Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

tuan 5 tiếng việt lê thị hương trang tư liệu giáo dục thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.02 KB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 2</b>


<b>Thể dục</b>


<b>( GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 3 </b>


<b>Luyện tiếng Việt</b>


<b>TIẾT 2 - TUẦN 4</b>


<b>I,MỤC TIÊU: </b>


1. Củng cố đặt và trả lòi câu hỏi về ngày ,tháng. BT1
2. Củng cố về nói lời xin lỗi ở BT2.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>
Vở thực hành tập 1


<b>II, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
1. HĐ1: HD làm bài tập 1, 2


- 1HS nêu y/c bài tập 1 , Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- GV cho 2 em làm mẫu miệng .


Sinh nhật của em là ngày nào?
Snh nhật của em là ngày ...
Cả lớp cùng làm bài


Bài 2 HS nêu yêu cầu viết lời xin lỗi của khỉ con,
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.



2. HĐ2: GV chấm bài , chữa bài.
<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


<b>TUẦN5</b>



<b>Thứ 2 ngày 7 tháng 10 năm 2013</b>
<b>Buổi sáng </b>


<b>Tiết 1 Tập đọc</b>


<b>CHIẾC BÚT MỰC</b>


<b>I.MỤC TIÊU</b>


1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài.


- Đọc đúng: hồi hộp, nức nở, loay hoay mãi, mỉm cười…


- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.


2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:


- Hiểu nghĩa từ mới(Sau bài TĐ)


- HiểuND: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp đỡ bạn.HS trả lời được các
câu hỏi 2,3,4,5; HS KG trả lời được câu hỏi 1.



-KNS: +Thể hiện sự thông cảm ; hợp tác.; Ra quyết định, giải quyết vấn đề .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

A. Bài cũ:


- 2 học sinh đọc bài : Trên chiếc bè.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Luyện đọc.


- Giáo viên đọc bài.


- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
<b>Tiết 2</b>


3. HĐ2: Tìm hiểu bài.


?.1. (*HSKG )Những từ ngữ nào cho biết Mai mong muốn được viết bút mực?
?.2. Câu chuyện gì đã xảy ra với Lan?


?.3. Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? Cuối cùng Mai quyết định ra
sao?


?.4. Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
?.4 Vì sao cô giáo khen Mai?


4. HĐ3: Luyện đọc lại.


- Các tổ phân vai đọc lại chuyện.


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DỊ: </b>


- Câu chuyện nói về điều gì?


- Em thích nhân vật nào trong truyện?
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


_______________________________
<b>Tiết 3 </b>


<b>Toán</b>


<b>38 + 25</b>


<b>I,MỤC TIÊU : Giúp học sinh:</b>


- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.


- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Que tính- bảng cài.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- 2 học sinh làm bảng lớp.


- Đặt tính và tính: 48 và 6; 48 và 9.


- GV nhận xét bài làm, ghi điểm.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 38 + 25.


- Giáo viên và học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.
38 + 25 = 63


- Học sinh tự đặt tính và nêu cách tính như ở SGK.
3. HĐ2: Luyện tập.


- Giáo viên ra bài : 1(Cột 1,2,3), 3, 4(cột 1) (T23).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài.


- Học sinh độc lập làm bài, GV theo dõi uốn năn cho những HS còn ttúng
túng .


4. HĐ3: Chấm- chữa bài.
- 2HS chữa bài 1 .


- 1HS làm bài giải
Bài giải


Con kiến đi từ Ađến C(qua B)phải đi hết đoạn đường dài là
18 + 25 = 43 (dm )


Đáp số : 43 dm


- 1HS chữa bài 4 ( cột 1`) lớp nhận xét bổ sung
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:</b>


- 1 em nêu cách tính 48 + 27.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Buổi chiều</b>


<b>Tiết 1 </b>


<b>Luyện toán</b>


<b>TIẾT 1 - TUẦN 5</b>


<b>I.MỤC TIÊU : </b>


- Củng cố, học thuộc bảng 8 cộng với một số.


- Luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng : 28 +5 , 38 + 25 và giải tốn có lời
văn.


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
HĐ1: Củng cố nội dung.


- Học sinh tiếp nối đọc bảng 8 cộng với 1 số.
- Học sinh làm bảng con: 38 + 7; 48 + 25.
HĐ2: Luyện tập.


- Giáo viên ra bài tập: 1, 2, 3 ( VTH- T 33)


- Học sinh nắm yêu cầu bài.


- Học sinh làm bài.GV theo dõi .


- Giáo viên giúp học sinh yếu làm đúng.
HĐ3: Chấm- chữa bài.


- Gọi học sinh lần lượt chữa bài.
- HS làm bài giải :


Bài giải


Đoạn thẳng CD dài là:
18 + 14 = 32 (dm )


Đáp số: 32 dm
<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.


__________________________
<b>Tiết 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 3 </b>


<b>Đạo đức</b>


<b>GỌN GÀNG NGĂN NẮP( T1)</b>



<b>I,MỤC TIÊU : Học sinh hiểu:</b>


1. Học sinh biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào .
2.Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.


Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.


- KNS:+ KN quản lí thời gian để thực hiện sắp xếp, giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp
chỗ học, chỗ chơi.


+ KN giải quyết vấn đề để thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học,
chỗ chơi .


3. Học sinh biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Cặp sách- vở bài tập.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- Khi mắc lỗi em cần phải làm gì?
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
B. Bài mới:


1.Giới thiệu bài


2.HĐ1. Hoạt cảnh :Đồ dùng để ở đâu?
B1: - 2 học sinh đóng hoạt cảnh
- Các nhóm thảo luận



?1. Vì sao Nam khơng tìm thấy cặp sách?
?2. Qua hoạt cảnh đó em rút ra điều gì?


Liên hệ : Em dẫ sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp chưa?
Sắp xếp gọn gàng có lợi gì?


- Học sinh trình bày
- Giáo viên kết luận


3.HĐ2. Thảo luận, nhận xét theo nội dung tranh


B1: HS quan sát tranh và nhận xét nơi học, sinh hoạt của các bạn trong mỗi
tranh đã gọn và ngăn nắp chưa ? Vì sao?


B2: Đại diện nhóm trình bày
Giáo viên kết luận


4.HĐ3. Bày tỏ ý kiến


- GV cho học sinh trình bày ý kiến.


- GV KL: Bạn nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng
đúng nơi qui định.


<b>IV,CỦNG CỐ TỔNG KẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm2013</b>
<b>Buổi sáng</b>



<b>Tiết 1 </b>


<b>Toán</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I,MỤC TIÊU : Giúp học sinh :</b>


-Thuộc bảng 8 cộng với 1 số .


- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng:28 + 5 ;
38 + 25


( cộng qua 10).


- Biết giải tốn theo tóm tắt với 1 phép cộng .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- Học sinh nối tiếp đọc thuộc bảng 8 cộng với 1 số
- Đặt tính và tính ở bảng lớp: 6 + 68 ; 38 + 27
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Luyện tập.



- Giáo viên ra bài tập 1, 2, 3( T24).
*HS KG làm thêm Bài tập 4,5


- GV hướng dẫn giúp học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài; GV theo dõi .
3. HĐ2: Chấm- chữa bài.


- Gọi học sinh chữa bài.


2 HS chữa bài 2- lớp nhận xét.


1 HS chữa bài 3 – Bài toán thuộc dạng nào ?


Bài 4: 3 tổ cử người thi đua ghi nhanh kết quả vào các hình ;
lớp nhận xét chọn tổ thắng cuộc


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


_______________________________
<b>Tiết 2 </b>


<b>Kể chuyện</b>


<b>CHIẾC BÚT MỰC</b>


I


<b> ,MỤC TIÊU </b>



1. Rèn kỹ năng nói:


- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn (BT1).HSKG kể được
toàn bộ câu chuyện(BT2).


- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi
giọng kể phù hợp với nội dung.


2. Rèn kỹ năng nghe:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Kể tiếp được lời kể của bạn.


-KNS: +Thể hiện sự thông cảm ; hợp tác.
+Ra quyết định giải quyết vấn đề .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Tranh sách giáo khoa.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- 2 học sinh tiếp nối kể lại câu chuyện: Bím tóc đi sam.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện.


- HS quan sát tranh, phân biệt các nhân vật : Mai, Lan, cơ giáo.


- HS nêu tóm tắt ND của mỗi tranh:


Tr1:Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực .
Tr2:Lan khóc vì qn bút ở nhà .


Tr3: Mai đưa bút của mình cho bạn mượn .
Tr4:Cơ giáo đưa bút của mình cho Mai mượn .
- Học sinh kể nhóm 4: Mỗi em kể 1 tranh.
- Các nhóm kể chuyện trước lớp.


- GV và học sinh nhận xét về ND, cách diễn đạt , cách thể hiện , giọng kể .
3. HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.


- Gọi 3 em(KháGiỏi) đại diện 3 tổ thi kể trước lớp .


- GV khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình có thể chuyển các câu hội
thoại thành câu nói gián tiếp.


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Qua câu chuyện này các con học được gì ở bạn Mai?
- GV nhận xét giờ học.


<b>Tiết 3</b>


<b>Anh văn</b>


<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 4 </b>



<b>Chính tả</b>


<b>CHIẾC BÚT MỰC</b>


<b>I,MỤC ĐÍCH, U CẦU: </b>


- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt nội dung bài chính tả (SGK).
- Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ya.


- Làm đúng bài tập 2, BT 3a
<b>II,ĐỒ DÙNG:</b>


- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Hướng dẫn viết.
? Bài viết có mấy câu?
? Tìm chỗ có dấu phẩy?


- Học sinh viết bảng con: Mai, Lan, quên, bỗng.
- Học sinh viết bài.


3. HĐ2: Chấm- chữa bài.


4. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập.
- Học sinh làm bài 2, 3a vở bài tập.


- Giáo viên giúp học sinh làm đúng.
- Chấm- chữa bài.


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.
<b>Buổi chiều</b>


<b>Tiết 1</b>


<b>Mĩ thuật</b>


<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 2</b>


<b>Âm nhạc</b>


<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 3 </b>


<b>Luyện Tiếng Việt</b>
<b>TIẾT 1 - TUẦN 5</b>
<b>I, MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


- Đọc trơn toàn bài.Biết nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy, giữa các cụm từ
dài .


2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:



- KNS: Giúp HS xác định giá trị của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện :
.Trình bày được suy nghĩ của mình (HS trả lời được các câu hỏi ở bài tập 2
Trang 28 - VTH


-GD học sinh cần phải thực hiện được những lời hứa của mình để mọi người tin
tưởng.


II,HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:


HĐ1: Luyện đọc bài : Trạng Nguyên Nguyễn Kỳ
- HD đọc trơn


- Gọi HS Khá đọc cả bài ; Lớp đọc nối tiếp
- HS đọc thầm .


HĐ2:HD học sinh Tìm hiểu bài bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu từng câu hỏi .


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bài 2 : Đánh dấu tích vào ơ trống trước câu trả lời đúng
a ) Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng .


b) Đêm nào cũng học bài dưới ánh nến ở chân tượng .
c) Vì mơ thấy có người tên là nguyễn Kì đỗ trạng nguyên .
d) Vì muốn cảm tạ phật sư thầy ?


e) Nguyễn Kỳ, tượng , nến (Gồm các từ chỉ sự vật .)
- Gọi nhiều HS đọc bài làm, GV nhận xét ghi diểm


<b>III, CỦNG CỐ ,DẶN DÒ:</b>
- GV nhận xét tiết học



<b>Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm2013</b>
<b>Buổi sáng</b>


Tiết 1


<b>Tập đọc</b>


<b>MỤC LỤC SÁCH</b>


<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: </b>


1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:


- Biết đọc rành mạch 1 văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng
khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.


2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới.


- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.HS trả lời được các câu hỏi 1,2,
3,4.HS KG trả lời được câu hỏi 5.


<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :</b>
- Tranh sách giáo khoa.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- 3 học sinh đọc nối tiếp bài: Chiếc bút mực.



? Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
? Vì sao cơ giáo khen Mai?


B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Luyện đọc.


- Giáo viên đọc bài.


- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
3. HĐ2: Tìm hiểu bài.


?1. Tuyển tập này gồm những truyện nào?
?2. Truyện: Người học trò cũ, ở trang nào?
?3. Truyện: "Mùa quả cọ" của nhà văn nào?
?4.Mục lục sách dùng để làm gì?


*HSKG: trả lời câu hỏi 5 ?
4. HĐ3: Luyện đọc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò


__________________________
<b>Tiết 2 </b>


<b>Toán</b>


<b>HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TỨ GIÁC</b>



<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh:</b>


- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác .
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác .


<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :</b>


- Mơ hình hình chữ nhật, hình tứ giác.
<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


A. Bài cũ:


- Học sinh làm bảng con:


- Đặt tính rồi tính: 8 +78 ; 28 + 9; 2 8+33
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Giới thiệu hình chữ nhật.


- GV và học sinh lấy ra 1 số hình, lần lượt đính ở bảng, nói và ghi tên


VD: A B M N


D C P Q


Hình chữ nhật ABCD Hình chữ nhật MNPQ
- GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn cho học sinh ghi tên hình và đọc.
3. HĐ2: Giới thiệu hình tứ giác.



- Giới thiệu tương tự hình chữ nhật.


- HS liên hệ tìm hình chữ nhật, hình tứ giác có trong lớp.
4. HĐ3: Luyện tập: Thực hành.


- Giáo viên ra bài tập: 1, 2(a,b), 3 (T25).
* HS KG làm thêm các bài tập 2c, 4(T25)
- Học sinh làm bài.GV theo dõi HD học sinh.
5. HĐ4: Chấm- chữa bài.


- Cho HS đọc tên hình ; lưu ý để học sinh kí hiệu tên hình bằng chữ in hoa .
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DỊ: </b>


- Hơm nay ta học bài gì?


- Gọi 2 em vẽ 1 hình chữ nhật, 1 hình tứ giác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Tiết 3: </b>


<b>Luyện từ và câu</b>


<b>TÊN RIÊNG - CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG</b>
<b>CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?</b>


<b>I,MỤC ĐÍCH, U CẦU: </b>


- Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm
được



quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1).Bước đầu biết viết hoa tên riêng
Việt Nam(BT2) .


- Biết đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì?để giới thiệu làng bản, thơn
<i>xóm của em (BT3).Từ đó thêm u q mơi trường.</i>


<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bảng phụ.</b>
<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


A. Bài cũ:


- 2 học sinh làm bài tập về ngày, tháng, năm, tuần (1 em hỏi, 1 em trả lời).
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Thảo luận nhóm đơi.


- Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào? Vì sao?
Bài 2: Thi viết bảng ( nối tiếp) (5 phút).


- Mỗi em viết 1 tên riêng bạn trong lớp hoặc tên sông, núi mà em biết.
- Lớp nhận xét, Giáo viên kiểm tra, đánh giá.


Bài 3: Làm việc cả lớp.


- Mỗi em đặt 1 câu, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. HĐ2: Thực hành.



- Học sinh làm bài 3 (T19).


- Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài.
4. HĐ3: Chấm- chữa bài.


- GV nhận xét bổ sung.


? Em cần làm gì để khu phố em ở ln sạch đẹp?
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Khi viết tên riêng của người, sông, núi phải viết như thế nào?
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Buổi chiều</b>


<b>Tiết 1</b>


<b>Mĩ thuật</b>


<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 2 </b>


<b>Luyện toán</b>


<b>LUYỆN TẬP CHUNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- HS tiếp tục đọc thuộc bảng 8 cộng với 1 số , 9 cộng với một số.


- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng:28 + 5 ;


38 + 25 , 29 + 5, 49 + 25 ( cộng qua 10).


- Biết giải tốn theo tóm tắt với 1 phép cộng .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
HĐ1: Củng cố nội dung.


- Học sinh tiếp nối đọc bảng 8 cộng với 1 số, 9 cộng với một số.
- Học sinh làm bảng con: 48 + 35, 49 + 27.


HĐ2: Làm bài tập
- Giáo viên ra bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:


38 + 35 ; 39 + 18 ; 48 + 17 ; 49 + 9
Bài 2: Điền dấu <, > = vào chỗ chấm


19 + 8 ....17 + 9 23 + 7 .... 38 + 8
28 + 9 ...38 + 7 16 + 8 ....28 + 3
38 + 6...40 + 4 10 + 9 ...18 + 1
Bài 3: Giải bài tốn theo tóm tắt sau:


Mẹ hái được : 28 quả cam
Chị hái được: 37 quả cam
Cả chị và mẹ hái:...quả cam?


Bài 4: Tìm tổng hai số biết số hạng thứ nhất là 38. Số hạng thứ hai là số lớn nhất


có một chữ số?


- Học sinh nắm yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.GV theo dõi .


- Giáo viên giúp học sinh yếu làm đúng.
HĐ3: Chấm- chữa bài.


- Gọi học sinh lần lượt chữa bài.
- HS làm bài giải :


Bài giải


Cả chị và mẹ hái được số quả cam là:
28 + 37 = 65 (quả )


Đáp số: 65 quả
<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.
<b>Tiết 3</b>


<b>Luyện Tiếng Việt</b>
<b>TIẾT 2 TUẦN 5</b>
<b>I, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Rèn kĩ năng viết hoa tên riêng.
- Củng cố về kiểu câu : Ai là gì ?
II,<b>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
1. Giới thiệu bài.



2. HĐ1: HD làm BT


- HS đọc yêu câu các bài tập 1,2a, b, c - Thảo luận nhóm 2 và làm bài vào vở
TH.


Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét bổ sung.
Cho HS đọc lần lượt các bài đã điền .


- Bài 3,4: HS độc lập làm bài - Giáo viên theo dõi
3. Chấm- chữa bài.


2 HS chữa bài ở bảng phụ- Lớp nhận xét và chốt kết quả đúng .
<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Cho hS nhắc lại tên riêng người , sông , núi …..phải viết hoa .
- Thi đặt câu theo mẫu Ai là gì ?


- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.


_______________________________
<b>Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm2013</b>
<b>Buổi sáng</b>


<b>Tiết 1 </b>


<b>Chính tả</b>


<b>CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM</b>
<b>I,MỤC ĐÍCH, U CẦU: </b>



1. Nghe- viết chính xác trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em .
Viết hoa chữ đầu dòng.


2. Làm đúng các bài tập 2c,3c(SGK).
<b>II,PHƯƠNG TIỆN : - Bảng phụ</b>


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- 3 học sinh viết bảng, cả lớp viết bảng con.
- 3 chữ có âm giữa vần ia/ ya.


B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết.
- Giáo viên đọc bài.


? Hai khổ thơ nói gì?
? Tìm các dấu câu trong bài?


- HS viết bảng con:nghỉ, ngẫm nghĩ.
- Giáo viên đọc bài, học sinh viết bài.
HĐ2: Chấm- chữa bài.


3.HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 2 (T20).
- Học sinh làm bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>



- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.
<b>Tiết 2 </b>


<b>Tốn</b>


<b>BÀI TỐN VỀ NHIỀU HƠN</b>
<b>I,MỤC ĐÍCH, U CẦU: Giúp học sinh :</b>


- Biết cách giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn trong các tình huống
khác nhau .


- Giáo dục học sinh độc lập tư duy và tự giác,
<b>II,PHƯƠNG TIỆN : - Hình vẽ quả cam - Bảng gài.</b>
<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


A. Bài cũ:


- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hình tứ giác và 1 hình chữ nhật.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn.
- Giáo viên nêu bài tốn và đính trên bảng cài.
- HS phân tích bài tốn và nêu cách giải.


Bài giải


Hàng dưới có số quả cam là:


5 + 2 = 7 (quả).


Đáp số: 7 quả.


- GV: Muốn tìm số lớn ta lấy số đó cộng với phần nhiều hơn.
3. HĐ2: Luyện tập.


- Giáo viên ra bài tập: 1,3(T28).
*HSKG làm thêm BT 2


- Học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi.
4. HĐ3: Chấm- chữa bài.


-2 HS chữa bài 1,3


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:</b>
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Tiết 3 </b>


<b>Thủ cơng</b>


<b>GẤP MÁY BÀY ĐI RỜI (T1)</b>
<b>I,MỤC ĐÍCH, U CẦU:</b>


- Học sinh biết cách gấp máy bay đuôi rời.


- Gấp được máy bay đuôi rời.Các nếp gấp tương đối đều phẳng và có thể sử
dụng được .



- Học sinh u thích gấp hình.
<b>II,PHƯƠNG TIỆN :</b>


- Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
- Mẫu gấp, giấy màu, kéo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- 2 học sinh gấp máy bay phản lực.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Quan sát mẫu và nhận xét.
3. HĐ2: Hướng dẫn mẫu.


- Giáo viên treo quy trình, hướng dẫn cách gấp.


+ B1: Cắt tờ hình chữ nhật thành 1 hình vng và hình chữ nhật.
+ B2: Gấp đầu và cánh.


+ B3: Làm thân và cánh.
+B4: Lắp và sử dụng.
4. HĐ3: Thực hành.


- Học sinh tập gấp bằng giấy nháp.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- 1 học sinh nêu lại các bước gấp máy bay đuôi rời.


- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Tiết 4 </b>


<b>Tập viết</b>


<b>CHỮ HOA D</b>


<b>I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: </b>
1.Rèn kỹ năng viết


2.Biết viết đúng chữ hoa D(1 dòng cở vừa,1 dòng cở nhỏ) theo cỡ vừa và
nhỏ.Viết đúng chữ và câu ứng dụng Dân (1 dòng cở vừa,1 dòng cở nhỏ);


-Biết viết câu ứng dụng, "Dân giàu nước mạnh" (3 lần) theo cở nhỏ, Chữ viết rõ
ràng tương đối đều nét,thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết
thường trong chữ ghi tiếng .


- HSKG: Viết đúng và đủ các dòng( tập viết ở lớp) .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC </b>


- Mẫu chữ D.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
A. Bài cũ:


- Học sinh viết bảng con: C, Chia.
B. Bài mới:



1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa D.


- Học sinh quan sát, nhận xét mẫu chữ D.
- Giáo viên viết mẫu.


- Học sinh viết bảng con chữ D.


3. HĐ2: Hướng dẫn viết chữ và câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
- HD tìm hiểu nghĩa cụm từ .


- Học sinh viết bài.Gv theo dõi uốn nắn
4. HĐ3: Chấm- chữa bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- GV nhận xét giờ học.


- Dặn dò: Viết phần bài viết ở nhà.


____________________________
<b>Buổi chiều</b>


<b>Tiết 1</b>


<b>Hướng dẫn thực hành</b>


<b>LUYỆN VIẾT: CHIẾC BÚT MỰC </b>
<b> I. MỤC TIÊU:</b>


- Luyện tập cho Hs viết bài : Chiếc bút mực.



- Rèn luyện cho Hs trình bày bài viết đẹp,sáng tạo khi viết
-Tốc độ viết đúng (vì ở lớp này có 1 số Hs viết cịn chậm )
<b> II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>


1- Củng cố kiến thức
- Hs đọc bài lần 1:


? Bài này được viết theo thể nào ? ( văn xi, thơ?)
? Nội dung bài nói gì ?


? Cách trình bày bài n t n ?
2.Thực hành :


- Hs viết bài. Gv chú ý nhắc Hs chép bài đúng mẫu chữ.
- Sau khi Hs viết xong Gv cho Hs soát lỗi


- Gv chấm bài cho Hs theo từng tổ.


- Gv nhận xét giờ học và khen ngợi Hs viết bài tốt
<b>III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:</b>


Gv nhắc nhở Hs luyện viết đặc biệt đối với những HS viết chưa đúng cỡ chữ.
<b>Tiết 2 </b>


<b>Tự nhiên và xã hội</b>


<b>CƠ QUAN TIÊU HỐ</b>


<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: </b>


Sau bài học, học sinh có thể:


- Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ tiêu hố trên sơ đồ.
- Chỉ và nói tên 1 số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.


<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC : </b>


- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá và phiếu rời ghi tên cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu
hoá.


<b>III,HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


A. Bài cũ: Làm gì để cơ và xương phát triển?
? Tại sao không nên mang vác vật quá nặng?
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.


- Trò chơi: "Chế biến thức ăn".


2. HĐ1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ tiêu hoá.
B1: Học sinh làm việc theo cặp.


- Học sinh quan sát H1 và đọc chú thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

B2: Làm việc cả lớp.


- GV treo hình vẽ ống tiêu hố lên bảng.
- GV cho 2 học sinh lên đính phiếu vào hình?



- Gọi 1 học sinh chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.


- GVKL:Thức ăn vào miệng, rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến
thành chất bổ dưỡng.Ở ruột non các chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể,
các chất cặn bả được đưa xuống ruột già rồi thải ra ngoài qua hậu mơn.


3. HĐ2: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
- B1: Giáo viên giảng.


- B2: Học sinh quan sát H2 và chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật, tuỵ.
- Kể tên các cơ quan tiêu hố.


KL: Cơ quan tiêu hố gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, các
tuyến tiêu hố.


4. HĐ3: Trị chơi: Ghép chữ vào hình.


- Từng cặp HS chơi: 1 em chỉ và nói, 1 em gắn đúng.
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:</b>


- Học sinh nêu tên cácbộ phận của cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dị.


_____________________________
<b>Tiết 3</b>


<b>Hoạt động ngồi giờ lên lớp</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CHUNG TỒN TRƯỜNG</b>
<b>( Chương trình sữa VINAMILK tài trợ nói chuyện)</b>



<b>Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2013</b>
<b>Buổi sáng</b>


<b>Tiết 1 Tốn</b>
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:</b>


- Giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn
tình huống.


<b>II,PHƯƠNG TIỆN : - Bảng phụ</b>
<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


A. Bài cũ: Giáo viên tóm tắt bài, học sinh lên bảng giải- Lớp nhận xét bổ sung.
Tóm tắt :


Hoa có: 28 hịn bi.
Mơ hơn: 6 hòn bi.
Mơ có …? .. hịn bi
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- HD học sinh nắm vững yêu câu các bài tập.


- Học sinh làm bài; GV theo dõi uốn nắn cho HS yếu.
3. HĐ2: Chấm- chữa bài.



- Gọi HS chữa bài2,4 ; Lớp theo dõi nhận xét .
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Tiết 2</b>


<b>Âm nhạc</b>


<b>(GV CHUYÊN BIỆT DẠY)</b>
<b>Tiết 3 </b>


<b>Tập làm văn</b>


<b>TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI</b>
<b>LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH</b>


<b>I,MỤC TIÊU:</b>


1.Rèn kĩ năng nghe, nói


- Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rõ ràngđúng ý (BT1); Bước đầu biết tổ
chức câu thành bài và đặt tên cho bài(BT2) .


2. Biết đọc mục lục 1 tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong
tuần đó( BT3).


- KNS: + KN giao tiếp, hợp tác ;



+ Tư duy sáng tạo : độc lập suy nghĩ ;Tìm kiếm thơng tin .
II, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC : Tranh BT1 - SGK


<b>III,HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :</b>
A,Bài cũ :


2 Cặp đóng vai nói lời cảm ơn, in lỗi


Cặp 1: Lan nói lời cảm ơn Mai(Trong bài Chiếc bút mực )
Cặp 2: Tuấn xin lỗi Hà (Trong bài Bím tóc đi sam )
B.Bài mới :


1.Giới thiệu bài


2. HĐ1: a) HD làm bài tập 1


1 HS đọc yêu cầu bài tập 1- Lớp quan sát tranh- đọc lời nhân vật , đọc câu hỏi
dưới mỗi tranh và trả lời .


*Lưu ý HS : Có thể không nhất thiết phải y nguyên lời nhân vật trong SGK
HS trả lời – Lớp bổ sung , GV chốt lại .


b)Bài tập 2:HS nêu yêu cầu


- HS nối tiếp nêu ý kiến , lớp, GV chốt lại : Không vẽ bẩn lên tường./Bảo vệ
của công ./đẹp mà không đẹp .


3.HĐ3: bài tập 3- HD học sinh làm viết
- GV chấm 1 số bài



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b> Tiết 4 </b>


<b>Hoạt động tập thể</b>


<b>SINH HOẠT LỚP</b>


<b>I, MỤC TIÊU:</b>


- HD học sinh tự đánh giá, nhận xét ý thức học tập, rèn luyện mình và của bạn
trong tuần 5


- Hướng dẫn học sinh có ý thức tự quản, xây dựng tập thể lớp
- Triễn khai kế hoạch tuần 6.


II, <b>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>:


HĐ1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
- Nề nếp, trật tự, sinh hoạt, ăn ngủ bán trú.
- Về sách vở đồ dùng học tập.


- Về các hoạt động thể dục, vệ sinh, trực nhật, đồng phục.
- Xếp loại tổ: Tuyên dương cá nhân ngoan, chăm chỉ học tập
HĐ2: Hướng dẫn cụ thể về tham gia các hoạt các hoạt động .
- Yêu cầu thực hiện NQ trường học để tạo nề nếp tự quản tốt.


- Đi học đầy đủ,đúng giờ.


- Tham gia tích cực các hoạt động thể dục, ca múa hát sân trường.
- Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.



_________________________
<b>Buổi chiều</b>


<b>Hoạt động ngoài giờ lên lớp</b>
<b>CÂU HỎI THÔNG MINH (TIẾT2)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Qua bài học giúp các em thấy được tầm quan trọng của câu hỏi và có kĩ năng
đặt câu hỏi hiệu quả .


- Các em biết được cần đặt câu hỏi trong trường hợp nào để có hiệu quả?


- Qua bài hoc HS có kĩ năng hỏi bố mẹ tìm hiểu về ông bà,quê hương ,họ hàng
của mình .


- Giáo dục cho các em kĩ năng giao tiếp một cách tự tin ,mạnh dạn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG


<b> HĐ1</b>


- GV giới thiệu bài .1em đọc bài hát Vì sao lại thế cho cả lớp cùng nghe.
<b>HĐ2</b>


GV hướng dẫn HS tìm hiểu thảo luận bài 2 em cần đặt câu trong trường hợp
nào?


- HS quan sát tranh .


- Cả lớp thảo luận nhóm đơi và luyện đặt câu hỏi.
- Mượn đồ của bạn.



- Không biết đường , hỏi thời gian ,hỏi cách làm,...


GV : Các em cần mạnh dạn đặt câu hỏi , muốn giỏi thì phải hỏi nhiều.
-Rút ra bài học HS đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Tiết 1 Luyện Tiếng Việt </b>

<b>TIẾT 3 – TUẦN 5</b>



<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:</b>


<b> 1. Củng cố về câu kiểu giới thiệu Ai ( cái gì, con gì) là gì?</b>


<b> 2. Biết viết câu theo mẫu Ai là gì ? thành một đoạn văn ngắn gịm 3 câu giới </b>
thiệu .


<b>II, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


1. HĐ1: HS nêu các câu đã nối ở BT4.
- Các câu vừa nêu thuộc mẫu câu nào ?
2. HĐ2: Hướng dẫn đọc yêu câu bài 1.


- HS tập nói theo gợi ý


Trường em là trường tểu học Nam Hà. Bạn thân nhất của em là Trọng
Tuấn.Trò chơi em thích nhất là nhảy dây.


- 2 học sinh đọc bài.


3, HĐ3: HD bài tập 2- HS đọc yêu càu bài


- HD quan sát 4 tranh( trang 32 , VTH))
- GV làm mẫu


Vd: Tranh 1: Bi và Tôm rủ nhau đi chơi .Thấy quán kem, hai bạn vào mua kem
ăn .


Tranh 2 : Sau đó , hai cậu bé đến siêu thị chơi và được nhân viên hứơng dẫn
rất nhiệt tình …..


Gọi HS nêu tiếp các tranh cịn lại .
- HS đọc lại tồn bài .


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Buổi chiều:</b>


<b>Tiết 1 Luyện toán</b>


<b> LUYỆN 38 + 5 , 38 + 25</b>


<b>I,MỤC TIÊU : Giúp học sinh:</b>


- Tiếp tục luyện cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 38
+ 5, 38 + 25.


- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng .


- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>



- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
HĐ1: Củng cố nội dung.


- Học sinh đọc thuộc bảng 8 cộng với 1 số, bảng 9 cộng với một số.
- Học sinh làm bảng con: 38 + 8; 48 + 15.


HĐ2: Làm bài tập
- Giáo viên ra bài tập:


Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng:


38 + 45 , 28 + 59, 44 + 8 , 4 + 68 , 48 + 33
Bài 2: Điền dấu <, > , = vào chỗ chấm....


9 + 8 ... 8 + 9 19 + 10 ...10 + 18
18 + 8 ...19 + 9 16 + 8 ...19 + 7


8 + 4 ...5 + 8 9 + 9...10 + 9


Bài 3:Nhà Hà nuôi được 48 con vịt và 15 con ngan. Hỏi cả vịt và ngan của nhà
Hà có bao nhiêu con?


- Học sinh nắm yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.GV theo dõi .


- Giáo viên giúp học sinh yếu làm đúng.
HĐ3: Chấm- chữa bài.



- Gọi học sinh lần lượt chữa bài.
- HS làm bài giải :


Bài giải


Cả vịt và ngan của nhà Hà có số con là:
48 + 15 = 63 ( con )


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.


______________________________
<b>Buổi chiều </b>


Tiết 1: Luyện tiếng Việt


Luyện kể chuyện : CHIẾC BÚT MỰC
I


<b> ,MỤC TIÊU </b>


1. Rèn kỹ năng nói:


- HS tiếp tục dựa vào trí nhớ, tranh minh họa luyện kể lại được từng đoạn câu
chuyện.


HSKG kể được toàn bộ câu chuyện.


- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi


giọng kể phù hợp với nội dung.


2. Rèn kỹ năng nghe:


- Tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
- Kể tiếp được lời kể của bạn.


-KNS: +Thể hiện sự thông cảm ; hợp tác.
+Ra quyết định giải quyết vấn đề .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Tranh sách giáo khoa.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện.
- HS quan sát tranh,


- HS nêu tóm tắt ND của mỗi tranh:
Tr1:Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực .
Tr2:Lan khóc vì qn bút ở nhà .


Tr3: Mai đưa bút của mình cho bạn mượn .
Tr4:Cơ giáo đưa bút của mình cho Mai mượn .
- Học sinh kể nhóm 4: Mỗi em kể 1 tranh.
- Các nhóm kể chuyện trước lớp.


- GV và học sinh nhận xét về ND, cách diễn đạt , cách thể hiện , giọng kể .
3. HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.



- HS thi kể trước lớp .


- GV khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình có thể chuyển các câu hội
thoại thành câu nói gián tiếp.


<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Qua câu chuyện này các con thấy bạn Mai là người thế nào?
- GV nhận xét giờ học.


__________ __________________
<b>Tiết 3 : </b>


<b>Tự học</b>


<b> Luyện toán : LUYỆN TẬP</b>


<b>I,MỤC TIÊU : Giúp học sinh :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng:28 + 5 ;
38 + 25 ( cộng qua 10).


- Biết giải tốn theo tóm tắt với 1 phép cộng .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>


- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
HĐ1: Củng cố nội dung.



- Học sinh tiếp nối đọc bảng 8 cộng với 1 số.
- Học sinh làm bảng con: 38 + 8 48 + 35.
HĐ2: Làm bài tập


- Giáo viên ra bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:


37 + 15 ; 47 + 18 ; 24 + 17 ; 67 + 9
Bài 2: Điền dấu <, > = vào chỗ chấm


19 + 7 ....17 + 9 23 + 7 .... 38 - 8
17 + 9 ...17 + 7 16 + 8 ....28 - 3
Bài 3: Giải bài tốn theo tóm tắt sau:


Rổ cam có : 38 quả
Rổ quýt có: 37 quả
Cả hai rổ có:...quả?


- Học sinh nắm yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.GV theo dõi .


- Giáo viên giúp học sinh yếu làm đúng.
HĐ3: Chấm- chữa bài.


- Gọi học sinh lần lượt chữa bài.
- HS làm bài giải :


Bài giải



Cả hai rổ có số quả là:
38 + 37 = 75 (quả )


Đáp số: 75 quả
<b>III,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò.


__________________________________________________________
<b>Tiết 4: </b>


<b>Thể dục</b>
( GV chuyên dạy )


______________________________
<b>Tiết 5: </b>


<b>Anh v ă n </b>
( GV chuyên dạy )


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

___________________________
Tiết 2:


Hoạt động ngồi giờ


GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH( Tiết1 )


<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: </b>



- Giáo dục HS một số kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích như : trèo cây,
trèo cột điện, chơi, tắm ở hồ ao, khi ngồi trên xe bt...


- HS có ý thức tự bảo vệ mình....
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : </b>
- Tranh ở vở bài tập (trang 4- 5)
<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Hướng dẫn HS xử lí tình huống qua tranh.


- Một HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các tình huống đưa ra - Lớp đọc thầm
Gv nêu tình huống 1: Trèo cây hái quả thì điều gì sẽ xẩy ra.


- Yêu cầu HS quan sát tranh tự suy nghĩ thảo luận nhóm 2 đưa ra phương án trả
lời .


- HS : Trình bày trước lớp
* Gv chốt lại các ý đúng.


? Nếu em chứng kiến thấy bạn mình đang trèo cây em sẽ khuyên các bạn như
thế nào?


3. HĐ2 :Gv nêu tình huống 2: Trèo lên cột điện để lấy chiếc diều bị mắc trên đó.
- Yêu cầu HS quan sát tranh tự suy nghĩ thảo luận nhóm 2 đưa ra phương án trả
lời .


- HS : Trình bày trước lớp
* Gv chốt lại các ý đúng.



? Nếu em chứng kiến thấy bạn mình đang trèo lên cột điện để lấy chiếc diều bị
mắc trên đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?


3. HĐ3 :Gv nêu tình huống 3: Vừa tắm vừa đùa nghịch ở hồ nước lớn. Yêu cầu
HS quan sát tranh tự suy nghĩ thảo luận nhóm 2 đưa ra phương án trả lời


- HS : Trình bày trước lớp
* Gv chốt lại các ý đúng.


? Nếu em chứng kiến thấy bạn mình đang vừa tắm vừa đùa nghịch em sẽ
khuyên bạn như thế nào?


4. HĐ4 :Gv nêu tình huống 4: Ngồi trên xe khách thò đầu thò tay ra ngoài


- Yêu cầu HS quan sát tranh tự suy nghĩ thảo luận nhóm 2 đưa ra phương án trả
lời .


- HS : Trình bày trước lớp
* Gv chốt lại các ý đúng.


? Nếu lúc đó em ngồi trên xe với bạn em sẽ khuyên bạn như thế nào?
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tiết 3:


Hoạt động ngoài giờ
HOẠT ĐỘNG ĐỘI



<i>_____________________________________________________________ </i>
TIẾT 1 HƯỚNGDẪN THỰCHÀNH


LUYỆNTIẾNG VIỆT:


<b>Tiết 2: </b>


<b>Mĩ thuật</b>
( GV chuyên dạy )


______________________________
<b>Tiết 3: </b>


<b>Âm nhạc</b>
( GV chuyên dạy )


__________________________________________________________
<b>Buổi chiều</b>


_____________________________
<b>Tiết 2 </b>


<b>Tự học</b>


<b>Luyện tốn : </b>

<b>TIẾT 2– TUẦN 5</b>


<b>I,MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU</b>


- Giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn .
- Về vẽ đoạn thẳng .



<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC :</b>
- Bảng phụ.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
HĐ1:Củng cố kiến thức


-Khi giải bài tốn về nhiều hơn ta làm tính gì ?
HĐ2: HS làm bài tập 1, 2,3(trang 34- VTH)
<b> - HDHS nắm vững yêu cầu các bài tập </b>


HS độc lập làm bài – GV theo dõi HD thêm .
HĐ3: Chấm chữa bài


Bài1(HS giải ở bảng phụ)


Bài giải


Chị hái được số quả bưởi là :
22 + 5 = 27 (quả)


Đáp số : 27 quả
Bài2(HS giải ở bảng phụ)


Bài giải


Năm nay chị có số tuổi là :
9 + 6 = 15 (tuổi)


Đáp số : 15 tuổi



Bài 3: HS vẽ ở bảng đoạn thẳng AB dài 8 cm ; CD dài 12 cm (vì 8 + 4 = 12)
IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Tiết 3:


Hướng dẫn thực hành


<b> Luyện viết: CHỮ HOA D</b>


<b>I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: </b>
1.Rèn kỹ năng viết


2.HS thực hành luyện viết đúng chữ hoa D(1 dòng cở vừa,1 dòng cở nhỏ) theo
cỡ vừa và nhỏ.Viết đúng chữ và câu ứng dụng Dân (1 dòng cở vừa,1 dòng cở
nhỏ) phần về nhà.


-Biết viết câu ứng dụng, "Dân giàu nước mạnh" (3 lần) theo cở nhỏ, Chữ viết rõ
ràng tương đối đều nét,thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết
thường trong chữ ghi tiếng .


- HSKG: Viết đúng và đủ các dòng( tập viết ở nhà) .
<b>II,PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC </b>


- Mẫu chữ D.


<b>III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
1. Giới thiệu bài.


2. HĐ1: Củng cố cách viết chữ hoa D.
- Học sinh quan sát mẫu chữ D.


- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa D.


- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết .
- Học sinh viết bảng con chữ D.


- Viết từ ứng dụng vào bảng con.


3. HĐ2: - Học sinh viết bài.Gv theo dõi uốn nắn
4. HĐ3: Chấm một số bài, nhật xét bài viết của HS.
<b>IV,CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: </b>


- GV nhận xét giờ học.


- Dặn dị: Về nhà hồn thành bài viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>TUẦN 5</b>


<i><b>Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012</b></i>
<b>Buổi sáng </b>


<b> Tiết 1 Tập đọc- Kể chuyện </b><i><b>(2 tiết)</b></i>


<b>NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Tập đọc </b></i>


*Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy tồn bài, đọc đúng các từ
khó Ngắt nghỉ đúng chổ, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
Đọc trôi chảy, to rõ ràng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

*Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu nghĩa của câu chuyện khi mắc lỗi
phải dám nhận lỗi và sửa lỗi.(Trả lời các CH trong SGK)


* GDHS có ý thức bảo vệ mơi trường tránh những việc làm gây tác hại
đến cảnh vật xung quanh.


<i><b>2. Kể chuyện: </b></i>


- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa SGK HS kể lại được
câu chuyện.


- HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:


- Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<i><b>A. Bài cũ:</b></i>


- 5 HS tiếp nối kể lại chuyện “ Người mẹ” lớp theo dõi nhận xét đánh giá.
<i><b>B. Bài mới:</b></i>


<i>HĐ1. Giới thiệu bài </i>
<i>HĐ2. Luyện đọc</i>


a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài


b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc- kết hợp giãi nghĩa từ
<b>-</b> Đọc nối tiếp từng câu, chú ý từ khó đọc dễ lẫn lộn.


<b>-</b> Đọc nối tiếp từng đoạn


<b>-</b> Đọc từng đoạn trong nhóm
<b>-</b> Thi đọc nối tiếp từng đoạn


<b>-</b> 4 HS đọc lại 4 đoạn – GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
<i>HĐ3. Tìm hiểu bài:</i>


Học sinh đọc thầm đoạn1


? Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trị chơi gì ở đâu.
HS đọc thầm tiếp đoạn2:


? Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào.
? Việc leo rào của các bạn nhỏ khác đã gây ra hậu quả gì.


HS đọc thầm đoạn 3


? Thầy giáo mong điều gì ở HS lớp mình.


? Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi.
HS đọc thầm đoạn 4


? Phản ứng cuă chú lính nhỏ khi nghe về thơi.


? Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ.
? Ai là người dung cảm trong chuyện này.


<i>HĐ 4. Luyện đọc lại </i>



1 HS khá đọc đoạn 4 của bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>-</b> GV tổ chức cho các nhóm đọc, lớp theo dõi nhận xét đánh giá bình chọn
nhóm đọc tốt nhất


<b>Tiết2 Kể chuyện</b>



<b>NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM </b>


<i>HĐ 1: Xác định yêu cầu </i>


- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
<i>HĐ 2: Thực hành kể chuyện</i>


GV gọi 4 HS khá kể trước lớp mỗi em kể 1 đoạn.
HS lúng túng GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS


Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính định làm gì?


Tranh 2: Cả lớp vượt hàng rào bằng cách nào? Chú lính vượt hàng rào bằng cách
nào? Chuyện gì đã xẩy ra sau đó?


Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn? Khi nghe thấy nói chú lính nhỏ cảm
thấy như thế nào? Thầy mong muốn điều gì ở các bạn?


Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi
người có thái độ như thế nào khi nghe chú nói?


HS luyện kể theo nhóm- Tổ chức cho HS thi kể theo nhóm trước lớp.
HS cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm và cá nhân kể tốt nhất.


<b>IV.CỦNG CỐ DẶN DÒ:</b>


<b>Tiết 3</b>


Anh văn


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>
<b>Tiết4 Tốn</b>


<b>NHÂN SỐ CĨ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CĨ 1 CHỮ SỐ(CÓ NHỚ)</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


 Biết nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 1 lần.


 Vận dụng giải bài tốn có 1 phép tính nhân làm bài tập 1(cột1,2,4), bài2,3


còn thời gian HS làm cả cột 3 của bài 1.và bài4(VBTT).
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>


A. <i><b>Bài cũ: HS chữa bài tập số 2;3 trang 21 SGK</b></i>
B. <i><b>Bài mới:</b></i>


<i>HĐ1: Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với só có 1 chữ số.</i>
26 X 3 = ?


GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính và sau đó nói rõ cách làm của mình, cả
lớp làm vào giấy nháp.


GV chốt lại 26 2 HS nhắc lại cách tính


X 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>HĐ2: luyện tập:</i>


HS làm bài tập 1(cơt 1,2,4),2,3,cịn thời gian HS làm tiếp cột 3 bài 1 và bài
4(VBTTTrang 27)


HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài rồi tự làm
HS làm bài


GV theo dõi giúp đỡ HS


Chấm, chữa bài
Bài1: HS chữa vào bảng lớp


Bài 2: 3 HS chữa miệng: Bài 3 lưu ý HS tìm số bị chia chưa biết.
Bài 4: củng cố xem đồng hồ.


<b>IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: Nhận xét tiết học </b>
<b>Buổi chiều</b>


<b>Luyện Toán</b>


<b>LUYỆN NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ </b>
<b>GIẢI TOÁN </b>


<b>I.MỤC TIÊU</b>


<b> *Giúp HS luyện cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( khơng </b>
nhớ,có nhớ) luyện giải tốn liên quan đến phép nhân.



* Cũng cố thứ tự thực hiện các phép tính.
<b>II.LÊN LỚP</b>


<b>HĐ1. GV hướng dẫn HS luyện tập ở vở thực hành </b>


- HS mở vở thực hành luyện làm tiết 2 bài 1,2,3,4,5 (trang 30)
- HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài và hoàn thành .


- GV bao quát chung ,hướng dẫn thêm cho HS yếu.
* GV chấm bài, HS chữa bài.


Bài 3. Tính


6 x 8 + 12 = 48 + 12 6 x 9 + 16 = 54 -16
= 60 =38
Bài 4.


Giải


Ba tá khăn mặt có số chiếc khăn là.
12 x3 = 36 ( chiếc )


Đáp số: 36 chiếc khăn.


<b>HĐ2 . GV ra thêm một số bài hướng dẫn HS luyện làm ở vở ô li.</b>
Bài 1. Đặt tính rồi tính.


49 x 2 27 x 4 18 x 5 64 x 3



Bài 2 . Mỗi ngày có 24 giờ.Hỏi 5 ngày có tât cả bao nhiêu giờ ?
HS làm bài ,Gv bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
* Gv chấm bài , HS chữa bài.


<b>III CŨNG CỐ , DẶN DÒ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Tiết1</b> <i><b> </b></i> <b> Toán</b>


<b>Luyện tập</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Biết cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ.
 Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.


<b>II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>
Bảng phụ
<b>III. HĐ DẠY HỌC</b>


<b>A.</b> <i><b>bài cũ:HS lên bảng làm bài tập 2;3 trang 21 SGK</b></i>
<i><b>B. Bài mới:</b></i>


<i>HĐ1. HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân</i>
Bước1. Đặt tính


Bước2. Tính từ bên phải sang bên trái.
<i>HĐ2. Luyện tập</i>


<b>-</b> HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập 1;2;3;4;5 rồi tự làm.
<b>-</b> GV theo dõi giúp đỡ HS yếu



<b>-</b> Chấm 1 số bài
<b>-</b> HS chữa bài


Bài3: Giải: Trong 2 giờ xe máy đó chạy được số km là:
37 X 2 = 74 ( km)


Đ/S: 74 km
<b>IV. CỦNG CỐ DẶN DỊ</b>


<b>Tiết2 Chính tả (Nghe viết)</b>
<b>NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM</b>
<b>I.MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


* Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe và viết chính xác 1đoạn trong bài “Người
lính dũng cảm” trình bày bài viết rõ ràng sạch sẽ.Viết đúng một số chữ có vần
khó, và làm đúng bài tập chính tả(2b). Điền đúng 9 chữ và tên chữ trong bảng
đồng thời học thuộc lòng 9 chữ trong bảng(BT3).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ</b>
<b>III. HĐ DẠY HỌC </b>


<i><b>A. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


- 2 HS lên bảng viết : loay hoay, gió xốy
- Nhận xét bạn viết


<i><b>B. Bài mới: </b></i>


<i>HĐ1. Giới thiệu bài</i>
<i>HĐ2. HDHS viết chính tả</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

a.HS tìm hiểu bài viết
Đoạn văn kể chuyện gì?
b. HDHS cách trình bày.


? Đoạn văn có mấy câu. Trong đoạn viết những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Lời của các nhân vật được viết như thế nào?


c.HS luyện viết tiếng khó dễ lẫn.
d.Viết chính tả.


- GV đọc bài HS viết


- GV đọc bài HS soát lại bài.
- GV chấm một số bài.


<i>HĐ3. HS làm bài tập ở vở BTTV</i>
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Chấm chữa bài cho HS
<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:</b>


<b>-</b> Nhận xét tiết học
<b>Tiết3 </b>


<b>Tin học</b>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>


<b>Tiết4</b>



<b>Tập đọc</b>


<b>CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT</b>
<b>I.MỤC TIÊU Giúp HS</b>


 Rèn kỷ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ dễ lẫn và dễ phát âm sai
 Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dấu câu và giữa các cụm từ.Đọc phân biệt được


lời dẫn chuyện và lời nhân vật.


 Rèn kỷ năng đọc hiểu: Hiểu các từ mới trong bài: loang lỗ….


 Hiểu được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Đặt


dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.
Hiểu cách tổ chức một cuộc họp.(Trả lời được các CH trong SGK).


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<i><b>A. Bài cũ: </b></i>


- HS đọc bài “ Người lính dung cảm” và trả lời câu hỏi nội dung.
- GV nhận xét, ghi điểm


<i><b>B. Bài mới: </b></i>


<i>HĐ1. Giới thiệu bài </i>
<i>HĐ2. luyện đọc</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>-</b> Hướng dẫn HS luyện đọc.



<b>-</b> Đọc tiếp nối từng dịng và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
<b>-</b> Đọc tiếp nối từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.


<b>-</b> Đọc từng đoạn trong nhóm
<b>-</b> Các nhóm thi đọc.


<i>HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:</i>
HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi.
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hùng?
Vì sao Hồng khơng biết chấm câu?


Để chấm câu đúng Hồng phải làm gì?
Anh dấu chấm u cầu Hồng phải làm gì?
<i>HĐ4. Luyện đọc lại bài.</i>


<b>-</b> GV gọi HS khá đọc lại toàn bài.
- HS luyện đọc nhóm theo lối phân vai.


Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm, tuyên dương nhóm đọc tốt.
<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DỊ:</b>


<b>-</b> Nhận xét gìơ học


<b>Tiết5</b> <b>Đạo đức</b>


<b>TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH(TIẾT 1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu</b>


* kể được 1 số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự


làm lấy việc của mình.


* Biết tự làm lấy những cơng việc của mình ở nhà, ở trường. HSG hiểu được ích
lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.


* Luyện cho các em thói quen tự làm lấy việc của mình.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>


- VBT đạo đức các tranh trong sách GK,một số câu hỏi,bảng phụ.
<b>III. HĐ DẠY HỌC</b>


<i><b>A.Kiểm tra bài cũ: </b></i>


Như thế nào là giữ đúng lời hứa?
<i><b>B. bài mới.</b></i>


<i>HĐ1.Xử lí tình huống:</i>


HĐN: 3 phút GV phát cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 tình huống HS thảo luận, sau
đó đại diện nhóm trả lời ( các tình huống GV ghi ở phiếu) cả lớp theo dõi
nhận xét đánh giá.


? Thế nào là tự làm lấy việc của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>HĐ2.liên hệ bản thân</i>


Yêu cầu cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân đã tự làm lấy ở
trường ở nhà…


GV tuyên đương những HS đã biết làm việc của mình.



Bổ sung: gợi ý những công việc mà HS tự làm lấy như: trông em , tự giác
học và làm bài, cố gắng tự mình làm bài tập.


<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DỊ:</b>
<b>Buổi chiều</b>


<b> Tiết1</b> <b>Thủ công</b>


<b> CẮT DÁN NGÔI SAO 5 CÁNH </b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>


 HS biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cách.


 Gâp, cat, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ


thuật.


 HS yêu thích mơn học và sản phẩm mình làm được.


<b>II. CHUẨN BỊ: Giấy thủ công, tranh QT, mẫu gấp , cát, dán ngôi sao 5 cánh.</b>
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<i>HĐ1. HDHS quan sát mẫu nhận xét</i>


HDHS quan sát sau đó cho biết lá cờ có hình gì? màu gì? Ngơi sao vàng có
mấy cánh? Nó được dán ở đâu? các cánh có bằng nhau khơng?


HS liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng: Người ta thường treo cờ
vào dịp nào?



<i>HĐ2. GV hướng dẫn mẫu</i>


Bước 1:.Gấp cắt tờ giấy thủ cơng có hình vng.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh


Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao
vàng


<i>HĐ3. HS thao tác lại các bước gấp gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh</i>
- HS tiến hành làm.


<b>-</b> GV bao quát lớp


<b>-</b> HS trang trí – trưng bày tự đánh giá


<b>-</b> GV tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp đúng quy trình kĩ thuật
<b>* NHẬN XÉT DẶN DÒ</b>


<b>Tiết 2</b>


<b>Anh văn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Tiết 3</b>


<b>Tin học</b>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>


<i><b>Buổi sáng</b></i>



<i><b>Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012</b></i>


<b>Tiết1</b> <b>Toán</b>


<b>BẢNG CHIA 6</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh </b>


 Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.


 Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải tốn có lời văn về chia thành 6 phần


bằng nhau.HS làm bài 1,2,3,(HSKG làm thêm bài 4,5)VBTT.
<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>


- Bảng phụ, các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm trịn.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<i><b>A. bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 2,3,4 trang 23 SGK lớp theo dõi nhận xét </b></i>
đánh giá. Gọi 2 em lần lượt lên bảng đọc bảng nhân 6


<i><b>B.Bài mới: </b></i>


HĐ1: HDHS lập bảng chia 6.


Quan sát tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm trịn.


GV hỏi 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng? Chấm tròn
6 X 1 = 6



6 chấm trịn chia thành mỗi nhỏm có 6 chấm trịn? chia được mấy nhóm?
6 : 6 = 1


6 chấm trịn lấy 2 lần thì được mấy chấm tròn?
6 X 2 = 12


12 chấm tròn chia thành nhóm mỗi nhóm có 6 chấm trịn? Chia được mấy
nhóm?


12 : 6 = 2


Tương tự GV hướng dẫn HS hồn thành bảng chia 6, sau đó cho HS đọc thuộc
bảng chia.


HS luyện đọc thuộc bảng chia 6
HĐ2: luyện tập


HS đọc và xác định yêu cầu của từng bài để làm.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu


Chấm chữa bài cho HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Bài3: chữa bảng phụ


Bài 4: GV cho HS lên bảng chữa


<b>IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ NHẬN XÉT TIẾT HỌC</b>


<b>Tiết2</b>



<b>Âm nhạc</b>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>
<b>Tiết3</b>


<b>Thể dục</b>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>


<b>Tiết4 </b> <b>Tập viết</b>


<b>ÔN CHỮ HOA </b>

<b>C</b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


 Viết đúng chữ hoa

<b>C (1 dịng Ch), V,A (1 dịng)</b>

thơng


qua bài tập ứng dụng.


*Viết đúng, cở chữ nhỏ tên riêng

<b>Chu Văn An (1 dòng)</b>

và câu
ứng dụng:


<i>Chim khôn kêu tiếng rảnh rang</i>


<i>Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe(1 lần)</i>


*Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>



- Mẫu chữ

<b>C , V, N </b>

Tên riêng

<b>: Chu Văn An</b>


<b>III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<i><b>A. Bài cũ: HS viết tên riêng </b></i>

<b>Cửu Long, Công cha, Nghĩa </b>


<b>mẹ.</b>



<i><b>B. Bài mới: </b></i>


<i>HĐ1. Giới thiệu bài: </i>


<i>HĐ2. Hướng dẫn HS viết chữ hoa</i>


a. HS quan sát mẫu chữ hoa

<b>C, A, V,N </b>

và nêu quy trình viết.
Trong tên riêng và câu ứng dụng có nhưng chữ nào phải viết hoa?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ

<b>C, A, V, N</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

b.Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng

<b>Chu Văn An</b>



GV giới thiệu từ ứng dụng ? Các con có biết tại sao từ

<b> Chu Văn An </b>


lại phải viết hoa không.


c. Luyện câu ứng .


- GV giải thích câu ứng dụng cho HS hiểu.
HDHS viết câu ứng dụng.


<i>HĐ3. HS viết vào vở GVnêu yêu cầu:</i>


<i> Viết chữ Ch(1 dòng),V,A 1dòng,Viết tên riêng Chu Văn An(1 dòng), câu tục </i>
<i>ngữ 1 lần còn thời gian HS hoàn thành bài viết trên lớp.</i>



- GV theo dõi giúp đỡ HS viết yếu
- Chấm một số bài


- Nhận xét tuyên dương những HS viết chữ đẹp đúng cỡ đúng mẫu.
<b>IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:</b>


<b>Tiết4 Tự nhiên xã hội</b>


<b>PHÒNG BỆNH TIM MẠCH</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Kể được một số bệnh về tim mạch.


 Nêu được 1 số nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim.
 Kể ra 1 số cách đề phịng bệnh thấp tim.


 Có ý thức đề phịng bệnh thấp tim.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trong SGKtrang 20;21</b>
<b>III. CÁC HĐ DẠY HỌC</b>


<i>HĐ1. Bài cũ:Kiểm tra vở bài tập tự nhiên xã hội </i>
<i>HĐ2: Động não</i>


kể tên bệnh tim mạch mà em biết
<i>HĐ3. Đóng vai</i>


Bước1: HĐ cá nhân HS quan sát hình 1;2;3 trang20 SGK đọc các lời hỏi và đáp
của từng nhân vật trong hình



Bước2: HĐnhóm


Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau
? ở lứa tuổi nảo thường mác bệnh thấp tim.
? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào.


? Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. HS đóng vai bác sĩ để trả lời câu hỏi.
<i>HĐ4: HĐ nhóm đơi</i>


HS quan sát tranh 4;5;6 chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý
nghĩa của các hình đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>IV. CỦNG CỐ DẶN DỊ:: </b>
<b>Buổi chiều </b>


<b>Tiết1</b>


<b>Luyện Tốn</b>
<b>TIẾT 1 TUẦN 5</b>
<b>I-MỤC TIÊU</b>


- Củng cố về nhân số có 2 chữ số với số co một chữ số 9 (có nhớ 1 lần)
- Luyện để giải tốn Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.


<b>II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>1. GV giới thiệu bài </b>
<b>2 Hướng dẫn HS làm bài </b>


- HS làm bài 1,2,3,4, vở Thực hành tập 1 (trang 36)


- GV theo dõi , uốn nắn HS yếu .


- Chấm , chữa bài .
Bài giải 3


6 thùng có tất cả số kg nho là:
15 x 6 = 90 ( kg )


Đáp số : 90 kg nho
<b>Tiết2 </b>


<b>Hoạt động ngoài giờ lên lớp</b>


<b>CHUYÊN ĐỀ 1. KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ ( TIÉT 1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


* Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ .Qua các tình huống cụ thể HS biết được
cách ứng xử đúng .Từ đó hình thành cho các em y thức và thoi quen tốt.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
VỞ BT kĩ năng sống


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b>HĐ1.* GV giới thiệu bài</b>


* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống 1 ở VBT


-1HS đọc to tình huống 1 .Đi học về ,bật ti vi lên em thấy đang có chương trình
hoạt hình mà em u thích.Nhìn vào bếp ,em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối.
? Em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây.



a, xem phim hoạt hình
b, Vào bếp giúp mẹ nấu ăn


c, Xem phim xong rồi vào hỏi xem mẹ có cần gì giúp không ?
d, Giúp mẹ nấu ăn xong rồi xem phim


* HS tự hồn thành tình huống1 ở VBT. GV quan sát chung .


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

? Vì sao em chọn cách úng xử đó? GV chốt ý đúng.


<b>HĐ2 . GV hướng dẫn sắm vai theo tình huống đã nêu ở trên.</b>
* HS nhập vai và thực hiện . Các bạn nhận xét.


<b>HĐ3 GV có thể nêu thêm một số tình huống HS chọn cách ứng xử đúng </b>
a, Hôm nay mẹ ốm, nhà cửa rất bộn bề ,em có thể làm gì đẻ giúp mẹ ?
b, Mẹ để kẹp tóc ở đâu chưa tìm thấy .


VI.. <b>GV CHỐT Ý BÀI</b>
<b>Tiết3 </b>


<b>Hoạt động ngoài giờ lên lớp</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CHUNG TOÀN TRƯỜNG ĐỘI DẠY</b>


<i><b>Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012</b></i>


<b>Tiết1</b>


<b>Toán</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Biết nhân, chiảtong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6. Vận dụng trong giải
tốn có lời văn( có một phép chia 6).


 Biết xác định <sub>6</sub>1 của 1 hình đơn giản.HS làm các bài tập 1,2,3,4( VBTT).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


Bảng phụ


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b> HĐ1: Bài cũ</b>


HS làm bài tập 2 trang 24SGK, gọi 1 số em đọc bảng nhân 6 và chia 6 - Cả lớp
theo dõi nhận xét đánh giá.


<i>HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập số 1, 2, 3,4 VBT.</i>


Bài1: HS đọc và xác định yêu cầu để làm. HS làm xong rút ra kết luận.
GV chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó khơng thay đổi.
Bài2: HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức


HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
<b>-</b> Chấm – chữa bài


<b>III.CỦNG CỐ DẶN DÒ. HS đọc lại bảng nhân 6 và bảng chia 6</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Luyện từ và câu</b>


<b>SO SÁNH</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


 Tìm và hiểu được các so sánh mới so sánh hơn kém (BT1).
 Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở (BT2).


 Thay hoặc thêm được từ so sánh vào các hình ảnh so sánh(BT3;4).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ </b>


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<i><b>A. Bài cũ:</b></i>


2HS làm bài tập số 2,3 tiết 4 SGK- lớp theo dõi nhận xét đánh giá.
<i><b>B. Bài mới:</b></i>


<i>HĐ1. Giới thiệu bài</i>


<i>HĐ2.Hướng dần HS làm bài tập</i>


Bài1: HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.


<b>-</b> Trao đổi nhóm- làm bào vào bảng phụ của mỗi nhóm


<b>-</b> Các nhóm lên bảng trình bày-HS các nhóm khác theo dõi nhận xét đánh
giá.


Mỗi nhóm làm 1 phần. N1 làm phần a, N2 làm phần b, N3 làm phần c.
Bài 2; HS đọc yêu của bài và tự làm



<b>-</b> HS làm việc theo nhóm giới sự điều khiển của nhóm trưởng
<b>-</b> HS các nhóm tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.


<b>-</b> HS phân biệt so sánh hơn kém và so sánh ngang bằng:
Cháu khỏe hơn ông nhiều


Ông là buổi trời chiều


Từ “ hơn” chỉ sự hơn kém “ cháu” hơn “ ông” từ “là” chỉ sự ngang bằng
nhau.


Bài3: HS đọc yêu cầu rồi tự làm vào vở bài tập –GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
<b>-</b> Chấm chữa bài cho HS


<b>IV. CŨNG CỐ DẶN DỊ</b>


<b>Tiết3 Chính tả( T-C)</b>
<b>MÙA THU CỦA EM</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Rèn kỷ năng viết chính tả tập chép đúng khơng mắc lỗi bài “ Mùa thu của
em”.


 Viết đúng các âm vần dễ lẫn lộn. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt vần
en/eng(BT3). Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam(BT2)


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

A, Kiểm tra bài củ: 2 HS lên bảng viết từ: bông sen, cái xẻng, chen chúc….
B, Bài mới:



<i>HĐ1: Giới thiệu bài;</i>


<i>HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả.</i>
<i><b>a, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài viết</b></i>


<b>-</b> G/V đọc bài thơ 1 lần


? Mùa thu thường gắn với những gì.
<i><b>b, HDHS cách trình bày: </b></i>


Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dịng?
Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?


Tên bài và chữ đầu dong phài viết như thế nào cho đẹp.
<i><b>c HDHS viết từ khó:</b></i>


<b>-</b> HS viết những chữ dễ sai: nghìn,mùi hương…
<i><b>d. HS viết bài: </b></i>


- HS viết bài vào vở, HS nhìn bảng chép bài vào vở.
Chấm – chữa bài.


<i>HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập : </i>


- HS làm bài– GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.


<b>Tiết4 </b> <b>Tự nhiên xã hội</b>


<b>HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU</b>



<b>I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có khả năng</b>


 Kể tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và chức năng
của chúng.


 Chỉ trên sơ đồ và nói được tóm tắt HĐ của cơ quan bài tiết nước tiểu(HSKG)
* Giáo dục cho HS nhận biết những việc làm có hại cho súc khoẻ.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


<b>-</b> Tranh minh họa trong SGK
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<i><b>A.B ài cũ: </b></i>


<i>Kiểm tra vở bài tập tự nhiên xã hội </i>
<i><b>B.Bài mới: GV giới thiệu bài </b></i>


<i> HĐ1. Gọi tên các bộ phận của các cơ quan bài tiết nước tiểu </i>


HS quan sát hình 1 SGK trao đổi nhóm đơi để gọi tên chỉ vị trí trên hình
minh họa về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.


Đại diện nhóm lên bảng chỉ và nói rõ các bọ phận của cơ quan bài tiết nước
tiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>-</b> u cầu HS thảo luận cặp đơi để nói rõ chức năng các bộ phận của cơ
quan bài tiết nước tiểu.



HĐ3.Trò chơi ghép chữ vào sơ đồ.


GV cho các từ: Thức ăn, máu( có chất độc hại),gan, phổi, thận, chứa
trong, tạo thành, dạ dày, ống đái.


Đi vào(……) Lọc Nước tiểu …. Bàng Qua thải ra
ngoài


Ra quang …….


Cho HS chơi thử,


sau đó cho HS chơi, GV bao qt lớp
? Vì sao ta khơng nên nhịn tiểu ?
<b>IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:</b>


<b>-</b> Nhận xét giờ học


<b>Tiết5</b> <i><b> Mĩ thuật</b></i>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>
<b>Buổi chiều</b>


<b> Luyện Tiêng Việt</b>


<b> LUYỆN TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH- XÁC ĐỊNH MẪU CÂU AI LÀ GÌ?</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


 Củng cố hệ thống mở rộng vổn từ gia đình
 Ơn kiểu câu: Ai( cái gì, con gì) là gì?



 HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập trong SGK
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học</i>
<i>HĐ2.Hướng dần HS làm bài tập</i>


Bài1: HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.


<b>-</b> Trao đổi nhóm- làm bào vào bảng phụ của mỗi nhóm


<b>-</b> Các nhóm lên bảng trình bày-HS các nhóm khác theo dõi nhận xét đánh
giá.


Các từ ngữ chỉ gộp là: chú gì, chú cháu, cơ chú,cậu mự…


GV cho HS hiểu Chú gì là từ chỉ 2 người đó là chú và gì,chú là em cha cịn gì
là em hoặc chị của mẹ mình.


Bài 2; HS đọc yêu của bài và tự làm


<b>-</b> HS làm việc theo nhóm giới sự điều khiển của nhóm trưởng
<b>-</b> HS các nhóm tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

* Bài tập bổ sung: a Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hồn chỉnh câu theo
mẫu Ai- là gì?


<b>-</b> ...là vốn quý nhất.


<b>-</b> ...là người mẹ thứ haicủa em.


<b>-</b> ...là tương lai của đất nước.
<b>-</b> ...là người thầy đầu tiên của em.
<b>-</b> Chấm 1 số bài.


<b>-</b> HS chữa bài.


<b>CỦNG CỐ DẶN DÒ. nhận xét tiết học.</b>
<i>Buổi sáng </i>


<i><b> Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012</b></i>
<b>Tiết1</b>


<b>Tập làm văn</b>


<b>LUYỆN KỂ VỀ GIA ĐÌNH- NGHE KỂ ; DẠI GÌ MÀ ĐỔI</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


 HS luyện kể về gia đình mình cho người bạn mới quen,kể tự nhiên,chú ý


cách xưng hô đúng. Luyện viết được đoạn văn ngắn kể vf gđ mình.


 Nghe kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi, kể đúng nội dung,tự nhiên,


có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể.
<b>II.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


HĐ1.Hướng dẫn HS luyện kể về gia đình .
* cho 2 em kể miệng


* HS cả lớp luyện viết đoạn văn.GV bao quát lớp,hướng dẫn cho HS yếu.


HĐ2. HS luyện kể câu chyện Dại gì mà đổi


*HS luyện kể theo gợi ý câu hỏi, kể lại cả chuyện .Bạn nhận xét.
<b>III DẶN DÒ</b>


<b>Tiết2</b>


Anh văn


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>
<b>Tiết3</b>


<i><b> Thể dục</b></i>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>


<b>Tiết4</b> <b>Toán</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>I. MỤC TIÊU: giúp HS</b>


*Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. áp dụng để giải bài
*tốn có lời văn.HS làm các bài tập 1,2, HSKG làm thêm bài 3(VBTT).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.</b>


Bảng phụ


<b>III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


<i><b>a. Bài cũ. HS lên bảng làm bài 3,4 SGK trang 25 - HS khác nhận xét đánh giá.</b></i>
<i><b>b. Bài mới</b></i>



<i>HĐ1: Giới thiệu bài</i>


<i>HĐ2: Hướng dẫn HS tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.</i>
HS đọc bài toán, GV hướng dẫn HS tóm tắt


? Bài tốn cho biết gì và hỏi gì.


Chị có: 12 kẹo Muốn lấy 1<sub>3</sub> số kẹo ta làm thế nào?
Cho em: 1<sub>3</sub> số kẹo Em làm thế nào để được 4 kẹo?


Cho chị: ? kẹo GV: 4 cái kẹo chính là 1<sub>3</sub> của 12 cái kẹo.


Vậy muốn tìm 1<sub>3</sub> của 12 ta làm thế nào?


<i> </i>


Hày trình bày lời giải cho bài toán này.


Mở rộng: Nếu chị cho em 1<sub>2</sub> số kẹo thì em được mấy kẹo?
Nếu chị cho em 1<sub>4</sub> số kẹo thì em được mấy kẹo?


<i>HĐ3. Thực hành</i>


HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài 1,2,3 rồi tự làm.
HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ HS yếu


Chấm – chữa bài


<b>IV.CỦNG CỐ: HS nhắc lại cách thực phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số. </b>


<b> .</b>


<b> III. NHẬN XÉT - DẶN DÒ</b>


<b>Tiết5</b>


<b>Hoạt động tập thể</b>


<b>SINH HOẠT LỚP</b>


<b>I MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


 ổn định tốt về nề nếp của lớp, có kĩ luật, có tinh thần tự giác trong học tập


cũng như trong các HĐ khác.


 Bình bầu cá nhân xuất xắc trong tuần


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học</i>


<i>HĐ2. Nhận xét đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.</i>
Lớp trưởng nhận xét


a. Nề nếp lớp
Nề nếp ra vào lớp,
b. Học tập


c. Các hoạt động khác


<b>-</b> Các thành viên phát biểu ý kiến


<b>-</b> GV bổ sung


*Bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần


*Kế hoạch của tuần tới: Duy trì nề nếp lớp, phát huy những mặt mạnh, khắc
phục những mặt còn yếu. Thi đua giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 20 -
10


<b>Buổi chiều</b>
<b>Tiết1</b>


<b>Anh văn</b>


<b>GV CHUYÊN BIỆT DẠY</b>
<b>Tiết2</b>


<b>Luyện Tiếng Việt</b>
<b>LUYỆN TIẾT 3- TUẦN 4</b>
<b>I-MỤC TIÊU</b>


- Luyện điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu thành ngữ BT1.Rèn kĩ năng
viết đoạn văn kể về một món quà mà người thân tặng em theo gợi ý.


<b>II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<b>1-Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1,2 trang 27,28</b>


<b> - HS đọc yêu cầu của BT 1 và làm.GV bao quát chung .</b>
- HS đọc yêu cầu BT2 ,HS luyện viết đoạn văn theo gợi ý.
<b>2. Gv chấm bài, HS chữa bài. </b>



GV gọi một số hs đọc bài của mình, bạn nhận xét.
<b>3-CỦNG CỐ DẶN DÒ </b>


Nhận xét giờ học


<b>Tiết3</b> <b>Tự học</b>


<b>HOÀN THÀNH BÀI TẬP VIẾT TUẦN 5</b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

*Viết đúng, đẹp cở chữ nhỏ tên riêng

<b>Chu Văn An </b>

và câu ứng
dụng:


<i>Chim khôn kêu tiếng rảnh rang</i>
<i>Người khơn ăn nói dịu dàng dễ nghe</i>


*u cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
HS hoàn thành bài tập viết ở tuần 5


II.Hoạt động dạy học:
<i>HĐ1. Giới thiệu bài: </i>


<i>HĐ2.HS thực hành viết chữ hoa C</i>


HS quan sát mẫu chữ hoa

<b>C, A, V,N </b>

và luyện viết vào giấy nháp
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ

<b>C, A, V, N</b>



b.Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng

<b>Chu Văn An</b>




GV giới thiệu từ ứng dụng ? Các con có biết tại sao từ

<b> Chu Văn An </b>


lại phải viết hoa không trong từ Chu văn An những con chữ nào cao 2 dòng
rưỡi? Những con chữ nào cao 1 dòng?


c. Luyện câu ứng .


- GV giải thích câu ứng dụng cho HS hiểu.
HDHS viết câu ứng dụng.


<i>HĐ3. HS viết vào vở</i>


- GV theo dõi giúp đỡ HS viết yếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>Tiết1 Luỵện tốn</b></i>


<b>LUYỆN NHÂN SỐ CĨ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ CÓ</b>
<b>NHỚ 1 LẦN</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Rèn kĩ năng nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 1 lần.
 Củng cố về giải tốn và tìm số bị chia cha cha biết.


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<i> HĐ1. Lý thuyết</i>


HS nhắc lại các bước cần thiết khi thực hiện phép nhân.
<i> HĐ2. Thực hành</i>


HS làm bài tập 1;2;3 SGK trang 22



- HS đọc đề bài và xác định yêu của từng bài rồi tự làm –GV theo dõi giúp
đỡ HS yếu


* Bài tập bổ sung:(HS KG)


Dũng có 18 viên bi, Dũng ít hơn Hùng 5 viên nhưng có nhiều hơn Bình 7
viên. Hỏi


a. Hùng có mấy viên bi?
b. Bìmh có mấy viên bi?
c. Cả ba bạn có mấy viên bi?
<b>-</b> GV chấm 1 số bài


<b>-</b> HS chữa bài
<b>III. CỦNG CỐ DẶN DÒ</b>


Tiết3

<b>: Hướng dẫn thực hành </b>



<b>THỰC HÀNH GẤP CON ẾCH</b>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>-</b> HS biết cách gấp con ếch bằng giấy thủ công
<b>-</b> Gấp được con ếch đúng qui trình kỉ thuật.


<b>-</b> HS yêu thích mơn học và sản phẩm mình làm được.
<b>II. CHUẨN BỊ: Giấy thủ công, tranh QT, mẫu gấp tàu thủy.</b>
<b>III. H DY HC</b>



<i>HĐ1. HDHS quan sát mẫu nhận xét</i>


HDHS quan sát sau đó cho biết con ếch gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
HS liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch


<i>H§2: HS nhắc lại các bớc gấp con ếch</i>


Bớc 1:.Gấp cắt tờ giấy thủ công có hình vuông.
Bớc 2: Gấp tạo 2 chân trớc con ếch


Bớc 3: Gấp tạo 2 chân sau con ếch


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>-</b> GV bao quát líp


<b>-</b> HS trang trí – trng bày tự đánh giá


<b>-</b> GV tuyên dơng những HS có sản phẩm đẹp đúng quy trình kĩ thuật
<b>NHẬN XẫT DẶN Dề</b>


<i><b>Buổi chiều </b></i>


<b>Tiết1 </b> <b>Anh văn</b>


<b>GV ANH VĂN DẠY</b>


<b>Tiết2</b> <i><b> Tin học</b></i>


<b>GV TIN HỌC DẠY</b>



<b> Tiết3</b> <b>Luyện tiếng việt</b>


<b>LUYỆN VIẾT : QUẠT CHO BÀ NGỦ </b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>Giúp HS


* rên kĩ năng viết chữ đúng cở, đúng mẫu chữ và đúng khoảng cách.
* HS biết cách trình bày bài viết một cách khoa học, chữ viết rõ ràng,
sạch đẹp khơng sai lỗi chính tả.


<b>I.</b> <b>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học.</i>
<i>HĐ2. HD học sinh tìm hiểu bài viết</i>


GV đọc mẫu bài viết


? Bài thơ miêu tả những màu sắc nào của mùa thu.
? Tìm từ ngữ miêu tả bầu trời mùa thu.


<i>HĐ2. GV hướng dẫn HS viết bài và trình bày bài viết</i>


? Bài thơ có mấy khổ thơ.


? Khi viết ta phải lùi vào mấy ơ.
? chữ đầu dịng phải viết như thế nào.


<i>HĐ3. GV đọc bài HS viết bài vào vở.</i>


GV đọc HS soát lại bài.


HS đổi vở chấm cho nhau
GV chấm bài cho HS


<b>III. NHẬN XÉT DẶN DÒ</b>: Tun dương những HS có bài viết đẹp trình bày


sạch




<b>Tiết3 </b> <b>Âm nhạc</b>


<b>GV ÂM NHẠC DẠY</b>


<i> </i>


<b>Tiết4 </b> <b>Anh văn</b>


<b>GV ANH VĂN DẠY</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Buổi chiều</i>




<b>Tiết1</b><i><b> Luyện toán</b></i>
<b>LUYỆN BẢNG CHIA 6</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Rèn kĩ năng thực hành tính trong bảng chia 6. áp dụng bảng chia 6 để giải
toán.



 Rèn kĩ năng gọi tên thành phần và kết quả của phép nhân, phép chia.
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b> HĐ1: HS đọc thuộc lòng bảng chia 6</b>


<i>HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập số 1, 2, 3,4, SGK</i>


Bài1: HS đọc và xác định yêu cầu để làm. HS làm xong rút ra kết luận.
GV chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó không thay đổi.
Bài2: HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức


HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ HS yếu


* Bài tập bổ sung: Có hai sợi dây, sợi thứ nhất dài 25 m và dài hơn sợi thứ
hai 7m. Hỏi:


a. Sợi thứ 2 dài mấy m?
b. Cả hai sợi dài mấy m?


<b>III.CỦNG CỐ DẶN DÒ. HS đọc lại bảng nhân 6 và bảng chia 6</b>


<b>Tiết 3 Hoạt đơng ngồi giờ lên lớp </b>
<b> ĐỘI DẠY</b>


<i>Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010</i>
<b>Tiết1 Thể dục</b>


<b>GV THỂ DỤC DẠY</b>



<b>Tiết2</b> <i><b>Mĩ thuật</b></i>


<b>GV MĨ THUẬT DẠY</b>
<b>Tiết 2 Luyện tiếng việt</b>


<i><b>Luyện tập đọc- Kể chuyện: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM</b></i>


<b>I.Mục tiêu:</b>


<i><b>2.</b></i> <i><b>Tập đọc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

*Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài.


*Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu nghĩa của câu chuyện khi mắc lỗi
phải dám nhận lỗi và sửa lỗi.


<i><b>2. Kể chuyện: </b></i>


- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa SGK HS kể lại
được câu chuyện.


- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, giọng kể.HS có kĩ năng nhập
vai phù hợp với từng nhân vật.


- Rèn kỹ năng nghe và nhận xét bạn kể.
<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b><i><b>:</b></i>


<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học </i>
<i>HĐ2. Luyện đọc</i>



HS luyện đọc theo nhóm 4 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng


<b>-</b> GV tổ chức cho các nhóm đọc, lớp theo dõi nhận xét đánh giá bình chọn
nhóm đọc tốt nhất


<b>Kể chuyện</b>



<b>NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM </b>


<i>HĐ 1: Xác định yêu cầu </i>


- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
<i>HĐ 2: Thực hành kể chuyện</i>


GV gọi 4 HS khá kể trước lớp mỗi em kể 1 đoạn.
HS lúng túng GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS


Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính định làm gì?


Tranh 2: Cả lớp vượt hàng rào bằng cách nào? Chú lính vượt hàng rào bằng cách
nào? Chuyện gì đã xẩy ra sau đó?


Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn? Khi nghe thấy nói chú lính cảm thấy
như thế nào? Thầy mong muốn điều gì ở các bạn?


Tranh4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi
người có thái độ như thế nào khi nghe chú nói?


HS luyện kể theo nhóm- Tổ chức cho HS thi kể theo nhóm trước lớp.
HS cả lớp theo dõi nhận xét bính chọn nhóm và cá nhân kể tốt nhất


<i>HĐ3: HS luyện kể theo lối phân vai</i>


Lưu ý HS cách nhập vai viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo.
<b>IV.CỦNG CỐ DẶN DÒ:</b>


<b>Tiết3 Hướng DẫnThựcHành</b>
<b>LUYỆN TẬP TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 5</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
SGK , vở bài tập TNXH
<b>III. CÁC HĐ DẠY HỌC</b>


<i>HĐ1. Bài cũ:</i>


Kiểm tra vở bài tập tự nhiên xã hội
<i>HĐ2: Động não</i>


kể tên bệnh tim mạch mà em biết?


Bộ phận nào trong cơ thể làm nhiệm vụ đẩy máu đi ni cơ thể?
Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau


? ở lứa tuổi nảo thường mác bệnh thấp tim.
? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào.


? Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. HS đóng vai bác sĩ để trả lời câu hỏi.
? Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiét nước tiểu.



? Em hãy nêu rõ chức năng của thận.


<i>HĐ3. HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập tự nhiên xã hội</i>
<i>HĐ4: GV chấm chữa bài cho HS</i>


<b>DẶN DÒ NHẬN XÉT TIẾT HỌC</b>


<i><b> </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>Buổi chiều Tiết2</b></i> <b>Tự học</b>


<b>LUYỆN VIẾT : QUẠT CHO BÀ NGỦ </b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>Giúp HS


* rên kĩ năng viết chữ đúng cở, đúng mẫu chữ và đúng khoảng cách.
* HS biết cách trình bày bài viết một cách khoa học, chữ viết rõ ràng,
sạch đẹp khơng sai lỗi chính tả.


<b>II.</b> <b>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học.</i>
<i>HĐ2. HD học sinh tìm hiểu bài viết</i>


GV đọc mẫu bài viết


? Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì.


? Cảnh vật trong nhà ngồi vườn như thế nào.



<i>HĐ2. GV hướng dẫn HS viết bài và trình bày bài viết</i>


? Bài thơ có mấy khổ thơ.


? Khi viết ta phải lùi vào mấy ơ.
? chữ đầu dịng phải viết như thế nào.


<i>HĐ3. GV đọc bài HS viết bài vào vở.</i>


GV đọc HS soát lại bài.
HS đổi vở chấm cho nhau
GV chấm bài cho HS


<b>III. NHẬN XÉT DẶN DÒ</b>: Tuyên dương những HS có bài viết đẹp trình bày


sạch


<b>Tiết1</b> <b> Luyện tiếng việt</b>


<b>LUYỆN TẬP LÀM VĂN TUẦN 3,4</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS</b>


 Rền kĩ năng viết đơn cho học sinh


 HS biết viết một lá đơn ngắn gọn đầy đủ nội dung


<b>II.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<i>HĐ1. GV nêu yêu cầu tiết học</i>



<i>HĐ2: HS nhắc lại nội dung yêu cầu của tiết tập làm văn ở tuần 3;4</i>
Tuần3: Kể về gia đình- Điền vào giấy tờ in sẵn


Tuần4: Nghe kể Dại gì mà đổi- Điền vào giấy tò in sẵn
+ GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm


<b>-</b> N1,N2 Kể về gia đình- Điền vào giấy tờ in sẵn


- N3 : Kể chuyện Dại gì mà đổi- Điền vào giấy tờ in sẵn.


- Đại diện các nhóm trình bày bài đã thảo luận trước lớp, HS các nhóm
khác theo dõi nhận xét đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

GV cho 1 số HS trình bày bài làm của mình trước lớp
<b>-</b> Nhận xét, tuyên dương HS có bài làm tốt.
<b>III. CỦNG CỐ DẶN DỊ</b>


<b>Tiết2</b> <b>Thể dục</b>


<b>VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP: TRÒ CHƠI THI XẾP HÀNG</b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>


 Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trái.


 Ơn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi : “ thi xếp hàng”
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


Còi, sân bãi, vật cho HS vượt chướng ngại vật.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>



<i> HĐ1. Khởi động:</i>


HS làm các động tác khởi động các khớp xương
Trò chơi “ Chui qua hầm”


HS dậm chân tại chỗ
HĐ2. Phần cơ bản


Ơn đội hình đội ngũ, tập hợp hàng ngang dóng hàng, quay trái, quay phải.
Học động tác đi vượt chướng ngại vật thấp


Lần1: GV làm mẫu cả lớp quan sát- HS làm theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Lần2: Lớp trưởng điều khiển cả lớp làm.


Chơi trò chơi “ Thi xếp hàng”
<i>HĐ3. Hồi tĩnh:</i>


HS đi đều theo nhịp hát
<b>IV. NHẬN XÉT DẶN DÒ</b>


<b>Tiết3. Hoạt động ngồi giờ lên lớp</b>


<b>CHỦ ĐỀ NHÀ TRƯỜNG: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ</b>
<b>TRƯỜNG</b>


<b>I.MỤC TIÊU. </b>Giúp HS


 HS hiểu được truyền thống nhà trường trong những năm qua.



 Giáo dục HS biết yêu trường, yêu lớp và biết bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt


đẹp của nhà trường.


<b>II.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
<i>HĐ1.GV nêu yêu cầu tiết học</i>


<i>HĐ2. HS nghe về một số truyền thống nhà trường.</i>
<b>-</b> Truỳên thống hiếu học


<b>-</b> Truyền thống gữi vở sạch viết chữ đẹp.
<b>-</b> Truyền thống về thể thao.


<i>HĐ3. HS thảo luận nhóm.</i>


- HS kể cho nhau nghe những hiểu biết của mình về truyền thống nhà trường
trong những năm qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Tiết1. Thể dục</b>


<b>ÔN VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


 Tiếp tục ơn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trai, quay phải, ôn động tác


vượt chướng ngại vật thấp.


 Trò chơi “ Thi xếp hàng” Yêu cầu HS biết cách chơi một cách chủ động.



<b>II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:</b>
Còi, sân bãi.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
HĐ1: Phần mở đầu:


- GV phổ biến nội dung


<b>-</b> HS làm động tác khởi động xoay các khớp xương.
<b>-</b> HS chạy một vòng tròn, dậm chân tại chỗ.


<i> HĐ2: Phần cơ bản:</i>


<b>-</b> Ơn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
<b>-</b> Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.


<b>-</b> Chơi trò chơi “ Thi xếp hàng”
<i>HĐ3: HS làm động tác hồi tĩnh</i>


<b>-</b> HS đi thường 1 vòng và hát
<b>IV. GV NHẬN XÉT TIẾT HỌC</b>


<b>Tiết 1 Thể dục</b>


<b>TRÒ CHƠI : MÈO ĐUỔI CHUỘT</b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>


 Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Ơn đi vượt chướng ngại vật
thấp.



 Học trò chơi mèo đuổi chuột. Yêu cầu HS biết cách chơi và bước đầu biết
tham gia vào trò chơi.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>
Còi, sân bãi


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
<i> HĐ1. Khởi động:</i>


HS làm các động tác khởi động các khớp xương
Chạy 1 vòng tròn


HS chậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1 phút.
HĐ2. Phần cơ bản


Ơn đội hình đội ngũ, tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số 5 đến 7 phút
Ơn vượt chướng ngại vật 7 9 phút


Học trò chơi mèo đuổi chuột


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

HS tiến hành chơi, Gv bao quát lớp. Nếu em làm chuột bị mèo bắt được thì
phải quay lại làm mèo, Gv cho HS làn lượt thay phiên nhau chơi


<i>HĐ3. Hồi tĩnh:</i>


HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
<b>IV. NHẬN XÉT DẶN DÒ</b>


<b>Tiết2</b> <b> Luyện tiếng việt</b>



<b>LUYỆN VIẾT: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM</b>


<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS </b>


 Rèn kỷ năng chữ viết cho học sinh.


 Yêu cầu học sinh viết đúng cở chữ, mẫu chữ, đúng khoảng cách. Chữ viết rõ
ràng trình bày sạch đẹp


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vở luyện viết


<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<i>HĐ1: Giới thiệu bài nêu yêu cầu tiết học</i>
<i>HĐ2: Hướng dẫn sinh viết </i>


<i><b>a, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài viết</b></i>
<b>-</b> G/V đọc bài viêt1 lần


Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?
<i><b>b, HDHS cách trình bày: </b></i>


Bài viết có mấycâu?


Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?


Tên bài và chữ đầu dòng phài viết như thế nào cho đẹp?
<i><b>c HDHS viết từ khó:</b></i>



<b>-</b> HS viết những chữ dễ sai: nghiêm giọng,véo, ngồi im
<i><b>d. HS viết bài: </b></i>


- HS viết bài vào vở, GV đọc HS viết
Chấm – chữa bài.


</div>

<!--links-->

×