Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dap an De thi HSG Van tinh NA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS</b>
<b> NĂM HỌC 2014 - 2015</b>


<b> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC</b>
<b> Mơn: Ngữ văn – Bảng A</b>


<i> ( Hướng dẫn chấm này gồm 3 trang) </i>
<b>I. Hướng dẫn chung</b>


- Giám khảo nắm bắt nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá một cách tổng quát. Vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt. phát hiện và trân
trọng những bài làm thể hiện tính sang tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài
theo cách riêng ( khơng có trong đáp án) nhưng đáp ứng u cầu cơ bản, hợp lý, có
sức thuyết phục thì vẫn chấp nhận.


- Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, chiết đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ
nêu những thang điểm chính, giám khảo bàn bạc thống nhất trong việc chi tiết hóa
điểm số.


<b>II. Những yêu cầu cụ thể</b>
<b>Câu 1 ( 4.0 điểm): </b>


a. - Giọng điệu của đoạn văn: vừa trữ tình vừa đậm chất triết lí. ( 1.0 điểm)
- Giọng điệu ấy được tạo nên bởi các yếu tố ngơn ngữ: Hình thức độc thoại
nội tâm, kiểu câu ( cảm than, câu nghi vấn), dấu chấm lửng, phép điệp… ( 1,0
<i>điểm)</i>


b. Dụng ý của nhà văn:


- Góp phần tạo nên giọng điệu chung cho tồn tác phẩm.



- Bày tỏ nỗi niềm xót xa, trăn trở của nhà văn trước con người và cuộc đời.
( 2,0 điểm)
<b>Câu 2( 6.0 điểm):</b>


<b>1. Yêu cầu về kỹ năng </b>


- Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận xã hội có bố
cục cân đối, rõ ràng; lập luận chặt ché, thuyết phục; hành văn trong sáng, mạch lạc,
không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ …


<b>2. Yêu cầu về kiến thức</b>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần biết vận dụng
kiến thức xã hội để hiểu và nêu được suy nghĩ của cá nhân về thông điệp cuộc sống
đặt ra từ câu chuyện. Dưới đây là một số gợi ý:


<i><b>a. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: </b></i>


- Câu chuyện kể về một cậu bé đã tự mình giải quyết khó khăn gặp phải
( tảng đá) nhưng không đạt được kết quả như ý muốn. Và rồi, nhờ sự giúp đỡ của
người bố, mọi việc của cậu bé được giải quyết dễ dàng hơn.


- Câu chuyện khẳng định ý nghĩa của sự giúp đỡ kịp thời, đúng lúc của
người than, bạn bè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tự lập để giải quyết vấn đề là điều rất tốt. Nhưng không nên cố gắng giải
quyết việc gì đó q sức, vượt q khả năng bản thân, sẽ dẫn đến thất bại và tuyệt
vọng, mất niềm tin trong cuộc sống.


- Sẽ tốt hơn nếu mỗi người biết tìm kiếm, huy động sự giúp đỡ, hỗ trợ của


những người xung quanh để tạo nên nguốn sức mạnh lớn hơn, giúp mỗi người đối
mặt và vượt qua khó khăn trong cuộc sống.


- Khi bạn gặp khó khăn hãy tìm nguồn sức mạnh hỗ trợ ấy đầu tiên ở gia
đình, người than, bạn bè – những người luôn quan tâm, lo lắng, sẵn long chia sẻ
với chúng ta.


- Cần có niềm tin vào những người xung quanh. Tin tưởng ở tấm lòng, khả
năng và trân trọng sự giúp đỡ của họ.


- Tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ cũng là một kĩ năng sống cần rèn luyện. Đó
cũng là một yếu tố mang lại thành công trong cuộc sống cho mỗi người trong cuộc
sống hội nhập hiện nay…


- Nhắc nhở, phê phán những người khơng biết mở lịng, khơng biết tận dụng
sức mạnh, tìm kiếm sự hợp tác, chia sẻ của những người xung quanh ( do không
biết cách, do tự ái cá nhân hoặc thiếu niềm tin ở người khác…) nên đã dẫn đến thất
bại.


- Tuy nhiên, cũng khơng nên hồn tồn trơng chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ bên
ngoài… Muốn nhận được sự giúp đỡ, trước hết mỗi người nên nỗ lực tự giải quyết.


- Mỗi người trong chúng ta cũng nên có thái độ sẵn lòng, chủ động giúp đỡ,
hỗ trợ người khác khi họ gặp khó khăn.


- ….


<b>3. Biểu điểm: </b>


<b>- Điểm 5,0 – 6,0: Bài làm đạt tất cả các yêu cầu trên, thể hiện vốn hiểu biết </b>


cuộc sống và quan điểm cá nhân một cách sâu sắc, thuyết phục. Hành văn mạch
lạc, diễn đạt khúc chiết, trong sáng.


- Điểm 3,0 – 4,0: Bài làm đáp ứng được khoảng 1/2 các yêu cầu trên, suy
nghĩ về thơng điệp cuộc sống có thể chưa thật sâu sắc, phong phú. Hành văn khá
trôi chảy.


- Điểm 2,0: Hiểu vấn đề còn sơ sài, lúng túng trong thể hiện, trình bày vấn
đề.


<b>- Điểm 1,0: Chưa hiểu vấn đề, làm bài sơ sài. Hành văn lủng củng, sai sót </b>
nhiều trong diễn đạt, dùng từ…


<b>Câu 3 ( 10,0 điểm):</b>
<b>1. Yêu cầu về kỹ năng </b>


- Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học


- Bài viết có bố cục rõ ràng; trình bày chặt ché, thuyết phục; hành văn trong
sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.


- Có kỹ năng cảm thụ về tác phẩm văn học.
<b>2. Yêu cầu về kiến thức</b>


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần biết vận dụng
kiến thức lí luận văn học để lí giải ý kiến và cảm nhận tác phẩm văn học, đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Thơ ca bắt rễ từ long người: thơ ca được khởi nguồn từ tư tưởng, tình cảm
và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.



- Nở hoa nơi từ ngữ: Từ ngữ hiểu rộng là ngôn ngữ nghệ thuật, là giá trị
nghệ thuật. Nở hoa nơi từ ngữ: ngơn ngữ thơ phải đẹp, phải có tính thẩm mĩ cao.


- Khẳng định đặc trưng cơ bản của thơ ca: bắt nguồn từ tình cảm, diễn tả
tình cảm; ngơn ngữ mang vẻ đẹp riềng ( ngơn từ, nhịp điệu, hình ảnh,…)


<i><b>b. Phân tích bài thơ Sang thu</b></i> theo định hướng làm nổi bật hai khía cạnh
của vấn đề như đã nêu. Khi phân tích, học sinh phải bộc lộ được sự thẩm thấu, kiến
giải của bản thân về hai đặc điểm trên của thơ ca thể hiện ở tác phẩm.


- Tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong Sang thu:


+ Sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời trong thời khắc giao
mùa.


+ Những suy ngẫm mang tính triết lí về con người, về cuộc đời.
- Vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ:


+ Thể thơ 5 chữ, giọng thơ nhẹ nhàng


+ Lời thơ tinh tế, từ ngữ giản dị, có giá trị biểu đạt cao.


+ Hình ảnh giàu biểu cảm, suy tưởng ( với các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ,
liên tưởng).


<i><b>c. Đánh giá: </b></i>


- Về tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, với cuộc đời, tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm và ngòi bút tài hoa của nhà thơ.



- Về giá trị và sức sống của tác phẩm nói riêng và thơ ca nói chung.
<b>3. Biểu điểm: </b>


<b>- Điểm 9 – 10: Bài làm đạt tất cả các yêu cầu trên, thể hiện sự phân tích, </b>
cảm nhận sâu sắc, kiến giải vấn đề có sức thuyết phục. Hành văn khúc chiết, trong
sáng, giàu cảm xúc.


- Điểm 7 – 8: Bài làm đáp ứng được phần lớn các yêu cầu nêu trên, kiến
giải vấn đề có thể chưa thật sâu sắc, đầy đủ. Hành văn khá trôi chảy.


- Điểm 5 – 6: Bài làm đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu ( cả về kiến thức lí luận
văn học và kiến thức tác phẩm). Còn mắc một số lỗi diễn đạt, dung từ.


- Điểm 3 – 4: Hiểu vấn đề còn sơ sài, lung túng trong thể hiện, trình bày
vấn đề; sa vào phân tích tồn bộ bài thơ…


<b>- Điểm dưới 2: Chưa hiểu rõ vấn đề, cảm nhận và lí giải chưa hợp lí, hoặc </b>
sai sót kiến thức cơ bản. Hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dung từ…


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×