Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc khử trùng có thể làm vi khuẩn sinh sôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.89 KB, 5 trang )

Thuốc khử trùng có thể làm vi khuẩn sinh sôi

Nước súc miệng khử trùng, nước rửa tay diệt sạch vi
khuẩn, xà bông tắm diệt khuẩn… được khá nhiều người
ưa chuộng với sự tin tưởng rằng chắc chắn sạch khuẩn
đến 99%.

Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học,
sử dụng thuốc khử trùng lâu dài sẽ khiến cho vi khuẩn sản
sinh sức đề kháng đối với các loại kháng sinh và sinh sôi
nảy nở từ thuốc khử trùng.


Cần chú ý rửa các ngón tay và các kẻ tay. Ảnh:
Inmagine

Vi khuẩn sản sinh từ nước diệt khuẩn
Trong thông báo đăng trên Tạp chí "Vi sinh vật học" (Anh)
số ra mới nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học quốc lập
Ireland cho biết, trong quá trình thí nghiệm họ đã cho thuốc
khử trùng vào trong dịch nuôi cấy trực khuẩn mủ xanh, sau
đó liên tục tăng liều lượng thuốc khử trùng.

Kết quả cho thấy, vi khuẩn này sẽ cố gắng thích ứng với
thuốc khử trùng và tồn tại trong trạng thái "đấu tranh sinh
tồn". Trực khuẩn mủ xanh đã có thể sản sinh tính kháng
thuốc dưới sự "huấn luyện" của thuốc khử trùng.
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên Chuyên viên cao cấp Bộ Y tế
cho rằng thuốc diệt trùng có nhiều loại: Loại thì đốt cháy
virus, loại thì gây ức chế chúng.
Trong quá trình sử dụng, trường hợp không đủ liều lượng


hoặc quá liều cũng dẫn đến sự phát triển của virus tạo ra
những biến thể gây biến đổi gen và hình thành loài mới
kháng lại chất đó.
Ví dụ như con ruồi nếu diệt bằng hàm lượng DBP (thuốc
diệt ruồi) không đủ mạnh thì nó sẽ biến thành DDE là chất
ít độc hơn nhưng kháng lại tất cả các loại thuốc diệt côn
trùng.
Việc sử dụng thuốc diệt trùng lâu dần cũng sẽ làm cho
virus "nhờn thuốc" và tạo ra khả năng chống đỡ cho chúng.
Đương nhiên lúc đó chúng sẽ có sự đấu tranh sinh tồn để
chống lại thuốc khử trùng.


Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa,
ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, virus là loài sinh
vật bậc thấp nhất nên dễ biến đổi. Không thể tiêu diệt
chúng bằng kháng sinh mà phải tạo cho cơ thể một loại
kháng nguyên để kháng lại.
Virus này dễ biến đổi do cấu tạo cơ thể sống không chặt
chẽ, dễ tạo ra loài mới. Sử dụng các loại thuốc diệt trùng
thường xuyên có thể khiến chúng thay đổi cơ thể cho phù
hợp với môi trường mới. Virus sẽ thay đổi nhân ADN để
phù hợp với điều kiện môi trường mới dẫn đến hình thành
một loài mới.
Diệt trùng đúng cách
BS Hoàng Xuân Đại cho biết, bản thân các loại nước khử
trùng hiện nay cũng không bao giờ diệt hết đến 99% vi
khuẩn, may lắm thì đạt được 60%. Ngoài ra, việc khử trùng
hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào yếu tố liều lượng và
cách sử dụng.



Ví dụ: Rửa tay, nên rửa kỹ các kẽ tay, khe ngón tay... vì
đây mới là nơi tập trung của vi khuẩn. Để diệt được virus,
vi khuẩn thì phải dùng đủ mạnh, đủ liều và theo đúng chỉ
dẫn chứ không nên lạm dụng.
Trường hợp vi khuẩn đã bị biến tính thành một loài mới,
khi xâm nhập vào cơ thể rất khó điều trị. Cá biệt có nhiều
loại vi khuẩn sinh ra kén, có vỏ bọc bên ngoài, khi vào cơ
thể rất khó xử lý và gây nguy hiểm đến tính mạng.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng phân tích, sự biến đổi của vi khuẩn
này sẽ không diễn ra trong chốc lát mà mang tính quá trình.
Vì thế tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc và sản
phẩm khử trùng. Ở bể tự hoại, nếu sử dụng quá nhiều hóa
chất sát trùng sẽ dẫn đến vi khuẩn bị tiêu diệt hết, điều đó
là không có lợi.


Theo BS. Hoàng Xuân Đại, việc sử dụng các sản phẩm
nước tiệt trùng cần cẩn trọng, nên sử dụng có liều lượng
vừa phải và không nên sử dụng thường xuyên trong một
thời gian dài, nhất là các sản phẩm như nước súc miệng,
nước rửa tay, nước diệt trùng phòng ở… để ngăn chặn khả
năng virus biến tính do "nhờn thuốc".

×