được chú trọng và còn yếu kém, đây
là dấu hiệu cảnh báo đòi hỏi cần phải được thúc đẩy tăng cường kiểm soát rủi ro
hơn nữa đối với bản thân ngân hàng Phương Nam và cả hệ thống các ngân hàng
ở Việt Nam.
2.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng:
Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á tuy giảm dần qua
các năm nhưng vẫn khá cao, từ gần 70% năm 2005 còn khoảng 65% năm 2007.
Hệ số rủi ro tín dụng Đông Á càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn, kế đến là
Eximbank, Á Châu có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp chứng tỏ khả năng
quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt.
Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng
2005 2006 2007
ACB 38.65% 38.11% 37.25%
SACOM 58.00% 59.00% 54.00%
ĐÔNG Á 69.99% 66.20% 64.94%
AN BÌNH 59.79% 36.32% 39.93%
TCB 49.63% 50.19% 51.81%
EXIMBANK 56.59% 55.71% 54.74%

MHB 66.80% 53.98% 50.58%
PHƯƠNG NAM 74.47% 51.18% 50.29%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)
2.2.5.Tỷ lệ nợ xấu:
2.2.5.1.Cơ cấu nợ các nhóm:
Từ bảng số liệu bên dưới cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần
đang nghiên cứu có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm gần tuyệt đối, điều này cho
thấy các ngân hàng kinh doanh, cho vay nhưng vẫn thực hiện đầy đủ việc giám
sát, quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ bất ổn xảy ra.
Tuy nhiên, bên cạnh điều đáng phấn khởi, thì tỷ lệ nợ có khả năng mất
vốn của ngân hàng Phương Nam là khá cao và tăng dần qua các năm trong số
các ngân hàng nghiên cứu, kế đến là ngân hàng An Bình. Ngân hàng MHB có tỷ
lệ nợ dưới tiêu chuẩn hơn 1%, cao nhất trong các ngân hàng đang nghiên cứu.
Đây là những con số cho thấy tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam trong thời gian qua vẫn cần phải được chú ý.
Do vậy, dù có cố gắng nhưng vẫn không thể nào tránh khỏi không có rủi
ro, đòi hỏi các ngân hàng vẫn phải cần thiết tăng cường công tác quản lý rủi ro
tín dụng sao cho rủi ro có thể hạn chế đến mức tối đa.
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ các nhóm của các ngân hàng
Nhóm nợ Ngân hàng 2005 2006 2007
Nợ đủ tiêu chuẩn
ACB 98.34% 98.89% 99.69%
SACOM 99.12% 99.04% 99.62%
ĐÔNG Á 98.74% 99.00% 99.36%
AN BÌNH 95.66% 94.85% 97.64%
TCB 98.15% 98.57% 98.59%
EXIMBANK 98.02% 98.44% 98.49%
MHB 96.07% 95.63% 96.64%
PHƯƠNG NAM 95.65% 89.18% 91.83%
Nợ cần chú ý ACB 1.36% 0.91% 0.22%

SACOM 0.33% 0.23% 0.15%
ĐÔNG Á 0.27% 0.23% 0.19%
AN BÌNH 3.12% 2.44% 0.85%
TCB 0.84% 0.70% 0.59%
EXIMBANK 0.86% 0.72% 0.64%
MHB 1.47% 1.49% 1.16%
PHƯƠNG NAM 2.29% 7.70% 4.38%
Nợ dưới tiêu chuẩn
ACB 0.04% 0.08% 0.03%
SACOM 0.07% 0.31% 0.02%
ĐÔNG Á 0.09% 0.07% 0.03%
AN BÌNH 1.06% 0.87% 0.29%
TCB 0.43% 0.32% 0.41%
EXIMBANK 0.16% 0.10% 0.26%
MHB 1.24% 1.09% 1.05%
PHƯƠNG NAM 0.39% 0.94% 0.66%
Nợ nghi ngờ
ACB 0.04% 0.06% 0.02%
SACOM 0.11% 0.19% 0.04%
ĐÔNG Á 0.16% 0.14% 0.08%
AN BÌNH 0.16% 1.82% 0.44%
TCB 0.18% 0.15% 0.11%
EXIMBANK 0.44% 0.36% 0.37%
MHB 0.52% 0.93% 0.62%
PHƯƠNG NAM 0.62% 0.85% 1.58%
Nợ có khả năng mất vốn
ACB 0.22% 0.07% 0.03%
SACOM 0.37% 0.22% 0.18%
ĐÔNG Á 0.74% 0.56% 0.34%
AN BÌNH 0.00% 0.01% 0.78%

TCB 0.40% 0.26% 0.30%
EXIMBANK 0.52% 0.38% 0.25%
MHB 0.70% 0.85% 0.53%
PHƯƠNG NAM 1.05% 1.33% 1.54%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)
2.2.5.2.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng
2005 2006 2007
ACB 0.30% 0.20% 0.08%
SACOM 0.55% 0.72% 0.24%
ĐÔNG Á 0.98% 0.77% 0.45%
AN BÌNH 1.23% 2.70% 1.51%
TCB 1.01% 0.73% 0.82%
EXIMBANK 1.12% 0.85% 0.88%
MHB 2.46% 2.88% 2.20%
PHƯƠNG NAM 2.06% 3.12% 3.77%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu đều có
tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức an toàn cho phép.
Tỷ lệ này của ngân hàng Á Châu và Đông Á giảm dần qua các năm và
dưới 0.5%, đối với ngân hàng An Bình, MHB, Phương Nam tỷ lệ này lớn hơn
1.5%. Riêng ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn hơn
3% và tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với việc quản
lý kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, đòi hỏi các
ngân hàng không thể lơi lỏng công tác quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng là
công việc phải được diễn ra hàng ngày hàng giờ, chặt chẽ và hiệu quả.
2.2.6.Cơ cấu khoản vay:
2.2.6.1.Theo thời hạn:
Trong các ngân hàng nghiên cứu thì đa số có tỷ lệ cho vay trung dài hạn
thấp hơn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên riêng đối với Á Châu thì ngược lại. Với

cơ cấu khoản vay theo thời hạn thế nào, đòi hỏi ngân hàng đấy phải có chính
sách phân bổ nguồn vốn, quản lý thu hồi nợ tương ứng để có thể hạn chế đến
mức thấp nhất rủi ro gây ra.
Bảng 2.5: Cơ cấu khoản vay theo thời hạn của các ngân hàng (đơn vị
tính: tỷ đồng)
Ngân hàng 2005 2006 2007
Cho vay ngắn hạn
ACB 4,851.87 9,578.44 17,493.47
SACOM 5,208.20 9,506.78 21,731.96
ĐÔNG Á 4,670.80 6,602.47 13,516.88
AN BÌNH 151.59 695.94 3,580.25
TCB 3,746.71 6,193.14 15,980.60
EXIMBANK 4,834.00 7,834.00 14,614.72
MHB 4,834.00 5,460.99 8,998.37
PHƯƠNG NAM 3,517.15 3,790.84 4,040.49
Cho vay trung dài
hạn
ACB 4,529.65
17,014.0
0 31,811.00
SACOM 3,217.04 4,887.53 13,646.19
ĐÔNG Á 1,289.25 1,368.14 4,291.72
AN BÌNH 254.81 434.99 3,277.88
TCB 1,546.35 2,502.96 4,505.53
EXIMBANK 1,599.16 2,373.39 3,837.43
MHB 3,602.97 4,652.44 4,926.63
PHƯƠNG NAM 1,256.74 874.37 1,833.63

×