Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.4 KB, 19 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất lưu thông hàng hoá, ngân hàng đã
hình thành, phát triển và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sự phát
triển của mỗi quốc gia. Có thể nói, ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng
bậc nhất trong nền kinh tế, là mạch máu của nền kinh tế giúp nền kinh tế vận
hành một cách thông suốt, điều này được chứng minh qua các thành quả và tiện
ích to lớn mà ngân hàng đem lại cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.
Có nhiều định nghĩa về ngân hàng, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận mà có
những định nghĩa khác nhau, ngân hàng có thể định nghĩa qua chức năng,
nhiệm vụ, các dịch vụ hay vai trò của nó trong nền kinh tế.
Theo luật các tổ chức tín dụng thì: “ ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu, các loại hình ngân hàng
gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
Nhưng cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên
phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp, đó là:
“ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán, thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế”.
1.1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, thực hiện kinh
doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động cơ bản của
ngân hàng thương mại gồm:
- Huy động vốn:
Đây là hoạt động nền tảng tạo cơ sở cho các hoạt động khác của ngân


hàng, đảm bảo cho ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Huy động
tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là nhận tiền gửi và đi vay.
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng thương mại. ngân hàng thương
mại thu hút tiền gửi của khách hàng thông qua các hình thức huy động hết sức
đa dạng và phong phú đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm… của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, dân cư và các tổ chức tín dụng
khác.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình khi khả
năng huy động vốn bị hạn chế, ngân hàng thương mại còn phải đi vay. Các hình
thức đi vay của ngân hàng thương mại bao gồm: vay ngân hàng Nhà nước, vay
các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn.
Ngoài ra ngân hàng thương mại còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.Để có nguồn vốn nói trên, ngân hàng thương mại phải bỏ chi phí vì
thế ngân hàng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn huy động vốn theo cách nào trên cơ
sở tính toán một cách hợp lý về nhu cầu vốn, tỷ trọng các nguồn, chi phí từng
loại nguồn, để sử dụng tối đa nguồn huy động, nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận
cho mình.
- Hoạt động sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ
khác nhau nhằm đạt được mục tiêu an toàn và sinh lợi. Ngân hàng thực hiện dự
trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng trung ương, dự trữ thanh toán nhằm
giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đáp ứng mục tiêu an toàn. Ngân hàng tiến
hành các hoạt động cho vay, đầu tư, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính… nhằm mục tiêu sinh lợi. Trong các hoạt động
trên thì cho vay là hoạt động chủ yếu, tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân
hàng.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Hoạt động này đã và đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần gia

tăng lợi nhuận và phát triển toàn diện các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể là:
ngân hàng cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh
toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ thu và phát
tiền mặt cho khách hàng, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ
thống thanh toán liên ngân hàng, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.
- Các hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động trên, ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt
động góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác; tham gia
thị trường tiền tệ; kinh doanh vàng và ngoại hối; uỷ thác và nhận uỷ thác, làm
đại lý thanh toán; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán và cung
ứng các dịch vụ như tư vấn tài chính, tiền tệ, tín dụng cho khách hàng; bảo quản
hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê két, cầm đồ…
1.2. Cho vay của NHTM
1.2.1. Khái niệm cho vay của NHTM
Hiểu một cách khái quát nhất thì cho vay là một quan hệ kinh tế phát
sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau, trong đó chủ thể này chuyển
sang cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức
hiện vật hoăc tiền tệ) trong một thời gian nhất định, sau thời gian này chủ thể đi
vay phải hoàn lại một lượng giá trị lớn hơn ban đầu bao gồm cả phần dôi dư mà
người ta gọi là lãi cho bên cho vay.
Trong nền kinh tế, có rất nhiều chủ thể cho vay, đó có thể là Nhà nước,
ngân hàng, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hay cá nhân, và với mỗi loại chủ
thể có thể phát sinh nhiều loại cho vay khác nhau như cho vay Nhà nước, cho
vay thương mại, cho vay tiêu dùng… Nhưng trong đó, hoạt động cho vay của
ngân hàng là hoạt động có tính chuyên nghiệp nhất, phổ biến nhất, là nghiệp vụ
cơ bản nhất đem lại thu nhập chính cho ngân hàng.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là giao dịch về vốn (vốn ở
đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả tiền và tài sản) giữa ngân hàng
thương mại và các chủ thể khác còn lại trong nền kinh tế. Trong đó bên đi vay
được quyền sử dụng vốn của ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất

định theo các điều kiện thoả thuận trước giữa hai bên; bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng thương mại.
1.2.2. Đặc điểm cho vay của NHTM
Theo như khái niệm trên có thể thấy hoạt động cho vay của NHTM có ba
đặc điểm, cụ thể là:
Thứ nhất, cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở lòng tin, điều
này được hiểu là một người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay
có hiệu quả, đúng mục đích và có khả năng trả được cả gốc và lãi đúng hạn cho
ngân hàng. Chỉ khi ngân hàng tin tưởng vào khách hàng vay vốn thì hoạt động
cho vay mới được thực hiện.
Thứ hai, vốn được sử dụng một cách tạm thời nghĩa là có thời hạn. Việc
xác định thời hạn dựa vào quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay tức là
thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng đi vay.
Sự phù hợp giữa thời hạn vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để
người vay có thể trả nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng.
Thứ ba, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị nên
nguyên tắc là phải hoàn trả cả gốc và lãi, chỉ là chuyển quyền sử dụng chứ
không phải chuyển quyền sở hữu. Sở dĩ có nguyên tắc này vì vốn cho vay của
ngân hàng chủ yếu là vốn huy động của cá nhân, tổ chức có vốn tạm thời nhàn
rỗi nên sau một thời gian ngân hàng phải trả cho người gửi, mặt khác ngân hàng
phải mất chi phí để có được nguồn vốn đó nên ngoài phần vốn gốc người vay
vốn phải trả lãi cho ngân hàng.
1.2.3. Phân loại cho vay
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, ứng với mỗi tiêu thức có thể phân
loại ra nhiều loại cho vay.
* Căn cứ vào thời hạn cho vay
Theo tiêu thức này cho vay phân làm ba loại: cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn, cho vay dài hạn.
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa là một năm, dùng để bù
đắp sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Tín dụng ngắn

hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng của NHTM.
Cho vay trung hạn: trước đây theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì
thời hạn cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm, đến nay thì thời hạn cho vay trung
hạn là 1 đến 5 năm, sự thay đổi nay một mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
doanh nghiệp, mặt khác tạo ra sự phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì đối với một số tài sản nhất định thời hạn sử dụng của chúng
tương đối dài nên cần phải có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có thể hoàn trả
gốc và lãi cho ngân hàng. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm
tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh,
xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất có
thời hạn thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp cho vay trung hạn chủ yếu để
đầu tư vào các đối tượng như máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây
công nghiệp.
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn lớn hơn cho vay trung hạn,
chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây mới các công trình
dân dụng, các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp) hoặc mua sắm các
dây chuyền sản xuất, các thiết bị, phương tiện vận tải quy mô lớn, các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản.
* Căn cứ vào phương pháp cho vay
- Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà người vay trực tiếp nhận tiền vay
và trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp là loại cho vay được thực hiện thông qua người thứ
ba như cho vay qua tổ hội, nhóm sản xuất, cho vay thông qua tổ chức tín dụng
khác dưới hình thức đồng tài trợ.
* Căn cứ vào bảo đảm tiền vay: Cho vay đươc chia làm hai loại:
- Cho vay có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cho vay ngân hàng đòi hỏi
khách hàng phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay mà không có tài sản cầm
cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà dựa trên cơ sở lòng tin, uy
tín của khách hàng. Hình thức chủ yếu là tín chấp. Tín chấp là cho vay bằng

lòng tin, căn cứ vào uy tín của khách hàng thay cho tài sản đảm bảo, áp dụng
cho khách hàng truyền thông, có tình hình tài chính vững mạnh, dự án xin vay
có tính khả thi cao.
* Căn cứ vào mục đích vay vốn: có các loại cho vay sau:
- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại là cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, máy cày, máy kéo.
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dụng như mua
sắm các vận dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn cho vay để trang trải các
chi phí thông thường của đời sống.
* Căn cứ theo phương thức hoàn trả tiền vay
- Cho vay trả góp: là loại cho vay khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kỳ.
- Cho vay phi trả góp: khoản vay sẽ được trả một lần cả gốc và lãi theo
thời hạn đã thoả thuận.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: khoản vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng
bất cứ lúc nào khách hàng có thu nhập.
2. CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NHTM
2.1. Khái niệm chất lượng cho vay của NHTM
Trong hoạt động của ngân hàng thì cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại
thu nhập chính cho ngân hàng, cho vay còn có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội. Vì vậy vấn đề chất lượng cho vay luôn được quan tâm thích
đáng, nhưng thực chất chất lượng cho vay là gì?
Một cách khái quát, chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích
kinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một
khoản vay của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích

kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sản
xuất kinh doanh tạo ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và
lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền
kinh tế.
Quan hệ cho vay có sự tham gia của hai chủ thể ngân hàng và khách hàng,
mối quan hệ này được đặt trong sự vận động chung của nền kinh tế xã hội. Vì
thế sẽ thật phiến diện khi xem xét chất lượng cho vay của ngân hàng chỉ từ góc
độ của ngân hàng hay khách hàng. Việc xem xét chất lượng cho vay phải có sự
đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từ phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh
tế.
- Xét từ góc độ ngân hàng thì chất lượng cho vay thể hiện ở mức độ an
toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động này mang lại. Khi cho
vay, điều mà ngân hàng quan tâm là khoản vay đó phải được đảm bảo an toàn,
sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, được
hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí
nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

×