Website: Email : Tel : 0918.775.368
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH
TRÌ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì đến năm 2010
Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN - TTCN - XDCB và thương mại dịch vụ. Trong
sản xuất nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trong ngành chăn
nuôi.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa giống cây trồng vật nuôi có giá
trị kinh tế vào sản xuất. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển kinh
tế trang trại gắn với du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản
phẩm đạt chất lượng hướng tới xuất khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng 3,5% - 4%/ năm.
Xây dựng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện công nghiệp phát triển, phát
triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Tỷ lệ tăng trưởng 17% -
18%/ năm.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp.
Xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối và mạng lưới chợ
làng xã, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá và thương mại dịch vụ phát triển. Tỷ
lệ tăng trưởng 18 -19%/ năm.
3.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà
Nội (giai đoạn 2004 - 2010)
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến
năm 2010
Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến năm 2010 theo
hướng như sau:
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Tích cực huy động nguồn vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế trên địa
bàn, không chỉ tự tìm nguồn vốn để cho vay mà còn điều chuyển vốn phục vụ
cho các vùng kinh tế khác, nhất là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, ven biển…
Nguồn vốn huy động từ vốn đền bù các dự án mở rộng đô thị, đường giao thông,
các khu công nghiệp trên địa bàn…
Mục tiêu đến năm 2006 có tổng nguồn vốn huy động là 1.000 tỷ ( tăng
18% so với 2005 ) và đến 2010 có nguồn vốn huy động là 2.000 tỷ đồng ( tăng 4
lần so với 2003 ).
* Mở rộng cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và cấp tín dụng
cho các dự án quốc gia:
- Cho vay phát triển kinh tế huyện: Mở rộng cho vay kinh tế hộ. Đến năm
2006 có dư nợ kinh tế hộ là 200 tỷ, và đến năm 2010 là 750 tỷ đồng, cho vay các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển làng nghề ( làng nghề Tân Triều,
Vạn Phúc…), cho vay các khu công nghiệp trên địa bàn, với dư nợ đến năm
2005 là 334 tỷ và đến năm 2006 là 500 tỷ.
- Cho vay các dự án quốc gia: Lấp tín dụng cho Tổng công ty cơ điện
nông nghiệp và thuỷ lợi để làm các công trình thuỷ lợi là 500 tỷ (năm 2005 ) và
700 tỷ (năm 2010 ).
* Mở rộng dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá công nghệ và nâng
cao trình độ nhân viên.
3.2.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2004 - 2010
Từ năm 2004 - 2010, tín dụng kinh tế hộ NHNo Thanh Trì phát triển theo
định hướng sau:
- Bảo đảm tăng trưởng từng bước vững chắc, tăng trưởng dư nợ đi đôi với
nâng cao chất lượng cho vay. Bảo đảm bình quân mỗi năm dư nợ tăng 20 - 25%
và tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%.
- Bám sát các dự án kinh tế của huyện. Cho vay chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. Chú trọng cho vay các làng nghề, các hộ kinh doanh dịch vụ,
thương mại, chế biến nông sản, cho vay thuỷ sản với các loại thuỷ sản cao cấp
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
như tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi lai… phục vụ thành phố Hà Nội và
xuất khẩu.
- Cho vay qua tổ vay vốn là chính.
- Mở rộng đối tượng cho vay, như cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng giá
trị quyền sử dụng đất đối với kinh tế hộ, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả
góp mua xe, mua nhà có bảo đảm tài sản từ vốn vay…
3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo &
PTNT Thanh Trì - Hà Nội
3.3.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay
* Sự cần thiết:
+ Xuất phát từ thực tế: Nền kinh tế nước ta thời gian qua đã tăng trưởng
khá nhanh chóng, nhưng vẫn còn đang trong giai đoạn chưa ổn định, tiềm năng
kinh tế còn có hạn, sức cạnh tranh còn quá yếu, chế độ chính sách còn nhiều bất
cập… điều đó ảnh hưởng tới việc tổ chức và quy trình cho vay.
+ Tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay có vai trò vô cùng quan trọng
trong cơ chế thị trường. Nó không chỉ giúp các ngân hàng chủ động tích cực
trong kinh doanh xử lý tình huống mà nó còn vạch cho các NHTM hướng đầu tư
đúng, các giải pháp đầu tư hiệu quả.
+ Tổ chức và quy trính nghiệp vụ cho vay một cách hợp lý đúng đắn sẽ là
cơ sở, nền tảng cho sự phát triển hay suy thoái của các NHTM. Điều đó được
xây dựng trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn, nó phải
luân được theo dõi, điều chỉnh kịp thời theo biến động từng thời kỳ. Luân luân
phải tổ chức và nâng cao quy trình nghiệp vụ cho vay không chỉ là công việc
của cán bộ điều hành từ Trung ương đến các chi nhánh mà còn là của tất cả các
cán bộ Ngân hàng.
* Biện pháp:
-Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế của địa phương, của vùng. Căn
cứ vào quy hoạch, vào các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quy hoạch các vùng chuyên canh, các làng nghề, vào các dự án phát triển kinh tế
từng vùng trong tương lai.
- Căn cứ vào định hướng phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam, vào
các chử trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình biến động chính trị,
kinh tế - ngoại giao trên thế giới…
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tiến hành điều tra,
thống kê một cách có hệ thống, khoa học thông tin về khách hàng, cụ thể ở đây
là các hộ sản xuất. Tổ chức theo dõi trên địa bàn tất cả các hộ gia đình một cách
đơn giản, dễ hiểu và đầy đử chỉ tiêu như: khả năng sản xuất, lao động, khả năng
tài chính, nhu cầu vay vốn…. Điều quan trọng là phải tổ chức theo dõi liên tục,
bổ sung kịp thời các tư liệu cần thiết….Làm tốt điều này còn có lợi cho việc
luân chuyển cán bộ tín dụng từng thời điểm.
- Mỗi chi nhánh cấp I cần có bộ phận chuyên trách phụ trách công tác
xây dựng chiến lược kinh doanh, thu nhập, nghiên cứu, đánh giá tình hình thông
tin thị trường chung, thị trường đặc thù riêng từ đó đưa ra cách tổ chức và quy
trình cho vay hợp lý. Từng bước tổ chức mạng lưới thu thập, phổ biến thông tin
cần thiết cho hoạt động kinh doanh qua nối mạng máy vi tính đến từng chi
nhánh cấp II, từng phòng giao dịch….
3.3.2. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng
- Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào, không trừ hoạt động Ngân hàng. Do vậy, giải pháp về cán
bộ luôn được tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Trong xu thế ngày càng trao
quyền tự quyết định cho các NHTM thì có thể nói rằng: Cán bộ là nhân tố quyết
định chất lượng tín dụng của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh
doanh phù hợp, cho vay đúng, quản lý vốn và khách hàng vay sâu sát, thu nợ kịp
thời, đến việc tư vấn giúp đỡ hộ sản xuất tìm thị trường và nguồn tiêu thụ để
giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng ở tất cả các bộ
phận đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cải tiến khâu tuyển dụng: Đây là khâu còn yếu kém nhất trong thực tế.
Xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản của cán bộ tín dụng, không chỉ về
mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả những kiến thức xã hội về các
hộ sản xuất, phải có đử cả về hình thức, sức khoẻ, có khả năng giao tiếp, có đạo
đức, xác định tinh thần phục vụ các hộ sản xuất. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc,
công khai theo yêu cầu của từng đợt tuyển dụng.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng hộ sản xuất thường phải độc lập tác
chiến ở địa bàn xã, khách hàng đông, đa dạng lại có hiểu biết hạn chế nên dễ
phát sinh tư tưởng chủ quan, đại khái hay nặng hơn là lợi dụng lòng tin, tham
ô… Hơn nữa cán bộ tín dụng còn là hình ảnh thực tế của Ngân hàng với khách
hàng. Vì vậy, phải xây dựng văn hoá giao dịch Ngân hàng: Trung thực, kỷ
cương, năng động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả là điều rất cần thiết.
- Xây dựng chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn cho cán bộ tín dụng.
Tổ chức tốt việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tham
quan học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt công tác tín dụng. Mọi hình thức
đào tạo đều phải có kiểm tra, viết thu hoạch. Khuyến khích và tạo điều kiện cho
cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tuyên truyền, giáo
dục lòng tự hào, sự say mê nghề nghiệp. Phối kết hợp với các trường trong công
tác đào tạo kiến thức thực tế cho sinh viên ngành ngân hàng.
- Tăng cường khoán tài chính đến từng phòng giao dịch và trực tiếp từng
cán bộ tín dụng kết hợp với việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và định kỳ
luân chuyển cán bộ.
+ Giao trách nhiệm gắn với quyền hạn cho các chi nhánh cấp II, các
phòng giao dịch, trong đó có việc khoán tiền lương, chi phí trên cơ sở kết quả
kinh doanh mang lại. Chỉ có như vậy mới thực sự nâng cao tính tự chịu trách
nhiệm, tính tích cực sáng tạo của các đơn vị sẽ được phát huy.
+ Giao các chỉ tiêu khoán cụ thể cho từng cán bộ tín dụng trên cơ sở chất
lượng công tác tín dụng, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được giao. Thực hiện tốt việc thưởng phạt nghiêm minh: Khen thưởng, tăng thu
nhập cho cán bộ tín dụng nếu làm tốt nhiện vụ được giao; Kiên quyết xử lý cán
bộ có sai phạm do chủ quan, ngăn chặn kịp thời các tư tưởng tiêu cực phát sinh
trong quá trình công tác.
- Xây dựng quy chế luận chuyển cán bộ định kỳ: Công bố định kỳ luân
chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai
sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định
trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn
đọng trên địa bàn hoạt động.
3.3.3. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra - kiểm soát
Mục đích: Nhằm giúp cho Ngân hàng có được thông tin chính xác về thực
trạng kinh doanh, nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động tín dụng đang thực
hiện phù hợp với chính sách đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu định hướng đã
xác định.
Phương pháp: Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám
sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay tới khi thu hồi được cả
gốc và lãi.
Với mục đích và định hướng trên, việc tăng cường hiệu lực công tác kiểm
tra, kiểm soát của NHNo & PTNT Thanh Trì cần thực hiện theo các giải pháp
sau:
* Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xẩy ra. Giải pháp này
cán bộ tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức: kiểm tra định kỳ theo quy
định, kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở của khách hàng, kiểm tra tình
hình quản lý, sử dụng các tài sản thế chấp là bất động sản, kiểm tra từ các luồng
thông tin có thể thu thập được.
Việc giám sát phải đạt được mục đích:
- Thường xuyên nắm được tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh
doanh, tình hình vật tư đảm bảo, nắm được thời gian tiêu thu sản phẩm để đôn
đốc khách hàng trả nợ kịp thời, ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác
6