Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Thuốc băng dán có thể gây ngộ độc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.69 KB, 2 trang )

Thuốc băng dán có thể gây ngộ độc
Loại thuốc băng dán tuy tiện lợi nhưng nếu dùng
không đúng cách sẽ có thể đẩy bệnh nhân đến chỗ nguy
hiểm. Chẳng hạn, loại cao giảm đau Salonpas nếu dán
vào chỗ trầy xước thì hoạt chất sẽ thấm rất nhanh vào
máu và gây độc.

Dạng thuốc dán có cả trong y học cổ truyền và
hiện đại. Chỉ khác là ở thuốc băng dán trong Tây y, hoạt
chất được chuẩn hóa, cách trình bày đẹp hơn, tác dụng
đa dạng hơn, gồm:


- Loại tác dụng tại chỗ: Hoạt chất có hiệu lực tại
một vùng nhất định. Điển hình là Dalonpas chứa
metylsalicylat và một số tinh dầu, khi dán lên da sẽ làm
giảm đau.

Thuốc dán chống say
tàu xe

- Loại tác dụng toàn thân: Hoạt chất xuyên qua da, vào đường tĩnh mạch nên
có tác dụng toàn thân. Tên thuốc thường có chữ cuối cùng là TTS (có loại không có
chữ TTS mà chỉ ghi trong tờ hướng dẫn). Loại này hiệu lực như thuốc uống, tiêm
nhưng có ưu điểm là hoạt chất không bị men, acid dịch vị phá hủy, không bị gan làm
chuyển hóa.
Thuốc thấm dần và có hiệu lực kéo dài (ít khi gây độc cấp tính), không phải
dùng nhiều lần trong ngày. Điều này có lợi khi dùng trong một số bệnh mạn tính hay
cần thuốc thường xuyên (tránh thai, cai thuốc lá). Thường gặp nhất là băng dán
tránh thai, cai nghiện thuốc lá, chống say tàu xe, chống đau thắt ngực, giảm đau
trong ung thư, bổ sung nội tiết tố cho người mãn kinh.



Thuốc băng dán của y học cổ truyền thường là cao đặc được bôi lên miếng
giấy bản. Một số loại cao dán gia truyền chữa bệnh ngoài da có độc tính khá cao.

Cách dùng thuốc băng dán

Dùng đúng liều để tránh độc: Loại tác dụng toàn thân có khi chứa chất độc,
nên phải thận trọng. Chẳng hạn, băng dán dùng trong đau thắt ngực Nirtroderm TTS
chứa 5 mg hay 10 mg nitroglycerin. Thuốc tác dụng kéo dài nên cứ 24 giờ mới cần
một băng 5 mg, nếu không đủ hiệu lực mới dùng loại 10 mg. Cần dán đúng giờ,
không nên dán thêm khi thuốc cũ vẫn còn hiệu lực.

Băng dán ít gây độc cấp tính nhưng một số loại có thể gây độc nặng nếu dùng
quá liều. Ví dụ băng dán giảm đau trong ung thư chứa fentanyl có thể gây khó thở,
suy hô hấp. Loại có tác dụng tại chỗ không nên dán vào chỗ trầy xước, vì hoạt chất
có thể thấm vào bên trong gây hại. Ví dụ: Salonpas chứa metylsalicylat, mentol,
camphor, glycocsali cylat, thymol, trong đó metylsalicylat nếu thấm vào máu sẽ gây
độc.

Dùng đúng chỉ dẫn: Mỗi thuốc băng dán thường có chỉ dẫn cách dùng riêng.
Chẳng hạn, khi uống scopolamin chống say tàu xe thì chỉ cần uống trước nửa giờ là
đủ, nhưng nếu dùng hoạt chất này dạng băng dán thì cần dán trước 4 giờ.

Thuốc chống say tàu xe Scopoderm TTS cần dán vào bụng, nhưng loại chống
đau thắt ngực Nitroderm TTS thì phải dán vào vùng ngực (để thuốc thấm trước hết
vào vùng cần tác dụng). Do đó, trước khi dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn để biết liều
lượng, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán là bao lâu. Không nên để quá lâu so
với hướng dẫn vì có thể gây bỏng da.

Ngoài ra, cần xem kỹ các chống chỉ định. Ví dụ, trẻ dưới 8 tuổi không chống

say tàu xe bằng Scopoderm TTS. Ngay cả Salonpas cũng không nên dùng cho trẻ
em, đặc biệt ở các vùng nhạy cảm như trán, mũi, chỗ da bị lở loét, chàm.

Trước khi dán, da phải được làm sạch, khô nhằm giữ miếng thuốc được lâu
(thường là 24 giờ).



×