Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khủng hoảng: Động lực tìm mô hình quản trị mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.41 KB, 6 trang )

Khủng hoảng: Động lực tìm mô hình quản trị mới





Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm bộc lộ rõ hơn những
yếu kém trong quản trị của nhiều DN VN. Vì vậy, khi
kinh tế phục hồi là thời điểm DN phải hoạch định lại mô
hình quản trị hiện đại và hoàn chỉnh hơn.

Ba vòng tròn
Tại tọa đàm “Bài học kinh nghiệm và giải pháp từ khủng
hoảng” dành cho các nhà quản trị DN do Hội Các nhà
quản trị Việt Nam (VACD) và Tạp chí Nhà Quản Lý tổ
chức cuối tuần qua, có ý kiến cho rằng, hầu hết DN hiện
vẫn chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh bài bản.
Thạc sĩ Đỗ Thanh Năm, Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ
trợ chiến lược Win-Win khẳng định: “Các DN VN phần
đông vừa đi vừa dò đường, đầu tư dàn trải, thiếu tập
trung, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ. Cơ cấu tổ chức
trong DN vẫn còn nặng “thưa”, “báo”, “trình”, tập trung
vào chức vụ, quyền hạn nhiều hơn là trách nhiệm, chưa
thật sự dựa trên giá trị gia tăng mang đến cho thị trường
và khách hàng. Điều này làm hạn chế sự năng động, sáng
tạo, khả năng nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu của thị
trường”.
Cũng theo ông Năm, cách thức lãnh đạo trong các DN
VN hầu hết theo kiểu “đầu tàu”, chỉ dựa vào khả năng của
một số ít người, nên khi những người này có vấn đề về
sức khỏe hoặc gặp sự cố gì đó thì DN như “rắn mất đầu”,


mất phương hướng. Không chỉ vậy, văn hóa DN phát
triển theo kiểu tự phát, thiếu sức mạnh tổng lực; những
người lãnh đạo chưa nhìn đúng vai trò của con người và
chưa biết biến con người thành tài sản của DN...
Cùng quan điểm này, TS. Trần Hữu Chinh - Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Fideco giải thích
thêm: “Thử hình dung, lãnh đạo là vòng tròn thứ nhất, đội
ngũ cán bộ thừa hành là vòng tròn thứ hai, các cơ hội đi
qua và sẽ tới là vòng tròn thứ ba. Cả ba vòng tròn này sẽ
vận hành trong cùng một hệ thống, và sự giao thoa giữa
ba vòng tròn càng lớn thì kết quả hoạt động của DN càng
mỹ mãn. Còn nếu ba vòng tròn vận hành rời rạc, lỏng lẻo
thì sẽ ít hiệu quả”. Tuy nhiên, theo ông Chinh, lực đẩy
quan trọng nhất để đưa ba vòng tròn này vận hành tốt và
ngày càng giao thoa nhiều hơn chính là vòng tròn lãnh
đạo. Người lãnh đạo phải “kéo” cho được nhiều người
cùng tham gia để tạo ra và nắm bắt các cơ hội giúp DN
phát triển và mang lại lợi ích cho đất nước.
Lãnh đạo đồng hành
Cũng theo ông Chinh, để phát triển bền vững, các DN cần
xây dựng mô hình quản trị hiện đại. Đó là phải hoạch
định chiến lược ngắn hạn và dài hạn; tổ chức bộ máy thực
hiện; xây dựng hệ thống giám sát và người điều hành,
người lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng để tổ chức thực
hiện tốt chiến lược đã đề ra. Và những “cái đầu vĩ đại”
này phải luôn tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến hành
động.
Nhiều ý kiến tại tọa đàm đều thống nhất rằng, các DN cần
xây dựng bản sắc văn hóa bằng triết lý kinh doanh có sức
hấp dẫn cán bộ, nhân viên và khách hàng, đồng thời quán

triệt triết lý đó trong từng suy nghĩ và từng hành động.
Như vậy mới có thể lôi kéo khách hàng “đồng hành” cùng
DN trên con đường phát triển. Ông Năm nhấn mạnh:
“Mọi nhà lãnh đạo, nhà quản lý dù xuất sắc đến mấy rồi
cũng phải nghỉ ngơi, nhưng sức mạnh của tổ chức DN sẽ
giúp nó vượt lên trên những phẩm chất cá nhân, giúp nó
tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ xuất sắc nối tiếp
nhau. Và những thế hệ xuất sắc nối tiếp nhau đó là kết
quả của DN có một tổ chức xuất sắc”. Nhưng, để xây
dựng được một tổ chức xuất sắc, DN phải tạo ra sự “dị
biệt hóa” trong các sản phẩm và dịch vụ; “đa dạng hóa”
các hoạt động và “hệ thống hóa” để quản lý, vận hành
một cách tối ưu. Tất cả những điều này phải được thực
hiện nhất quán, xuyên suốt.
Fideco là điển hình về vấn đề này. Ngay từ những năm
1990, Fideco đã áp dụng những công cụ quản trị hiện đại
để phục vụ hoạt động của công ty. Từ năm 1995, Fideco
áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9000 để đưa ra cách thức quản lý, điều hành mang
tính phân công trách nhiệm, không chồng chéo, tìm ra
những điều không phù hợp trong lề lối quản lý. “Khi tìm
ra được những điều không phù hợp thì chúng tôi cải tiến,
cải tiến liên tục. Tiếp đó, chúng tôi áp dụng ISO 14000 để
bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường làm việc trong và
ngoài nhà máy; áp dụng SA 8000 để thực hiện trách
nhiệm xã hội. Ngoài ra, tại các nhà máy sản xuất thủy hải
sản xuất khẩu, chúng tôi còn áp dụng các tiêu chuẩn
HACCP, EU-CODE...
Không chỉ vậy, trong các hệ thống quản lý này, các
phòng, ban đều có một tổ chất lượng, kịp thời phát hiện

những lỗi xảy ra trong quá trình vận hành và mỗi tháng
họp một lần để đánh giá kết quả đạt được. Hằng quý có
báo cáo nộp lên ban quản lý chất lượng và ban này tổng
hợp các báo cáo quý trình lên lãnh đạo hằng năm. Giải
pháp này mang tính kịp thời, giúp khắc phục và phòng
ngừa rủi ro rất hữu hiệu...”, ông Chinh cho biết. Chính
nhờ hoạt động một cách xuyên suốt, nhất quán và có “một
đầu tàu” mạnh mà cho đến nay, hoạt động của Fideco
không bị dàn trải dù đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực, như

×