Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Số học 6. Chương I. §14. Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.06 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
<b>TRƯỜNG THCS NGA NHÂN </b>


Số: …/ KH-THCSNN


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập- Tự do- Hạnh phúc</b>


<i>Nga Nhân , ngày …. tháng 10 năm 2015</i>
<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGA NHÂN </b>
<b>GIAI ĐOẠN 2015- 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025</b>


Trường THCS Nga Nhân đóng trên địa bàn xã Nga Nhân . huyện Nga Sơn
-tỉnh Thanh Hóa . Trường được thành lập tháng 9 năm 1967 với tên gọi là trường phổ
thông cấp II Nga Nhân . Năm 1980 theo chủ trương của Bộ GD&ĐT cho sát nhập cấp
I với cấp II nhà trường đổi tên thành trường phổ thông cơ sở Nga Nhân . Năm học
1994 theo chủ trương của Bộ GD&ĐT tách riêng trường cấp I và trường cấp II, nhà
trường được mang tên trường THCS Nga Nhân. Trải qua 48 năm xây dựng và phát
triển, trường THCS Nga Nhân đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước. Nhà trường đang từng bước khẳng
định sự trưởng thành và là địa chỉ tin cậy của cha, mẹ học sinh và toàn thể nhân dân xã
Nga Nhân .


Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến
năm 2025 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu
trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu
trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược của trường THCS Nga Nhân
là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo


dục và đào tạo huyện Nga Sơn giai đoạn 2015-2020 nhằm phát triển theo kịp yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.


<b>I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH</b>


- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban
hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT;


- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục năm 2009;


- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;


- Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “ Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”;


- Căn cứ thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
<b>II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH</b>


<b> </b> <b>1. Môi trường bên trong:</b>
<b> </b> <b>a. Điểm mạnh.</b>


<i><b> *Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên</b></i>



<b>-</b> Tổng số CB, GV, NV: 19; Trong đó: CBQL: 02, GV: 15 , NV: 02


- Trình độ chun mơn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 73,6 % đạt trình độ trên
chuẩn


- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách
nhiệm, u nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nhiều người có trình độ chun mơn giỏi và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.


- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt
tình trong cơng tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù
hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thơng tin phục vụ yêu cầu công tác.
<b> * Chất lượng học sinh:</b>


<b> +</b> Học lực


<b>Năm học</b> <b><sub>HS</sub>TS</b> <b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>T.bình</b> <b>Yếu</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


<b>2012- 2013</b> 178 22 12.4 66 37.1 86 48.3 4 2.2
<b>2013- 2014</b> 192 23 12.0 85 44.3 83 43.2 01 0.5
<b>2014- 2015</b> 217 36 16,6 101 46,5 78 36 2 0,9
<b> +</b> Hạnh kiểm


<b>Năm học</b> <b><sub>HS</sub>TS</b> <b><sub>SL</sub>Tốt<sub>%</sub></b> <b><sub>SL</sub>Khá<sub>%</sub></b> <b><sub>SL</sub>T.bình<sub>%</sub></b> <b><sub>SL</sub>Yếu</b> <b><sub>%</sub></b>


<b>2012- 2013</b> 178 <b>157</b> 88.2 21 11.8 0 0 <sub>0</sub> <sub>0</sub>



<b>2013- 2014</b> 192 182 94.8 10 5.2 0 0 <sub>0</sub> <sub>0</sub>


<b>2014- 2015</b> 217 205 94,5 12 5,5 0 0 <sub>0</sub> <sub>0</sub>


<b> * Về cơ sở vật chất:</b>
- Phịng học: 7 phịng.


- Phịng bộ mơn: 03 phịng ( Gồm: Phịng Vật lí- CN, Hóa - Sinh, Tin học)
- Phòng Thư viện: 60m2


- Phòng Y tế: 01


- Các phịng chức năng gồm phịng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ chun
mơn, Đồn Đội đảm bảo đủ


Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong
giai đoạn hiện tại


<i><b> *Thành tích:</b></i>


Trường THCS Nga Nhân được đánh giá là một trong những trường có nề nếp kỉ
cương tốt, có chất lượng dạy học ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Năm học 2012 - 1013: Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Tập thể Lao động xuất
sắc; Cơng đồn vững mạnh...


+ Năm học 2013 - 2014: Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Tập thể Lao động tiên
tiến; UBND huyện tặng giấy khen, Cơng đồn vững mạnh



+ Năm học 2014 - 2015: Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Tập thể Lao động xuất
sắc; Cơng đồn vững mạnh


<b> </b> <b>b. Điểm hạn chế.</b>


<i><b> - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:</b></i>


<b>+ Chưa được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên</b>


+ Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động (Thiếu cán bộ
chuyên trách TBDH, nhân viên Văn thư).


+ Đánh giá xếp loại chất lượng chun mơn của giáo viên cịn mang tính động
viên...


<i><b> - Đội ngũ giáo viên, nhân viên:</b></i>


+ Năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa thực sự
đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ được bổ sung trong những năm
gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo,
bồi dưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy
học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới.


+ Một số giáo viên tuổi cao khả năng trình độ cơng nghệ thơng tin hạn chế.
+ Cơ cấu đội ngũ đủ về số lượng, chưa đảm bảo về cơ cấu


+ Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế nhất là đối với
những đồng chí tuổi cao. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp
dạy học hiện đại. Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự
giác, do đó hiệu quả chưa cao.



<i><b> - Chất lượng học sinh:</b></i> Chưa thật đồng đều; tỷ lệ học sinh đạt lực học giỏi
thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa ổn định;


<i><b> - Cơ sở vật chất:</b></i>


+ Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho dạy học theo hướng
hiện đại và đổi mới. Phòng học bộ mơn cịn thiếu những phương tiện hiện đại, khó
khăn cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.


+ TBDH cũ, thiếu, độ chính xác khơng cao


+ Thiếu phịng học bộ môn: Âm nhạc; Ngoại ngữ, Nhà đa năng...
<b>2. Môi trường bên ngoài:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>3. Thời cơ.</b>


- Được sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập
thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.


- Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chun mơn và kỹ
năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn cao (73,6%)


- Khn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nơng thơn mới. Diện
tích của nhà trường đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.


- Được Phòng GD&ĐT Nga Sơn quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động
viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.


<b>4. Thách thức.</b>



- Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất
lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố hiện nay.


- Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên địi hỏi ngày
càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng
tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.


- Các nhà trường cùng cấp học trong địa bàn huyện đã có những bước tiến mạnh
mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.


- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên
sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục nhà trường.


- Nga Nhân là địa phương thuần nông, kinh tế gia đình và đời sống nhân dân
khơng ổn định; tỷ lệ cha mẹ học sinh thường xuyên làm ăn xa gia đình cao; là một
trong những ngun nhân gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của nhà
trường.


<b> 5. Xác định các vấn đề ưu tiên.</b>


- Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THCS. Phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.


- Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực
hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và


công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.


- Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục...


- Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục.


- Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm
ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh...


<b>III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ</b>
<b>CỐT LÕI </b>


<b>1. Quy mô số lớp, số học sinh.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Năm học</b> <sub>Số</sub><b>Khối 6</b> <b>Khối 7</b> <b>Khối 8</b> <b>Khối 9</b> <b>Toàn trường</b>
lớp HSSố lớpSố HSSố lớpSố HSSố lớpSố HSSố <b>lớpSố</b> <b>HSSố</b>


<b>2015-2016</b> 2 50 2 67 2 54 1 45 <b>7</b> <b>216</b>


<b>2016-2017</b> 1 32 2 50 2 67 2 54 <b>7</b> <b>203</b>


<b>2017-2018</b> 2 57 1 32 2 50 2 67 <b>7</b> <b>206</b>


<b>2018-2019</b> 2 52 2 57 1 32 2 50 <b>7</b> <b>191</b>


<b>2019-2020</b> 1 37 2 52 2 57 1 32 <b>6</b> <b>178</b>


<b>2. Tầm nhìn: </b>



Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng
mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nâng cao vị thế của nhà trường lên tốp
đầu của Gáo dục Nga Sơn ; Giáo viên, học sinh ln tự tin, năng động và ln có khát
vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt kiểm
định chất lượng cấp độ 2.


<b>3. Sứ mệnh: </b>


Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách
nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.


<b> </b> <b>4. Các giá trị cốt lõi:</b>
- Tinh thần đoàn kết
- Khát vọng vươn lên
- Tính trung thực


- Tinh thần trách nhiệm
- Tính sáng tạo


- Lịng tự trọng
- Tình nhân ái
- Sự hợp tác


<b>IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC.</b>
<b> Mục tiêu chung.</b>


Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mơ hình giáo dục hiện đại,
tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.



Phấn đấu đến năm 2020, trường THCS Nga Nhân được xếp hạng trong tốp 5 trường
THCS chất lượng cao của huyện Nga Sơn .


<b> 1. Mục tiêu cụ thể.</b>


Mục tiêu ngắn hạn: Giữ vững danh hiệu “Tập thể LĐTT”;


Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2020, được công nhận lại “Trường chuẩn quốc gia
giai đoạn 2015 - 2020’’, Kiểm định CLGD đạt hạng II.


Mục tiêu dài hạn: Những năm tiếp theo, Trường THCS Nga Nhân nằm trong tốp 5
trường chất lượng cao của huyện.


<b>2. Chỉ tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được
đánh giá khá, giỏi hàng năm đạt 100%


- 100% CBGV, NV sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong
giảng dạy và công tác.


- Đến 2020, duy trì tỉ lệ CBGV có trình độ đạt và trên chuẩn đạt 100%.
- Hàng năm đều có 3-5 GVDG Huyện ( Nếu huyện tổ chức thi)


<i><b>b. Học sinh</b></i>
- Qui mơ:


+ Phát triển lớp học: Duy trì tối thiểu 6 lớp (có 1 năm số học sinh lên cấp THCS chỉ có
33 em)



+ Học sinh: 25 - 35 hs/lớp
- Chất lượng học tập:


+ Trên 60% học lực khá, giỏi (>16% học lực giỏi)


+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% ; khơng có học sinh kém.
+ Xét TN THCS đạt 100 %.


+ Thi học sinh giỏi : Đứng trong tốp 10 trường dẫn đầu huyện
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.


+ Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm khá, tốt.


+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các
hoạt động xã hội, tình nguyện.


<i><b>c. Cơ sở vật chất.</b></i>
- Đến năm 2016 :


+ Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các
thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.


+ Mua sắm và bố trí 100% phịng học bàn ghế đúng chuẩn.


+ Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.
- Đến năm 2020 :


+ Xây dựng và hoàn thiện dãy nhà vệ sinh học sinh mới tránh được ngập nước vào
mùa mưa.



+ Trang bị các phịng nghe nhìn, hệ thống máy tính, đáp ứng yêu cầu dạy học theo
chương trình đổi mới giáo dục.


+ Xây dựng lại nhà để xe học sinh.


+ Lát lại gạch men trong các phòng học và lát lại sân trường, nâng câp sân trường
tránh ngập nước, sửa lại cổng trường…


+ Lắp thêm hệ thống quạt điện cho học sinh, giáo viên trên lớp
+ Lắp hệ thống Camera theo dõi trong lớp học và ngoài sân trường.
<b>3. Phương châm hành động :</b>


<b> “Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”</b>
<b>V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC</b>


<b>Các giải pháp chung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy
truyền thống đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, quyết tâm thực hiện
được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.


Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.


Tăng cường cơng tác xã hội hố giáo dục, gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các
cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.


<b>1/ Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh</b>
<b>giá theo hướng phát triển năng lực học sinh</b>


Thực hiện đổi mới PPDH thông qua bồi dưỡng GV, dự giờ trao đổi kinh


nghiệm, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường,
tham gia hội thảo cụm trường, cấp huyện thông qua việc thực hiện chuyên đề các cấp.
Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề,
nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải
trong dạy học. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết
sáng kiến kinh nghiệm; Tăng cường phát huy vai trò của Hội đồng bộ mơn làm tốt vai
trị tư vấn giúp đỡ đội ngũ, đặc biệt yêu cầu 100% giáo viên sử dụng Trường học kết
nối để trao đổi kinh nghiệm trong công tác dạy học.


Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa
việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; liên hệ thực tế phù hợp
với nội dung bài học. Tích cực ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lý chuyên môn và
vào các bài giảng. Tăng cường sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, phương tiện nghe
nhìn, phịng học bộ mơn.


Quản lý việc soạn bài của giáo viên, nhất là giáo án soạn bằng máy vi tính, tránh
hình thức sao chép chỉ để kiểm tra; sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chủ đề, giúp đỡ
giáo viên cịn ít kinh nghiệm bằng việc thơng qua giáo án trước khi lên lớp. Tăng
cường mua sắm thiết bị dạy học nhất là thiết bị dạy học truyền thống, đồng thời quản
lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.


Quản lý việc ra đề kiểm tra, coi, chấm trả bài, đánh giá xếp loại học sinh đảm
bảo khách quan trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
<b>2/ Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát</b>
<b>triển đội ngũ.</b>


Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân cơng bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực,
sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy, công tác.


Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên


môn, các đoàn thể trong trường.


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chun mơn khá giỏi; có trình độ tin học cơ bản, có phong cách
sư phạm mẫu mực; đồn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thơng qua các tiêu
chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà
trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo
viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.


Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ,
có năng lực, bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.


Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác
và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên
đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.


Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo
dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học
sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các
hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp
học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.


Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung
và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo
dục.


Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.



Thực hiện 3 công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá: công khai cam
kết và kết quả chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, cơng khai thu và chi tài chính.


<b>3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng</b>
<b>hóa và hiện đại hóa.</b>


Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hố các phịng học, các phịng học bộ mơn,
khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS …


Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với Nhà
trường liên thông qua hệ thống nối mạng Internet.


Đảm bảo có đủ phịng học, bàn ghế, sân chơi, bãi tập, thiết bị thí nghiệm cơ bản
phục vụ cho dạy và học.


Bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có, tiếp tục mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
dạy và học.


Bổ sung số đầu sách cho thư viện, đẩy mạnh hoạt động của thư viện, bố trí máy
tính để hình thành thư viện điện tử.


<b>4. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường (bằng CNTT...)</b>


Đầu tư máy tính, thiết bị điện tử, các phần mềm hỗ trợ và Internet để sử dụng,
quản lý nhà trường đạt hiệu quả và chính xác. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực
sử dụng các trang thiết bị cho CBGV, NV nhà trường.



<b>5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội</b>
<b>hóa giáo dục.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch tốn và minh bạch các
nguồn thu chi theo quy định.


Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác. Chủ động phối hợp
với các ban, ngành đoàn thể để huy động các nguồn XHH phục vụ nhà trường.


Không tồn đọng việc thu chi trái quy định của pháp luật và của ngành, của địa
phương.


Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của CBGVNV và HS.


<b>6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội</b>


Ln giữ mối quan hệ tốt và thông tin qua lại giữa nhà trường và ĐDCMHS,
phối hợp giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là những em chưa ngoan.


Xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các GVCN với BĐDCMHS các lớp,
BĐDCM học sinh trường; giữa BGH nhà trường với BĐD cha mẹ học sinh để nắm
bắt kịp thời tình hình học tập rèn luyện của học sinh. Tìm ra các giải pháp để giáo dục
học sinh, nhất là những học sinh cá biệt, khen thưởng học sinh khá giỏi, hỗ trợ giúp đỡ
học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học, học sinh yếu kém.


Phối, kết hợp với các ban ngành trong xã để thực hiện việc giáo dục có hiệu quả,
nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với việc dạy học của nhà trường.


<b>7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu</b>



Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của Trường, phát huy hiệu quả
chương trình tun truyền thơng qua chào cờ và các hoạt động ngoại khóa, NGLL.
Cung cấp các thơng tin về hoạt động giáo dục của trường tới nhân dân; chính quyền
địa phương, cha mẹ học sinh…


Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động
của cộng đồng và ngành.


Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. Coi chất
lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi và chất lượng tuyển sinh vào lớp
10 THPT là uy tín, danh dự của nhà trường.


Phát huy truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành
viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.


<b>VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
<b>1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:</b>


Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, NV
nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh, tới Đảng, chính quyền, các ban ngành
đoàn thể địa phương ...


<b>2. Tổ chức:</b>


Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược, gồm các thành viên đại
diện cấp ủy chi bộ, Hiệu trưởng, Chủ tịch cơng đồn, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng
chun mơn, Tổng phụ trách, Bí thư đồn, đại diện thanh tra nhân dân, đại diện cha mẹ
học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:</b>



Giai đoạn 1: Năm 2015 : Bảo vệ thành công Trường chuẩn Quốc gia giai đoạn
2015-2020; Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.


Giai đoạn 2: Từ năm 2016 - 2017: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn
đấu đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.


Giai đoạn 3: Từ năm 2017 – Những năm tiếp theo: trường đạt trong tốp 3
trường THCS dẫn đầu của huyện. Đạt Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025;
Kiểm định CLGD hạng II.


<b>4. Đối với Hiệu trưởng:</b>


Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV
nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm
học. Cụ thể:


Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược
chung cho toàn trường.


Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và
thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.


<b>5. Đối với Phó Hiệu trưởng:</b>


Theo nhiệm vụ được phân cơng, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu
trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.


<b>6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:</b>



Tổ chức thực hiện kế hoạch tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của
các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.


Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm, học kì, tháng, tuần) trong đó
mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực
hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.


Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với
trách nhiệm, quyền hạn.


Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong
nhà trường.


<b>7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:</b>


Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế
hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.


Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.
Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.


<b>8. Đối với học sinh:</b>


Khơng ngừng phấn đấu học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt
nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học
trung học phổ thông hoặc học nghề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các cha mẹ học sinh thực hiện một
số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.



Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Quan tâm đúng mức
đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.


<b>10. Các tổ chức đoàn thể trong trường:</b>


Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan
trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.


Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội
dung và giải pháp trên, tham mưu, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội
dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triễn nhà trường.


<b>11. Kiến nghị</b>


- Đối với Phòng giáo dục - đào tạo Huyện Nga Sơn :


+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược, đồng thời tạo điều kiện về mọi mặt để nhà trường
thực hiện tốt Kế hoạch hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển.


+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để tạo điều kiện tốt
nhất giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.


- Đối với chính quyền địa phương:


+Đầu tư xây dựng để hoàn thiện về CSVC cho Nhà trường thực hiện Kế hoạch chiến
lược.


<b>VII. KẾT LUẬN:</b>



Kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà
trường trong thời gian 5 đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý
trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự
quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc
xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng
ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.


<b>Nơi nhận:</b>


- PGD-ĐT Nga Sơn : (để phê duyệt)
- ĐU- HĐND-UBND xã ( để b/c)
- Các tổ CM ( để chỉ đạo)


- Lưu VP


<b>TM. NHÀ TRƯỜNG</b>
<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

×