Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.99 KB, 42 trang )

ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN
CHỨNG KHOÁN THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam và sự cần thiết phải áp dụng
giao dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển TTCK Việt Nam
Ngày 06/11/1993 ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn được
thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng TTCK cho Việt Nam. Ngày 28/11/1996
chính phủ ban hành nghị định 75/CP về việc thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định
số 48/CP ban hành về chứng khoán; cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành
lập TTGDCK đặt tại TP.HCM. TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao
dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
TTGDCK Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005.
2.1.1.1 Giai đoạn 2000-2005
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành
TTGDCK TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào
ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 DN niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE
và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao
dịch.
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt
vào năm 2001(chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng
chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất
giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ
còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi
nhiều NĐT tháo chạy khỏi thị trường lại thì một số NĐT khác vẫn bình tĩnh bám trụ,
âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc
cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng
hoá, các DN niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn NĐT trong nước,
trong khi "room" cũng hết.
Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh


ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài được nâng từ
30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan
tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác
động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới
cuộc sống của mỗi người dân.
Ta có thể thấy rõ điều đó thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp về TTCK giai đoạn 2000-2005
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số công ty niêm yết,
ĐKGD
5 5 20 22 26 32
Mức vốn hóa TTCK
(%/GDP)
0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng công ty
CK
3 8 9 11 13 14
Số lượng TK khách
hàng
2908 8774 13520 15735 21616 31316
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005,
tổng giá trị TTCK việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng. TTCK Việt Nam có 4.500 tỷ đồng
cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ,
trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm
2005, tốc độ tăng trưởng của TTCK gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ
đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt hơn 1%.
2.1.1.2. Giai đoạn 2006-2009

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột
phá”, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi
động tại cả 3 “sàn”: SGDCK Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị
trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt
Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới. Và sự bừng dậy của
thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các NĐT trong và ngoài nước. Năm
2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP.
Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng
152,4% .TTCK Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá
trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các
NĐT nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của
toàn thị trường. Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là
những cổ phiếu được phát hành theo Luật DN là chính. Trên thị trường phi tập trung,
tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên Hastc. Số
công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài
khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước.
Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005
lên 800 điểm cuối 2006. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư
vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả
những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện
tượng “bong bóng” là có thật.
Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trên nhiều lĩnh
vực. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường
phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào TTTC quốc tế. Tính công khai, minh
bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. TTGDCK TPHCM chính thức được
chuyển đổi thành SGDCK TPHCM vào giữa năm 2007, đồng thời SGDCK đã thực hiện
giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập
lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Năm 2007 cũng là năm
có sự tăng trưởng đột biến về số lượng các CTCK. Nếu tính đến cuối năm 2006, toàn

thị trường chỉ có 22 CTCK chính thức đi vào hoạt động thì tính đến thời điểm
31/12/2007, có tổng cộng 80 CTCK được ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN)
cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động (59
công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn
trực thuộc các NHTM cổ phần và quốc doanh). Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ
phiếu niêm yết trên thị trường, cùng với sự ra đời của hàng loạt các CTCK mang đến
những dịch vụ tiện ích đã thu hút được một số lượng lớn các NĐT cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước, đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài
khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 279% so với cuối năm 2006).
TTCK năm 2007 cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng trầm nhất định khi thị
trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong
3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm,
tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm. Trong
03 tháng đầu năm giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các cổ
phiếu đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm. Yếu
tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này phải kể đến sức
cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên
giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tại sàn HCM, bình quân mỗi phiên giá trị giao
dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN cũng đạt con số 300 tỷ đồng. Chỉ số VNIndex đã
đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức
đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức
tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao
dịch.Tiếp đến 05 tháng giữa năm thị trường có sự điều chỉnh mạnh, các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp
kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá
nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt.
Một đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài
(từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9). Trong 04 tháng cuối năm thị trường đã có sự hồi
phục, trong hai tháng 9 và 10 giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh
chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì

đã mất trong 6 tháng giữa năm. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì được lâu,
tương quan cung cầu mất cân bằng khiến 02 tháng cuối năm thị trường ngày càng tuột
dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. VNIndex giảm xuống dưới
ngưỡng điểm 1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, với lượng chứng khoán chuyển
nhượng rất hạn chế. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong
các phiên giao dịch năm 2007 có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có
biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm,
HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt
được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập
vào cuối năm 2006. Năm 2007, lượng vốn hóa thị trường đạt 492.900 tỷ đồng, tương
đương khoảng 43,7% GDP
Sang năm 2008 với sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, TTCK
Việt Nam đã có một năm gặp rất nhiều khó khăn. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý
NĐT chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát,
chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng
dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Trong
lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường
bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008,
UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Nhằm
hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng
khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường:
Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các DN
niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ.... Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung
đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN
quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các DN đã cổ
phần hóa (CPH), chưa kể hàng loạt ngân hàng, CTCK, DN... phát hành trái phiếu, cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Thị giá
các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính
thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành
và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Tính đến thời điểm 31/12/2008 chỉ số Vnindex đã

giảm 605,4 điểm tương đương 65% so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị
trường của các cổ phiếu đang niêm yết đạt hơn 225,300 tỷ đồng.
Đến năm đầu năm 2009 Cuộc khủng hoàng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đã tác động mạnh tới Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm với
đáy của đợt suy giảm là quý 1/2009. Theo đó VN-Index cũng chạm đáy trong quý
1/2009 tương ứng với đáy của sự suy giảm kinh tế, VN-Index đã rơi xuống mức đáy
235,5 điểm. Kể từ đó cho đến cuối năm thị trường đi lên cùng sự hồi phục của nền kinh
tế. VN-Index đóng cửa năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy 235 điểm VN-Index đã
tăng trưởng 110,21% kể từ đáy. Còn nếu tính theo mức điểm thấp nhất 235 điểm và
mức điểm cao nhất 633 điểm thì VN-Index đã tăng gần 170%. Đây là mức tăng mạnh
nhất trong số các TTCK thế giới. Như vậy có thể nói rằng TTCK Việt nam đã tạo đáy
đi lên trong năm 2009. Năm 2009 lần đầu tiên TTCK Việt Nam bắt đầu có sự liên hệ
chặt chẽ với TTCK thế giới. Sự gắn kết biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn từ tháng 4
đến tháng 8. Sự gắn kết này là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy TTCK Việt Nam và
kinh tế Việt Nam phát triển hơn và đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới
chứ không còn là thị trường nhỏ và biệt lập. Trong năm 2009, thị trường mang nặng
tâm lý bầy đàn. Biểu hiện rõ nhất là khi tăng thì gần như toàn bộ các mã tăng và ngược
lại. Khi thị trường tăng mạnh thì người mua nhất là NĐT nhỏ lẻ tranh mua giá trần. Đây
cũng là điều kiện thuận lợi để cổ phiếu dễ dàng bị thao túng làm giá lên hoặc đẩy giá
xuống tuy theo mục đích. Tuy nhiên hiện nay NĐT trong nước trên thị trường đã tích
lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sau quá trình đầu tư trong những năm qua.
Kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư được nâng lên sẽ giúp cho thị trường phát triển
lành mạnh và giảm rủi ro cho NĐT. NĐT nước ngoài ngày càng giảm bớt vai trò chi
phối thị trường của mình. NĐT trong nước đang trở nên chủ động và ngày càng độc lập
hơn với NĐT nước ngoài trong các quyết định đầu tư. Nếu như trước đây các NĐT
trong nước thường coi động thái mua vào bán ra của NĐT nước ngoài là một trong
những “kim chỉ nam” cho việc mua bán của mình thì năm nay điều này đã trở nên
tương đối độc lập. Sự độc lập này trước hết do NĐT trong nước đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm và kiến thức hơn nên có thể tự ra được quyết định đầu tư độc lập.
Đóng cửa phiên cuối cùng của năm 2008, VN-Index dừng ở 315,62 điểm, giảm

66% so với cuối năm 2007. Đầu năm 2009, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có
diễn biến xấu khiến VN-Index kéo dài xu hướng giảm, đến ngày 24/2 chỉ còn 235,5
điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2005. Sự thua lỗ, hoảng loạn của NĐT sau đó đã
được bù đắp khi VN-Index phục hồi, đạt 624,1 điểm vào ngày 22/10. So với ngày 24/2,
VN-Index cao gấp 2,65 lần, đồng nghĩa với mức tăng 265%. Tính cả năm, VN-Index
tăng 57%, kết thúc năm ở 494,77 điểm. Sự góp mặt của các “đại gia” mới niêm yết trên
sàn chứng khoán năm 2009 đã giúp mức vốn hóa thị trường tăng lên đáng kể..
Cộng với việc các cổ phiếu niêm yết tăng giá mạnh so với thời điểm cuối năm
2008, thì chốt năm 2009 tổng giá trị vốn hóa thị trường giảm nhẹ, bằng khoảng 48%
GDP (năm 2008).
2.1.2 Sự cần thiết của việc áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào
TTCK Việt Nam
2.1.2.1 Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận và đa dạng hóa cơ hội kinh doanh cho
NĐT
Sau 10 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã có những dấu hiệu hết sức lo ngại,
giá các loại chứng khoán biến động phức tạp khiến nhiều NĐT thua lỗ nặng, cầu chứng
khoán suy giảm, thị trường trở nên buồn tẻ..... Giải pháp cho vấn đề ngày như thế nào?
Có biện pháp gì để bảo vệ NĐT khi giá chứng khoán liên tục giảm hoặc giảm đột biến?
Như đã giới thiệu ở phần trên, NĐT trên TTCK có thể cố định giá bán, giá mua
chứng khoán của mình qua việc sở hữu quyền chọn. Do đó, nếu biết vận dụng các kỹ
thuật mua bán chứng khoán kết hợp với quyền chọn, các NĐT có thể bảo vệ được lợi
nhuận trong kinh doanh chứng khoán một cách hữu hiệu. Hơn nữa, việc ứng dụng giao
dịch quyền chọn đem lại cho NĐT trên TTCK Việt Nam một công cụ đầu tư mới.
Quyền chọn chứng khoán phát hành trên cơ sở cổ phiếu đã có nhằm nhiều mục tiêu
khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các quyền chọn
chứng khoán sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị cổ phiếu đầu tư hoặc để đảm bảo
rằng nếu giá của cổ phiếu có thay đổi bao nhiêu thì các của các công cụ phái sinh vẫn sẽ
được duy trì ở mức ban đầu. Khi TTCK biến động từng giây từng phút thì việc nắm
trong tay quyền chọn chứng khoán là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro.
Bên cạnh việc giúp NĐT quản lý rủi ro, quyền chọn chứng khoán cũng được

dùng để đầu cơ khi NĐT hướng về sự dao động giá trong tương lai. Ở thời điểm hiện
tại, quyền chọn chứng khoán nếu được thực hiện sẽ giúp NĐT giảm thiểu được rủi ro.
Hơn nữa, nhà đâu tư cũng chưa cần nguồn vốn lớn để thực hiện mà chỉ trả một phần
nhỏ cũng như số tiền ký quỹ nhỏ hơn giá trị hợp đồng.
Trong bối cảnh thị trường có sự biến động mạnh như hiện nay thì việc thực hiện
quyền chọn chứng khoán là rất cần thiết và có khả năng góp phần ổn định thị trường
hơn. Hiện NĐT chỉ có thể mua chứng khoán và chờ giá lên để bán kiếm lời. Liệu có
NĐT nào dám bỏ nhiều tiền để đầu tư vào một loại chứng khoán mà họ và thị trường
cho rằng nhiều khả năng chứng khoán đó sẽ giảm giá. Chính vì vậy trong giai đoạn thị
trường giảm giá, khi có yếu tố bất lợi NĐT sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng
cầu rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn
tâm lý đầu tư trên thị trường. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời gian
qua. Nếu có quyền chọn bán NĐT sẽ không vội vã bán ồ ạt tức thì vì gần như họ đã
mua bảo hiểm về giá. Nếu chứng khoán tăng trở lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu
mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền). Trường hợp giá giảm
hơn so với giá trong quyền chọn bán, họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng. Thực tế
các nước cho thấy, quyền chọn rất được các NĐT ưa chuộng bởi NĐT ít vốn cũng có
thể mua quyền chọn, thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán chờ tăng
giá và bán ra hưởng chênh lệch, nếu không họ chỉ mất một khoản phí nhỏ.
Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi
tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài
việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần rủi ro cho thị
trường bằng các công cụ phái sinh đặc biệt là sử dụng công cụ quyền chọn chứng
khoán.
2.1.2.2 Thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển
Quyền chọn chứng khoán vừa là công cụ bảo vệ lợi nhuận vừa là công cụ giảm
thiểu rủi ro hữu hiệu và đồng thời là một loại hàng hóa có thể mua bán trên TTCK; nên
khi ứng dụng giao dịch quyền chọn sẽ làm cho TTCK rất sôi động. Với vai trò là công
cụ bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro quyền chọn tạo tâm lý an toàn hơn trong đầu tư
vào cổ phiếu, do đó thu hút được thêm nhiều NĐT còn e ngại về mức độ mạo hiểm, rủi

ro trên TTCK mạnh dạn tham gia thị trường. Với vai trò là một hàng hóa trên TTCK,
quyền chọn chứng khoán mang đến khát khao kiếm lợi nhuận nên khi quyền chọn được
ứng dụng giao dịch, nhiều NĐT sẽ tham gia thị trường để kinh doanh quyền chọn. Khi
nhiều NĐT tham gia thị trường sẽ làm cầu hàng hóa chứng khoán tăng. Điều này làm
cho thị trường trở nên sôi động và cơ hội phát triển, mở rộng thị trường là rất cao. Hiện
nay, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường nhỏ bé nhất trên thế
giới. Việc ứng dụng quyền chọn sẽ giúp hoàn thiện dần cơ cấu hàng hóa và mang lại
một vị thế mới cho TTCK Việt Nam.
2.1.2.3 Tác động tích cực đến các công ty niêm yết
Để quyền chọn chứng khoán một công ty được niêm yết thì công ty đó phải đáp
ứng được những điều kiện của UBCKNN đề ra. Hơn nữa, các công ty niêm yết không
muốn thấy quyền chọn bán cổ phiếu công ty mình được mua bán liên tục bởi vì đó là
dấu hiệu cho thấy thị trường dự đoán giá cổ phiếu công ty mình sẽ đi xuống và điều này
cũng cho thấy uy tín của công ty trên thị trường đang giảm đần. Như vậy, công ty có thể
nhìn vào xu hướng giao dịch quyền chọn trên thị trường mà nhận biết được sự đánh giá
của thị trường đối với công ty mình, điều này giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời
trong chiến lược kinh doanh để giữ uy tín của công ty trên thị trường. Như vậy, quyền
chọn giúp NĐT giám sát gián tiếp hoạt động của các công ty niêm yết. Khi có thêm
người giám sát, đòi hỏi công ty niêm yết phải nổ lực hơn trong hoạt động kinh doanh.
2.2 Thực trạng thị trường quyền chọn ở Việt Nam thời gian qua
2.2.1 Quyền chọn ngoại tệ
Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại hối
phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành quy chế
giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất,
đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Tuy
nhiên, với quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các
công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi.
Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn
ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời.

Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này
đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân
hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số
dư… Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm
nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank,
HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank,
ICB, và Argribank.
Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2004, quyết định 17/1998/QĐ-
NHNN đã phát sinh những hạn chế. Vì vậy, ngày 10/11/2004, thống đốc NHNN đã ký
quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng để
thay thế quyết định 17 và khắc phục những hạn chế này. Quyết định này có những điểm
mới như chính thức cho phép tất cả các tổ chức tín dụng được phép thực hiện các giao
dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần
phải xin phép NHNN. Qua đó, thời điểm này NHNN đã chấm dứt thời gian thí điểm
nghiệp vụ này. Đồng thời, quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ
với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. Quy định này là
một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối giúp
thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho
phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, tổ
chức khác. Đây thực sự là một cơ hội cho các NĐT cá nhân có thêm một sân chơi mới
trên thị trường tiền tệ.
Quyền chọn ngoại tệ là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đứng trên giác độ là
người bảo hiểm, các ngân hàng khi phát hành quyển chọn rất cần có số đông khách
hàng để có thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa những người ký kết hợp
đồng quyền chọn với ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay lượng khách hàng sử dụng nghiệp
vụ quyền chọn là rất ít và trên thực tế các ngân hàng Việt Nam buộc phải ký lại hợp
đồng quyền chọn nhận được với các ngân hàng nước ngoài giống như dạng tái bảo
hiểm. Sở dĩ phải làm như vậy vì ngân hàng có số lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ
quyền chọn quá ít và không đủ điều hòa rủi ro tỷ giá. Thêm vào đó, số lượng ngân hàng
nội địa có khả năng tham gia nghiệp vụ quyền chọn còn ít nên việc tham gia quyền

chọn với các ngân hàng nước ngoài là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, làm như vậy thì
các ngân hàng Việt Nam sẽ không có lãi vì phí quyền chọn thu được từ khách hàng lại
phải đóng ở mức tương đương cho các đối tác nước ngoài.
Để có quyền chọn ngoại tệ DN phải trả một mức phí cho các NHTM. Mức phí
này tùy thuộc vào từng thời điểm mà xu hướng ngoại tệ có biến động mạnh hay không,
thời gian thực hiện hợp đồng dài hay ngắn. Trong thời gian đó nếu tỉ giá biến động có
lợi cho DN thì DN thực hiện hợp đồng, còn nếu tỉ giá gây bất lợi thì DN được quyền
hủy bỏ cam kết và họ đi mua, bán ngoại tệ bên ngoài cho hiệu quả hơn. Đương nhiên,
tiền phí đã đóng DN phải chịu mất. Do chính sách tài chính quy định chưa đầy đủ nên
khoản phí mất này DN rất khó hạch toán. Vì vậy, nhiều DN hiện nay còn lúng túng
không biết phải hạch toán phí quyền chọn vào đâu thì coi là hợp lệ. Bản thân các ngân
hàng là người phát hành quyền chọn cũng gặp vướng mắc: Khi thu phí quyền chọn
ngân hàng phải chịu khoản VAT là 10%, nhưng sau đó nếu ngân hàng tham gia tái bảo
hiểm với ngân hàng nước ngoài thì không được khấu trừ khoản VAT 10% và vô hình
chung đã làm cho ngân hàng bị lỗ ngay khoản VAT 10%.
Về phần mình, các ngân hàng cũng thừa nhận, việc DN không sử dụng các công
cụ phòng ngừa rủi ro cũng có lỗi của mình, vì đã không tư vấn đầy đủ cho khách hàng.
Đa số các ngân hàng chỉ mới dừng ở khâu đáp ứng các nhu cầu mua bán ngoại tệ của
khách hàng chứ chưa đồng hành với DN bên bàn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hơn nữa hiện nay tỷ giá USD đã khá ổn định nên đa số các DN đều chọn USD làm
đồng tiền thanh toán quốc tế. Được biết, tỉ trọng thanh toán bằng USD chiếm khoảng
80% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, còn lại 20% là các ngoại tệ khác. Khi tỉ giá ổn
định sẽ giúp DN chủ động hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy hiếm có đơn vị
tìm giải pháp quyền chọn ngoại tệ. khi DN nhập khẩu thiết bị, vật tư trả chậm, việc
thanh toán thường kéo dài, nhưng mua quyền chọn ngoại tệ thời gian giới hạn rất ngắn
nên DN rất khó thực hiện. Cho nên công cụ quyền chọn ngoại tệ hiện tại rất hiếm DN
lựa chọn. Vì vậy hiện nay các hoạt động giao dịch quyền chọn tại các ngân hàng chưa
thật sự sôi động.
2.2.2 Quyền chọn tiền đồng Việt Nam
Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ngân

hàng ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ (với mức tối
đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ
khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ)..
Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được
giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… những
quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại
tệ và VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN. Tiếp theo ACB là ngân
hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực
hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ
đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các
ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này.
Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội
dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và
nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ,
nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái
sinh tiền tệ tại các NHTM.
Tuy nhiên dịch vụ quyền chọn tiền đồng có đặc thù là ngân hàng không thể tái
bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ 3, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất
lớn. Điều này khiến các Ngân hàng phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo
hiểm bằng đồng tiền nào cho phù hợp. Dịch vụ này cũng chỉ tập trung chủ yếu phục vụ
các DN kinh doanh XNK và phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh
đó, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tương
đương là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và DN vừa và nhỏ có nhu cầu
bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này.
Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn cho nên các DN
chưa quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro. Họ quan niệm rằng tỷ giá thì có Nhà nước
ổn định; lãi suất thì Ngân hàng Trung ương cũng không cho biến động mạnh và vì thế
họ an tâm kinh doanh mà bỏ qua các chiếc lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ.
Mức phí quyền chọn mà các NHTM đưa ra cho DN thời gian qua còn cao, chưa
hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng. Vì thế, các DN tính toán không có

lợi nên không muốn tham gia vào nghiệp vụ này, vì tham gia thì sẽ mất một khoản tiền
trước mắt (khoản phí) mà không thấy rủi ro gì đáng kể. Vì vậy mặc dù được triển khai
từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không đáng kể.
Tuy nhiên đến tháng 03 năm 2009 để ổn định thị trường ngoại hối có diễn biến
phức tạp Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH yêu cầu
NHTM dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng kể từ 23/3/2009.
2.2.3 Quyền chọn vàng.
Các Ngân hàng đã đưa ra sản phẩm quyền chọn từ cuối năm 2004 như quyền
chọn ngoại tệ, quyền chọn tiền đồng, nhưng chưa có quyền chọn vàng. Do trong năm
2005, giá vàng liên tục biến động khiến các DN kinh doanh vàng bạc đá quý mới thực
sự quan tâm. Vì thế, các NHTM, sau khi trình và được phép của NHNN, đã phải rất tích
cực chuẩn bị cả về nhân lực, vật lực lẫn đào tạo chuyên môn…để có thể đưa ra thị
trường sản phẩm quyền chọn Vàng phục vụ khách hàng. Ngoài 3 ngân hàng lớn thực
hiện quyền bằng vàng là Vietcombank, Agribank và BIDV thì một số NHTM cổ phần
đã triển khai mạnh dịch vụ quyền chọn, trong đó ACB là ngân hàng triển khai sớm nhất
từ năm 2004, tiếp đến là Techcombank, VIB Bank, Sacombank, Eximbank...
Về đối tượng giao dịch thì quyền chọn vàng được áp dụng đối với các cá nhân
và các tổ chức có nhu cầu muốn bảo hiểm rủi ro sự biến động của vàng. Tuy nhiên thì
khách hàng chỉ là người mua quyền chọn chứ không phải là người bán quyền chọn.
Hiện nay, mỗi ngân hàng cung cấp quyền chọn vàng đều có quy định cụ thể và riêng
biệt cho sản phẩm của mình chẳng hạn như quy định loại vàng giao dịch; đồng tiền giao
dịch; thời gian giao dịch cũng như quy mô giao dịch tối thiểu của mỗi hợp đồng quyền
chọn…
Thực tế cho thấy lượng khách hàng giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân
hàng hiện nay chủ yếu là các DN kinh doanh vàng, sử dụng quyền chọn vàng để phòng
ngừa rủi ro cho hoạt động nhập vàng hoặc mua bán vàng của mình trên thị trường là
chính nhưng có kết hợp với việc tìm kiếm cơ hội sinh lợi bằng sự am hiểu nhất định của
mình về hình hình thị trường vàng thế giới và trong nước cũng như khả năng phân tích,
dự đoán về biến động giá vàng tương lai.
Lượng khách hàng giao dịch quyền chọn vàng tại ngân hàng ACB chủ yếu là các

khách hàng có nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng cho các khoản thanh toán
bằng vàng trong tương lai, nhiều nhất là phục vụ cho khoản đặt cọc vàng hoặc thanh
toán vàng trong mua bán nhà đất và trả nợ vay cho nên họ chủ yếu giao dịch các quyền
chọn mua và một ít quyền chọn bán có quy mô tương đối nhỏ. Hiện nay quy mô giao
dịch tối thiểu đối với một hợp đồng quyền chọn tại ACB là 50 lượng, thời hạn giao dịch
tối thiểu là 7 ngày, tối đa là 180 ngày. Tuy nhiên lợi nhuận mang lại từ nghiệp vụ này
tại ACB không cao vì khi ký hợp đồng với khách hàng, ACB đều phải thực hiện giao
dịch đối ứng với các đối tác nước ngoài mà không duy trì trạng thái mở, do đó thu nhập
nhận được chỉ là khoản chênh lệch giữa phí thu được của khách hàng và khoản phí mà
ACB phải trả cho đối tác nước ngoài.
Đối với Eximbank, mặc dù giao dịch quyền chọn triển khai từ đầu năm 2006 số
lượng hợp đồng được ký kết cũng không đáng kể. Hiện nay quy mô giao dịch tối thiểu
đối với một hợp đồng quyền chọn tại Eximbank là 100 lượng, thời hạn giao dịch tối
thiểu là 3 ngày, tối đa là 365 ngày.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt được gì mà thị
trường mong muốn. Về phía ngân hàng thì vẫn thiếu công tác tuyên truyền quảng cáo,
tiếp thị chưa sâu rộng; chưa cung cấp hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu về cho khách hàng;
quy mô hợp đồng chưa phù hợp…. Còn về phía khách hàng thì gặp khó khăn trong việc
hạch toán kế toán vì chưa có hướng dẫn cụ thể đối với phí quyền chọn; chưa có kinh
nghiệm sử dụng; còn tâm lý e ngại khi sử dụng vì chưa chưa hiểu… Như vậy, quyền
chọn vàng vẫn còn khá mới mẻ, chưa đem lại kết quả kinh doanh như bản thân những
lợi ích có được từ giao dịch này cho bản thân các ngân hàng cung cấp và ngay cả các
NĐT tại thị trường Việt Nam.
2.2.4 Quyền chọn lãi suất.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được
phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay
trung hạn bằng USD hoặc Euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các
DN hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại VN được NHNN cho phép thực
hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các NH nước ngoài. Số gốc của hợp
đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của Ngân hàng. Tổng số vốn gốc

tối đa của tất cả các hợp đồng quyền chọn lãi suất trong thời gian thí điểm không vượt
quá 50% mức vốn tự có của ngân hàng, thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện
nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán
đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền
khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi
(cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi)
bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào kỳ đầu
(nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch. Sau BIDV là
hàng loạt các Ngân hàng khác cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
Kiến thức hiểu biết của DN Việt Nam về quyền chọn lãi suất và phòng chống rủi
ro lãi suất còn quá thấp. Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các
DN là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt từ ngân hàng. Đối với các DN có các hợp
đồng tín dụng trung, dài hạn với giá trị lớn và lãi suất cố định hoặc thả nổi cũng như
các DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên ở vào các vị thế mở của
ngoại tệ luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro
hối đoái. Tuy nhiên, hiện tại các DN Việt Nam rất ít nhận thức về vấn đề này. Những
hiểu biết về kỹ thuật phòng chóng rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh, đặc biệt
là quyền chọn lãi suất càng khá xa lạ. Chính vì vậy mà các DN không sẵn lòng tham gia
vào các nghiệp vụ này dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng trong việc phát triển các
nghiệp vụ phái sinh. Điều này cũng cho thấy rằng tại các ngân hàng Việt Nam công tác
Marketing ngân hàng với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng về các sản
phẩm dịch vụ mới còn nhiều hạn chế.
2.2.5 Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển các loại quyền chọn vào việc
ứng dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam
Mặc dù chưa đạt được những kết quả như mong đợi nhưng từ thực trạng những
khó khắn trong việc phát triển các loại quyền chọn trên có thể rút ra những kinh nghiệm
quý báu khi Việt Nam muốn áp dụng quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam.
- Sự thiếu hiểu biết của khách hàng trong việc sử dụng các quyền chọn: Qua
thực trạng của 04 loại quyền chọn trên có thể thấy trở ngại đầu tiên khi phát triển các
loại quyền chọn là khách hàng thiếu kiến thức về các sản phẩm quyền chọn nên chưa

chủ động tìm đến để tận dụng ưu điểm của quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro và tìm
kiếm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy nếu muốn ứng dụng giao
dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam thì trước tiên chúng ta phải thường
xuyên phổ biến kiến thức về các sản phẩn quyền chọn đến công chúng đầu tư để họ có
thể thấy được những lợi ích của quyền chọn từ đó sẽ chủ động sử dụng công cụ này để
phòng ngừa rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận.
- Nội dung của các hợp đồng quyền chọn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của
khách hàng: một số trong hợp động quyền chọn chưa phù hợp với nhu cầu của khách
hàng như mức quy định về quy mô giao dịch tối thiếu, thời gian giao dịch quyền
chọn......Khi triển khai áp dụng quyền chọn chứng khoán chúng ta cần nghiên cứu và
đưa ra các nội dung của hợp đồng quyền chọn sao cho thật phụ hợp với nhu cầu của
công chúng đầu tư.
- Mức phí của các tổ chức cung cấp dịch vụ quyền chọn còn cao: mức phí quyền
chọn cao cũng là một trong những trở ngại khiến khách hàng chưa sử dụng các sản
phẩm quyền chọn. Khi triển khai quyền chọn chứng khoán các tổ chức cung cấp dịch
vụ quyền chọn chứng khoán cần phải tính toán kỹ để đưa ra mức phí hợp lý nhằm
khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này.
- Các sản phẩm quyền chọn còn nghèo nàn, việc quảng bá các dịch vụ quyền
chọn đến khách hàng còn nhiều yếu kém: thực tế cho thấy các sản phẩm quyền chọn
còn rất nghèo nàn, hơn nữa các tổ chức cung cấp quyền chọn còn yếu trong khâu tiếp
cận, quảng bá dịch vụ quyền chọn tới khách hàng. Đối với một sản phẩm mới như
quyền chọn thì điều quan trọng là phải cho khách hàng thấy được họ được những lợi
ích gì khi sử dụng sản phẩm. Vì vậy khi triển khai ứng dụng quyền chọn chứng khoán
chúng ta phải đưa ra được các sản phẩm đa dạng, quảng bá lợi ích của các sản phẩm
quyền chọn chứng khoán đến khách hàng.
- Trình độ hiểu biết của đội ngũ cản bộ của các tổ chức cung cấp dịch vụ quyền
chọn còn nhiều hạn chế: hầu hết các tổ chức cung cấp dịch vụ quyền chọn chưa giám
triển khai mạnh áp dụng công cụ này một phần là do trình độ hiểu biết của đội ngũ cán
bộ về sản phẩm còn yếu. Từ bài học kinh nghiệm này thì ngay từ bây giờ chúng ta phải
đào tạo đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực chứng khoán phái sinh đặc biệt là quyền chọn

chứng khoán nếu muốn triển khai công cụ này tại Việt Nam.
2.3. Thực trạng các điều kiện để phát triển giao dịch quyền chọn chứng
khoán tại Việt Nam
2.3.1 Điều kiện về sự phát triển của TTCK
TTCK Việt Nam bắt đầu ra đời tháng 7/2000 chỉ với 2 cổ phiếu và một ít trái
phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch. Trong 5 năm đầu tiên hầu như thị trường
nhận được rất ít sự quan tâm của NĐT. Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi
vào hoạt động đã góp một phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
Tính đến hết năm 2005 toàn thị trường mới chỉ có 32 công ty niêm yết, 14 CTCK, 04
công ty quản lý quỹ và hơn 31 nghìn tài khoản khách hàng; tổng giá trị trái phiếu niêm
yết và giao dịch là 38.122 tỷ đồng, bằng 4,9% GDP của năm 2005. Tổng giá trị cổ
phiếu niêm yết và giao dịch là 9.356 tỷ đồng, bằng 1,2% GDP năm 2005. Dù quy mô
TTCK trong 05 năm đầu tiên còn rất nhỏ bé nhưng là thời gian quý báu để các cấp quản
lý, các CTCK và NĐT tích lũy kinh nghiệm cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp
theo. Các công ty niêm yết cũng đã làm quen dần với cơ chế công bố thông tin và bước
đầu đã thực hiện nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất. Trong điều kiện các
DN Việt Nam thời điểm này không phải thực hiện nghĩa vụ kiểm toán, không phải công
bố thông tin thì đây có thể coi là một nét nổi bật đối với các DN niêm yết trên TTCK.

×